Chuyên đề Nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn luyện từ và câu lớp 2

Chuyên đề Nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn luyện từ và câu lớp 2

MỤC TIÊU:

 - Theá heä treû ngaøy nay laø löïc löôïng quyeát ñònh cho söï phaùt trieån cuûa xaõ hoäi. Ở bậc Tiều học, môn Tiếng Việt mà trong đó phân môn luyện từ và câu có vai trò nồng cốt, là nền tảng giúp cho học sinh rèn luyện, trao đổi, phát huy vốn ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. Chính vì vậy mà khi học sinh đã đọc viết tương đối thông thạo ở các lớp 2 việc cung cấp vốn từ cho học sinh qua mỗi bài học là những bài tập thực hành không những giúp cho các em tiếp nhận vốn từ mới mà còn định hướng cho các em mở rộng, bổ sung vốn từ mới theo từng chủ đề mà các em đang học. Đây chính là cơ hội để học sinh sáng tạo trong việc tìm tòi, học hỏi, tích lũy, hiểu rộng hơn vốn từ ngữ cho mình. Qua đó guíp các em bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giừ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách “Con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

 

doc 4 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 944Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn luyện từ và câu lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ DẠY
PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
Năm học: 2010-2011
MỤC TIÊU:
 - Theá heä treû ngaøy nay laø löïc löôïng quyeát ñònh cho söï phaùt trieån cuûa xaõ hoäi. Ở bậc Tiều học, môn Tiếng Việt mà trong đó phân môn luyện từ và câu có vai trò nồng cốt, là nền tảng giúp cho học sinh rèn luyện, trao đổi, phát huy vốn ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. Chính vì vậy mà khi học sinh đã đọc viết tương đối thông thạo ở các lớp 2 việc cung cấp vốn từ cho học sinh qua mỗi bài học là những bài tập thực hành không những giúp cho các em tiếp nhận vốn từ mới mà còn định hướng cho các em mở rộng, bổ sung vốn từ mới theo từng chủ đề mà các em đang học. Đây chính là cơ hội để học sinh sáng tạo trong việc tìm tòi, học hỏi, tích lũy, hiểu rộng hơn vốn từ ngữ cho mình. Qua đó guíp các em bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giừ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách “Con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
 THỰC TRẠNG: CÓ CẦN NÊU KHÔNG ?
 NỘI DUNG : 
 Các kiểu bài học LT&C trong sách giáo khoa :
	- Bài LT&C ở lớp 2 trong SGK được ghi tên theo phân môn, còn các tên bài chỉ được ghi ở phần mục lục. Hầu hết các bài học LT&C ở lớp 2 bao gồm cả nhiệm vụ luyện từ và luyện câu. Các tên bài thể hiện điều này. Ví dụ : Mở rộng vốn từ : Từ ngữ về học tập – Dấu chấm hỏi (lớp 2 tuần 2)
- Các bài học theo các mạch kiến thức từ, câu có thể chia thành hai kiểu : bài lí thuyết và bài luyện tập.
	 Bài tập làm giàu vốn từ :
	Làm giàu vốn từ còn được gọi là mở rộng vốn từ, là nhiệm vụ của các bài học có tên gọi “Mở rộng vốn từ”. 
	Nhiệm vụ làm giàu vốn từ bao gồm các công việc dạy nghĩa từ, hệ thống hoá vốn từ và tích cực hoá vốn từ. Đó cũng chính là căn cứ để chia các bài tập làm giàu vốn từ thành ba nhóm lớn. 
	 Bài tập dạy nghĩa từ :
	Để tăng vốn từ cho HS phải cung cấp những từ mới, do đó công việc đầu tiên của dạy từ là làm cho HS hiểu nghĩa từ. Tầm quan trọng của việc dạy nghĩa từ cho HS đã được thừa nhận từ lâu trong phương pháp dạy tiếng. Nó là nhiệm vụ sống còn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Việc dạy nghĩa từ được tiến hành trong tất cả các giờ học, bất cứ ở đâu có cung cấp từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm thì ở đó có dạy nghĩa từ. 
	Ví dụ : Các bài tập đọc thường có mục ghi chú, giải nghĩa các từ ngữ cho HS. Các bài tập dạy nghĩa cũng nhằm mục đích này. Bài tập giải nghĩa từ xuất hiện trong phân môn LT&C không nhiều nhưng việc giải nghĩa từ lại thường xuyên phải thực hiện không chỉ trong giờ LT&C mà trong rất nhiều giờ học khác của môn học Tiếng Việt và các môn học khác.
	Ở Tiểu học, người ta thường nêu một số biện pháp giải nghĩa như sau : Giải nghĩa bằng trực quan : Giải nghĩa bằng trực quan là biện pháp đưa ra các vật thật, tranh ảnh, sơ đồ... để giải nghĩa từ. Lúc này, vật thật, tranh vẽ, biểu bảng, sơ đồ được dùng để đại diện cho nghĩa của từ. Ví dụ, thầy giáo đưa lá tía tô cho HS xem và nói “Đây là lá tía tô” khi học bài học vần “ia”. Khi học bài “Rừng thảo quả” cô giáo cho HS xem tranh (hoặc ảnh chụp) rừng thảo quả.
	Tương ứng với biện pháp giải nghĩa từ bằng trực quan có các bài tập dạy nghĩa từ bằng tranh vẽ. Có thể chia các bài tập dạy nghĩa từ bằng tranh vẽ thành các dạng bài tập:
	- Dạng bài tập dựa vào tranh tìm từ tương ứng.
	Ví dụ 1 : Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối) được vẽ dưới đây. (TV2 - tập 1) 
	Ví dụ 2 : Các tranh dưới đây vẽ một số hoạt động của người. Hãy tìm từ chỉ mỗi hoạt động đó (TV2 - tập 1)
	- Bài tập tìm từ có cùng đặc điểm cấu tạo :
	Đây là nhóm bài tập mở rộng vốn từ theo đặc điểm cấu tạo. Những bài tập này có số lượng lớn trong SGK Tiếng Việt, đó là các bài tập yêu cầu tìm các từ có tiếng đã cho hoặc dựa vào nghĩa của tiếng để phân loại các nhóm từ.
	Ý thức được vai trò của đơn vị tiếng (hình vị) trong cấu tạo từ và trong ngữ pháp tiếng Việt nói chung, SGK Tiếng Việt đã sử dụng tối đa việc dạy học sinh nắm nghĩa của từ, tăng vốn từ bằng cách nắm các yếu tố cấu tạo từ nên đã đưa ra rất nhiều bài tập giải nghĩa từ và hệ thống hoá vốn từ theo yếu tố cấu tạo, đặc biệt là với các từ Hán Việt.
	Ngay từ lớp 2 đã có những bài tập hệ thống hoá vốn từ theo cấu tạo từ yêu
cầu HS dựa vào một tiếng cho sẵn để tìm những từ có tiếng đó. Bài tập hệ thống hoá vốn từ theo đặc điểm cấu tạo từ có tác dụng lớn giúp HS mở rộng, phát triển vốn từ.
	Ví dụ 1 : Tìm các từ
	- Có tiếng học M : học hành
	- Có tiếng tập M : tập đọc
	(TV2 - tập 1 - trang 17)
	Ví dụ 2 : Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng : yêu, thương, quý, mến, kính. 
 M : yêu mến, quý mến. (TV2 - tập 1 - trang 99)
	Một trong những đặc điểm của loại bài tập này là các yếu tố cấu tạo từ được nêu trong bài tập là những yếu tố có khả năng sản sinh tạo từ mạnh, nghĩa là từ những tiếng này có thể tạo ra được nhiều từ khác. GV cần nắm được điều này để hướng dẫn HS tìm từ theo yêu cầu của bài tập. Cần lưu ý rằng, nếu HS, nhất là HS ở lớp 2, 3 tìm được một tổ hợp không phải là từ mà là cụm từ, kiểu như học giỏi, học toán, tập lái, tập văn nghệ... thì vẫn có thể chấp nhận.
	Bài tập điền từ :
	Bài tập điền từ là kiểu bài tập được sử dụng nhiều ở tiểu học. Loại bài tập này có hai mức độ :
	- Cho trước các từ, yêu cầu HS tìm trong số những từ đã cho những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu, đoạn cho sẵn.
	Ví dụ 1: Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn hợp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau : 
	- Không cho trước các từ mà để HS tự tìm trong vốn từ của mình mà điền vào :
	Ví dụ 1 : Em chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn
chỉnh ?
	a) Cháu  ông bà.
	b) Con  cha mẹ.
	c) Em  anh chị.
	(TV2 - tập 1 - trang 99)
 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
 Người giáo viên cần tập trung tổ chức cho học sinh các hoạt động mang tính thực hành là chính. Điều đó đòi hỏi các thầy cô giáo đầu tư nhiều thời gian và công sức mới thực hiện có hiệu quả một tiết lên lớp.Dưới đây là một số biện pháp giúp chúng ta nâng cao chất lượng giờ dạy.
 1. Chuẩn bị tốt cho việc hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 a, Xác định mục tiêu  của mỗi bài tập và mục tiêu của tiết học. Đây là quá trình giáo viên cần chú ý tính “Tích hợp”, nhất là “Tích hợp” các kiến thức, kỹ năng trong tiết học và những kiến thức, kỹ năng đã học trước trước đó, giúp cho học sinh hiểu và vận dụng kiến thức để làm bài tập một cách phù hợp.
 b, Chuẩn bị tốt các điều kiện để đạt mục tiêu đề ra.
 Điều kiện ở đây bao gồm từ trang thiết bị, đồ dùng dạy học đến hình thức tổ chức và các biện pháp thực hiện trong quá trình lên lớp.
 - Trang thiết bị và đồ dùng dạy học: Ngoài các tranh ảnh trong sách giáo khoa, cần có một số tranh, ảnh, biểu bảng ( vẽ lại – phóng to ) để phục vụ cho tiết học, nhất là các bài tập cần có sự quan sát hoặc hướng dẫn chung cho cả lớp. Đối với một số tiết dạy tổ chức cho học sinh học nhóm, giáo viên phải chuẩn bị thêm bảng phụ, phiếu bài tập, vở nháp, bút dạ...
 Căn cứ vào các loại bài tập, giáo viên có thể chọn lựa hình thức trình bày từng bài tập cho phù hợp: làm miệng, viết, làm cá nhân, làm theo nhóm hoặc tổ chức trò chơi học tập
 2. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
 Để tiến hành thực hiện một bài tập, giáo viên cần tổ chức tốt các bước sau: 
 a, Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập: Có loại bài tập học sinh có thể đọc và tự xác định yêu cầu, sau đó cùng nhau trao đổi cả lớp, những cũng có loại bài tập giáo viên cần dành thời gian hướng dẫn làm mẫu một phần bài tập: Ngoài những bài tập đã được hướng dẫn mẫu trong SGK, nếu có những bài tập là dạng bài mới, học sinh chưa nắm được cách làm, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh bằng cách giải miệng và viết một phần và cả bài tập ( tuỳ độ dài và độ khó của bài tập ).
 c. Tiến hành làm bài: Tuỳ vào điều kiện cụ thể, giáo viên có hình thức và biện pháp thích hợp nhằm tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được làm việc, sao cho mỗi học sinh đều được hoạt động, bộc lộ và phát triển. Việc chọn các biện pháp để học sinh trình bày bài tập cũng phải được giáo viên hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng như làm miệng, làm nháp, bảng con, bảng lớp, phiếu học tập.
 d. Tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức, giáo viên tạo điều kiện cho nhiều em trình bày ý của mình, kể cả ý kiên đúng và ý kiến chưa đúng. Đối với những bài tập không có một lời giải duy nhất, giáo viên cần biết xác nhận tất cả các lời giải đúng và nêu được lời giải hay nhất,chính xác nhất để các em học tập.Sau khi nhận xét, rút ra kết luận, giáo viên cần lưu ý khuyến khích, động viên học sinh, lưu ý một số lỗi phổ biến và lỗi cá biệt để giúp học sinh tự sửa chữa.Sau mỗi bài tập, giáo viên nêu chốt lại những nội dung cần ghi nhớ một cách ngắn ngọn nhất và nhẹ nhàng, tránh giải thích dài dòng và sa vào lý thuyết.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYÊN ĐỀ LT VÀ CÂU.doc