Đề tài Kinh nghiệm dạy học sinh lớp 3 vùng sâu vùng xa học phân môn Tập làm văn

Đề tài Kinh nghiệm dạy học sinh lớp 3 vùng sâu vùng xa học phân môn Tập làm văn

PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ.

 Giáo dục Tiểu học đang thực hiện đổi mới toàn diện và đồng bộ trong mọi môn học. Mỗi môn học ở Tiểu học đều chứa đựng trong đó nội dung giáo dục về kiến thức, kỹ năng và thái độ cho học sinh nên môn học nào cũng đều rất quan trọng. Bên cạnh các môn học khác, môn Tiếng Việt có vị trí hết sức quan trọng. Việc dạy học Tiếng Việt nhằm hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( kỹ năng nghe – nói – đọc – viết) để hoạt động, giao tiếp trong môi trường lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, tri thức, kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp. Bồi dưỡng cho HS tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: Miêu tả, kể chuyện, viết thư, tường thuật, kể lại bản tin, tập tổ chức cuộc họp, giới thiệu về mình và những người xung quanh.

 

doc 14 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 980Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm dạy học sinh lớp 3 vùng sâu vùng xa học phân môn Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM DẠY HỌC SINH LỚP 3
VÙNG SÂU VÙNG XA HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN 
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
 Giáo dục Tiểu học đang thực hiện đổi mới toàn diện và đồng bộ trong mọi môn học. Mỗi môn học ở Tiểu học đều chứa đựng trong đó nội dung giáo dục về kiến thức, kỹ năng và thái độ cho học sinh nên môn học nào cũng đều rất quan trọng. Bên cạnh các môn học khác, môn Tiếng Việt có vị trí hết sức quan trọng. Việc dạy học Tiếng Việt nhằm hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( kỹ năng nghe – nói – đọc – viết) để hoạt động, giao tiếp trong môi trường lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, tri thức, kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp. Bồi dưỡng cho HS tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: Miêu tả, kể chuyện, viết thư, tường thuật, kể lại bản tin, tập tổ chức cuộc họp, giới thiệu về mình và những người xung quanh. 
 Trong môn Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn là phân môn rất được quan tâm, nhất là Tập làm văn lớp 3, nó mở lối cho những lớp học sau này. Ở lớp 2, các em chỉ học những kiến thức đơn giản như: trả lời câu hỏi, viết văn theo gợi ý. Nhưng khi lên lớp 3 các em lại được viết các văn bản ngắn như viết đơn, văn viết thư, văn kể, tả lại sự việc được xem, được nghe, được chứng kiến.
 Trong năm học 2012-2013, tôi được phân công chủ nhiệm, giảng dạy lớp 3C – là một lớp học vùng sâu, đặc biệt khó khăn. Việc dạy học sinh lớp 3 vùng sâu nắm được kiến thức Tập làm văn quả là không phải dễ. Đó là bài toán khiến cho tôi luôn băn khoăn, trăn trở. Làm thế nào để dạy học sinh lớp 3 vùng sâu vùng xa học Tập làm văn đạt hiệu quả? Đó là mục tiêu của sáng kiến này đặt ra.
 Về tổng quan, Kinh nghiệm dạy HS lớp 3 vùng sâu, vùng xa học phân môn Tập làm văn được trình bày theo từng phần như sau:
Phần A. Đặt vấn đề:
 Trình bày lý do chọn viết sáng kiến kinh nghiệm Dạy HS lớp 3 vùng sâu, vùng xa học phân môn Tập làm văn .
Phần B. Nội dung:
I.Thực trạng:
 Nêu ra thực trạng về tình hình học Tập làm văn của học sinh trước khi áp dụng kinh nghiệm vào giảng dạy.
 Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3C do tôi chủ nhiệm để nắm được chất lượng thực chất đầu năm học.
II. Nguyên nhân: 
 Trình bày nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng đã nêu trong dạy học hiện nay ( Bao gồm nguyên nhân từ phía học sinh và nguyên nhân từ phía giáo viên.)
III. Giải quyết vấn đề:
 Qua việc nhận thức mới về vấn đề đặt ra, tôi đã trình bày các giải pháp trong việc dạy HS lớp 3 vùng sâu, vùng xa học phân môn Tập làm văn nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh (trong đó có một số ví dụ minh hoạ).
 Bảng ghi kết quả khảo sát chất lượng học sinh để kiểm nghiệm kết quả của quá trình áp dụng Dạy HS lớp 3 vùng sâu vùng xa học phân môn Tập làm văn, là minh chứng cho việc áp dụng có hiệu quả việc dạy học theo kinh nghiệm đã nêu.
 Phần C. Kết luận:
 Trình bày rõ những điều cơ bản, bài học kinh nghiệm rút ra qua việc áp dụng việc Dạy HS lớp 3 vùng sâu vùng xa học phân môn Tập làm văn .
 Lời đề nghị, mong muốn được sự bổ sung, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, của Hội đồng Khoa học để sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh hơn và việc áp dụng được tốt hơn, kết quả Giáo dục được nâng cao hơn.
B. NỘI DUNG.
I. Thực trạng:
 Tập làm văn là phân môn khó so với các phân môn khác của môn Tiếng Việt, vì đây là môn học giàu tính sáng tạo mà tư duy của các em học sinh lớp 3 còn non nớt, thiếu linh hoạt. Đặc biệt là HS vùng sâu, vùng xa. Các em chưa thạo tiếng phổ thông, kỹ năng nghe, nói của các em còn hạn chế. Phần đa các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn. Khả năng diễn đạt suy nghĩ cũng như diễn đạt bài học còn chậm, yếu thậm chí còn dùng luôn cả tiếng dân tộc mình vì không biết tiếng phổ thông hoặc diễn đạt bằng ngôn ngữ còn khô khan, lúng túng, nhiều chỗ còn lộn xộn. 
 Trong tiết “Nghe – kể lại chuyện” nhiều em còn chưa kể lại được chuyện mặc dầu chuyện đó ngắn, tình tiết ít. Khi “Kể hay nói, viết về một chủ đề” nào đó theo các gợi ý ở SGK thì em diễn đạt còn lúng túng, nhất là những học sinh yếu. 
 Một số học sinh còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết vận dụng bài mẫu để hình thành lối văn của riêng mình. Nhiều học sinh còn dùng luôn lời cô hướng dẫn để viết bài của mình.
 Nhiều em còn ngại học văn, lười suy nghĩ nên ở các giờ học các em còn ngại phát biểu; viết bài qua loa cho xong chuyện, phần đa chỉ biết trả lời theo câu hỏi gợi ý. Cách dùng từ, đặt câu chưa đúng, viết đoạn văn còn lộn xộn, khô khan. 
 Tôi phải làm gì và làm như thế nào để giúp cho những học sinh lớp 3 vùng sâu học Tập làm văn tốt hơn ? Với trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi không thể nào yên tâm được, tôi nghĩ rằng nếu để tình trạng này kéo dài thì chất lượng của lớp tôi sẽ kém đi và sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tiếp thu của học sinh. Trước hết để nắm được chất lượng học tập cũng như sự yêu thích môn tập làm, vào đầu năm học, tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng của lớp tôi phụ trách, kết quả khảo sát như sau:
* Kết quả kiểm tra qua 4 tuần đầu đạt được:
Tổng số
Giỏi
Khá
BT
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
16
0
0
2
12.5
8
50
6
37.5
 Trong quá trình giảng dạy, qua việc tìm hiểu nguyên nhân và những biểu hiện của học sinh, tôi đã tìm ra những biện pháp thích hợp đối tượng học sinh vùng sâu, vùng xa. 
II. Nguyên nhân.
 Qua trực tiếp giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp và trao đổi ý kiến với các giáo viên trong tổ khối, bản thân tôi rút ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng học sinh vùng sâu chưa học tốt phân môn Tập làm văn.
1.Về học sinh.
- Chủ yếu các em học sinh thuộc con em dân tộc thiểu số, ít được tiếp xúc với người Kinh nên chưa thạo tiếng phổ thông, ngôn ngữ Tiếng Việt còn quá hạn chế, còn nghèo vốn từ Tiếng Việt.
- Bước đầu kế thừa, tập làm quen phân môn Tập làm văn ở lớp 2 nên sự hiểu biết của học sinh lớp 3 về phân môn Tập làm văn còn hạn chế. 
- Khả năng sử dụng vốn từ vựng của các em còn hạn chế .
- Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên, mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu của bài học chưa cao. Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng còn non nớt.
 - Kiến thức về cuộc sống thực tế của học sinh còn quá ít. 
- Một số đề bài Tập làm văn ở lớp 3 xa rời với thực tế hiểu biết, chứng kiến của
học sinh.
- Do không tích hợp được các phân môn khác như Tập đọc, Luyện từ và câu, vào phân môn Tập làm văn. 
- Không có tài liệu tham khảo dẫn đến tình trạng nghèo vốn từ, nghèo vốn sống để có thể đưa vào bài viết.
 - Do hổng kiến thức ở các lớp dưới; ý thức tự học kém. 
 - Kiến thức, kỹ năng, vốn sống của một số phụ huynh còn hạn chế, không kèm cặp cho con em học ở nhà.
2. Về giáo viên.
 - Chưa linh hoạt trong giảng dạy, còn thụ động kiến thức ở SGK, chưa thoát ly được ý tưởng gợi ý ở SGV. 
- Khả năng diễn đạt của giáo viên còn hạn chế, ngôn ngữ chưa được trau chuốt, giáo viên còn “bí từ” khi giảng. 
- Chú trọng phần lý thuyết mà coi nhẹ phần thực hành (thời gian thực hành còn ít). 
- Chưa đặt học sinh trước tình huống có vấn đề, chưa rèn cho học sinh thói quen tư duy, động não; chưa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực sáng tạo của mình.
- Giáo viên chưa phân định được hoạt động nào là trọng tâm trong tiết học, chưa biết khắc sâu, chốt nội dung khi dạy xong một tiết học..
- Chưa thực sự đầu tư vào chất lượng bài soạn. Khi dạy cho học sinh “Kể hay nói, viết về một chủ đề ” giáo viên chỉ nêu nội dung mấy câu hỏi ở SGK cho học sinh trả lời bằng miệng sau đó yêu cầu học sinh viết về chủ đề đó.
- Chưa linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà chỉ giảng dạy theo một quy trình áp đặt rập khuôn, đơn điệu: “Giáo viên hỏi – học sinh trả lời”.
- Một số bài trong chương trình đề ra chưa gần gũi với học sinh như: Lễ hội, tin thể thao Phương tiện chủ yếu là tranh trong SGK, dụng cụ trực quan thiếu, giáo viên chỉ dùng lời nói để mô tả, nói suông nên học sinh, không nắm bắt được thông tin, tiếp thu một cách mơ hồ, trừu tượng, khó hiểu vì vậy bài làm không đạt hiệu quả cao.
 - Mặt khác, giáo viên chưa phát huy hết vai trò gợi mở óc tò mò, khả năng sáng tạo, độc lập ở học sinh. Từ đó làm cho các em cảm thấy nhàm chán, mất hứng thú học tập, chưa khơi dậy ở học sinh sự mạnh dạn, tự tin trong học tập. 
 Chính vì những lý do trên mà việc học văn của học sinh lớp 3 vùng sâu còn nhiều hạn chế. 
III . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Nhận thức mới:
 Để có một giờ dạy tốt đem lại hiệu quả cao thì cần nhiều yếu tố. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học là hai yếu tố quan trọng nhất. Chính vì thế mà người giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong cách thức tổ chức và sử dụng phương pháp dạy học nhằm phát huy cao độ ý thức tự giác học tập của học sinh. Rèn cho các em khả năng vận dụng những cái vốn có của mình, tạo thói quen động não, tư duy và khả năng sáng tạo trong học tập, hình thành và phát triển ở các em phẩm chất năng lực của con người thời đại mới, thời đại khoa học công nghệ, nuôi dưỡng và phát triển ở các em tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu cuộc sống. 
 Với kết quả khảo sát đầu năm về chất lượng học của lớp, tôi băn khoăn, lo lắng, cố gắng suy nghĩ để áp dụng tốt nhất phương pháp dạy học để vừa giảm tỷ lệ HS yếu kém vừa nâng cao chất lượng HS khá, giỏi. 
 2. Biện pháp thực hiện:
2.1. Dạy học theo quan điểm giao tiếp.
 Dạy học theo quan điểm giao tiếp là hình thành cho học sinh kỹ năng diễn đạt thông qua các bài học, hình thành thói quen ứng xử trong giao tiếp hàng ngày với thầy cô, cha mẹ, bạn bè và mọi người xung quanh.
 Vận dụng phương pháp dạy học theo quan điểm này, tôi luôn tạo cho học sinh nhiều cơ hội thực hành, luyện tập, không quá nặng về lý thuyết như phương pháp dạy học truyền thống. Do vậy học sinh hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập, tích cực, sáng tạo trong làm văn. Việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết cho học sinh thông qua phân môn Tập làm văn đảm bảo đạt được hiệu quả tối ưu.
Ví dụ: Giảng dạy dạng bài tập nghe và tập nói.
 Nghe và kể lại câu chuyện “Giấu cày” – Tập làm văn – Tuần 1 ... c đâu”.
Yêu cầu: Học sinh nghe và kể lại câu chuyện.
Tôi đã tiến hành dạy học như sau:
+ Giáo viên kể mẫu nội dung câu chuyện.
+ Học sinh thảo luận theo nhóm dựa vào gợi ý, SGK, tranh và việc nghe giáo viên kể để kể lại nội dung câu chuyện cho nhau nghe.
+ Đại diện từng nhóm kể trước lớp.
+ Học sinh nhận xét.
+ Giáo viên nhận xét, bổ sung, cho điểm.
 Cách tổ chức các hình thức hoạt động nêu trên huy động được tất cả học sinh tham gia vào hoạt động học tập, tạo được không khí thi đua học tập giữa từng học sinh với nhau, và giữa các nhóm học sinh.
	Bài 2: “Nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở.”
Yêu cầu: Học sinh làm việc cá nhân với vở bài tập.
Tôi tiến hành như sau:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh làm trong vở bài tập.
+ Học sinh trình bày trước lớp
+ Học sinh nhận xét bài làm của bạn
+ Giáo viên nhận xét, bổ sung, cho điểm.
 Qua việc nhận xét, bổ sung, cho điểm, tôi đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh, khả năng diễn đạt sắp xếp các ý theo đúng trình tự bài học chưa. Từ nhận thức của học sinh giúp tôi lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp từ nội dung bài giảng, hệ thống câu hỏi gợi mở, hình thức luyện tập giúp học sinh phát huy khả năng của mình và đạt hiệu quả cao nhất.
 Ngoài ra tôi đánh giá được cách truyền thụ kiến thức, phương pháp giảng giải của chính bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.
 Tóm lại, sử dụng và phối hợp linh hoạt các hình thức dạy Tập làm văn lớp 3 theo hướng tích cực tạo được hứng thú học tập cho học sinh, học sinh tham gia các hoạt động học một cách hào hứng, tích cực, sáng tạo.
2.6. Dạy học hướng tập trung vào học sinh và chú trọng hình thức dạy học cá nhân.
 Dạy tập làm văn theo hướng tập trung vào học sinh không phải chỉ tìm ra một câu trả lời có sẵn mà học sinh phải đưa ra được câu trả lời trên cơ sở suy nghĩ và hiểu biết của chính các em. Quá trình tư duy đó đòi hỏi học sinh phải vận dụng những vốn tri thức, hiểu biết phù hợp với vấn đề đặt ra trong câu hỏi; phân tích, sắp xếp những tri thức đó, đưa ra những kết luận và chọn phương án trả lời tốt nhất. Nói ngắn gọn lại: học sinh tìm ra câu trả lời qua việc thu thập, sàng lọc thông tin và phân tích dữ kiện.
Ví dụ: Tiết tập làm văn Tuần 5 - Tập tổ chức một cuộc họp – đây là một bài khó, Tôi thay vì dạy tổ chức cuộc họp thành dạy Tập tổ chức trò chơi theo nhóm.
+ Học sinh chọn trò chơi cho phù hợp.
+ Xác định đúng mục đích, cách tiến hành trò chơi.
+ HS trong nhóm được luân phiên thay nhau làm nhóm trưởng tiến hành điều khiển nhóm mình chơi trò chơi. 
 Các em tự lựa chọn trò chơi, nêu ra cách chơi, luật chơi tức là các em nói về trò chơi mình am hiểu nhất, phù hợp yêu cầu bài.
 Từ nhận xét, bày tỏ ý kiến của học sinh, tôi định hướng, hướng dẫn học sinh hình thức tổ chức: Các thành viên trong tổ bất kỳ ai cũng có thể là người điều khiển và cũng là thành viên. Vì vậy khả năng diễn đạt mỗi học sinh được điều chỉnh hoàn thiện dần. Bên cạnh đó còn rèn cho học sinh sự tự nhiên, mạnh dạn và tự tin vào bản thân.
 Như vậy thông qua một tiết Tập làm văn đã phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng cho học sinh cách làm bài.
 Ngoài ra tôi nhận thấy rằng một biện pháp hữu hiệu giúp học sinh hào hứng, tích cực tham gia vào tiết học Tập làm văn là giáo viên dạy bằng “Giáo án điện tử”.
2.7. Dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.
 Một điều quan trọng nữa là tôi tìm hiểu, nắm bắt được hoàn cảnh, tình hình học tập của từng em, nắm rõ được những em học yếu tập làm văn, yếu ở mức độ nào ? nguyên nhân do đâu, từ đó giảng dạy để thu hút tuyệt đối sự chú ý của các em. Cố gắng tạo niềm tin trong giờ học, không để các em nhàm chán. Thay thế các nội dung phù hợp với đối tượng học sinh. 
Ví dụ: Khi dạy bài tuần 13: Viết thư (Em hãy viết một bức thư cho bạn ở một tỉnh Miền Nam hoặc Miền Trung, miền Bắc để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt).
 Đối với đề này tôi thấy không phù hợp với đối tượng học sinh vùng sâu vùng xa nên tôi đã tự chủ thay đổi nội dung đề bài là: Em hãy viết một bức thư cho bạn ở trong huyện để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
 Với những học sinh yếu thì bản thân tôi phải kiên trì và đưa ra những câu hỏi gợi ý, gợi mở có thể chắt lọc các câu hỏi trong SGK thành các câu hỏi ngắn dễ hiểu để học sinh viết được những ý chính của bức thư. Còn đối với học sinh trung bình, kía thì chỉ gợi ý những câu hỏi trong SGK và hướng dẫn học sinh cách dùng từ, đặt câu sao cho đúng cấu trúc ngữ pháp.
+ Em viết thư cho bạn tên là gì ? ở đâu ? 
+ Mục đích viết thư là gì ? 
+ Những nội dung cơ bản trong thư là gì ?
+ Hình thức của lá thư như thế nào ?
 Sau đó tôi cho học sinh yếu được tự trình bày câu trả lời của mình và cho học sinh trung bình, khá nhận xét và sau bài làm vào vở của học sinh tôi thường khen ngợi động viên ngay '' Em rất cố gắng'' , hay ''Lần này bạn đã biết dùng từ rất hay'' sau mỗi lần khen là tôi đã gây được lòng tin ở các em.
Hay khi dạy tiết Tập làm văn tuần 23: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
 Với học sinh vùng sâu chưa được xem các buổi biểu diễn nghệ thuật khác thì tôi tự lựa chọn thay thế nội dung là '' Kể lại một buổi biểu diễn văn nghệ mà em đã được xem'' nó vừa cụ thể và để các em dễ hiểu vừa phù hợp với đối tượng học sinh lớp tôi.
 Tôi đưa ra những câu hỏi gợi ý để học sinh biết các sắp xếp khi viết một đoạn văn kể về việc mình được xem, được chứng kiến theo đúng trình tự như: 
+ Buổi diễn văn nghệ được tổ chức ở đâu ? Khi nào ? 
+ Em cùng xem với những ai ? 
+ Buổi diễn có những tiết mục nào ?
+ Em thích tiết mục nào nhất ?
 Từ đó học sinh trung bình, khá có thể viết được đoạn văn hoàn chỉnh, còn đối với học sinh yếu, tôi phải đến tại chỗ gợi ý giúp các em sắp xếp các câu, từ đúng thứ tự một bài văn. Ngoài ra tôi còn tự chủ về thời gian, là học sinh vùng sâu tôi dành thời gian gợi ý nhiều hơn quy định và tự chủ về phương pháp, chắt lọc nhiều câu hỏi nhỏ lẻ để gợi ý cho học sinh yếu, giúp tất cả các em làm bài tốt.
 Bên cạnh đó là việc tổ chức cho các em học sinh khá thường xuyên giúp đỡ học sinh yếu kém bằng cách bố trí học sinh khá ngồi gần học sinh yếu hay dùng câu từ sai và giáo viên thường cho học sinh đó ngồi đầu bàn để các em dễ chú ý vào giáo viên thường xuyên kiểm tra, giúp đỡ kịp thời.
Ví dụ: Em Mạc Thị Nghị còn dùng câu, lời văn chưa chính xác, lỗi chính tả còn sai nhiều, chữ viết chưa đúng mẫu, tôi cho ngồi lên bàn đầu để thường xuyên theo dõi, kèm cặp.
 Ngoài những biện pháp trên, tôi còn tổ chức cho các em thi kể chuyện mình được xem, được chứng kiến (Thi kể lại buổi diễn văn nghệ ở trường) hoặc tổ chức trò chơi về Tiếng Việt để tạo dựng niềm tin yêu trường lớp, thiết tha học tập, gần gụi với thầy cô.
PHẦN C. KẾT LUẬN. 
1. Kết quả đạt được: 
 Những biện pháp trên đây được tôi sử dụng thường xuyên trong các tiết Tập làm văn, tôi nhận thấy rằng học sinh ham thích học môn Tập làm văn, tham gia học tập sôi nổi, hào hứng, mạnh dạn hơn, không còn rụt rè như trước kia nữa, Trong giờ học các em mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, hăng hái phát biểu ý kiến. Biết kể lại câu chuyện đầy đủ tình tiết, không rập khuôn máy móc. 
 Đến thời điểm này các em đã biết sử dụng nghi thức lời nói rõ ràng, đúng thái độ. Bài làm của các em đã thể hiện cái mới, cái riêng của mình. Một số em yếu đã diễn đạt được ý của mình. Những em khá, giỏi biết vận dụng vốn từ qua việc học các phân môn khác vào bài viết của mình làm cho bài văn trở nên sinh động hơn. 
 Qua quá trình áp dụng phương pháp của mình, tôi thấy các em hào hứng, tích cực hơn trong việc học tập tiếp thu kiến thức nên kết quả tăng lên rõ rệt.
 * Kết quả khảo sát sau tuần 28.
Tổng số
Giỏi
Kh
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
16
3
18.75
6
37,5
7
43,75
0
0
2. Bài học kinh nghiệm. 
 Từ kết quả đạt được, bản thân tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên cần làm chủ kiến thức, biết xâu chuỗi, hệ thống kiến thức để trang bị kiến thức cho học sinh theo hướng dạy học tích hợp, lồng ghép các phân môn Tiếng Việt. 
- Luôn học hỏi đồng nghiệp và tự học để nâng cao trình độ bản thân và nâng cao
tay nghề. Tìm hiểu, tham khảo thêm tài liệu để trau dồi vốn từ, vốn hiểu biết của mình .
- Phải đầu tư nghiên cứu nội dung bài dạy sao cho phù hợp với vùng miền trước khi lên lớp. Sưu tầm tranh ảnh, vật thật có liên quan đến bài dạy.
- Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Cần tổ chức, phối hợp linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học theo hướng tích cực.. Mặt khác phải chú trọng phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp, rèn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết cho học sinh, tạo cơ hội cho nhiều HS cùng được tham gia trình bày ý kiến của mình.
- Phải hết sức nhạy bén và ứng xử kịp thời các tình huống phát sinh khi giảng dạy bằng cách chú ý lắng nghe ý kiến của HS để tìm ra ưu khuyết điểm chính của học sinh từ đó nhận xét, sửa chữa, góp ý đánh giá.
- Khi chấm bài GV cũng cần có sự nhận xét cụ thể về những lỗi sai của HS để định hướng cho HS khắc phục trong lần sau.
- Nên tập cho các em có thói quen học tập các ý hay trong bài văn mẫu, đoạn hay, bài làm hay của bạn, từ sách báo tham khảo.
- Biết tổ chức tốt cho học sinh cách quan sát tranh, cách dùng từ, giọng kể, lời nhân vật; nói, viết thành câu.
 - Động viên khuyến khích học sinh tự học, học theo phương pháp tự tìm tòi.
- Phối hợp hoạt động học tập với các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Rèn cho học sinh có những thói quen và phương pháp học tốt để đáp ứng với yêu cầu đặt ra. Đó là những giáo viên phải yêu nghề mến trẻ, hiểu được tâm lý của trẻ và bản thân phải nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
- Bố trí chỗ ngồi thích hợp cho học sinh giỏi kèm học sinh yếu kém.
- Thường xuyên lồng ghép trò chơi vào các giờ học chính khóa để các em nắm bắt kiến thức một cách khoa học và chính xác.
- Giáo viên cần gần gũi giúp đỡ các em vượt mọi khó khăn để các em có chỗ dựa vững chắc, tự tin khi làm bài.
 Trên đây là một vài giải pháp dạy học cho học sinh vùng sâu, vùng xa tập làm văn lớp 3 mà bản thân tôi tự rút ra khi giảng dạy cho học sinh yếu chắc chắn sẽ chưa hoàn hảo được. Vậy tôi rất mong sự góp ý chân thành của Hội đồng Khoa học các cấp để tôi có những bài học kinh nghiệm thiết thực vận dụng vào trong quá trình giảng dạy.
 Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN DAY HS LOP 3 VUNG SAU VUNG XA HOC PHAN MON TLV.doc