A. PHẦN MỞ ĐẦU :
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1/ Đặc trưng trong nhà trường phổ thông đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn toán là một trong những nguyên nhân góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trường Tiểu học nói chung và nói riêng có sự đổi mới của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Mỹ Tú A .
Ở bậc Tiểu học môn Toán còn giúp giáo dục các em những kiến thức ban đầu về thế giới khách quan, đồng thời còn xây dựng một số tính cách, nhân cách của người học, tính cẩn thận, kiên nhẫn, vượt khó, trung thực, kỹ năng và thói quen làm việc có kế hoạch, ham tìm tòi học hỏi vã lại môn Toán nó còn là một môn chính bắt buộc qua các kỳ thi định kỳ để tuyển chọn học sinh giỏi . Từ những yêu cầu quy tắc nắm được và ghi nhớ ở các dạng toán các em đã học rồi sử dụng trong cả các niên học sau này .
ĐỀ TÀI : NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC MÔN TOÁN LỚP 3 THEO CÁC DẠNG CƠ BẢN NHẰM GIÚP HỌC SINH TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP . A. PHẦN MỞ ĐẦU : I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1/ Đặc trưng trong nhà trường phổ thông đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn toán là một trong những nguyên nhân góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trường Tiểu học nói chung và nói riêng có sự đổi mới của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Mỹ Tú A . Ở bậc Tiểu học môn Toán còn giúp giáo dục các em những kiến thức ban đầu về thế giới khách quan, đồng thời còn xây dựng một số tính cách, nhân cách của người học, tính cẩn thận, kiên nhẫn, vượt khó, trung thực, kỹ năng và thói quen làm việc có kế hoạch, ham tìm tòi học hỏi vã lại môn Toán nó còn là một môn chính bắt buộc qua các kỳ thi định kỳ để tuyển chọn học sinh giỏi. Từ những yêu cầu quy tắc nắm được và ghi nhớ ở các dạng toán các em đã học rồi sử dụng trong cả các niên học sau này . Vai trò của giáo viên trong việc dạy – học môn toán : Phần lớn dựa vào các loại sách giáo khoa, sách giáo viên và xem đó là phương tiện giúp học sinh nhận thức về toán học. Trước hết là phải biết đọc, viết được các số tự nhiên, sau đó là thực hiện được các phép tính : Cộng, trừ, nhân, chia và giải được các loại toán trong chương trình toán 3. Nó có tác dụng vào trí nhớ của học sinh, qua đó sẽ phát triển nhân cách, trí tuệ, tư duy sáng tạo, chủ động tích cực trong học tập.v.v.. 2/ Do xu hướng từ thực tiễn của trường Tiểu học Mỹ Tú A. Xuất phát từ nhận định cho thấy thiếu sự đồng bộ về giảng dạy đạt kết quả chưa cao. Đó chính là một trong những nguyên nhân cần phải đầu tư vào cách thức và phương án dạy học cho các em một cách hoàn thiện hơn nữa . - Môn Toán còn đảm bảo cho học sinh cung cấp những kiến thức mới lạ cũng như các môn khác nó được đề cập một đối tượng gần gủi và gắn bó với cuộc sống hằng ngày với học sinh, vì thế môn toán lớp 3 thực chất hình thành từ kỹ năng đến thói quen nhất định, từ đúng đến hay Thông qua đó đối với học sinh lớp 3 đều đạt được là lòng mong muốn của mọi người giáo viên chủ nhiệm - Đôi khi với học sinh lớp 3 có những vấn đề còn nan giải và có thể nói chất lượng học tập của học sinh nhiều phụ huynh còn nêu : “ Con em tôi đã học qua lớp 2, xem ra thì có giải toán tạm được nhưng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và bài toán khác còn sai quá nhiều dẫn đến điểm kém”. Như thế thì qua những câu hỏi cộng với sự thắc mắc trên tôi rất nhọc tâm suy nghĩ và tìm cách khắc phục. Hơn nữa ở bộ môn này nó chính là nền tảng vững chắc nhất cho các em bước vào đời cho nên tôi quyết định đi sâu vào vấn đề để : “ Những giải pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn toán lớp 3, theo các dạng cơ bản hướng tích cực hóa học sinh” . II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Nghiên cứu những giải pháp áp dụng vào thực tiễn dạy – học nhằm để nâng cao chất lượng dạy học môn toán theo hướng tích cực học sinh lớp 3A4 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : 1. Đặt ra các giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh và thay vào đó áp dụng sao cho đồng bộ nhịp nhàng, cụ thể theo chương trình chuẩn kiến thức kỹ năng hiện hành trong năm học của lớp 3A4. Bên cạnh thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của ngành giáo dục, trong đó có sự chấp hành của Ban giám hiệu và chuyên môn . 2. Kiểm tra theo dõi thường xuyên theo định kỳ đối với từng học sinh trong lớp, từ đó có phương hướng sắp xếp điều tiết trong một tiết dạy hoặc một ngày trên lớp IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : Những giải pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn toán lớp 3, theo các dạng cơ bản nhằm giúp học sinh tích cực hóa hoạt động học tập . B . PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN : 1. Quan điểm về việc dạy học môn toán : Trên đà phát triển của xã hội và những nhu cầu đòi hỏi phải nâng cao sự nghiệp giáo dục tài năng trẻ, của các em học sinh nhất thiết phải là : - Trước hết phải tiếp tục bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạy trong khu vực. Như vậy phải tự nghiên cứu cung cấp tài liệu, truy cập thông tin. Có như thế mới truyền đạt đến người học một cách có khoa học và nắm rõ nội dung truyền đạt . - Cần cổ động và khích lệ tinh thần tự học, tự sáng tạo, nhằm hướng tới vấn đề dạy học môn toán ở cấp Tiểu học. Vì môn toán góp phần xây dựng một số phẩm chất, tính cách như : Cần cù, cẩn thận, trung thực và có thói quen làm việc học tập tốt, từ đó phát triển nhân cách của học sinh . - Luôn luôn tổ chức triển khai các chuyên đề hội thảo trong môi trường Sư phạm, vì các yếu tố toán học giúp học sinh cho việc chuẩn bị tốt các nội dung có liên quan ở các lớp trên, nội dung đó là bước đầu thực hiện quan điểm thích hợp trong môn toán . 2. Khái niệm về các kỹ năng cơ bản : 1/ Số học : a/ Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000. - Củng cố và nắm lại nội dung các bảng nhân và bảng chia 2,3,4,5 từ đó lập các bảng nhân, chia 6,7,8,9 làm tiền đề hoàn thiện các bảng nhân, chia . - Bổ sung thực hành cộng, trừ, nhân, chia không nhớ, có nhớ . - Làm quen và thực hiện phép tính của biểu thức, kết hợp các dạng toán tìm x . b/ Giới thiệu các số trong phạm vi 1000 c/ Giới thiệu các số trong phạm vi 100.000 . 2/ Đại lượng và đo đại lượng : - Lập bảng và làm quen với các đơn vị đo độ dài - Ngày, tháng, năm, thực hành xem lịch . 3/ Yếu tố hình học : - Giới thiệu góc vuông, không vuông đỉnh góc, tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông - Thực hành trang trí hình tròn, nắm được tâm, bán kính, đường kính . 4/ Yếu tố thống kê : - Nắm được các số liệu - Tập sắp xếp lại số liệu theo yêu cầu . 5/ Giải bài toán : - Giải bài toán 2 phép tính, bài toán liên quan rút về đơn vị . * Từ những mảng cơ bản của kỹ năng kiến thức trên giáo viên xem xét và sắp xếp theo trình tự và áp dụng theo bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng là pháp lệnh, nhằm tạo điều kiện để các em thực hiện từ dễ đến khó, thấp đến cao thành thạo và nhanh hơn, qua việc đó các em phát huy được tính tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo khi tham gia vào học tập, song vẫn mang tính tác dụng cho các em nắm vững kiến thức của môn toán trong chương trình lớp 3 . 3/ Mục tiêu dạy học cần đạt của môn toán lớp 3 : * Để giúp cho việc dạy học, học sinh đạt mục tiêu môn toán giáo viên cần cho các em nắm được : 3.1 Biết đếm đọc viết các số trong phạm vi 100.000, biết so sánh các số từ bé đến lớn và ngược lại, thực hiện được bốn phép tính, trong các dạng toán theo sách giáo khoa Biết tính giá trị của biểu thức, tìm thành phần chưa biết, tìm một trong các phần bằng nhau. Đo và ước lượng các đại lượng, biết thêm về hình chữ nhật, hình vuông Bước đầu vận dụng các kiến thức của môn toán để giải quyết các vấn đề thường gặp như : đọc và sắp xếp các số liệu, giải bài toán có lời văn, thực hành xác định góc vuông, góc không vuông, bằng ê ke, thực hành đo thời gian, khối lượng, đo dung tích và chuyển đổi sử dụng tiền Việt Nam * Thông qua các hoạt động dạy học trên giúp học sinh phát triển tính dẻo dai, kiên trì, hình thành các năng lực tư duy (so sánh, lực chọn, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa ) giàu trí tưởng tượng, tập nhận xét các số thu thập được, diễn đạt gọn rõ, đúng thông tin, cẩn thận, chăm chỉ tự tin và đem lại tiếng cười nhẹ nhàng, hứng thú trong học tập và thực hành Song song qua các hình này giúp các em nhanh chóng nắm nội dung bài, ứng dụng điều đã học trong sách vở vào đời sống nhiều hơn, đúng hơn nữa là rèn luyện nhân cách cho người học . 3.2/ Yêu cầu về chuẩn kiến thức môn toán đối với học sinh lớp 3 : - Đối với học sinh khi học môn toán phải cảm nhận có ý thức, nhanh, hệ thống lôgíc, nhưng phải đúng theo nội dung chuẩn kiến thức kỹ năng đôi khi có thể vận dụng thêm những nội dung vượt chuẩn nhưng phải dành cho các em khá, giỏi . - Nắm và biết giải được các loại toán 3 theo bố cục phân phối chương trình, tích hợp các mối quan, tình tiết giữa nội dung này với nội dung khác, sao cho mối quan hệ kiến thức chặt chẽ, các kiến thức kỹ năng chủ yếu bằng thực hành luyện tập, ôn tập củng cố thường xuyên. Tuy nhiên còn phải biết gọi tên của các phép tính theo phạm vi đã được giới hạn - Từ đó đúc kết và đánh giá được những điều đã tham hiểu cho chính mình biết dựa trên hệ thống từng phần yêu cầu Thể hiện bước đầu khả năng chủ động, sáng tạo, tư duy, ứng dụng trong thực tiển . CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ : 1/ Nhận định chung : Nhận xét khách quan tình hình học tập của các em hiện nay, nền giáo dục áp dụng chung cho cả nước giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn đóng vai trò chỉ đạo Đương nhiên cũng gặp nhiều sự vướng mắc khó khăn ở lớp 3A4 về thiếu sự quan tâm đúng mức, thiếu tư liệu Bên cạnh vẫn còn hạn chế những dụng cụ học tập cần thiết, vở bài tập, sách giáo khoa, chưa nắm bắt thông tin tham hiểu với cuộc sống đô thị, từ đó dẫn đến chưa phù hợp với vùng nông thôn Tuy vậy bên cạnh các bậc phụ huynh còn hạn chế kiến thức, cộng với sự quan tâm tốt của con em, khi học ở trường cũng như ở nhà(Vì còn rất khó khăn trong cuộc sống về kinh tế )Cho nên việc dạy – học môn toán còn gặp những mặt khuyết đối với học sinh lớp 3 . 2/ Về học sinh : Qua từng giai đoạn thực hiện nội dung chương trình môn toán trên lớp đã cho thấy các em còn sai khá nhiều về kiến thức cũng như thực hành, đặc biệt là sự phân hóa tâm lí, ít tập trung trong giờ học cảm nhận đơn giản đó dẫn đến thực hiện giải toán sai theo yêu cầu : Ví dụ : Tính : ( Trang 5,6 ) Học sinh thực hiện chưa đúng theo đơn vị, chục, trăm dẫn đến . 256 hay 108 125 75 381 183 - Trong dạy – học học sinh đôi lúc đối với phép trừ có nhớ thì lại quên trả số nhớ để trừ tiếp tục chẳng hạn : Ví dụ : 442 – 114 - Đối với phép nhân học sinh viết thừa số chưa đúng vị trí và quên số nhớ Ví dụ : 38 x 2 đặt tính 38 2 - Đối với phép chia gần cuối chương trình lớp 3 trừ nhẫm còn sai, dẫn đến các số thương sai cụ thể : Ví dụ : 23436 3 7478 23 26 0 - Sau khi học xong phép cộng, trừ sang cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn và không có dấu ngoặc đơn các em còn nhằm lẫn cách thực hiện . - Giải bài toán bằng 2 phép tính dạng tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng . Ví dụ : nêu bài toán rồi giải bài toán theo tóm tắt sau : ( chuẩn kiến thức kỹ năng cần làm ) . 17 kg Con : ? kg Mẹ : Học sinh chỉ nhìn thấy có một số liệu 17 kg và dẫn đến giải sai; và một số loại toán, lập đề toán t ... để tìm được số kg của mẹ em thực hiện phép tính gì ? (điều quan trọng là cho học sinh nhìn thấy đoạn thẳng của con là một phần đều bằng nhau ) Giáo viên nêu bài toán hỏi gì ? giáo viên ghi dấu ? kg, sau sơ đồ đoạn thẳng, vậy bài toán cho các các em tìm gì ? số kg của ai ? ( mẹ và con ) . - Đây là bài toán giúp học sinh nêu nội dung thực tế và tự tư duy độc lập, sáng tạo, phát triển trí tuệ của người học, từ việc học tập đó giáo viên cho 1,2 học sinh khá giỏi tự chủ đặt đề toán trước lớp qua sơ đồ đoạn thẳng ( Nếu cần thiết giáo viên có thể gợi ý thêm cho các em ) . Ví dụ : Con cân nặng 17 kg, mẹ cân nặng gấp 3 lần con. Hỏi cả hai mẹ con cân nặng bao nhiêu kg ? Gọi 2 học sinh lên bảng giải Số kg của mẹ gấp 3 lần con là : 17 x 3 = 51 (kg) Số kg của hai mẹ con là : 51 + 17 = 68 (kg) Đáp số : 68 kg gạo Giáo viên cho lớp thực hiện vở nháp, kết hợp xuống lớp quan sát sữa chữa về phép tính, lời văn ( có nhiều lời văn ) đến việc sữa chữa chung trên lớp . * Với dạng toán : lập đề toán theo tóm tắt rồi giải bài toán đó : Ví dụ : Tóm tắt (bài 3 trang 129) 4 xe : 8520 viên gạch 3 xe : . viên gạch ? - Trước tiên giáo viên cho học sinh liên hệ đến kiến thức bài cũ có liên quan với dạng : bài toán giải bằng 2 phép tính có liên quan rút về đơn vị . - Giáo viên cho học sinh thầm (1,2) để nghỉ cách áp dụng vào tóm tắt nhằm đưa ra cách đặt đề toán ( như dạng toán sơ đồ trên đã học ) và cho 1,2 học sinh nêu to đề toán trước lớp, GV kết hợp vẽ sơ đồ đoạn thẳng trên bảng lớp Chẳng hạn : 8520 viên gạch ? viên gạch Hỏi : + Bài toán cho biết gì ? ( 4 xe chở được 8520 viên gạch ) + Bài toán hỏi gì ? ( 3 xe chở được bao nhiêu viên gạch ) + Muốn biết 3 xe chở được ta cần phải biết gì ? ( 1 xe chở được bao nhiêu viên gạch ) Như vậy căn cứ dựa vào sơ đồ và những câu hỏi trên . Hỏi : + Hỏi làm thế nào tính được 1 xe chở được bao nhiêu viên gạch ? (lấy 8520 chia cho 4 được 2130 viên ) . + Bây giờ làm thế nào để tính 3 xe chở bao nhiêu viên gạch : ( lấy 2130 nhân 3 được 6390 viên ) đáp số : 6390 viên gạch . - GV cho lớp giải vào vở, 1 học sinh lên bảng, kết hợp chấm chữa bài, một số học sinh nhận xét lời văn và phép tính cách giải, đồng thời khen ngợi, tuyên dương giáo viên sữa chữa cụ thể . Giải Số viên gạch trong mỗi xe là : 8520 : 4 = 2130 (viên) Số viên gạch trong 3 xe là : 2130 x 3 = 6390 (viên) Đáp số : 6390 (viên gạch) 3/ Tham khảo liên hệ áp dụng vào thực tế : 3.1 Về đồng nghiệp : - Nghiên cứu, trao đổi tìm hiểu những kinh nghiệm trong công tác dự giờ, rút ra những điều hay từ đồng nghiệp, tham gia tích cực cuộc họp hội chuyên môn, tổ Không ngừng học hỏi các kinh nghiệm ghi nhớ của giáo viên giỏi, thao giảng hội giảng chuyên đề. Từ đó áp dụng cho lớp mình phụ trách . Hợp thức liên hệ thông tin hai chiều của ngành giáo dục cũng như tham mưu với ban giám hiệu, giáo viên chuyên thể dục, nhạc, họa, giúp các em nâng cao thể lực vui chơi và biết yêu cái đẹp thẩm mỹ. Nó cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục . - Bên vấn đề cũng cần mật thiết liên hệ với thư viện mượn sách giáo khoa, vở bài tập, tài liệu cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn . - Tổ chức giao lưu với các trường bạn phong trào hoa phượng đỏ, tham quan từ đó sẽ cởi mở hơn trong học tập 3.2 Giáo viên chủ nhiệm : Là người giáo viên chủ nhiệm phải hiểu rõ tâm sinh lý của từng đối tượng học sinh, có như thế mới đề ra những kế hoạch theo thời gian như : tuần, tháng, học kì, các kì kiềm tra thành lập các cuộc họp phụ huynh đầu năm 3.2. phương 1 Các pháp và hình thức kiểm tra : Đối với việc học tập trên lớp, mỗi ngày giáo viên có sự kiểm tra lại kiến thức, giúp các em thấy được sự tự giác và cách thức của người học. Thông qua đó giáo viên nhận xét các em có làm bài, học bài, nắm được nội dung cần truyền đạt không từ đó có cơ sở chia học sinh làm hai loại trình độ . a/ Học sinh giỏi và học sinh khá (năng khiếu) Ở dạng học sinh giỏi và khả (năng khiếu) chỉ cần bồi dưỡng thêm về toán có hình thức các nội dung cao hơn (vượt chuẩn) nhưng có sự kiểm tra lại của giáo viên . b/ Học sinh trung bình yếu Đây là những đối tượng học sinh cần quan tâm nhất và đáng yêu thương nhất. Vì thế giáo viên có sự kết hợp với cán bộ lớp, nên tổ chức sắp xếp thành những nhóm tổ học tập ở lớp, ở nhà . Thời gian ở lớp : giáo viên chia thành 3 nhóm, theo 3 tổ. Trong đó có 1 lớp trưởng, 1 lớp phó, 1 phó văn nghệ - lao động, chấp hành theo sự phân công của giáo viên. Khi trước vào học giờ giấc theo quy định, truy bài đầu giờ 10 phút, về những nội dung đã học, cần học. Bên cạnh việc phải bố trí chỗ ngồi học, xen kẽ nhóm thảo luận cặp, 1 học sinh giỏi có 1 học sinh yếu. Điều trọng tâm ở đây giáo viên thường xuyên giúp đỡ, quan tâm nhiều trong mỗi tiết học đối với những học sinh yếu. Trước hết là làm sao cho các em nắm được chủ định hoàn toàn những nội dung, kiến thức toán theo chuẩn kiến thức kỹ năng, từ đó dần dần phát triển thêm Tuy nhiên cũng cần dạy – học môn toán cho học sinh phải giáo dục liên tục, đủ số tiết mới có hiệu quả . Ví dụ : Khi dạy kèm những học sinh yếu ở lớp thực hiện giải bài toán chẳng hạn 234 - Cho nêu cách thực hiện 2 - Cho giải trên bảng lớp 468 - Nêu miệng lại cách giải Nếu chưa thấy thông thạo, tiếp tục cho giải thêm một số bài khác vào bảng con, vở, phía dưới lớp, giáo viên đến kiểm tra chỉ dẫn kết hợp cho vài phép tính vừa sức về nhà để tiếp tục giải. Hôm sau đến lớp giáo viên lại kiểm tra, cứ như thế mà trường kỳ bản thân tôi tin rằng sẽ mang lại điều như mong muốn ở bộ môn này . 3.2.2 : Phương thức kiểm tra : a/ Kiểm tra định kỳ : - Theo dõi những em trung bình yếu này, nắm được thiết yếu nhằm đề ra kế hoạch : - Kiểm tra từng phần theo nội dung chương trình toán 3 . - Kiểm tra cuối kỳ I, xem qua học lực để xác định hướng bồi dưỡng phát triển cao hơn . b/ Kiểm tra viết thực hành có thể là đưa ra những nội dung đã học, kiểm tra một vài tiết trên giấy trắng. Từ đó xem xét lại từng tháng so sánh với từng đối tượng học sinh, đề ra kế hoạch, phương án kịp thời nâng cao chất lượng học sinh yếu lên trung bình, trung bình lên khá, khá phát triển giỏi . * Xoay quanh vấn đề trên tôi quyết tâm tìm thêm một số giải pháp khác lồng ghép vào chất lượng học tập của các em . - Rà soát số học sinh yếu kém trao gởi liên lạc với giáo viên dạy lớp hai buổi trên ngày . - Giáo dục cho học sinh chỉ mang tính chú trọng ngay từ đầu, có sự hoạt động dạy và học đồng bộ, kiên trì, bền bỉ, đem lại niềm vui cho các em - Nghiên cứu soạn giảng tiết dạy cho phù hợp từng đối tượng học sinh cụ thể, khai thác đồ dùng dạy học hợp lí tình tiết, tình huống phù hợp 3.3 Các bậc phụ huynh học sinh : Với những bậc phụ huynh, đây là một lực lượng có tầm quan trọng, trong việc phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, nhân cách cho con em học sinh, vì nguyên do thời gian tiếp xúc ở nhà thì nhiều, tiếp cận trên lớp thì ít cho nên ngay từ đầu niên học tôi có kế hoạch kết hợp chặt chẽ, liên hệ thăm hỏi, thông tin với một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn, báo cáo về học tập, thực trạng của từng đối tượng cho mỗi phụ huynh nắm rõ. Rồi tổ chức các cuộc họp phụ huynh theo kế hoạch của nhà trường. Mục đích báo cáo học tập, giáo dục vấn đề đặc biệt là đi sâu vào mộ số học sinh yếu, trung bình cho phụ huynh hiểu, để tạo điều kiện tốt cho các em đi học đều hơn, có góc học tập thích hợp . * Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu các giải pháp, phương pháp để nâng cao chất lượng giáo dục thực hiện giờ học toán 3 . Tôi tin rằng sẽ đạt những hiệu quả tốt đẹp, như người giáo viên chủ nhiệm đã mơ ước cho học sinh chính mình và tạo tiền đề cho nền giáo dục chung . * Thực nghiệm kết quả : Trải qua quá trình giảng dạy, tìm hiểu những giải pháp áp dụng vào bộ môn toán thực tiễn cho thấy sau mấy tháng học sinh lớp 3A4 đã đạt được kết quả khả quan, so với khảo sát đầu năm . Tổng số : 16/8 Giỏi : 3 em Tỷ lệ Trên TB : 81,25% Khá : 5 em Tỷ lệ dưới TB : 18,75% Yếu : 3 em Đến một thời điểm thích hợp tôi tổ chức kiểm tra lại những nội dung đã rèn luyện, truyền đạt qua chấm bài cho thấy kết quả tăng lên rõ rệt như sau : Giỏi : 6 em Khá : 9 em TB : 1 em Yếu : / Như vậy hiện nay số học sinh không còn yếu đó là điều BGH phụ huynh – giáo viên chủ nhiệm rất vui lòng trong công tác rèn luyện học sinh thành công. Với những thành tựu đạt được như thế tôi nhìn lại bảng thân có phần phát triển hơn trước nhiều. Vậy như thế áp dụng sáng kiến trên là điều cần thiết và vô cùng quan trọng, trong công tác giảng dạy cho học sinh thân yêu . C. PHẦN KẾT THÚC : 1/ Kết luận : Từ những kết quả trên là một trong những quá trình suy nghĩ tôi rút ra được khi giảng dạy bộ môn toán : Trước hết là người giáo viên phải là người “ Vì tương lai cho con em chúng ta”; và là người nhà giáo phải gương mẫu, yêu nghề, mến trẻ - Phải luôn luôn và không ngừng học hỏi để rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn. Trong công tác giảng dãy nên đề cập áp dụng phương pháp mới lấy học sinh làm trung tâm, động viên các em chủ động trong học tập - Tìm xem những học sinh yếu để sữa chữa kịp thời, phát huy cao trình độ, năng lực của các em, khuyến khích khen ngợi những em có cách giải những bài toán khó hay . - Tổ chức học sinh khá, giỏi kèm cập học sinh yếu một cách thường xuyên, phát huy cách học tập theo nhóm, tổ, đầu giờ kiểm tra chéo với nhau, kết hợp các hoạt động vui chơi ngoài giờ - Giáo viên tạo sự quan hệ tốt với phụ huynh, xã hội, phải chặt chẽ nhằm giúp các em xây dựng tốt hơn trong việc học tập và thông hiểu một cách sát thực, từ đó sẽ mang lại hiệu quả cao nhất như mong muốn . - Nắm bắt kịp thời những thông tin hai chiều của ngành cũng như thông tin của BGH để thực tiễn vận dụng cho lớp mình phụ trách trong cả năm . 2/ Đề xuất : Để nâng cao chất lượng dạy – học đạt hiệu quả cao hơn nữa trong sự nghiệp vì học sinh thân yêu. Tôi có một số ý kiến, kiến nghị. - Tăng cường tổ chức hội giảng chuyên đề thường xuyên hàng tháng . - Mong muốn sự hỗ trợ của các phương tiện như : dụng cụ, đồ dùng dạy học của thư viện, vở bài tập, sách giáo khoa cho những học sinh nghèo khó khăn mượn - Tăng cường các dự án cho học sinh vùng nông thôn . - Có sự hỗ trợ và quan tâm của các cấp chính quyền địa phương Mỹ Tú A, tháng 03 năm 2010 Người thực hiện Nguyễn Văn Phát
Tài liệu đính kèm: