-Người xưa nói “Nét chữ nết người” hàm ý hai vấn đề: thứ nhất nét chữ thể hiện tính cách con người, thứ hai thông qua nét chữ mà giáo dục nhân cách con người. Như vậy nét chữ không chỉ biểu hiện bản tính con người mà còn thể hiện nét văn hoá của người Việt, cho nên việc rèn chữ viết cho học sinh bậc Tiểu học phải đi đôi với việc rèn nhân cách của các em. Hiện nay việc rèn luyện để nâng cao chữ viết cho học sinh là một vấn đề luôn được nhiều người trong và ngoài ngành giáo dục quan tâm lo lắng.
-Rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học có tầm quan trọng vô cùng đặc biệt: chữ viết đúng, đẹp luôn tạo cho học sinh sự tự tin và hứng thú trong việc học phân môn Tập viết từ đó giúp học sinh học tốt các môn học khác trong chương trình Giáo dục Tiểu học.
-Rèn luyện chữ viết cho học sinh tiểu học nhằm mục đích giúp học sinh:
+Viết chữ đúng mẫu, chữ viết đẹp và rõ ràng.
+biết sáng tạo trong việc viết chữ và trình bày bài viết phù hợp thể loại theo yêu cầu “vở sạch - chữ đẹp”.
+Hình thành những chuẩn mực đạo đức tốt như tinh thần kỉ luật, tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, tính sáng tạo, yêu cái đẹp và hướng tới cái đẹp. Có ý thức tự trọng và tôn trọng người khác qua chữ viết và cách trình bày bài viết của mình.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA PHÂN MÔN TẬP VIẾT I.CƠ SỞ LỰA CHỌN CHUYÊN ĐỀ: 1.1/Lí luận: -Người xưa nói “Nét chữ nết người” hàm ý hai vấn đề: thứ nhất nét chữ thể hiện tính cách con người, thứ hai thông qua nét chữ mà giáo dục nhân cách con người. Như vậy nét chữ không chỉ biểu hiện bản tính con người mà còn thể hiện nét văn hoá của người Việt, cho nên việc rèn chữ viết cho học sinh bậc Tiểu học phải đi đôi với việc rèn nhân cách của các em. Hiện nay việc rèn luyện để nâng cao chữ viết cho học sinh là một vấn đề luôn được nhiều người trong và ngoài ngành giáo dục quan tâm lo lắng. -Rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học có tầm quan trọng vô cùng đặc biệt: chữ viết đúng, đẹp luôn tạo cho học sinh sự tự tin và hứng thú trong việc học phân môn Tập viết từ đó giúp học sinh học tốt các môn học khác trong chương trình Giáo dục Tiểu học. -Rèn luyện chữ viết cho học sinh tiểu học nhằm mục đích giúp học sinh: +Viết chữ đúng mẫu, chữ viết đẹp và rõ ràng. +biết sáng tạo trong việc viết chữ và trình bày bài viết phù hợp thể loại theo yêu cầu “vở sạch - chữ đẹp”. +Hình thành những chuẩn mực đạo đức tốt như tinh thần kỉ luật, tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, tính sáng tạo, yêu cái đẹp và hướng tới cái đẹp. Có ý thức tự trọng và tôn trọng người khác qua chữ viết và cách trình bày bài viết của mình. 1.2/Thực tiễn: a.Ưu điểm: -Chất lượng chữ viết của học sinh ở đơn vị trong những năm qua luôn được giáo viên quan tâm. Bản thân từng giáo viên cũng có sự rèn luyện để viết đúng viết đẹp theo mẫu chữ viết trong trường Tiểu học do bộ giáo dục và đào tạo ban hành. -Giáo viên mạnh dạn tham gia các cuộc thi viết chữ đẹp do Công đoàn ngành tổ chức và gửi bài dự thi viết chữ đẹp cho báo Tài hoa trẻ. Tuy chất lượng và số lượng giáo viên dự thi còn hạ chế nhưng điều đó nói lên cái tâm của giáo viên trong việc rèn chữ viết để từ đó giảng dạy cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn. -Học sinh có ý thức trong việc rèn chữ viết, tỉ lệ học sinh viết chữ đúng đẹp trình bày rõ ràng khoảng 30%, học sinh viết đúng nhưng chưa đẹp khoảng 40%. Kết quả thi “Vở sạch chữ đẹp” do huyện, tỉnh tổ chức có nâng lên: năm 1998 có 1 học sinh đạt giải III vòng tỉnh. Đến những năm gần đây số học sinh đạt giải vòng huyện ngày càng khả quan hơn và được chọn dự thi vòng tỉnh: năm 2004 có 1 học sinh, năm 2005 có 4 học sinh. Tuy kết quả và số lượng học sinh đạt giải trong các kì thi huyện tỉnh chưa cao nhưng cũng một phần nào phản ánh đúng thực tế việc rèn luyện chữ viết cho học sinh trong đơn vị. b.Hạn chế: -Bản thân giáo viên viết chữ chưa đúng mẫu, chưa đẹp. -Năng khiếu viết chữ của học sinh còn hạn chế, khoảng 30% học sinh viết chữ chưa đúng mẫu, trình bày chưa rõ ràng sạch đẹp. -Một số ít PHHS chưa quan tâm đúng mức đến việc rèn chữ viết của con em. -Cơ sở vật chất cũng còn một số hạn chế: bàn ghế học sinh chưa đúng quy cách, phòng học chưa thoáng mát và đủ sáng. 1.3/Phạm vi chuyên dề: Trên cơ sở thực tế về chất lượng chữ viết của học sinh trong đơn vị, khả năng của bản thân và thời gian nghiên cứu chuyên đề có hạn nên tôi chỉ trình bày việc: “Rèn chữ viết cho học sinh qua phân môn Tập viết” nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao chữ viết của học sinh, từ đó giúp học sinh học tốt các môn học khác trong chương trình giáo dục bậc Tiểu học. II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP: 2.1/Giáo viên phải ý thức rèn luyện chữ viết: Giáo viên cần phải có kĩ năng viết chữ đúng mẫu theo mẫu chữ viết được ban hành tại QĐ 31/2002 ngày 14.6.2002 của Bộ GD&ĐT. Như vậy đòi hỏi người giáo viên phải có ý thức tự “rèn chữ, luyện viết” sao cho chữ viết của người thầy là chuẩn mực, là mẫu để học sinh học tập noi theo. Vì vậy chẳng những chữ viết của người giáo viên khi thể hiện trên bảng lớp phải đẹp và đúng mẫu về kích thước các con chữ, khoảng cách giữa các chữ mà còn thể hiện cả trên vở học sinh qua việc chữa bài hay ghi lời nhận xét các môn học và sổ liên lạc gia đìnhsao cho chữ viết của thầy thực sự có tác dụng tích cực, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 2.2/Giáo viên phải nắm vững nội dung và phương pháp dạy-học phân môn Tập viết: -Đối với phân môn Tập viết việc hướng dẫn tiết Tập viết chủ yếu thông qua các hoạt động quan sát, đàm thoại, luyện tậpvì vậy với từng hoạt động giáo viên cần lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho tùng nhóm đối tượng học sinh của lớp. -Khi hướng dẫn học sinh tậpviết giáo viên phải kết hợp với việc sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí (chữ mẫu, bảng viết, bảng con, tranh ảnh, vở tập viết), giáo viên cần phải có ý thức sử dụng thường xuyên đồ dùng dạy học và đạt hiệu quả, không nên giảng dạy bằng lí thuyết suông. Bên cạnh đó giáo viên cần tổ chức các trò chơi, các cuộc thi ngắn về viết chữ nhằm khuyến khích học sinh rèn viết chữ đẹp. -Khi tiến hành hướng dẫn chữ viết mẫu, giáo viên cần hướng dẫn từng phần theo quy trình để học sinh dễ quan sát và tiếp thu trước khi thực hành viết chữ. *Đối với chữ cái viết hoa: giáo viên hướng dẫn để học sinh phân tích cấu tạo chữ về độ cao các nét. Giáo viên tiến hành viết chữ mẫu để học sinh theo dõi. Trong quá trình dạy-học các chữ cái viết hoa giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng ngay các chữ hoa vừa học vào các môn học như ghi tựa bài, viết tên riêng, viết chữ đầu câu. *Đối với chữ cái viết thường: giáo viên cần hướng dẫn học sinh viết theo nhóm các chữ cái đồng dạng về độ cao hoặc về cấu tạo các nét: +Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x. +Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết: l, h, k, b, y, g. +Nhóm chữ cái có nét cơ bản là móc kết hợp nét cong: r, v, s. *Đối với việc ghép các chữ cái trong một chữ: viết một chữ không thể viết rời từng chữ cái mà phải có kĩ thuật viết liền mạch, vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh viết nối nét các chữ cái từ cách cầm bút thế nào, lia bút ra sao. *Viết dấu thanh: cần cho học sinh xác định âm chính của vần trong một chữ và hướng dẫn học sinh viết dấu thanh đặt ở âm chính của vần. 2.3/.Quan tâm kiểm tra học sinh: -Đầu năm học giáo viên yêu cầu học sinh phải có đủ vở tập viết, bảng con, bút. Hướng dẫn học sinh về tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở, cách trình bày bài viết đây là một kĩ năng đặc thù mà giáo viên cần quan tâm thường xuyên. Như vậy ngay từ đầu năm học, giáo viên phải xây dựng cho các em nề nếp thói quen học Tập viết như: chuẩn bị bút mực, tư thế ngồi viết, cầm bút đúng cách,viết chữ cẩn thận, trình bày sạch đẹp. Giáo viên có quan tâm nhắc nhở thường xuyên thì chữ viết của các em sẽ tiến bộ rõ rệt. -Trong quá trình luyện viết của học sinh, giáo viên luôn theo dõi để kịp thời động viên nhắc nhở những em viết yếu, tuyên dương những em có tiến bộ và có thể cho các em trình bày trước lớp cách rèn chữ viết của mình cho bạn nghe. Trong những tiết học của các môn học khác hoặc những tiết học luyện viết giáo viên cho hs viết chữ đẹp chữa bài trên bảng lớp để các em học hỏi. -Việc chấm chữa bài cho học sinh cần có sự công bằng chính xác và đúng quy định; chữa bài cho học sinh phải nhận xét cụ thể chữ viết và cách trình bày để nhắc nhở các em sửa sai. Khi sửa sai trong vở học sinh, giáo viên không viết đè lên chữ học sinh viết sai mà cần gạch chân và viết chữ đúng bên cạnh. 2.4/.Quan hệ với phụ huynh học sinh: Việc rèn cho học sinh viết chữ đẹp cần có thời gian dài và sự kiên trì cẩn thận, đòi hỏi người thầy phải có tâm huyết và lòng yêu nghề mến trẻ. Vì vậy giáo viên cần có mối quan hệ với phụ huynh học sinh một cách chặt chẽ để đặt điều kiện về thời gian hướng dẫn cho học sinh luyện viết ở nhà. Phụ huynh học sinh phải dành cho các em một góc học tập riêng với độ cao bàn ghế vừa tầm và đủ ánh sáng. Giáo viên hướng dẫn về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày bài viết của học sinh cho phụ huynh học sinh nắm rõ. Từ đó PHHS sẽ dễ dàng theo dõi, nhắc nhở và rèn luyện uốn nắn cho các em luyện viết ở nhà, có như thế việc luyện chữ viết của các em mới được củng cố đồng bộ và thường xuyên. 2.5/.Có biện pháp đẩy mạnh phong trào “Vở sạch - Chữ đẹp”: Ngay đầu năm học, giáo viên phát động phong trào “giữ vở sạch, rèn chữ đẹp” trong học sinh để làm động lực thúc đẩy sự rèn luyện chữ viết và giữ vở sạch; cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc viết chữ sạch đẹp trong học tập và trong cuộc sống. Trong các tiết học giáo viên nên dành ít thời gian kể cho học sinh nghe những gương rèn chữ viết của người xưa hoặc trong thời nay có những người khuyết tật luyện viết bằng chân mà chữ vẫn đẹp. Giới thiệu cho học sinh những bài viết “Văn hay chữ tốt” trên tạp chí Thế giới trong ta cho các em học hỏi. Đối với từng lớp, giáo viên cần kiểm tra thường xuyên chữ viết của học sinh, mỗi tuần có nhận xét rút kinh nghiệm và tuyên dương các em tiến bộ đồng thời động viên những em còn hạn chế. III.MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: -Giáo viên luôn có ý thức nâng cao nhận thức, xác định tầm quan trọng của chữ viết -Bản thân giáo viên có sự đầu tư về thời gian rèn luyện chữ viết. -Ban giám hiệu tăng cường kiểm tra giờ dạy phân môn Tập viết. Tổ chức các chuyên đề, tiết thao giảng về luyện chữ viết, phổ biến kịp thời các tài liệu chuyên môn có liên quan. Từ đó tạo diều kiện cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm trong dạy – học. IV.KIẾN NGHỊ: -Giáo viên: +Tăng cường học hỏi kinh nghiệm về luyện chữ viết. +Luôn ý thức phân môn Tập viết quan trọng như các môn học khác. +Trong giảng dạy cần quan tâm rèn chữ viết cho học sinh. -Ban giám hiệu: +Tổ chức thêm các chuyên đề về chữ viết để nâng cao tay nghề cho giáo viên. +Tăng cường kiểm tra dự giờ phân môn Tập viết.
Tài liệu đính kèm: