PHẦN I: MỞ ĐẦU
------------
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà xã hội đều quan tâm, bởi vì “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Để ngày mai có những người chủ xứng đáng, xã hội có những người công dân tốt thì ngay ngày hôm nay - khi trẻ em là những mầm non mới nhú, thế hệ đi trước phải có trách nhiệm dạy dỗ, hướng dẫn trẻ em đi đúng hướng. Đúng như lời Bác Hồ dạy:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Ngay từ khi thành lập nước đến nay, trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng nước nhà, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục nên những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được cũng có một phần công sức không nhỏ của ngành giáo dục, nhất là trong giai đoạn đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nền GD - ĐT cần phải đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực, có sức khoẻ, có kiến thức khoa học kỹ thuật cho đất nước.
MỤC LỤC ----------------- PHẦN THỨ NHẤT: Lý do chọn đề tài PHẦN THỨ HAI: Cơ sở lý luận và thực tiễn để giải quyết đề tài CHƯƠNG I. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về giáo dục. Khái niệm. Nguyên tắc quản lý nhà nước trong giáo dục đào tạo. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục. CHƯƠNG II. Thực tiễn của việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi. Quan điểm của việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi của trường tiểu học Khương Thượng. Tầm quan trọng của việc quản lý nhà trường như thế nào để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi. CHƯƠNG III. Quá trình triển khai thực hiện việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi của trường tiểu học Khương Thượng. Đặc điểm tình hình nhà trường II. Đánh giá một vài số liệu về giáo viên và học sinh nhà trường. III. Một số biện pháp để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi của trường tiểu học Khương Thượng. CHƯƠNG IV. Kết quả đạt được của trường trong năm học: 2005 - 2006 và học kỳ 1 năm học: 2006 - 2007. C. PHẦN THỨ BA: Những kết luận và kiến nghị rút ra được qua công tác chỉ đạo bồi dưỡng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN I: MỞ ĐẦU ------------ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà xã hội đều quan tâm, bởi vì “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Để ngày mai có những người chủ xứng đáng, xã hội có những người công dân tốt thì ngay ngày hôm nay - khi trẻ em là những mầm non mới nhú, thế hệ đi trước phải có trách nhiệm dạy dỗ, hướng dẫn trẻ em đi đúng hướng. Đúng như lời Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Ngay từ khi thành lập nước đến nay, trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng nước nhà, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục nên những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được cũng có một phần công sức không nhỏ của ngành giáo dục, nhất là trong giai đoạn đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nền GD - ĐT cần phải đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực, có sức khoẻ, có kiến thức khoa học kỹ thuật cho đất nước. Nguồn nhân lực là vốn quí giá nhất, có vai trò quyết định sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước nếu ta biết đào tạo bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả. Nhất là thời kỳ hiện nay, công nghệ thông tin phát triển rộng rãi thì tính năng động của công nghiệp trước hết phải dựa vào việc đề cao nguồn nhân lực và tôn trọng nền văn hoá mang bản sắc dân tộc. Dựa vào nguồn nhân lực con người để xây dựng, phát triển đất nước là một trong những quan điểm hết sức cơ bản của Đảng ta. Nghị quyết đại hội Đảng VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khoá VII đã chỉ rõ: “Trong công cuộc công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, những chính sách, giải pháp đúng trong phát triển giáo dục và đào tạo phải hướng tới hình thành một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - Hiện đại hoá trong thời đại ngày nay. Đó là một nguồn nhân lực bao gồm những người có đức, có tài, ham học hỏi, thông minh sáng tạo, làm việc quên mình vì nền độc lập và sự phồn vinh của Tổ quốc, được chuẩn bị tốt kiến thức văn hoá, được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, về năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, về điều hành vĩ mô kinh tế và toàn xã hội, có trình độ khoa học kỹ thuật vươn lên ngang tầm thế giới. Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục đào tạo ở Việt nam nói chung và việc giảng dạy ở tiểu học nói riêng là vấn đề được xã hội rất quan tâm. Khi bàn đến vai trò của những người thầy trong sự nghiệp giáo dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết “Thầy giáo là một nhân vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa”. Đồng thời Thủ tướng còn chỉ ra rằng : “Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách để làm tròn xứ mạng của mình”. Từ bao đời nay, ông cha ta đều mong muốn ở người thầy phải “Biết mười dạy một” và cũng yêu cầu người thầy phải dạy sao cho những học trò của mình phải “học một biết mười”. Vậy là từ trước đến nay, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng, có vị trí chiến lược lâu dài . Ngày nay trong đời sống công nghệ và khoa học phát triển, những người làm công tác quản lý trường học chúng tôi hiểu một cách sâu sắc hơn ai hết về tầm quan trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục nói chung và trong sự tồn tại và phát triển của trường mình nói riêng. Vì vậy việc bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ quan trọng nhất của các cán bộ quản lý trường học. Vậy việc bồi dưỡng giáo viên như thế nào?, bằng cách nào, giữa biết bao công việc quản lý của trường Tiểu học chúng tôi trăn trở, suy nghĩ và tìm kiếm cách chỉ đạo và quản lý hoạt động này sao cho có chiều sâu, tránh hình thức. Là người làm công tác quản lý, tôi thấy vấn đề: Công tác quản lý với việc nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Khương Thượng là vấn đề quan trọng để đưa chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng cao và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa, đó là hai nhiệm vụ song song không thể thiếu được, đúng như Bác Hồ đã nói “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức là người vô dụng”. II. PHẦN THỨ HAI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC Khái niệm: Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính thực hiện để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng công nghiệp hoá và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Quản lý nhà nước về giáo dục là việc nhà nước thực hiện quyền lực được xã hội uỷ thác để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục và đào tạo trên phạm vi toàn xã hội. Quản lý nhà nước về giáo dục là việc người quản lý hoặc cơ quan quản lý được nhà nước uỷ quyền tác động vào hệ thống được quản lý theo các văn bản pháp qui nhằm biến đổi hệ thống đó đến trạng thái mong muốn. Quản nhà nước về giáo dục là việc sử dụng pháp luật để điều khiển hệ thống giáo dục và đào tạo theo hướng hoàn thiện và phát triển phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội. Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo luôn phải gắn liền với điều chỉnh, tác động và điều kiện để có thể đưa giáo dục và đào tạo phát triển đúng hướng với qui mô chất lượng và hiệu quả ngày càng cao hơn. có tính khả thi cao. Nguyên tắc quản lý nhà nước trong giáo dục đào tạo: Bất cứ một cơ quan nào đều có nguyên tắc hoạt động của mình, trong quản lý nhà nước về giáo dục cũng phải có nguyên tắc thì mới có thể quản lý được. Có ba nguyên tắc chính: Thứ nhất: Nguyên tắc chấp pháp và hành chính. Thứ hai: Nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ: “Tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng nhất chỉ đạo mọi hoạt động tổ chức sinh hoạt nội bộ và phong cách làm việc của chúng ta”. Nguyên tắc tập trung dân chủ chính là biểu hiện của quan điểm ”Quyền lực thuộc về nhân dân”. Trong quản lý nhà nước về giáo dục, nguyên tắc này được thể hiện trong việc xã hội hoá giáo dục, toàn dân tham gia phát triển hệ thống giáo dục. Thứ ba: Nguyên tắc kết hợp giữa quản lý nhà nước về giáo dục - Đào tạo theo ngành và lãnh thổ. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ Giáo dục - Đào tạo: + Nhiệm vụ quản lý + Nhiệm vụ chuyên môn + Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý. + Nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. + Nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra các hoạt động giáo dục - Đào tạo. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII và nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ hai (khóa 8) của Đảng đã chỉ rõ “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.” Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của sự nghiệp giáo dục là: “Đào tạo con người có kiến thức văn hoá - Khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ và có kỹ thuật, giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và chuẩn bị cho tương lai”. Đó là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội “vừa hồng, vừa chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ. CHƯƠNG II: THỰC TIỄN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY GIỎI Quan điểm về việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi: Khi bàn đến vị trí, vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng viết “Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa”. Vậy là từ trước đến nay, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng, có vị trí chiến lược lâu dài trong nhà trường, việc xây dựng tập thể sư phạm, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên sao cho mọi người đều có chí hướng vươn lên đạt giáo viên dạy giỏi là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của người cán bộ quản lý nhà trường. Tuy nhiên trong một nhà trường tiểu học bộn bề công việc, công tác bồi dưỡng giáo viên thường bị xem nhẹ. Bản thân việc bồi dưỡng giáo viên là công việc khó, người cán bộ quản lý dễ không nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề nên thường chỉ đạo và quản lý hoạt động này mang tính hình thức, thiếu chiều sâu và dẫn đến hiệu quả thấp. Qua thực trạng về đội ngũ giáo viên chưa đồng đều về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới giáo dục, nên bản thân tôi là người làm công tác quản lý giáo dục, tôi có rất nhiều suy nghĩ, trăn trở. Vì tôi hiểu rằng: Đối với sự nghiệp giáo dục, xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong các nhà trường trước đây, hiện nay và cả sau này. Từ xa xưa, có lẽ từ khi bắt đầu có sự dạy và sự học, những thầy giáo giỏi, những học sinh giỏi đã được xã hội quan tâm, ca ngợi. Những người thầy lớn như Khổng Tử, Chu Văn An, ... Những học sinh giỏi như Nhan Hồi, Phạm Sư Mạnh ... đã được người đời thường nhắc ... đó. CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA TRƯỜNG TRONG NĂM HỌC 2001 - 2002 VÀ HỌC KỲ 1 NĂM 2003 Công tác chỉ đạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi là công việc phức tạp, yêu cầu người cán bộ quản lý phải có biện pháp quản lý và tổ chức phù hợp. Để nhà trường ngày càng có nhiều giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi là cả quá trình chỉ đạo và phấn đấu của các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường, là sự cố gắng liên tục của tập thể giáo viên trong trường. Qua một số biện pháp về quản lý nhà nước đối với chất lượng giảng dạy của giáo viên trong trường tiểu học Khương Thượng đã nêu ở trên, trường tiểu học Khương Thượng đã từng bước đưa chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh ngày một nâng cao. Trong năm học 2001-2002 và học kỳ 1 năm học 2003 vừa qua, trường tiểu học Khương Thượng đã đạt được một số thành tích sau: * Kết quả học tập và đạo đức của học sinh năm học 2001 - 2002: HỌC TẬP: Giỏi: 750 em, đạt 52%; Khá: 46 em đạt 40%; Trung bình: 98 em, đạt 8%; Yếu : 0 em. ĐẠO ĐỨC: Tốt: 1378 em, đạt 96%; Khá: 46 em đạt 4%; * Thành tích của giáo viên và học sinh trong năm học 2001-2002: Quản lý giỏi cấp Quận: 2 đồng chí. Chiến sĩ thi đua cấp Quận: 3 đồng chí. Có 10 sáng kiến kinh nghiệm của Ban giám hiệu cũng như giáo viên bộ môn đạt loại C cấp thành phố. Trong công tác Quản lý chỉ đạo, Ban giám hiệu không ngừng cải tiến nếp quản lý khoa học, đúng nguyên tắc nhưng linh hoạt. Thực hiện nghiêm túc định kỳ báo cáo với Phòng giáo dục đào tạo quận Đống Đa. * Về giáo viên dạy giỏi: Cô giáo Đoàn Thanh Huyền - Giáo viên chủ nhiệm lớp 2B đoạt giải nhất cấp Quận và giải khuyến khích cấp Thành phố về thi viết chữ đẹp và đạt giáo viên dạy giỏi môn tập viết cấp Quận. Cô giáo Nguyễn Thanh Thương - Giáo viên chủ nhiệm lớp 2A đoạt giáo viên dạy giỏi cấp Quận môn Đạo đức. Cô giáo Nguyễn Kim Phượng - Giáo viên chủ nhiệm lớp 3E đoạt giáo viên dạy giỏi cấp Quận môn Tập đọc. Cô giáo Nguyễn Thị Thu - Giáo viên chủ nhiệm lớp 2D đoạt giáo viên dạy giỏi cấp Quận môn Toán. Cô giáo Nguyễn Thanh Hà - Giáo viên chủ nhiệm lớp 1C đoạt giáo viên dạy giỏi cấp Quận môn Tập viết. * Về học sinh giỏi các cấp: Có 6 em học sinh lớp 5 đạt giải cấp Thành phố môn Toán và Tiếng Việt. Có 19 em đạt học sinh giỏi cấp Quận các môn: Toán, Tiếng Việt lớp 4, Tiếng Anh lớp 5, Tin học lớp 5 và thi viết chữ đẹp cả 5 khối lớp. Giải vẽ cấp Quốc gia theo chủ đề: “ Vệ sinh răng miệng” có 9 em đoạt giải từ giải nhì đến giải khuyến khích cấp quốc gia. Đội tuyển Thể dục thể thao đạt nhiều giải cao: Có 5 em đạt giải cờ vua cấp Thành phố và cấp Quận, đạt giải nhất đồng đội U8 về cờ vua. Đoạt giải 3 đồng đội cờ tướng. * Học sinh giỏi cấp trường: Khối 1: 107 em đạt học sinh giỏi cấp trường, chiếm 66%. Khối 2: 91 em đạt học sinh giỏi cấp trường, chiếm 61%. Khối 3: 105 em đạt học sinh giỏi cấp trường, chiếm 66,8%. Khối 4: 44 em đạt học sinh giỏi cấp trường, chiếm 40,3%. Khối 5: 41 em đạt học sinh giỏi cấp trường, chiếm 27%. Toàn trường có 394 em đạt học sinh giỏi cấp trường. Học sinh lớp 5 thi đỗ tốt nghiệp trong đó loại khá giỏi chiếm 90%. * Các danh hiệu của trường năm học 2001 - 2003: Trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố về Thể dục thể thao. Trường vở sạch chữ đẹp với tỉ lệ vở loại A là 90%. Liên đội mạnh cấp Thành phố, được Trung ương đoàn tặng bằng khen. Trường tiên tiến toàn diện. Trường được nhận cờ thưởng về phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi. Chi bộ, công đoàn, chi đoàn vững mạnh. Hoạt động dạy và học xếp loại tốt. Hoạt động lao động: xếp loại tốt. Hoạt động đạo đức và đoàn thể: xếp loại tốt * Kết quả dạy và học trong học kỳ 1 năm học 2002 - 2003: Hạnh kiểm: Tốt: 1310 em đạt 96% Khá: 50 em đạt 3,7%. Học tập: Giỏi: 669 em đạt 49% Khá: 596 em đạt 44% Trung bình: 95 em đạt 7%. Toàn trường có 27 / 27 lớp đạt lớp vở sạch chữ đẹp với tỉ lệ vở loại A cao, trong đó có 2 lớp 2A và 2B đạt 100% vở loại A. Học sinh lớp 1 đạt kết quả cao trong kỳ thi học kỳ I: 80% đạt học sinh xuất sắc và giỏi. Câu lạc bộ các bộ môn: Toán, Tiếng Việt, Hát nhạc, Mĩ thuật học đều và đạt kết quả tốt. 9 lớp đạt xuất sắc: 1G, 1C, 2A, 2B, 3A, 4A, 5A, 5B, 5E. Còn lại: 28 lớp đạt tiên tiến, đó là các lớp 1A, 1B, 1D, 1E, 2C, 2D, 2E, 3B, 3C, 3D, 3E, 4B, 4C, 4D, 4E, 4G, 5C, 5D. Có 5 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 đạt từ giải nhất đến giải khuyến khích thi viết chữ đẹp cấp Quận. * Có 3 giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp Quận và Thành phố đạt thành tích tốt, đó là các cô giáo: Cô Vũ Bảo Trâm – Đạt giải nhất cấp Quận và giải xuất sắc cấp Thành phố môn Tập làm văn lớp 5. Cô Nguyễn Kim Phượng - Đạt giải nhì cấp Quận môn Địa lý lớp 4. Cô Phạm Kim Oanh - Đạt giải cấp Quận môn Toán lớp 4. * Thi viết chữ đẹp cấp Quận: Cô giáo Đoàn Thanh Huyền – Dạy lớp 1E đạt giải nhất thi viết bảng và giải ba viết chữ đẹp cấp Quận. * Thi đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên: Đồ dùng dạy học “ Cuộc sống xung quanh em” của giáo viên khối 1 đạt giải nhì hội thi cấp Quận. * Về Thể dục thể thao: Đội tuyển cờ vua đạt giải nhì toàn đoàn và đạt giải nhất đồng đội U7. Có em Nguyễn Bảo Trâm lớp 1C được tham gia đội tuyển cờ vua Quốc gia. III. PHẦN THỨ BA NHỮNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ RÚT RA ĐƯỢC QUA CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO BỒI DƯÕNG NHỮNG KẾT LUẬN: Qua một số năm làm công tác quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi, chúng tôi đã rút ra được những kinh nghiệm và kết quả như sau: Sở dĩ trường tiểu học Khương Thượng có được những thành tích đáng kể trên là do trong nội dung công tác chỉ đạo có một hệ thống biện pháp khá hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện chặt chẽ. Công tác chỉ đạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi là công việc phức tạp, yêu cầu người cán bộ quản lý phải có biện pháp quản lý và kế hoạch phù hợp. Ban giám hiệu phải là những người vừa có đức, vừa có tài. Ngoài năng lực quản lý nhà trường, mọi thành viên trong Ban giám hiệu phải có năng lực chuyên môn thật vững vàng. Có như vậy mới đẩy mạnh công tác trí dục – Nhiệm vụ trung tâm của mỗi nhà trường. Ban giám hiệu cần có quan niệm đúng đắn về xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi và bồi dưỡng học sinh giỏi. Xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi nhà trường vì “ Không thầy đố mày làm nên”. Ban giám hiệu phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, có khen thưởng, động viên kịp thời để ngày càng có nhiều giáo viên dạy giỏi các bộ môn. Lấy việc sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn và tăng cường việc thăm lớp, dự giờ là phương tiện hữu hiệu nhất để nâng cao năng lực chuyên môn của các thầy cô giáo. Đây cũng là phương pháp tốt nhất để xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi. Nhà trường và giáo viên có vai trò quan trọng trong việc tổ chức chặt chẽ để hợp nhất các yếu tố chủ quan, khách quan ( học sinh, nhà trường, gia đình ), tạo ra môi trường sư phạm với điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh để có thể phát huy hết nội lực của bản thân đạt hiệu quả cao nhất trong việc học tập. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải có kế hoạch cụ thể từng năm học, từng giai đoạn và muốn có được học sinh đạt giải ở các kỳ thi học sinh giỏi thì sự bồi dưỡng của giáo viên trực tiếp dạy là quan trọng nhất. Ngoài ra nhà trường còn mời thêm các thầy cô giáo có kinh nghiệm ở trường bạn đến , vừa trực tiếp giảng dạy cho học sinh, vừa trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp với giáo viên, vừa tạo được không khí mới mẻ, gây hứng thú học tập cho các em. Vì người xưa vẫn có câu: “ Bụt chùa nhà không thiêng”. Trong công tác giảng dạy, nhà trường giữ vai trò chủ đạo và quyết định thông qua việc tổ chức thực hiện kế hoạch; là nhân tố quy tụ các yếu tố hợp thành thể thống nhất, phát huy tổng hợp sức mạnh từng thành tố cùng hướng vào mục tiêu chung; kích thích tính tích cực cao độ nhân tố chủ quan học sinh để đạt hiệu quả, chất lượng học tập tốt. Với vai trò như vậy, về phía nhà trường, cần tập trung chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng: “ Dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm” như lời giáo sư Trần Hồng Quân đã phát biểu. Kết hợp với việc chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về: “ Những giá trị cao đẹp của nghề dạy học như lòng nhân ái, ý thức trách nhiệm, cùng ý chí, hoài bão vươn lên cống hiến cho sự nghiệp “Trồng người” của đất nước ta hôm nay và mai sau, xứng đáng với truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” của nhân dân ta, với sứ mạng cao cả của Đảng và Nhà nước giao phó”. ( Lời phát biểu của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình tại lễ trao huân chương Độc lập hạng nhất cho trường Đại học sư phạm Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập trường 11 – 10 – 1951 11 – 10 - 1996 ). NHỮNG KIẾN NGHỊ: Người cán bộ quản lý ngoài việc luôn luôn học hỏi để nâng cao trình độ bản thân thì rất cần được đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên. Đảm bảo kinh phí đầy đủ cho công tác bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi và học sinh giỏi. Đây là vấn đề tưởng là dễ, nhưng thực ra khá phức tạp. Tăng cường mua sắm các trang thiết bị hiện đại cho dạy học và xây dựng thêm các phòng chức năng như phòng thư viện, phòng TDTT, phòng nghệ thuật để giúp học sinh phát triển toàn diện “ Học mà chơi, chơi mà học”. Sở Giáo dục đào tạo thành phố Hà Nội, Phòng giáo dục đào tạo quận Đống Đa cần tăng cường tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy các bộ môn để Ban giám hiệu cũng như các đồng chí giáo viên có điều kiện tham dự, học hỏi và rút kinh nghiệm cho công tác giảng dạy. HÀ NỘI NGÀY 26 – 3 – 2007 Người viết: Nguyễn Thị Xuân Lan DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSVN lần thứ VII, VIII – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Giáo trình quản lý nhà nước – Học viện chính trị quốc gia – Nhà xuất bản Giáo dục. Quản lý nhà nước đối với Giáo dục - Đào tạo – Chu Mạnh Nguyên trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý Hà Nội. Giáo dục và đào tạo trong xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước – Vũ Ngọc Hải. Các học thuyết về quản lý – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – 1996. Những vấn đề chung về quản lý giáo dục – Nguyễn Tấn. Chuyên đề quản lý trường học tập 1, 2 – Giáo sư Nguyễn Văn Lê - Nhà giáo ưu tú Đỗ Hữu Tài. Quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường tiểu học – Tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học Hà Nội.
Tài liệu đính kèm: