Câu 1.( 1,5 điểm) Điền vào chỗ trống d hay r ?
- Đường dài ằng ặc
- Mưa rơi ả ích
- Lửa cháy ừng ực
Câu 2.( 2,5 điểm) Em chọn từ thích hợp trong các từ sau đây để điền vào chỗ chấm: hòa nhã, hòa thuận, hòa giải, hòa hợp, hòa mình.
- Gia đình
- Nói năng
- với xung quanh
- Tính tình với nhau
- những vụ xích mích
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2011-2012 Môn: Tiếng Việt - Lớp 3 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian chép đề) Câu 1.( 1,5 điểm) Điền vào chỗ trống d hay r ? - Đường dài ằng ặc - Mưa rơi ả ích - Lửa cháy ừng ực Câu 2.( 2,5 điểm) Em chọn từ thích hợp trong các từ sau đây để điền vào chỗ chấm: hòa nhã, hòa thuận, hòa giải, hòa hợp, hòa mình. - Gia đình - Nói năng - với xung quanh - Tính tình với nhau - những vụ xích mích Câu 3.(1,5 điểm) Đặt 1 câu kể theo mẫu câu: Ai là gì ? ......................................................................................................................................... Câu 4.( 4,5 điểm) Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được gạch chân: b, Ông ngoại đang tưới rau ngoài vườn. ......................................................................................................................................... a, Mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. ......................................................................................................................................... c, Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. ......................................................................................................................................... Câu 5.( 2 điểm) Trong đoạn thơ sau, những vật nào được nhân hoá ? Những từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó ? Hạt mưa tinh nghịch lắm Thi cùng với ông sấm Gõ thùng như trẻ con Ào ào như mái tôn. Câu 6. ( 8 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 7 đến 10 câu ) kể về cô giáo của em. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: TIẾNG VIỆT – Lớp 3 Câu Hướng dẫn chấm Biểu điểm 1 - Đường dài dằng dặc - Mưa rơi rả rích - Lửa cháy rừng rực 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 2 - Gia đình hòa thuận - Nói năng hòa nhã - Hòa mình với xung quanh - Tính tình hòa hợp với nhau - Hòa giải những vụ xích mích 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 3 Ví dụ: Bố Dương là giáo viên. 1,5 điểm 4 a, Ai đang tưới rau ngoài vườn ? b, Mấy cậu học trò như thế nào ? c, Trần Quốc Khái quê ở đâu ? 1,5 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm 5 Sự vật được nhân hóa Từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa - Hạt mưa - Sấm - tinh nghịch - ông, gõ thùng như trẻ con 0,75 điểm 1,25 điểm 6 * Học sinh cần viết được theo các ý sau: - Cô giáo tên là gì ? Cô giáo dạy em năm em học lớp mấy ? - Cô giáo hàng ngày làm những công việc gì ? - Cô giáo làm việc như thế nào ? - Tình cảm của mọi người dành cho cô giáo như thế nào ? - Lời văn diễn đạt mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp; trình bày đoạn văn sạch sẽ, đúng bố cục. 1 điểm. 2 điểm 2 điểm 1 điểm 2 điểm
Tài liệu đính kèm: