Đề tài Một số biện pháp cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với văn học

Đề tài Một số biện pháp cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với văn học

PHẦN I

MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong quá trình đổi mới giáo dục và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, đã làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, mục đích của giáo dục là nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.

Trong đó giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta.

Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, tạo điều kiện thắng lợi trên con đường học tập cũng như trong cuộc sống.

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1365Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
Mở đầu
I. lý do chọn đề tài: 
Trong quá trình đổi mới giáo dục và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, đã làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, mục đích của giáo dục là nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.
Trong đó giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta.
Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, tạo điều kiện thắng lợi trên con đường học tập cũng như trong cuộc sống.
Là giáo viên mầm non. Tôi thưch sự biết mình cần làm gì đẻ góp phần vào việc chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non trong giai hiện nay.
Năm học 2010 – 2011 được sự phân công của nhà trường cho tôi được dạy lớp 5 – 6 tuổi, tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, là chăm sóc trẻ toàn diện vể thể lực, tình cảm, trí tuệ, trẻ được hoạt động vui chơi và học các môn như: Làm quen với toán, làm uen với chữ cái, làm quen với tạo hình, làm quen với âm nhạc, làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với văn học.
Như chúng tôi đã biết làm quen với văn học là tạo điều kiện cho trẻ phát triển ngô ngữ, nhằm rèn luyện phát triển ở trẻ các kỹ năng nghe, nói. Cần thiết để giao tiếp với mọi người xung quanh, cho trẻ làm quen với kỹ năng đọc, viết, ban đầu đẻ chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Phát triển ở trẻ sự hứng thú say mê đọc truyện, rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển vốn từ, dạy trẻ diễn đạt rõ ràng mạch lạc, giúp trẻ cảm nhận được tính cách của các nhân vật trong truyện.
Chính vì vậy tôi nghiên cứu đưa ra một số biện pháp cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với văn học như sau.
Phần ii
Nội dung
I/. Cơ sở lý luận của việc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với văn học, tiền đề khả năng phát triển ngôn ngữ còn mang tính chất giáo dục đức tính truyền thống cho trẻ.
Dạy trẻ làm quen với các thể loại văn học như: Truyện thơ, ca dao, có nội dung phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo, tình yêu thương những người gần gũi, yêu vẻ đẹp thiên nhien qua bài thơ “ Hoa kết trái ” của tác giả Thu Hà. “Trăng ơi...từ đâu đến” của Trần Đăng Khoa. Truyện “Tấm Cám”. Truyện “Hai anh em”...
Làm quen với văn học còn dạy trẻ biết về lao động, giáo dục trẻ tình yêu Bố mẹ, Cô gíao và những người gần gũi, trẻ biết yêu thương lẽ phải, cẩn thận qua các tác phẩm: Cây khế - Tích chu – Ca dao, đồng dao “Công cha như núi thái sơn hay nhiễu điều phủ lấy giá gương”...
Đối với trẻ 5 – 6 tuổi , làm quen với văn học có ý nghĩa rất tốt trong việc giáo dục tính trung thực, biết sửa lỗi, nhận lỗi trong quá trình vui chơi, học tập và sinh hoạt hàng ngày.
II/. Thực trạng của việc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với văn học.
1 - Đặc điểm tình hình của lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
a. Thuận lợi:
Năm học 2003 -:- 2004. Dưới sự chỉ đạo chung của nghành giáo dục mầm non, triển khai và thực hiện nội dung “Nâng cao chât lượng cho trẻ làm quen với văn học” Nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất về đồ dùng học tập phục vụ cho trẻ tương đối đầy đủ.
Giáo viên đã qua đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
Về phía học sinh tổng số 16 cháu, các cháu đều khoẻ mạnh nhanh nhẹn hoạt bát.
b. Khó khăn:
- Bên cạnh những thuận lợi, trong lớp tôi không tránh khỏi những khó khăn. 100% số trẻ đều ở độ tuổi 5 -6 tuổi, nhưng 100% số trẻ đều là con em dân tộc thiểu số , chưa biết nói hết tiếng phổ thông nên có ảnh hưởng đến tiếp thu của trẻ không đồng đều.
2 – Thưc trạng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với văn học:
* Ưu điểm:
Trẻ trong lớp đều ngoan và rất yêu thích bộ môn văn học, trẻ thích được nghe cô kể truyện, hứng thú học tập, yêu thích truyện thơ...
VD: Cô kể truyện “Chú dê đen” cho trẻ nghe thì kể giọng chó sói gặp dê trắng tỏ ra quát nạt, lát sau giọng dê trắng thỏ thẻ yếu ớt, sợ hãi, nhút nhát. Khi chó sói gặp dê đen lúc đầu tỏ ra quát nạt, lúc sau hạ giọng nhỏ hơn, giữa chừng giọng dê đen đanh thép.
Trong khi dạy trẻ kể chuyện hoặc dạy trẻ đọc thơ, tôi luôn chú ý đến thái độ, tình cảm của các cháu đối với tác phẩm đó như thế nào. Mỗi một tác phẩm tôi thường đọc, kể cho nghe rất nhiều lần, tận dụng mọi điều kiện cơ hội đã được học để kể cho trẻ nghe. Khi tổ chức cho trẻ đọc thơ, ca dao, đồng dao. Tôi đặc biệt quan tâm đến cách đọc diễn cảm của trẻ, sửa sai cho những từ khó, từ láy. Khi trẻ đọc thuộc truyện, cô dạy trẻ tập kể, tập đóng kịch, tập phân vai.
3 – Tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học trong lớp:
Ngay từ đầu năm tôi dã xây dựng góc văn học và sưu tầm tranh ảnh, dành cho lứa tuổi mẫu giáo. Xây dựng các góc sách để trẻ được thường xuyên xem các tranh, truyện, trẻ được tập mở sách đọc truyện theo cách nhìn hình ảnh trong truyện mà trẻ thích vào các dịp ngày hội, ngày lễ... được đọc thơ kể truyện trẻ rất thích càng yêu bộ môn văn học hơn.
4 – Cho trẻ làm quen với văn học trong hoạt động chung, hoạt động góc:
Trong giờ học cho trẻ làm quen với văn học ngoài biện pháp gây hứng thú cho trẻ, tôi luôn quan tâm trong việc tích hợp các môn học khác vào việc cho trẻ làm quen với văn học.
VD: Kể cho trẻ nghe truyện “Ai đáng khen nhiều hơn” Hỏi trẻ: Thỏ em đối với thỏ mẹ như thế nào ? Nếu con là thỏ em con sẽ làm gì khi gặp nhím ? Tại sao thỏ anh về muộn không bị mắng ? Trong truyện này ai đáng khen nhiều hơn ? Tại sao ? Sau khi trò truyện đàm thoại, kể cho trẻ nghe, kết thúc cho trẻ vẽ lại hình ảnh trong truyện mà trẻ thích. Trong khi trẻ đọc thơ, kể truyện tôi luôn chú ý đến cách đọc, cách kể truyện, nghe trẻ trả lời các câu hỏi, đánh giá khả năng ghi nhớ và khả năng cảm thụ văn học của trẻ.
VD: Truyện kể về cái gì ? Trong truyện có những nhân vật nào ? Việc đánh giá khả năng ngôn ngữ qua nghe kể truyện sáng tạo, nghe lời thoại, quan sát trẻ tham gia đóng kịch. Giáo viên giúp trẻ thuộc truyện hoặc thơ, có kế hoạch tổ chức hướng dẫn thêm cho trẻ.
Trẻ được nghe cô kể truyện, tập kể truyện, thơ, ca dao, đồng dao. Trong khi nghe cô kể truyện đòi hỏi trẻ phải tập chung chú ý cao để ghi nhớ hoặc bắt trước giọng kể, đọc diễn cảm. Đối với trẻ 5 – 6 tuổi dạy trẻ tập đóng kịch.
VD: Nghe truyện: “Chú dê đen” trẻ thuộc truyện, cho trẻ diễn xuất theo vai, thể hiện tính cách của các nhân vật trẻ rất thích như vậy ghi nhớ sẽ lâu.
*Nhược điểm:
Việc cho trẻ làm quen với văn học rất cần thiết song do điều kiện để cho trẻ tiếp cận với bộ môn này đối với lớp chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn, điều kiện cho trẻ lĩnh hội kiến thức còn ở phạm vi đơn giản, trình độ nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều.
III/. Nhữn biện pháp thưc hiện:
Để giúp trẻ yêu thích và học tốt môn làm quen với văn học bản thân tôi luôn xác định rõ trước hết giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy môn làm quen với văn học trên cơ sở vận dụng linh hoạt vào quá trình soạn giáo án, tôi luôn chủ động đặt ra các câu hỏi gợi mở để dẫn dắt trẻ tham gia các hoạt động, trẻ chú ý lắng nghe thích thú được làm quen với văn học.
Tạo sự hứng thú lôi cuốn trẻ bằng cách, trước khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cần chuẩn bị đồ dùng như thế nào, xây dựng mô hình ra sao ? Cho hấp dãn đối với trẻ, mô hình phải đẹp, các nhân vật trong truyện phải phù hợp, trẻ được nghe, được tri giác, được sờ, được nắm được vật trẻ sẽ nhớ lâu. 
Bằng hình thức nhẹ nhàng tổ chức hoạt động dưới dạng trò chơi, câu đố, đóng kịch...
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô thông qua hình thức: “Học mà chơi – chơi mà học” và thông qua việc tích hợp môn làm quen văn học với các bộ môn học khác.
VD: Truyện kể cho trẻ nghe: “Chú dê đen” tôi xây dựng các mô hình các nhân vật dê đen, dê trắng, chó sói và một số con vật khác sống trong rừng.
Cho trẻ hát cùng đi chơi, trò truyện gợi cảm xúc cho trẻ quan sat xem trong rừng có những nhân vật gì ? tích hợp môi trường xung quanh.
Kể truyện cho trẻ nghe, giáo viên phải biết sử dụng đúng ngữ điệu, nhịp điệu của âm thanh ngôn ngữ để giúp trẻ cảm nhân được tính cách của các nhân vật.
Quan tâm đến trẻ hoạt động nhóm, ngoài việc cho trẻ làm quen với văn học, giờ hoạt động chúng tôi luôn quan tâm đến trẻ hoạt động nhóm, ở góc hoạt động cá nhân trẻ cùng đọc thơ, tập cho trẻ đóng kịch, tập cho trẻ đọc diễn cảm, kể diễn xuất theo vai...
Phần iii
Kết quả
100% trẻ ngoan, biết vâng lời cô, yêu thích bộ môn làm quen với văn học, trẻ biết cách kể diễn cảm nội dung tác phẩm văn học, trẻ phân biệt được đúng, sai – thiện, ác – chăm chỉ, lười biếng ... và có thái độ tình cảm phù hợp.
100% trẻ trong lớp biết cảm nhận rõ ràng, nói năng mạch lạc.
80% số trẻ trong lớp biết cách thể hiện vai diễn trong trò chơi đóng kịch.
1 – Bài học kinh nghiệm:
- Thường xuyên tham gia các chuyên đề do nhà trường và phòng giáo dục nghành học mầm non tổ chức.
- Thường xuyên tự bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu và không ngừng nâng cao tay nghề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Thường xuyên dự giờ học hỏi trao đổi kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp.
- Lên kế hoạch cụ thể các môn học, soạn bài đầy đủ, đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung của từng bài để có kế hoạch thực hiện.
- Thay đổi tranh truyện, sưu tầm trang trí góc học tập cho trẻ làm quen với văn học, thường xuyên trao đổi với phụ huynh để tạo điều kiện cho trẻ làm quen với văn học và các môn học khác khi ở nhà.
2 - Đề xuất kiến nghị:
- Rất mong được sự quan tâm của nghành học mầm non, trường mầm non Tân Pheo, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho bộ môn.
- Mong đựoc tiếp thu kiến thức ở trường bạn, giúp tôi thực hiện nhiệm vụ ngày càng đạt kết quả cao hơn ./.
 Tân Pheo: Ngày........tháng.......năm 2010
 Người viết
 Xa Thị Nhượng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem hs mam non lam quen voi van hoc.doc