Đổi mới phương pháp dạy phân môn Chính tả cho học sinh lớp 2A- Trường Tiểu học Khải Xuân

Đổi mới phương pháp dạy phân môn Chính tả cho học sinh lớp 2A- Trường Tiểu học Khải Xuân

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Ngày nay, vấn đề giáo dục Tiểu học đang được nhiều quốc gia quan tâm nghiên cứu. Thực tế các nước phát triển cho thấy: giáo dục Tiểu học là một bộ phận không thể thiếu được, làm nền tảng cho sự phát triển của đất nước. Bất kỳ một quốc gia nào muốn trở thành một nước phát triển nhất thiết phải đạt được trình độ phổ cập giáo dục Tiểu học. Sở dĩ như vậy là ở bậc tiểu học, lần đầu tiên trẻ tiến hành hoạt động học tập với tư cách là hoạt động chủ đạo. Nhờ hoạt động chủ đạo này mà học sinh Tiểu học hình thành được cách học với hệ thống kỹ năng học tập cơ bản tạo năng lực học tập của các em, vì vậy yêu cầu hàng đầu ở bậc Tiểu học hiện nay là hình thành cho học sinh kĩ năng học tập cơ bản, đặc biệt là kĩ năng viết đúng chính tả. Do đó việc dạy viết đúng chính tả phải được coi trọng ngay đối với học sinh các lớp của trường Tiểu học. Việc dạy chính tả được hiểu như việc rèn luyện những chuẩn mực của ngôn ngữ viết. ở các lớp Tiểu học, chính tả sẽ tạo điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ của các em.

 

doc 22 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đổi mới phương pháp dạy phân môn Chính tả cho học sinh lớp 2A- Trường Tiểu học Khải Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHòNG giáo dục và đào tạo THANH BA 
 Trường TIểU HọC KHảI XUÂN
Đổi mới phương pháp dạy
Phân môn chính tả cho học sinh
Lớp 2A- trường tiểu học khải xuân
 Người thực hiện : Trần thị Hà 
 Tổ chuyên môn: 1-2-3
	Khải Xuân, tháng 1 năm 2011	
Mục lục
 Trang
A. Đặt vấn đề: 3 
I. Lý do chọn đề tài 3
II. Mục đích đổi mới 4
III. Giới hạn nội dung đổi mới 4
IV. Các phương pháp nghiên cứu chính 4 V. Tên nội dung đổi mới 4
VI. Đối tượng nghiên cứu 4
VII. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
B. Giải quyết vấn đề: 5
Chương I: Cơ sở lý luận 5
1. Chính tả là gì? 5
2. Thế nào là chuẩn chính tả? 5
3. Một số vấn đề về tâm lý học và ngôn ngữ học liên quan đến
 việc dạy chính tả. 5 
4. Một số nguyên tắc chính tả Tiếng Việt. 7
Chương II: Cơ sở thực tiễn 9
1. Những trở ngại lớn của hiện tượng chính tả không có ý thức 9
2. Kết quả khảo sát. 9
Chương III: Giả thuyết khoa học 12
Chương IV: Quá trình thực hiện vấn đề. 13
C. Bài học kinh nghiệm. 18
A. Đặt vấn đề
I. Lý do chọn đề tài:
 Ngày nay, vấn đề giáo dục Tiểu học đang được nhiều quốc gia quan tâm nghiên cứu. Thực tế các nước phát triển cho thấy: giáo dục Tiểu học là một bộ phận không thể thiếu được, làm nền tảng cho sự phát triển của đất nước. Bất kỳ một quốc gia nào muốn trở thành một nước phát triển nhất thiết phải đạt được trình độ phổ cập giáo dục Tiểu học. Sở dĩ như vậy là ở bậc tiểu học, lần đầu tiên trẻ tiến hành hoạt động học tập với tư cách là hoạt động chủ đạo. Nhờ hoạt động chủ đạo này mà học sinh Tiểu học hình thành được cách học với hệ thống kỹ năng học tập cơ bản tạo năng lực học tập của các em, vì vậy yêu cầu hàng đầu ở bậc Tiểu học hiện nay là hình thành cho học sinh kĩ năng học tập cơ bản, đặc biệt là kĩ năng viết đúng chính tả. Do đó việc dạy viết đúng chính tả phải được coi trọng ngay đối với học sinh các lớp của trường Tiểu học. Việc dạy chính tả được hiểu như việc rèn luyện những chuẩn mực của ngôn ngữ viết. ở các lớp Tiểu học, chính tả sẽ tạo điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ của các em.
 Qua học chính tả các em nắm bắt được các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả, từ đó có năng lực và có thói quen viết đúng chính tả Tiếng Việt. Kĩ năng viết đúng chính tả sẽ tạo điều kiện cho sự hình thành nhân cách học sinh.
 Chương trình Tiếng Việt ở tiểu học bao gồm nhiều phân môn. Phân môn chính tả trong trường Tiểu học có nhiệm vụ chủ yếu rèn cho nắm quy tắc và thói quen viết đúng với chuẩn chính tả Tiếng Việt. Cùng với các phân môn khác, chính tả giúp học sinh chiếm lĩnh Tiếng Việt văn hoá - công cụ để giao tiếp, tư duy để học tập, trau dồi kiến thức và nhân cách làm người. Ngay từ đầu bậc Tiểu học trẻ cần phải học môn chính tả một cách khoa học, cẩn thận để có thể sử dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời kì học tập ở nhà trường cũng như trong suốt cả cuộc đời. Chính vì vậy nên phân môn chính tả chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Tiếng việt Tiểu học. Chính tả cùng với tập viết, tập đọc, tập làm văn giúp cho người học chiếm lĩnh được Tiếng Việt văn hoá - công cụ, giao tiếp và tư duy. Do đó viết đúng chính tả giúp cho học sinh có điều kiện để sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả cao trong việc học tập các môn khác.
 Qua quá trình giảng dạy, từ thực trạng chính tả trường học ở địa phương, chúng tôi thấy các em còn mắc nhiều lỗi chính tả. Vấn đề này do nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất là học sinh ở đây có thói quen phát âm sai, lẫn lộn giữa các âm: ch - tr, r - d -gi, s - x...dẫn đến hiểu sai và viết sai chính tả. Bên cạnh đó, hệ thống sách giáo khoa, bài tập chính tả chưa xây dựng theo vùng, nhiều nội dung còn dàn trải, đơn điệu. Về phương pháp giáo viên còn chưa chú ý đến việc cải tiến, áp dụng một phương pháp hợp lý với học sinh vùng phương ngữ, mà phần nào phương pháp không có ý thức còn lấn áp phương pháp có ý thức...
 Trước tình hình bức xúc như vậy, việc nhìn nhận lại việc dạy chính tả để từ đó tìm ra một số biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng học chính tả cho học sinh Tiểu học là hết sức cần thiết. Đặc biệt là việc cải tiến cách dạy chính tả sao cho khoa học, cho hiệu quả hơn, coi trọng phương pháp dạy học chính tả có ý thức để việc viết đúng chính tả trở thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh ngay từ các lớp đầu cấp.
 Xuất phát từ lý do trên, bản thân lại là một giáo viên nhiều năm giảng dạy nên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Đổi mới phương pháp dạy- học phân môn chính tả cho học sinh lớp 2A - Trường tiểu học Khải Xuân.
II. Mục đích đổi mới:
 Xác định lỗi chính tả cho học sinh thường mắc phải ở địa phương, đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi chính tả cho học sinh.
III.Giới hạn của nội dung đổi mới:
Đổi mới phương pháp dạy- học phân môn chính tả cho học sinh lớp 2A - Trường tiểu học Khải Xuân - Thanh Ba - Phú Thọ. Với phương pháp dạy chính tả này sẽ là tiền đề để tiếp tục dạy phân môn chính tả ở các lớp 3-4-5 đạt kết quả.
IV. Các phương pháp nghiên cứu chính:
-Phương pháp điều tra.
-Phương pháp quan sát.
-Phương pháp thống kê.
-Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
V. Tên nội dung đổi mới:
Đổi mới phương pháp dạy- học phân môn chính tả cho học sinh lớp 2A - Trường tiểu học Khải Xuân - Thanh Ba - Phú Thọ.
VI. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 2A - Trường tiểu học Khải Xuân - Thanh Ba - Phú Thọ.
VII. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng dạy và học phân môn chính tả khối 2 .Đồng thời chỉ ra những nguyên nhân mắc lỗi và những biện pháp khắc phục. Đề ra một số phương pháp nhằm hạn chể lỗi chính tả của học sinh lớp 2A- Trường Tiểu học Khải Xuân.
B. Giải quyết vấn đề
Chương I : Cơ sở lý luận
 1. Chính tả là gì?
 Chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Nói cách khác chính là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Nó là phương tiện thuận lợi cho việc lưu truyền thông tin, đảm bảo cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội bắt buộc gần như tuyệt đối, nó không cho phép con người vận dụng quy tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân.
 Một ngôn ngữ văn hoá không thể không thể không có chính tả thống nhất, chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ mới không bị trở ngại giữa các địa phương trong cả nước cũng như giữa thế hệ đời trước và đời sau.
 Chính tả thống nhất là một trong những biểu hiện của trình độ văn hoá phát triển của một dân tộc. 
 2. Thế nào là chuẩn chính tả?
 Chuẩn chính tả là việc chuẩn hoá hình thức chữ viết của ngôn ngữ. Chuẩn chính tả phải được quy định rõ ràng, chi tiết tới từng từ của Tiếng Việt và phải được mọi người tuân theo. Vấn đề đặt ra là chính tả phải được xây dựng sao cho hợp lý, có độ tin cậy và sức thuyết phục cao. Chuẩn chính tả có một số đặc điểm sau:
 - Chuẩn chính tả có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, chẳng hạn ta không thể viết là: nghề nghiệp, yêu gét mà phải viết là: Nghề nghiệp, yêu ghét...
- Chuẩn chính tả có tính chất ổn định cao, rất ít thay đổi thường giữ nguyên trong thời gian dài nên thường tạo thành thói quen, tạo nên tâm lý bảo thủ trong lối viết của người bản ngữ.
 Mặc dù vậy, chuẩn chính tả không phải là bất biến, nhưng khi chuẩn chính tả đã lỗi thời sẽ dần dần được thay thế bằng những chuẩn chính tả mới.
 Ví dụ: Chuẩn chính tả cũ là: đày tớ, trằm trồ...
 Chuẩn chính tả mới là: đầy tớ, trầm trồ...
 Cũng như chuẩn ngôn ngữ khác, chuẩn chính tả là kết quả của sự lựa chọn giữa nhiều hình thức chính tả đang cùng tồn tại 
 3. Một số vấn đề về tâm lý học và ngôn ngữ học liên quan đến việc dạy chính tả:
 a. Về tâm lý:
 Học sinh tiểu học thường hiếu động, chóng nhớ, chóng quên, do đó giáo viên cần hình thành cho các em kỹ xảo chính tả.
 Nghĩa là: Giúp cho học sinh viết đúng chính tả một cách tự động hoá, không cần phải trực tiếp nhớ tới các quy tắc chính tả, không cần sự tham gia của ý chí. Để đạt được điều này có thể tiến hành theo hai phương pháp: Có ý thức và không có ý thức.
 *Phương pháp có ý thức:
 Được hiểu là hình thành các kỹ xảo chính tả cho học sinh dựa trên cơ sở vận dụng có ý thức một số mẹo luật, một số quy tắc nhất định cho học sinh. Giải quyết các hiện tượng chính tả có hệ thống, có tính tự động. Phương pháp này giữ vị trí quan trọng trong việc giúp học sinh nắm chắc các quy tắc chính tả, các “Mẹo” chính tả là cơ sở để hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các trường Tiểu học là giáo viên cần sử dụng, khai thác tối đa phương pháp có ý thức. Muốn vậy giáo viên cần được trang bị những kiến thức về ngữ âm học, về từ vựng ngữ nghĩa học có liên quan đến chính tả. Cụ thể là giáo viên phải biết vận dụng về ngữ âm học Tiếng Việt vào việc phân loại lỗi chính tả, các mẹo chính tả giúp học sinh ghi nhớ một cách hệ thống.
 Chẳng hạn: Khi đứng trước các nguyên âm: i, iê, e, ê thì:
Âm “cờ” viết là k
Âm “gờ” viết là gh
Âm “ngờ” viết là ngh
 Khi đứng trước các nguyên âm còn lại âm “cờ” viết là c, âm “gờ” viết là g, âm “ngờ” viết là ng
 Ngoài ra có thể lập các quy tắc theo “mẹo” chính tả:
 Ví dụ: Những từ nghi ngờ viết ch / tr: Nếu chúng chỉ những đồ dùng trong gia đình thì hầu hết được viết là “ch” như: chai, chén, chăn, chậu, chảo, chạn, chõng...
 Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm thời gian, công sức và mang lại kết quả nhanh chóng, chắc chắn, gây được hứng thú cho học sinh. Đó là con đường ngắn nhất và mang lại hiệu quả cao.
 *Phương pháp không có ý thức:
 Đó là phương pháp hình thành kỹ năng, kỹ xảo dựa trên sự lặp lại của các hoạt động không cần hiểu lý do, quy luật của các hành động. Phương pháp này nhằm củng cố máy móc ở mức độ nhất định. Phương pháp này cũng cần phải được khai thác sử dụng hợp lý ở các lớp đầu cấp tiểu học gắn liền với bài tập viết, tập chép. 
 Phương pháp này có ưu điểm giúp học sinh nhanh chóng làm quen với các con chữ “tự dạng” hình thức chữ viết của các từ. Phương pháp này là tiền đề những xuất phát điểm cần thiết đối với học sinh mới làm quen chữ Tiếng Việt ở các lớp đầu cấp. Mặt khác phương pháp này phát huy tác dụng khi giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ các hiện tượng chính tả có tính chất võ đoán không gắn với một quy tắc nào như khi viết phân biệt: d/ gi/ r; tr/ ch; s/ x...
 Tóm lại: Để dạy chính tả một  ...  em sẽ nhớ lâu hơn.
 Ngoài ra giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nhớ máy móc hình thành “mẹo” chính tả cho các em:
 - Từ chỉ cây cối, con vật thường viết bằng phụ âm đầu “s” như: sim, sồi, sến, súng, sò, sâu, sóc, sên, sán, sẻ...
 - Những từ chỉ đồ vật trong nhà thường được viết bằng phụ âm đầu “ch” như: chén, chum, chĩnh, chổi, chiếu, chăn, chạn, chậu, chảo...
 Ngoài ra học sinh cần phải ghi nhớ máy móc các từ tồn tại hai cách viết song song: rập rờn/ dập dờn, sum suê/ xum xuê...
 Tuy nhiên hướng dẫn học sinh ghi nhớ như thế sẽ mất rất nhiều thời gian, nhưng cũng có thể chấp nhận được vì các trường hợp cụ thể cần nhớ vẫn chỉ là hữu hạn. Điều cần lưu ý ở đây là: Khi cho học sinh ghi nhớ máy móc các hình thức chính tả của các từ cần gắn liền với nghĩa của từ để khắc sâu trí nhớ máy móc cho học sinh.
 Để rèn luyện cho học sinh viết đúng chính tả không có ý thức thì trong cấu trúc mỗi tiết dạy chính tả giáo viên không thể vì lý do nào đó chẳng hạn như thiếu thời gian mà bỏ qua các bước luyện “ viết đúng” trước khi các em viết bài chính tả, giáo viên cần cho học sinh tích cực luyện tập trên bảng con, bảng lớp, giấy nháp hay tổ chức các trò chơi: thi tìm tiếng có phụ âm đầu, vần, thanh cho trước, chữa lỗi viết sai... yêu cầu “ viết đúng” này nhằm hướng dẫn tập viết chính xác một từ ngữ khó hay viết sai trong bài chính tả ( bước luyện tập đơn lẻ). Bước này trực tiếp cho học sinh viết toàn bài để dành ít mắc lỗi chính tả, học sinh sẽ tập trung sự chú ý vào bài viết chính tả ngay sau đó. Như thế các em sẽ nhớ lâu các chữ khó vừa được luyện viết.
 Song song với bước luyện “viết đúng” sau khi học viết bài chính tả của mình bao giờ giáo viên cũng phải cho học sinh luyện tập thông qua bài tập cụ thể.
 Ví dụ:
 Điền vào chỗ trống
 - ch hay tr: ...iến tranh, ...ung thành, chiến....ường
 - s hay x: ...ử lý, ...ung ...ướng, san ...ẻ, ...ả thân.
 - l hay n: ...ặng lẽ, ...ôn...ao, ...ung ...inh, ...ao...úng
 - c, k hay q: ...ấp ...ửng, ...ĩu ...ịt, ...uấn ...uýt.
 - r, d hay gi: ...a vào, ...ạo ...ực, ...ập ...ờn, ...àn ...ụa, ...ực ...ỡ, ...ận ...ỗi, ...an ...íu, ...à ...ặn, ...un ...ẩy.
 Qua những bài tập tương tự như trên các em sẽ rèn được cách viết đúng những phụ âm đầu dễ mắc phải do đặc diểm phát âm địa phương. Đồng thời nó giúp các em cung cấp hoặc ôn tập kiến thức chính tả theo chương trình của mỗi lớp.
 Ngoài biện pháp nêu trên trong khi dạy chính tả cho học sinh, giáo viên phải biết phối hợp nguyên tắc dạy chính tả có ý thức một cách hợp lý nhằm đạt tới một hiệu quả dạy học cao. Cho dù trong điều kiện của nhà trường, việc sử dụng phương pháp có ý thức vẫn được coi là chủ yếu, nhưng phương pháp không có ý thức vẫn cần được khai thác và sử dụng hợp lý nhất là ở các lớp đầu bậc Tiểu học, nó thường gắn với kiểu bài như: Tập viết, tập chép...Các kiểu bài này giúp học sinh nhanh tróng làm quen với hình thức của các con chữ (tự dạng ), hình thức chữ viết của các từ. Đây chính là tiền đề, những xuất phát điểm rất cần thiết đối với học sinh.
 Phương pháp này phát huy tác dụng khi giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ các hiện tượng có tính chất võ đoán, không gắn với một quy luật nào, quy tắc nào (chính tả bất quy tắc).
5. Hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi sai và sửa lỗi:
Muốn hạn chế đến mức thấp nhất lỗi chính tả cho học sinh, giáo viên cần dạy chính tả cho học sinh theo nguyên tắc: Phối hợp giữa phương pháp tích cực (cung cấp cho học sinh các quy tắc chính tả, hướng dẫn học sinh tự làm bài tập để hình thành kĩ xảo chính tả cho học sinh). Giáo viên cần phối hợp áp dụng phương pháp tiêu cực.(Tức là đưa ra những trường hợp viết sai chính tả, hướng dẫn cho học sinh phát hiện lỗi sai từ đó hướng dẫn cho các em chữa lại lỗi sai cho đúng. Nói cách khác, việc hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả cần phải tiến hành đồng thời với việc hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi sai rồi loại bỏ bớt lỗi sai rồi sửa lại cho đúng).
 Ví dụ: Khi chữa bài tập “điền vào chỗ chấm” cho học sinh, giáo viên có thể gọi 2 - 3 em nêu cách điền của mình sau đó giáo viên cho lớp nhận xét: cách nào đúng? Cách nào sai? Vì sao? Giáo viên có thể nêu ra những đoạn văn, đoạn thơ trong đó có nhiều từ viết sai chính tả để học sinh tự phát hiện ra lỗi, tìm ra nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng.
 Phương pháp phối hợp này giúp học sinh phát triển óc phân tích, phán đoán, đồng thời kiểm tra củng cố được kiến thức về chính tả của học sinh. Tuy nhiên phương pháp tiêu cực chỉ là thứ yếu có tính chất bổ trợ cho phương pháp tích cực. Khi dạy chính tả giáo viên cần phải phối hợp một cách hợp lý hài hoà hai phương pháp này.
6. Dựa vào nghĩa của từ:
 Đây là một đặc trưng rất quan trọng của chính tả Tiếng việt. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà trong một số cuốn sách hướng dẫn học sinh làm các bài tập về “chính tả so sánh”, tác giả đã chủ động cung cấp những thông tin cần thiết về nghĩa của từ cho học sinh lấy đó làm cơ sở, làm chỗ dựa cho học sinh viết đúng chính tả các từ này.
 Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh phân biệt /ra/./da/,/gia/ (sách Tiếng việt 5 tập 1 - tiết 12 - phân biệt r/d/gi) tác giả đã gợi ý như sau:
 -“da” có nghĩa là chỉ các bộ phận được bao bọc: (da thịt, da dẻ, cặp da...)
 -“gia” có nghĩa thêm vào, tập hợp lại: ( gia đình, tăng gia, gia súc, gia cầm, gia vị, gia nhập...)
 Kiểu bài chính tả như trên được áp dụng rất thường xuyên ở dạng bài “chính tả so sánh phân biệt” của sách Tiếng việt lớp 4 và lớp 5.
 Mặt khác để học sinh có sơ sở dựa vào nghĩa của từ qua đó viết chính tả chính xác hơn đòi hỏi giáo viên cần phải lưu ý khi đọc bài viết cho học sinh, nếu gặp câu dài thì phải ngắt từng phần, phải rõ nghĩa, không nên đọc từng từ riêng lẻ hoặc ngắt câu không đúng chỗ, như thế các em sẽ thiếu chỗ dựa ngữ nghĩa để xác định cách viết.
 Khi đọc cho học sinh viết chính tả, giáo viên phải ngắt ở sau tiếng “chơi” và ngắt ở sau tiếng “đèn” có như vậy học sinh mới dễ xác định cách viết các từ và viết đúng chính tả hơn.
 Tóm lại: Muốn học sinh viết đúng chính tả thì việc nắm nghĩa của từ là rất quan trọng, khi hiểu được nghĩa của từ thì các em sẽ có cơ sở để viết đúng chính tả.
 Qua việc tìm hiểu nguyên nhân và xác định được những trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh lớp 2A trên địa bàn trường tiểu học Khải Xuân - Thanh Ba - Phú Thọ. Tôi đã đưa ra một số biện pháp cùng với ban giám hiệu và tập thể giáo viên trong trường áp dụng vào thực nghiệm giảng dạy trên khối 2 của trường đã thu được những kết quả tương đối khả quan. 
TSHS
Tháng
Trước khi đổi mới
 Bước đầu vận dụng đổi mới
Các lỗi chính tả thường mắc
Các lỗi chính tả thường mắc
Ch- tr
s-x
d-r-gi
l-n
Cấu trúc âm tiết
Ch- tr
s-x
d-r-gi
l-n
Cấu trúc âm tiết
33
10
6em
3em
2em
7em
2em
33
11
5em
2em
2em
6em
2em
33
12
4em
2em
1em
4em
1em
33
1
1em
1em
1em
2em
1em
33
2
1em
1em
0em
1em
0em
C. Bài học kinh nghiệm
 Có thể nói bên cạnh việc kế thừa có chọn lọc phương pháp truyền thống, phương pháp dạy học hiện đại ngày nay là lấy học sinh làm trung tâm: Học sinh tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo lĩnh hội chi thức, không thụ động nhất nhát lắng nghe ghi nhớ lời thầy. Giáo viên chỉ là người tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, uốn nắn, dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh được chi thức, hình thành những kĩ năng, kĩ xảo viết chính tả. Do đó giáo viên phải nghiên cứu nội dung từng tiết dạy, phải điều tra, thống kê, phân loại các lỗi chính tả học sinh thường mắc ở lớp mình, trường mình để lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp. Để làm được điều đó giáo viên phải có lòng nhiệt tình, say mê với nghề, đặc biệt giáo viên phải không ngừng đổi mớiphương pháp giảng dạy, làm thế nào để kích thích được hứng thú học tập để học sinh tiếp thu bài có hiệu quả cao. Thực tế cho thấy lời nói tồn tại ở hai dạng: dạng nói và dạng viết, hai dạng lời nói này liên quan mật thiết tác động qua lại lẫn nhau. Muốn học sinh nói chuẩn (chuẩn chính âm) và viết đúng ( chuẩn chính tả) thì khi dạy ngoài nguyên tắc đặc thù, giáo viên phải dạy theo đúng nguyên tắc chính tả. Bởi nguyên tắc chính tả là cơ sở cho việc tổ chức dạy học chính tả, là nhân tố quyết định sự thành bại của quá trình dạy học chính tả nói riêng và quá trình dạy học Tiếng việt nói chung.
 Việc rèn luyện, sửa lỗi cho học sinh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trog tất cả các môn học cũng như trong thực tiễn giao tiếp mới phản ảnh được đúng bản chất cua việc dạy chính tả, mới phát huy được tác dụng thực sự trong lĩnh vực này. Mặt khác giao tiếp là hoạt động thường ngày không thể thiếu của con người. Chỉ có trong giao tiếp thì yếu tố ngôn ngữ mới bộc lộ hết được đặc điểm của mình. Vì vậy trong quá trình dạy học cũng phải hướng quá trình dạy học chính tả và giao tiếp để thực hiện mục đích cơ bản của việc dạy chính tả. Dù dạy ở bất cứ yếu tố chính tả nào cũng phải hướng dẫn cho học sinh thấy chúng được sử dụng trong giao tiếp như thế nào? Liên hệ với bản thân mình. Đặc biệt phải hướng cho học sinh có ý thức nói, viết đúng chính tả ở mọi lúc, mọi nơi, không chỉ ở trường học mà ở cả gia đình và ngoài xã hội. Đó là quá trình “gắn Tiếng việt với quá trình giao tiếp” mà những nhà giáo dục ngày nay đang quan tâm.
 Việc hạn chế lỗi chính tả cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên muốn làm được việc này một cách có hiệu quả thì ngoài sự cố gắng vượt bậc của giáo viên ra còn cần có sự giúp đỡ của các ngành có liên quan.
 - Đối với Bộ giáo dục và đào tạo, Vụ giáo dục Tiểu học cần có biện pháp chuẩn hoá giáo viên Tiểu học để nâng cao trình độ giảng dạy. Thường xuyên nghiên cứu và chỉ đạo thực nghiệm về phương pháp giảng dạy để phát huy tích cực độc lập, sáng tạo của học sinh.
 - Đối với các cấp lãnh đạo Sở, Phòng giáo dục nên thường xuyên mở các chuyên đề về phương pháp giảng dạy chính tả để nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh.
 Với trình độ và năng lực còn hạn chế, với thời gian nghiên cứu có hạn nhưng tôi đã nghiên cứu và hoàn thành đề tài này song không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi mong được sự bổ sung góp ý của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để đề tài được phong phú, hoàn thiện hơn góp phần hạn chế được lỗi chính tả cho học sinh đó là điều mà tôi mong muốn.
 Khải Xuân, tháng 1 năm 2011
 Người thực hiện
 Trần Thị Hà

Tài liệu đính kèm:

  • docdoi_moi_phuong_phap_day_phan_mon_chinh_ta_cho_hoc_sinh_lop_2.doc