Đề tài Kinh nghiệm tổ chức dạy học Tập đọc ở lớp 2

Đề tài Kinh nghiệm tổ chức dạy học Tập đọc ở lớp 2

PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Đọc là một kĩ năng quan trong hàng đầu của con người. Không biết đọc con người không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại, không thể sống cuộc sống bình thường, có cuộc sống đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Nhờ biết đọc con người có thể tự học, học nữa, học mãi, học suốt đời. Chính vì vậy, dạy học ở tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng, việc dạy đọc rất quan trọng.

 Trong thực tế daỵ học của chúng ta, bên cạnh những thành công đạt được vẫn còn nhiều hạn chế như học sinh đọc chưa được như mong muốn, kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Giáo viên cũng còn nhiều lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh đọc nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn, làm thế nào để cho những gì đọc được tác động vào cuộc sống của các em. .

doc 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1047Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm tổ chức dạy học Tập đọc ở lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Đọc là một kĩ năng quan trong hàng đầu của con người. Không biết đọc con người không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại, không thể sống cuộc sống bình thường, có cuộc sống đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Nhờ biết đọc con người có thể tự học, học nữa, học mãi, học suốt đời. Chính vì vậy, dạy học ở tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng, việc dạy đọc rất quan trọng.
	Trong thực tế daỵ học của chúng ta, bên cạnh những thành công đạt được vẫn còn nhiều hạn chế như học sinh đọc chưa được như mong muốn, kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Giáo viên cũng còn nhiều lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh đọc nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn, làm thế nào để cho những gì đọc được tác động vào cuộc sống của các em. . .
	Với những trăn trở như trên, qua thực tế giảng dạy ở lớp 2 bản thân đưa ra một vài ý kiến trong việc dạy đọc cho học sinh. Với đề tài: “Kinh Nghiệm Tổ Chức Dạy Học Tập Đọc Ơû Lớp 2.”
PHẦN II: PHẠM VI ĐỀ TÀI
1.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
	Từ thực tế giảng dạy tập đọc ở lớp 2, với những vấn đề còn hạn chế cần khắc phục, tôi đề xuất một vài hướng để tháo gỡ những khó khăn khi dạy tập đọc ở lớp 2, 3 nhằm giúp cho việc năng cao hiệu quả dạy tập đọc ở lớp 2, 3.
2.ĐỔI TƯỢNG NGHIÊN CỬU:
	-Học sinh lớp 2A và học sinh khối 2, 3 trường tiểu học TT Vĩnh Thạnh.
3.THỜI GIAN NGHIÊN CỬU: 2 Năm.
	Năm học : 2009 – 2010
	Năm học : 2010 - 2011
4.PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: 
	-Tham khảo một số tài liệu về dạy học tập đọc ở tiểu học.
	-Dựa trên thực tế giảng dạy ở lớp 2.
	-Phân tích, tổng hợp đi đến đề xuất một vài kinh nghiệm dạy tập đọc ở lớp 2.
PHẦN III: THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN:
1.THUẬN LỢI: 
	-Được sự quan tâm nhiều của các lực lượng giáo dục, trong và ngồi nhà trường, đặc biệt là ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên mơn, thầy cơ giáo, cha mẹ học sinh. Chính vì thế mục tiêu rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 và lớp 3 được đặt lên hàng đầu.
	-Giáo viên thường xuyên được tham dự các buổi hội giảng, thao giảng , sinh hoạt chuyên đề, dự giờ rút kinh nghiệm. . . .
	-Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học tương đổ đầy đủ.
	-Phịng học cĩ bảng chống lĩa, ảnh sáng đầy đủ, bàn ghế đúng kích cở cho từng độ tuổi.
2. KHĨ KHĂN:
	 -Trình độ học sinh khơng đồng đều. Phần lớn cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc luyện đọc của các em mà cịn ý lại thầy cơ giáo.Về thơi gian học ở nhà các em khơng được hướng dẫn cách học, cách đọc dẫn đến các em đọc bài ê a, đọc yếu , cĩ trường hợp khơng đọc được.
	-Thời gian dành cho một bài dạy tập đọc quá ngắn, khơng đủ thời gian luyện tập riêng cho học sinh đọc yếu. 
PHẦN IV: BIỆN PHÁP THỤC HIỆN.
I.MỘT VÀI CĂN CỨ:
	-Trước hết có thế thấy kết quả học tập đọc ở hoc sinh chưa cao, kĩ năng đọc của học sinh còn hạn chế. 
-Bên cạnh đó, một thực tế phổ biến là học sinh còn kém hào hứng với phân môn tập đọc. Sau một giờ học tập đọc mà các em không nắm được nội dung bài, không nắm được cách đọc biểu cảm, diễn cảm .
-Hoạt động dạy học của giáo viên chưa linh hoạt, nhiều khi giáo viên chỉ dạy cái mình có chữ không dạy cái học sinh cần. 
-Nhận thức của người dạy về mơn tập đọc chưa thực sự sâu sắc. Việc chuẩn bị cho một giờ dạy tập đọc chưa được chu đáo, mà cơ sài qua loa. Cách đọc mẫu của giáo viên chư chuẩn. . . .
II.NỘI DUNG GIẢI PHÁP:
1.Các công việc chuẩn bị cho giờ lên lớp dạy tập đọc: 
 -Hoạt động dạy học không chỉ diễn ra trong giờ lên lớp mà phải được tiến hành trước đó, khi giáo viên chuẩn bị cho giờ dạy , hoạt động dạy học tập đọc cũng diễn ra như vậy.
	-Trước hết giáo viên cần nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu dạy học, có liên quan đến bài tập đọc sẽ dạy. Gíáo viên phải đọc kĩ bài tập đọc ở sách giáo khoa, nghiên cứu nội dung hướng dẫn đọc, hệ thống câu hỏi bài tập đọc của sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo. Đồng thời giáo viên phải xác định được đặc điêm và trình độ đọc của học sinh, phải hiểu rõ học sinh của mình có những kiến thức, kĩ năng gì, biết rõ giọng đọc của từng em . . . 
	-Như vậy giáo viên cần hiểu rõ từng học sinh để phân hoá nội dung bài học, tạo điều kiên cho việc phát triển năng lực đọc của từng học sinh.
	-Để tiến hành dạy một giờ tập đọc, nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo viên là phải xác định rõ mục tiêu của bài học.
	-Mục tiêu bài học, sẽ chi phối quả trình dạy học, từ khâu soạn bài, đến từng bước kên lớp của giáo viên. Trong thực tế dạy học giáo viên chưa chú trọng đúng mức đến việc xác định mục tiêu, nội dung dạy đọc. Chính vì vậy người giáo viên cần phải xác địng đúng mục tiêu, nội dung dạy đọc thì mới có thể chủ động lựa chon phương pháp dạy học. Chủ động tiến hành từng bước lên lớp cho đến khi đạt được mục đích cuối cùng của giào học.
	-Để giờ dạy tập đọc thanh công việc lựa chọn phương pháp dạy học là một khâu vô cùng quan trọng. Có các phương pháp như sau:
	+Phương pháp luyện theo mẫu.
	+Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
	+Phương pháp giao tiếp.
Ngoài ra giáo viên cần lựa chọn những thủ pháp dạy học cụ thể.
	-Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học góp phần không nhỏ để taọ thêm hiệu quả giờ dạy tập đọc.
	-Cùng với những bước chuẩn bị trên giáo viên cần dự kiến thời gian cho từng hoạt động dạy học, xây dựng hệ thống nhiệm vụ, soạn thảo, lựa chọn các câu hỏi, bài tập cho phù hợp với mục tiêu dạy học và đối tượng học sinh, dự kiến các tình huống dạy học và điều chỉnh câu hỏi, bài tập.
	-Bài học là đơn vị cơ sở của dạy học nên việc soạn bài rất quan trọng. Bài soạn đúng càng chi tiết thì càng đảm bảo sự thành công của giờ dạy, chính vì vậy mà mỗi giáo viên cần có ý thức, kĩ năng soạn bài.
2.Hình thành và luyện các kĩ năng đọc cho học sinh:
a.Luyện đọc thành tiếng:
-Giáo viên cần nắm vững các nguyên tắc tổ chức luyện đọc thành tiếng, có kĩ năng luyện theo mẫu. Trong đó giáo viên phải biết làm mẫu, biết quan sát cách đọc của học sinh, biết tái hiện lời đọc của học sinh đôí chiếu với lời đọc mẫu.
b.Luyện đọc hiểu:
-Giáo viên cần tổ chức cho học sinh làm các công việc sau:
+Tìm hiểu đề tài của văn bản, tìm hiểu tên bài, tìm hiểu từ ngữ trong bài, tìm hiểu câu, đoạn, tìm hiểu nội dung chính và mục đính thông báo của văn bản, rèn kĩ năng hỏi đáp văn bản
3.Tổ chức dạy học đọc cho học sinh trong giờ học tập đọc:
	-Để giờ học nhẹ nhàng, đem lại hiệu qủa thiết thực, giáo viên cần lưu ý một số điểm khi tổ chức dạy tập đọc ở lớp 2 như sau:
	-Tập trung thực hiện yêu cầu cơ bản: Học sinh đọc đúng và rành mạch bài văn ngắn, từ đĩ có cơ sở nhận biết đựơc ý chính của đoạn, bài văn. Để đạt yêu cầu này giáo viên cần nắm vững và sử dụng linh hoạt các biện pháp, hình thức tố chức học sinh luyện đọc cụ thể.
	+Hướng dẫn đọc từng câu: Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu (hoăch 2-3 dòng thơ ngắn. 2-3 câu đối với học sinh có trình độ khá), đọc 1 hay 2 vòng đổi với bài tập đọc truyện kể, đọc 2 hay 3 vòng đối vơí bài đọc ngắn. Giáo viên theo dõi học sinh đọc để sửa lỗi phát âm (nếu có). Kết hợp luyện đọc đúng từ ngữ (nếu có). Giáo viên cần nhận thức đậy đủ mục đích của hoạt động đọc từng câu trong quy trình hướng dẫn học sinh luyện đọc ở lớp 2 là:
	.Chia nhỏ văn bản (ở cấp độ đơn vị giao tiếp nhỏ nhất của lời nói là câu) cho nhiều học sinh được tham gia tích cực vào quá trình luyện tập, qua đó bọc lộ năng lực đọc( thành tiếng) của từng cá nhân. Giáo viên nghe học sinh đọc dù chỉ một câu cũng có thế sơ bộ cảm nhận ưu điểm hay hạn chế về kĩ năng đọc của học sinh, để từ đĩ có biện pháp giúp đỡ kịp thời những “thông tin ngược” từ phía học sinh qua việc thực hành đọc câu còn là cơ sở để giáo viên lựa chọn nội dung dạy học thiết thực, tránh áp đặt mang tính chủ quan (Ví dụ: từ ngữ ít học sinh đọc sai thì chỉ cần sửa cho từng học sinh, nếu nhiều học sinh đọc sai thì cần hướng dẫn, sửa chung cho cả lớp, tất cả học sinh đọc câu đều đúng và rõ ràng thì không nhất thiết phải đưa ra một số từ ngữ để luyện phát âm như cách dạy cũ)
	.Được đọc và nghe bạn đọc từng câu bằng trực giác, học sinh còn nhận thức được (một cách không tự giác) đơn vị nhỏ nhất của lời nói ( câu), là diễn đạt trọn ý. Kết hợp với những kiến thức được cung cấp qua các bài tập luyện từ và câu, học sinh dễ dàng tiếp nhận và thực hành cách viết câu đúng ngữ pháp tiếng việt. Tạo cơ hội cho nhiều em hứng thú tiếp xúc với văn bản là chú yếu (học sinh nhỏ rất thích đọc thành tiếng để luyện phát âm) chưa đặt ra yêu cầu đọc hiểu. Hoạt động đọc từng câu trong quy trình hướng dẫn học sinh luyện đọc ở lớp 2 xuất phát từ các căn cứ khoa học sư phạm và tâm lí trẻ em. Vì vậy không thể bỏ qua, điều đáng quan tâm là việc vận dụng của giáo viên phải hết sức linh hoạt như một số điểm đã nêu trên.
	+Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp: Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài (nên đọc 2 hay 3 dòng đối với bài tập đọc truyện kể, đọc 3 đến 4 dòng đối với bài tập đọc ngắn). Giáo viên theo giõi học sinh đọc để gợi ý hướng dẫn cách ngắt hơi, cách ngắt nhịp thơ cho đúng, đọc đúng ngữ điệu câu và tập phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật (nếu có), hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa tứ ngữ được chú giải trong sách giáo khoa, từ ngữ chưa quen thuộc với học sinh địa phương ( nếu có) ở lớp 2 việc luyện đọc từng đoạn trong bài, tập trung vào những yêu cầu rõ ràng rành mạch là chú yếu, chưa đòi hỏi phải diễn cảm. Yêu cầu giải nghĩa từ cần được tiến hành một cách đơn giản, nhẹ nhàng, phù hợp với học sinh lớp 2(hiểu nghĩa trong văn cảnh cụ thể) tránh khuynh hướng giải nghĩa từ quá cầu kì, mất nhiều thời gian. Không đúng với đặc trưng của phân môn tập đọc.
	+Hướng dẫn đọc từng đoạn trong nhóm (hoặc theo từng cặp). Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp thực hành luyện đọc theo từng cặp (2 em )hoặc theo nhóm nhỏ ( 3- 4 em), dựa vào cách đọc đã được hướng dẫn trên lớp, học sinh cần nối tiếp nhau đọc và theo dõi sách giáo khoa để nhận xét và góp ý cách đọc. Ở hoạt động này, giáo viên cần tạo cho học sinh có thói quen đọc vừa phải để không ảnh hưởng nhiều đến nhóm khác, có kĩ năng nghe và theo dõi sách giao khoa để xác nhận kết quả đọc của bạn.
	+Hướng dẫn đọc đồng thanh: (Một hai đoạn hoặc cả bài ngắn ). Hoạt động này cần được giáo viên vận dụng một cách linh hoạt. Có văn bản thông thường không nên đọc đồng thanh, có văn bản truyện kể chỉ nên chọn đọc một đoạn ( không có hoặc có rất ít lời đối thoại) . Có văn bản miêu tả được đọc đồng thanh 2-3 đoạn hoặc cả bài, có bài thơ đọc đồng thanh cả bài 2- 3 lượt nhằm hỗ trợ cho việc học thuộc lòng. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần rèn cho học sinh có cách đọc đồng thanh nhịp nhàng, vừa phải, không quá to, biết kết hợp nghe các bạn để điều chỉnh giọng đọc.
	-Việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tập đọc cần dựa theo các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa là chú yếu. Để giúp học sinh định hướng hoạt động đọc hiểu, giáo viên cần nêu rõ câu hỏi hoặc giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh trước khi đọc( đọc câu, hay khổ thơ, đọc để biết, hiểu, nhớ điều gì. . . .) sau khi học sinh đọc thầm (hoặc theo dói sách giáo khoa một bạn đọc thành tiếng), giáo viên có thể yêu cầu các em trả lời trao đổi ngay trước lớp hoặc nêu ý kiến trong nhóm rồi cử đại diện phát biểu ( tuỳ đặc điểm, mức độ yêu cầu của câu hỏi bài tập trong sách) cuối cùng giáo viên chốt lại ý chính để học sinh nắm vững, ( có thể yêu cầu học sinh yếu, kém nhắc lại ). Câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa có thể được giáo viên tách thành những ý nhỏ ( hoặc điều chính dẫn dắt bằng câu hỏi phụ).
	*Ví dụ: Câu hỏi 3 trong bài Ngôi Trường Mới (Tập đọc tuần 6) là dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy có những gì mới ? Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 trao đổi nhóm và nêu kết quả ( đổi với lớp có điều kiện thuận lợi ) hoặc tách thành các ý nhỏ để học sinh yếu dễ trả lời
*Dưới mái trường mới, bạn học sinh cảm thấy tiếng trống có gì mới ? (rung động kéo dài ). Tiếng cô giáo thế nào ? (Trang nghiêm mà ấm áp). Tiếng đọc bài của bạn ra sao ? (Vang vang đến lạ). Nhìn các bạn và cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì, bạn cảm thấy thế nào ? (Ai cũng thân thương, chiếc thước kẻ, chiếc bút chì cũng đáng yêu hơn.) Sau đó giáo viên chốt lại ý trả lời đầy đủ cho câu hỏi trong saachs giáo khoa.
	Đối với các câu h ỏi suy luận, giáo viên có thể dựa vào nội dung trả lời trong sách giáo viên để nêu hai phương án trả lời theo kiểu trắc nghiệm cho học sinh lựa chọn phương án đúng.
	*Ví dụ: có thể bố sung câu hỏi 4, bài : Có công mài sắt có ngày nên kim. (tiếng việt 2 tập 1 như sau:
	+Câu chuyện này khuyên em điều gì ? Em hãy chọn câu trả lời đúng:
a.Câu chuyện khuyên em chăm chỉ học tập.
b.Câu chuyện khuyên em chịu khó mài sắt thành kim. Hoặc: Câu chuyện này khuyên em chăm chỉ học tập hay khuyên em chịu khó mài sát thành kim ?
	-Đối với yêu cầu luyện đọc lại, dựa vào trin hf độ đọc của đa số học sinh trong lốp và đặc điểm của bài tập đọc. Giáo viên lựa chọn mức độ và hình thức luyện đọc sao cho phù hợp. Luyện tập và thi đọc tốt 1,2 đoạn hoặc cả bài. Đọc truyện theo vai, tổ chức trò chơi học tập các tác dụng luyện đọc Ở những lớp có nhiều học sinh khá, giỏi giaó viên có thể bước đầu hướng dẫn học đọc diễn cảm, nhưng ở lớp có nhiều học sinh chưa đạt thì chỉ cần luyện đọc đúng( hoặcgiáo viên đã dành nhiều thời gian luyện đọc đầu tiết học thì không cần luyện đọc lại ). Riêng đối với các b ài hoạc thuộc lòng, cho dù đã luyện đọc kĩ giáo viên vẫn cần bố trí thời gian để học sinh được học thuộc bài trên lớp với yêu cầu tối thiếu cần đạt được là: Học thuộc khoảng từ 6 đến 8 dòng thơ trên lớp.
PHẦN V: KẾT LUẬN
	-Tóm lại để có được một giờ học tập đọc được hiệu quả cao cần rất nhiều yếu tổ, trong đó về chủ quan người giáo viên cần có những yêu cầu cơ bản: Có sự chuẩn bị công phu, chu đảo trước giờ dạy, trong giờ dạy sử dung linh hoạt các phương pháp dạy học, có được kĩ năng cơ bản về đọc, 
	-Những yêu cầu trên tuy cụ thể song đều nằm trong khả năng, trình độ của mỗi giáo viên . Chính vì vậy mỗi chúng ta đều có thế phấn đấu để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tập đọc ở lớp 2 nói riêng và môn tiếng việt nói chung.
	-Song song với sự nổ lực của giáo viên, đòi hỏi về sự đầu tư của ngành giáo dục về đồ dùng dạy học, tranh ảnh, băng hính, sách tham khảo,  để góp phần nâng cao chất lượng học đọc nói chung và tập đọc lớp 2 nói riêng.

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM BINH LOP2.doc