Đề thi học sinh giỏi Môn: Tiếng Việt Thời gian: 90 phút

Đề thi học sinh giỏi Môn: Tiếng Việt Thời gian: 90 phút

Câu 1 ( 2đ) Khoanh tròn vào chữ đứng trước từ chỉ phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người:

A. Ngoan ngoãn B. Cần mẫn C. Chịu khó D. Can đảm

Câu 2: Đọc đoạn văn sau: ( 4đ)

Trời nắng gắt. Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất Nó dừng lại, ngước đầu lên, mình nhún nhảy rung rinh, giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên, đậu xuống thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn. Nó đi dọc ngang, sục sạo, tìm kiếm.

 Vũ Tú Nam

a) Tìm các từ chỉ hoạt động của con ong trong đoạn văn trên.

b) Những từ ngữ này cho thấy con ông ở đây là con vật thế nào?

 

doc 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Môn: Tiếng Việt Thời gian: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề thi HS giỏi 
Môn: Tiếng Việt
 Thời gian: 90 phút
Câu 1 ( 2đ) Khoanh tròn vào chữ đứng trước từ chỉ phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người:
A. Ngoan ngoãn B. Cần mẫn C. Chịu khó D. Can đảm
Câu 2: Đọc đoạn văn sau: ( 4đ)
Trời nắng gắt. Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đấtNó dừng lại, ngước đầu lên, mình nhún nhảy rung rinh, giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên, đậu xuống thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn. Nó đi dọc ngang, sục sạo, tìm kiếm.
 Vũ Tú Nam
a) Tìm các từ chỉ hoạt động của con ong trong đoạn văn trên.
b) Những từ ngữ này cho thấy con ông ở đây là con vật thế nào?
Câu 3: Nối các câu sau tương ứng với mẫu câu: (3đ)
A- Núi cao quá. 1. Ai ( cái gì) – là gì?
B- Bé An là học sinh mẫu giáo 2. Ai ( cái gì) – thế nào?
C- Nó làm bài cô giáo cho 3. Ai ( cái gì) – làm gì?
Câu 4: ( 2đ ) Xếp các từ sau thành 2 nhóm: trẩy hội, hội làng, đại hội, hội nghị, dạ hội, vù hội, hội đàm, hội thảo.
Chỉ việc vui tổ chức định kỳ
Chỉ cuộc họp
.
..
.
.
.
Câu 5:( 2đ) Trong khổ thơ dưới đây tác giả đã so sánh hai sự vật nào với nhau? Hai sự vật giống nhau ở chỗ nào? Từ so sánh được dùng ở đây là từ gì?
Lịch đếm từng ngày các con lớn lên
 Bố mẹ già đi ông bà già nữa
 Năm tháng bay như cánh chim qua cửa
 Vội vàng lên con đừng để muộn điều gì.
 Nguyễn Hoàng Sơn 
Câu 6: ( 2 đ) Đọc đoạn thơ sau:
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
 Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
 Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
 Nguyễn Duy
a) Từ ngữ nào trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hóa?
b) Biện pháp nhân hóa đã giúp người đọc cảm nhận được những phẩm chất đẹp đẽ gì ở cây tre Việt Nam? 
Câu 7: ( 5đ) Hãy viết thư thăm một người thân hoặc một người mà em quý mến( ôn, bà, cô, bác, cô giáo cũ, bạn cũ)
Hết.
Đáp án : Môn: Tiếng Việt:
Câu 1 : A
Câu 2:
a) lứơt, dừng, ngước ( đầu), nhún nhảy, giơ, vuốt( râu), bay, đậu, rà khắp ( mảnh vườn), đi dọc, đi ngang, sục sạo, tìm kiếm.
b) Con ong ở đây là con vật nhanh nhẹn, linh lợi, thông minh.
Câu 3: 
 A – 2
 B – 1 
 C – 3
Câu 4: 
Chỉ việc vui tổ chức định kỳ
Chỉ cuộc họp
Trẩy hội, hội làng, vũ hội, dạ hội.
Đại hội, hội nghị, hội thảo, hội đàm.
Câu 5: 
- Hai vật được so sánh với nhau là: Năm tháng bay / cánh chim qua cửa
- Điểm giống nhau là: Tốc độ nhanh
- Từ so sánh là: Như
Câu 6: 
a) - Vươn mình, đu, hát ru
 - Yêu nhiều, không đứng khuất
 - Thân bọc lấy thân, tay ôm , tay níu
 - Thương nhau không ở riêng
b) Giúp người đọc cảm nhận được các phẩm chất tốt đẹp của tre; chịu đựng gian khổ, tràn đầy yêu thương, đoàn kết chở che nhau, kề vai sát cánh bên nhau.
Câu 7 : Gợi ý:
- Hình dung lai thể thức của một bức thư: dòng đầu thư, nội dung..,dòng cuối thư
Đề thi HS giỏi
Môn: toán
Thời gian: 90 phút
Câu 1: ( 3 điểm): Hãy viết thêm 4 số nữa vào mỗi dãy số sau:
a) 127; 124; 121; ..;;..;..
b) 2; 4; 8; 16 ; .; ;...;.
Câu 2: ( 4 điểm): Tìm Y, biết:
a) y x ( 134 – 135) = 904 
b) ( 639 + 339) : y = 6
Câu 3 : ( 2 điểm) 
 Chu vi một mảnh vườn hình chữ nhật là 50 m. Cạnh ngắn của mảnh vườn là 11 m. Tính cạnh dài của mảnh vườn? 
Câu 4 : ( 5 điểm) 
 Một lớp học có 27 học sinh. 1/9 số học sinh của lớp đạt loại giỏi. 1/3 số học sinh của lớp đạt loại khá, còn lại đạt loại trung bình và lớp không có học sinh dạt loại yếu kém. Hỏi: 
 a) Tính số học sinh giỏi và khá của lớp là bao nhiêu?
 b) Tính số học sinh loại trung bình của lớp?
Câu 5: ( 4 điểm)
 Một hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi một hình vuông. Cạnh dài của hình vuông là 9 cm, cạnh ngắn của hình là 7 cm . Tính: a) Cạnh hình vuông đó.
 b) Diện tích hình vuông đó.
Đáp án : Toán
 Câu 1: ( 3 điểm)
a) 127; 124; 121; 118; 115; 112; 109 ( 1,5đ)
b) 2; 4; 8; 16; 32; 64; 128; 256 (1,5đ)
 Câu 2 : ( 4 điểm) Tìm y biết: 
a) y x ( 143 – 135 ) = 904
 y x 8 = 904
 y = 904 : 8 
 y = 113
b) ( 639 + 339) : y = 6 
 978 : y = 6
 y =978 : 6 
 y = 163
Câu 3 : (2 điểm) : 
Giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là: ( 0,5 đ)
 50 : 2 = 25 (m) ( 0,5đ)
Cạnh dài hình chữ nhật là: ( 0,5đ)
 25 – 11 = 14 (m) ( 0,5đ)
 Đáp số: 14 m
Câu 4 : ( 5 điểm) 
Giải:
Số học sinh giỏi của lớp là: (0,5đ)
 27 : 9 = 3 ( học sinh) (0,5đ)
Số học sinh khá của lớp là: (0,5đ)
 27 : 3 = 9 ( học sinh) (0,5đ)
Số học sinh khá và học sinh giỏi của lớp là: (0,5đ)
 3 + 9 = 12( học sinh) (0,5đ)
Số học sinh TB của lớp là: (0,5đ)
 27 – 12 = 15 ( học sinh) ( 0,5 đ)
 Đáp số: a) 12 học sinh (0,5đ)
 b) 15 học sinh (0,5đ)
Câu 5: ( 4 điểm)
Giải:
Chu vi hình vuông đó là: ( 0,5đ)
 ( 9 + 7) x 2 = 32 ( cm) ( 1 đ)
Cạnh hình vuông đó là: ( 0,5đ)
 32 : 4 = 8 ( cm) ( 1đ)
Diện tích hình vuông đó là: ( 0,5đ)
 8 x 8 = 64 (cm2 ) ( 0,5đ)
 Đáp số: 64 cm 2

Tài liệu đính kèm:

  • docFDe thi HS gioidoc.doc