BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH
Để phục cho quỏ trỡnh giảng dạy tôi thống kê những nội dung kiến thức về tu từ so sánh được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 3 ở phân môn: "Luyện từ và câu". Toàn bộ chương trình Tiếng Việt 3 - Tập I đ• dạy về so sánh gồm 8 bài với các mô hình sau:
a) Mô hình 1:
So sánh: Sự vật - Sự vật.
b) Mô hình 2:
So sánh: Sự vật - Con người.
c) Mô hình 3:
So sánh: Hoạt động - Hoạt động.
d) Mô hình 4:
So sánh: Âm thanh - Âm thanh.
Tác giả SGK đ• giúp học sinh nhận diện dạng, loại và phân biệt hiệu quả so sánh qua các dạng bài tập.
BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH Để phục cho quỏ trỡnh giảng dạy tôi thống kê những nội dung kiến thức về tu từ so sánh được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 3 ở phân môn: "Luyện từ và câu". Toàn bộ chương trình Tiếng Việt 3 - Tập I đã dạy về so sánh gồm 8 bài với các mô hình sau: a) Mô hình 1: So sánh: Sự vật - Sự vật. b) Mô hình 2: So sánh: Sự vật - Con người. c) Mô hình 3: So sánh: Hoạt động - Hoạt động. d) Mô hình 4: So sánh: Âm thanh - Âm thanh. Tác giả SGK đã giúp học sinh nhận diện dạng, loại và phân biệt hiệu quả so sánh qua các dạng bài tập. II. Những biện pháp cụ thể: 1. Hình thành hệ thống khái niệm cơ bản Sau khi HS nắm được những khái niệm cơ bản về biện pháp so sánh GV cần cung cấp hệ thống khái niệm thuộc lĩnh vực “so sánh”. Bởi lẽ HS mới bước đầu làm quen với biện pháp tu từ này nên cần hiểu thế nào là biện pháp so sánh. a. Khái niệm về so sánh Phần này GVgiúp cho HS hiểu đơn giản So sánh: là dùng từ so sánh như, là, hơn... phát hiện sự giống và khác nhau giữa các sự vật thiên nhiên và cuộc sống. So sánh giúp cho người đọc, người nghe, người tiếp cận với đối tượng miêu tả thêm sinh động hơn, đa chiều hơn. b. Hình thành một số khái niệm về so sánh Có rất nhiều kiểu so sánh sử dụng trong câu. ở lớp 3 ta chỉ cần cung cấp và giúp các em nắm chắc cách nhận biết kiểu so sánh: ngang bằng và hơn kém. Biết cách dùng từ để so sánh, đặt câu. Khi hình thành khái niệm So sánh cho HS chúng ta nên theo các bước sau: Bước 1: GV đưa ra hệ thống ví dụ cụ thể cùng HS phân tích ví dụ đó Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây a) Hai bàn tay em Như hoa đầu cành đ Hướng dẫn phân tích: Biện pháp tu từ so sánh + Tìm những từ chỉ sự vật trong câu trên?( bàn tay, em, hoa ,cành) + Hai bài tay em được so sánh với gì?(hai bàn tay em - hoa đầu cành) + Theo em vì sao hai bàn tay em lại được so sánh với hoa đầu cành? Bước 2: Hình thành khái niệm Thông qua phân tích hệ thống ví dụ GV cung cấp cho HS về cách nhận biết đơn giản nhất Biện pháp so sánh: Muốn xác định câu có sử dụng hình ảnh so sánh dựa vào từ để so sánh. Các em cần quan sát các sự vật hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. Ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng và biết so sánh chúng với hình ảnh đẹp. Bước 3: Giúp HS nhận biết dấu hiện xác định từ ngữ sử dụng Từ ngữ sử dụng trong biện pháp so sánh: tựa, như, là... Ví dụ: Mắt hiền sáng tựa vì sao Bước 4: Giúp HS nắm được tác dụng của từng biện pháp so sánh, nhân hoá. - Mỗi hình ảnh so sánh đều có nét đẹp riêng. Khi sử dụng hình ảnh so sánh cho ta thấy sự vật đó được nổi bật, làm cho câu thơ, câu văn hay hơn, xinh hơn so với cách nói thông thường. 2. Hướng dẫn học sinh cách nhận biết về so sánh Sau khi giúp HS nắm được khái niệm sơ giản liên quan đến biện pháp so sánh, GV cần hướng dẫn HS phát hiện, nhận biết thông qua các từ ngữ, cách gọi tên sự vật, tả sự vật, hoạt động.... Để làm được bài tập về các biện pháp so sánh đạt kết quả tốt, các em cần thực hiện theo bước sau: a. Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập b. Đọc tìm hiểu câu để hỏi, về nội dung các biện pháp so sánh c. Tìm từ ngữ thích hợp để sử dụng biện pháp so sánh vào việc dùng từ, đặt câu Bên cạnh ấy trong SGK có ít bài tập sáng tạo và còn đơn điệu, kiến thức còn mang tính trừu tượng nên giáo viên có thể sưu tầm thêm nhiều dạng bài sáng tạo hoặc phát triển ngay trên nền bài tập sẵn có bằng cách thêm hoặc thay lệnh của bài tập đó để có thêm tình huống cho HS luyện tập thực hành * Ví dụ 1: Bài tập 1 (Trang 6): Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau: "Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai" Ta có thể đặt lệnh bài như sau: a) Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong các khổ thơ sau: b) Tìm các từ ngữ chỉ vật mà em thường gặp hàng ngày (đồ dùng học sinh). Để học sinh sáng tạo kể tên các sự vật thường gặp. * Ví dụ 2: Bài tập 2: (Trang 117). Lệnh của bài: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau: Ta có thể thay lệnh: Tìm các từ chỉ đặc điểm của sự vật trong những câu thơ sau. 3. Tăng cường lồng ghép các phân môn của Tiếng Việt và xây dựng những mô hình nhận biết đơn giản Khi dạy các phân môn thuộc bộ môn Tiếng Việt người giáo viên cần lồng ghép giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt với nhau. Như khi dạy bài Tập đọc: "Hai bàn tay em" SGK Tiếng Việt 3 tập I (Trang 7). Trong bài này có rất nhiều hình ảnh tu từ so sánh giáo viên cần nhấn mạnh để gây hứng thú cho tiết tiếp theo của môn: "Luyện từ và câu". Để học sinh học tốt môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn: "Luyện từ và câu" dạng bài tu từ so sánh học sinh cần nắm và làm theo các yêu cầu sau: Đọc kỹ đề bài, xác định đúng yêu cầu của bài sau đó mới làm bài. Muốn học sinh của mình có một kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh vững vàng đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật khi hướng dẫn bài mới như: a) Mô hình 1: - So sánh: Sự vật - Sự vật. Mô hình này có các dạng sau: A như B. A là B. A chẳng bằng B. A x B; x triệt tiêu (Từ chỉ quan hệ so sánh triệt tiêu). * Ví dụ: Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây: "Hai bàn tay em Như hoa đầu cành" (Huy Cận) "Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch" (Vũ Tú Nam) "Cánh diều như dấu á Ai vừa tung lên trời" (Lương Vĩnh Phúc) "Ơ cái dấu hỏi Trông ngộ ngộ ghê Như vành tai nhỏ Hỏi rồi lắng nghe" (Phạm Như Hà) Để làm tốt bài tập này học sinh phải nắm chắc các từ chỉ sự vật, từ đó học sinh sẽ tìm được sự vật so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn trên là: + "Hai bàn tay em" so sánh với "hoa đầu cành" + "Mặt biển" so sánh với "tấm thảm khổng lồ". + "Cánh diều" so sánh với "dấu á" + "Dấu hỏi" so sánh với "vành tai nhỏ". Nếu giáo viên hỏi ngược lại là vì sao "Hai bàn tay em" được so sánh với "Hoa đầu cành" hay vì sao nói "Mặt biển" như "tấm thảm khổng lồ"? Lúc đó giáo viên phải hướng học sinh tìm xem các sự vật so sánh này đều có điểm nào giống nhau, chẳng hạn: + Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa. + Mặt biển và tấm thảm đều phẳng, êm và đẹp. + Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt như dấu á. (Giáo viên có thể vẽ lên bảng "Cánh diều" và "Dấu á") + Dấu hỏi cong cong, nở rộng ở hai phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì vành tai. (Giáo viên có thể cho học sinh nhìn vào vành tai bạn). b) Mô hình 2: - So sánh: Sự vật - Con người. Dạng cuả mô hình so sánh này là: A như B: + A có thể là con người. + B sự vật đưa ra làm chuẩn để so sánh. * Ví dụ: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu dưới đây: "Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan" (Hồ Chí Minh) "Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng". (Võ Thanh An) Với dạng bài tập này học sinh sẽ dễ dàng tìm sự vật so sánh với con người nhưng các em chưa giải thích được "Vì sao?". Chính vì thế điều đó giáo viên giúp học sinh tìm được đặc điểm chung của sự vật và con người, chẳng hạn: "Trẻ em" giống như "búp trên cành". Vì đều là những sự vật còn tươi non đang phát triển đầy sức sống non tơ, chứa chan niềm hy vọng. "Bà" sống đã lâu, tuổi đã cao giống như "quả ngọt chín rồi" đều phát triển đến độ già giặn có giá trị cao, có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng. c) Mô hình 3: - So sánh: Hoạt động - Hoạt động. Mô hình này có dạng như sau: + A x B. + A như B. * Ví dụ: Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau: + "Con trâu đen lông mượt Cái sừng nó vênh vênh Nó cao lớn lênh khênh Chân đi như đạp đất" (Trần Đăng Khoa) + "Cau cao, cao mãi Tàu vươn giữa trời Như tay ai vẫy Hứng làn mưa rơi" (Ngô Viết Dinh) Dạng bài này giáo viên giúp học sinh nắm chắc được từ chỉ hoạt động, từ đó học sinh sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau. Chẳng hạn: + Hoạt động "đi" so sánh với hoạt động "đập đất" qua từ "như". d) Mô hình 4: - So sánh: Âm thanh - Âm thanh: Mô hình này có dạng sau: A như B: + A là âm thanh thứ 1. + B là âm thanh thứ 2. * Ví dụ: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ văn dưới đây: Với dạng bài tập này giáo viên giúp học sinh nhận biết được âm thanh thứ nhất và âm thanh thứ hai được so sánh với nhau qua từ "như". Chẳng hạn: + "Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai" (Nguyễn Trãi) "Tiếng suối" được so sánh với "Tiếng đàn cầm" qua từ "như". Ngoài các mô hình so sánh trên học sinh còn được làm quen với kiểu so sánh: Ngang bằng và hơn kém. Chẳng hạn: + Trong câu: "Cháu khỏe hơn ông nhiều!" (Phạm Cúc) Đó là kiểu so sánh hơn kém + Trong câu: "Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng" (Phạm Cúc) Đó là kiểu so sánh ngang bằng + Trong câu: "Trăng khuya trăng sáng hơn đèn" (Trần Đăng Khoa) Đó là kiểu so sánh hơn kém + Trong câu: "Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con" (Trần Quốc Minh) Đó là kiểu so sánh hơn kém Bài 1: Ghi lại những hình ảnh so sánh trong những câu văn sau. a, Quả cỏ mặt trời có hình thù giống như con nhím xù lông. b, Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. c, Bỗng một đàn bướm trắng tới tấp lẫn trong hoa mai, chúng cùng cánh hoa là là rơi xuống rồi khi tới mặt nước suối lại vụt bay lên cánh tựa như những cánh hoa bị gió lốc vô tình thổi bay lên.
Tài liệu đính kèm: