Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2006-2007

I- Mục tiêu: Sau bài học, Hs biết:

- Các thế hệ trong một gia đình.

- Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ. Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình mình.

- GD tình cảm gia đình cho hs.

II- Đồ dùng dạy- học:

- Các hình trong SGK trang 38, 39.

- Hs mang ảnh gia đình mình.

III- Các hoạt động dạy - học:

* Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp.

+) Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi nhất, ít tuổi nhất trong gia đình mình.

+) Cách tiến hành:

+ Bước 1: Làm việc theo cặp theo gợi ý câu hỏi:

- Trong gia đình bạn, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?

+ Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Gọi 1 số hs lên trình bày, gv nhận xét. - Hs trao đổi theo cặp, kể cho bạn nghe theo gợi ý câu hỏi.

- Hs trình bày, lớp nhận xét.

+) KL: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.

 

doc 25 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Sáng
Thứ hai ngày 6 tháng 11 năm 2006
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết 46: Thực hành đo độ dài.
I- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm được cách đo độ dài. 
- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước; biết đo, đọc kết quả đo; biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác. 
- Hs tự giác thực hành.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Thước thẳng, thước dây.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: KTBC:
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
- Gv nhắc nhở chung.
* Hoạt động 2: Thực hành đo.
+) Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu.
- Để vẽ được 1 đoạn thẳng AB dài 7 cm ta vẽ bằng cách nào?
- Yêu cầu Hs thực hành kẻ 3 đoạn thẳng mà bài tập yêu cầu. sau đó đổi chéo vở để kiểm tra.
- Gv nhận xét.
+) Bài 2:- Giáo viên nêu yêu cầu.
- Để đo chiều dài cái bút của em, em cần đo bằng cách gì?
- Yêu cầu hs thực hành đo: chiều dài cái bút, chiều dài mép bàn học của em, chiều cao chân bàn của em theo nhóm bằng thước đo dây.
+) Bài 3:- Gọi hs nêu yêu cầu của bài.
- Giáo viên hướng dẫn hs dùng mắt để ước lượng các độ dài.
- Giáo viên dựng thước mét ở mép tường để hs ước lượng 1 mét bằng ngần nào, sau đó cho hs tự ước lượng độ cao của tường lớp học, chiều dài, chiều rộng của chân tường,...
- Cuối cùng Gv đo thử để học sinh công nhận kết quả.
*Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu cách đo độ dài.
- Nhận xét giờ học, chuẩn bị cho giờ sau.
- Hs mang thước dây.
- Hs thực hành.
- Tựa bút trên thước kẻ thẳng, kẻ 1 đoạn thẳng bắt đầu từ vạch có ghi số 0 đến vạch có ghi số 7. Nhấc thước ra, ghi chữ A, B vào 2 đầu đoạn thẳng -> ta được đoạn thẳng AB dài 7 cm.
- Hs vận dụng vào kẻ đoạn thẳng.
- Hs nêu lại.
- Dùng thước áp sát vào bút, xê dịch sao cho vạch ghi số 0 trùng với dầu bên trái cái bút, nhìn xem đầu bên kia của bút ứng với vạch nào của thước thì đó chính là độ dài của cái bút.
- Hs thực hành đo độ dài.
- 1 Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs ước lượng độ dài. 
- Hs ước lượng, nêu độ cao của tường lớp học, chiều dài, chiều rộng của chân tường,...
- Hs công nhận.
- Hs nêu.
______________________________
Mĩ thuật
Tiết 10: Thường thức mĩ thuật: Xem tranh tĩnh vật.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tập viết
Tiết 10: ôn chữ hoa: G ( Tiếp ).
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa G (Gi) thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: “Ông Gióng” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Gió đưa cành trúc la đà
 Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu chữ.
- Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
A) KTBC: Kiểm tra vở TV, đọc cho hs viết bảng con.
- GV nhận xét.
- Hs viết bảng con: G, Gò Công.
B) Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Hs theo dõi.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- Chữ G cao mấy ô, rộng mấy ô, gồm mấy nét 
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
G, Ô, T, X, V.
- GV nhận xét sửa chữa.
- HS tìm :G, Ô, T, X, V.
- Cao 4 li; rộng 2 li; gồm 2 nét.
- 2 Hs lên bảng viết, Hs dưới lớp viết vào bảng con: 
G, Ô, T, X, V.
b) Viết từ ứng dụng : 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu về: Ông Gióng. 
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Yêu cầu hs viết: Ông Gióng.
- Hs đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
- Hs viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
 Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. 
- Gv giúp Hs hiểu nội dung trong câu ứng dụng. 
- Yêu cầu hs viết bảng con.
- 3 Hs đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- Hs nêu ý hiểu.
- Hs viết bảng con: Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- Gv nêu yêu cầu viết.
- Gv quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút, viết.
4. Chấm, chữa bài.
- Gv chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố - dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ. 
- Học sinh viết vở:+1 dòng chữ: Gi
+1 dòng chữ: Ô, T.
+2 dòng từ ứng dụng.
+2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi, thực hiện.
___________________________________
Chiều
Tự nhiên và xã hội
 Tiết 19: Các thế hệ trong một gia đình.
I- Mục tiêu: Sau bài học, Hs biết:
- Các thế hệ trong một gia đình.
- Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ. Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình mình.
- GD tình cảm gia đình cho hs.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Các hình trong SGK trang 38, 39.
- Hs mang ảnh gia đình mình.
III- Các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp.
+) Mục tiêu: Kể được người nhiều tuổi nhất, ít tuổi nhất trong gia đình mình. 
+) Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo cặp theo gợi ý câu hỏi:
- Trong gia đình bạn, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi 1 số hs lên trình bày, gv nhận xét.
- Hs trao đổi theo cặp, kể cho bạn nghe theo gợi ý câu hỏi.
- Hs trình bày, lớp nhận xét.
+) KL: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
* Hoạt động 2: Quan sát tranh theo nhóm.
+) Mục tiêu: Hs có khả năng phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ.
+) Cách tiến hành:+ Bước 1: Thảo luận nhóm. 
- Gv yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo gợi ý:
- Gia đình bạn Minh, bạn Lan có mấy thế hệ cùng chung sống?
- Thế hệ thứ nhất trong gia đình Minh là ai? Bố mẹ Minh là thế hệ thứ mấy? Còn Minh và em của mình là thế hệ thứ mấy?
- Bố mẹ Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình? Còn Lan và em của mình là thế hệ thứ mấy?
- Đối với gia đình chưa có con và chỉ có 2 vợ chồng thì được gọi là gia đình mấy thế hệ?
+ Bước 2: Gv treo tranh phóng to, yêu cầu hs lên báo cáo kết quả thảo luận. 
- Những gia đình như thế nào được coi là gia đình 1, 2, 3 thế hệ?
+) Gv chốt nội dung.
- Hs thảo luận theo nhóm 4.
 - Gia đình bạn Minh có 3 thế hệ cùng chung sống. Gia đình bạn Lan có 2 thế hệ cùng chung sống.
- Thế hệ thứ nhất trong gia đình Minh là ông, bà của Minh. Bố mẹ Minh là thế hệ thứ 2. Còn Minh và em của mình là thế hệ thứ 3.
- Bố mẹ Lan là thế hệ thứ nhất trong gia đình Lan. Còn Lan và em của mình là thế hệ thứ 2.
- Đối với gia đình chưa có con và chỉ có 2 vợ chồng thì được gọi là gia đình có 1 thế hệ.
- Hs trình bày.
- Hs nêu.
* Hoạt động 3: Giới thiệu về gia đình mình.
+) Mục tiêu: Biết giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình mình.
+) Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu Hs chỉ và nói cho bạn biết những người trong gia đình mình, và nói rõ những người đó thuộc thế hệ thứ mấy=> gia đình của mình là gia đình gồm có mấy thế hệ.
- Hs làm việc theo nhóm.
+ Bước 2: Gọi hs mang tranh, ảnh chụp về gia đình, giới thiệu cho các bạn trong lớp biết.
- Gọi đại diện trình bày, lớp nhận xét.
- Em có tình cảm như thế nào đối với gia đình của mình?
* Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò: 
- Gia đình của em gồm mấy thế hệ cùng sinh sống?
- Dặn hs cần yêu quí gia đình và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình.
_____________________________
Thể dục
Động tác chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
( Gv chuyên dạy ).
_____________________________
Bồi dưỡngTiếng Việt 
Luyện viết chữ hoa G (Gi).
I- Mục tiêu: 
 - Luyện cách viết chữ viết hoa G (Gi) thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: “Ông Gióng” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Gió đưa cành trúc la đà
 Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, chữ mẫu.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: G (Gi).
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: G (Gi).
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: G (Gi).
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết nghiêng, hs trung bình, khá viết chữ đều, thẳng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
___________________________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 7 tháng 11 năm 2006
Toán
Tiết 47: Thực hành đo độ dài ( Tiếp theo).
I- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố cách ghi kết quả đo độ dài, cách so sánh độ dài và cách đo chiều dài ( Chiều cao của người). 
- Biết dùng thước để đo độ dài; biết đọc kết quả đo; biết so sánh được độ dài 1 cách tương đối chính xác. 
- Hs tự giác thực hành.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Thước mét, ê- ke cỡ to.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: KTBC:
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
- Gv nhắc nhở chung.
* Hoạt động 2: Thực hành đo độ dài.
+) Bài 1a: Gv cho hs hiểu bài mẫu: "Hương - 1m 32 cm tức là Hương cao một mét ba mươi hai xăng- ti- mét".
- Yêu cầu Hs nêu miệng cách hiểu các số đo còn lại.
- Gv nhận xét.
b) Yêu cầu hs nêu chiều cao của bạn Minh và bạn Nam.
- Để so sánh được chiều cao của 2 bạn Minh và Nam xem ai cao hơn em có thể so sánh bằng cách nào?
- Trong 5 bạn trên, bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?
+) Bài 2a: Thực hành đo chiều cao của các bạn trong tổ.
- Gv yêu cầu 2 hs lên làm mẫu, gv hướng dẫn cách đo.
- Nêu cách tiến hành đo chiều cao của bạn.
- Yêu cầu hs thực hành đo chiều cao của các bạn trong tổ mình.
- Gọi hs báo cáo kết quả.
- Trong tổ em, ai cao nhất? Ai thấp nhất? Cụ thể số đo chiều cao là bao nhiêu?
- Hãy so sánh xem trong lớp ta ai là người cao nhất?
*Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu cách đo độ dài.
- Nhận xét giờ học, chuẩn bị cho giờ sau.
- Hs mang thước dây.
- Hs thực hành.
- Hs theo dõi.
- Hs nêu: Hằng cao một mét hai mươi xăng- ti- mét...
- Minh cao: 1m 25 cm, Nam cao: 1m 15 cm.
- Đổi chiều cao của 2 bạn về cm hoặc so sánh theo từng số đo ở từng đơn vị đo.
- Bạn Hương cao nhất, bạn Nam thấp nhất.
- Hs thực hành đo chiều cao của các bạn trong tổ.
- 2 Hs lên làm mẫu, để đứng đo.
- Hs đứng sát vào mép tường, bỏ giầy, dép... 
- Hs thực hành đo.
- Hs báo cáo kết quả.
- ... I- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán 1:
- Gv gọi hs đọc bài toán 1 trong SGK.
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
+ Gv tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Muốn tìm số kèn ở hàng dưới ta làm như thế nào? Đây là dạng toán nào đã học?
- Muốn tìm số kèn ở cả 2 hàng ta làm như thế nào? Đây là dạng toán nào đã học?
+ Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải như SGK.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài toán 2:
- Gv tóm tắt bài toán.
- Gọi hs nêu nội dung bài dựa vào tóm tắt.
- Muốn tìm số cá ở 2 bể, ta phải biết gì?
- Số cá ở bể nào đã biết? Bể nào chưa biết?
- Yêu cầu hs tự tóm tắt, giải bài toán.
+ Gv chốt lại cách giải bài toán bằng 2 phép tính.
* Hoạt động 3: Thực hành.
+) Bài 1: Gv gọi hs đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm số bưu ảnh của 2 anh em cần phải biết gì? Tìm gì?
- Yêu cầu hs làm nháp, chữa bài.
- Gv nhận xét.
+) Bài 2: Gv nêu đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu Hs làm vào vở, gv chấm 1 số bài.
- Nêu các bước giải bài toán bằng 2 phép tính.
- Gv nhận xét.
+) Bài 3:- Gọi hs đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Đây là dạng toán nào đã học?
- Yêu cầu Hs giải vào vở, gv chấm.
- Gv nhận xét.
*Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài học.
- 1 hs đọc bài toán.
- Hàng trên có 3 cái kèn...
a) Hàng dưới có bao nhiêu cái kèn?
b) Cả 2 hàng có bao nhiêu cái kèn?
- Hs theo dõi.
- Ta lấy: 3 + 2 = 5 ( cái kèn ). Đây là dạng toán nhiều hơn.
- Ta lấy: 3 + 5 = 8 ( cái kèn ). Đây là dạng toán tìm tổng của 2 số.
- Hs theo dõi.
- 1 học sinh đọc đề toán.
- Hs theo dõi.
- Hs nêu.
- Phải biết số cá ở mỗi bể.
- Số cá ở bể 1 đã biết, số cá ở bể 2 chưa biết phải đi tìm.
- Hs nêu lại.
- 1 đọc đề bài.
- Hs nêu. 
- Cần biết số bưu ảnh của mỗi người. Cần tìm số tấm bưu ảnh của em...
- Hs làm, chữa bài. 
- 1 đọc đề bài.
- Hs nêu. 
- Hs làm, chữa bài. 
- Hs nêu.
- 1 đọc đề bài.
- Hs nêu. 
- Đây là dạng toán giải bằng 2 phép tính.
- Hs làm, chữa bài. Đs:.
- Hs theo dõi.
______________________________
Âm nhạc
Học bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.
( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Chính tả( Nghe - viết )
Bài viết: Quê hương.
I- Mục tiêu: 
- Nghe- viết 3 khổ thơ đầu của bài:“ Quê hương”. Và luyện đọc, viết các chữ có vần et/ oet; tập giải câu đố để xác định cách viết 1 số chữ có âm đầu dễ lẫn: nắng - nặng.
- HS viết đúng chính tả, trình bày đúng thể thơ, giải được câu đố.
- Gd ý thức trình bày VSCĐ cho học sinh.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A-KTBC:- Gv gọi 2 Hs viết bảng lớp.
- Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
1- GTB: - Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn Hs nghe - viết: 
a) Chuẩn bị:- Gv đọc bài chính tả.
- Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương.
- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa?
- Yêu cầu học sinh, viết ra bảng con những chữ khó, dễ lẫn.
- Gv nhận xét, phân tích.
 b) Hs nghe- viết bài.
- Gv nhắc nhở Hs chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày.
- Gv đọc từng câu.
- Yêu cầu hs tự soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài:
- GV chấm 5- 7 bài, nhận xét chung.
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+) BT2: Gv treo bảng phụ.
- Gọi Hs nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs làm vào VBTV, gọi 2 Hs lên thi điền.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Em bé toét miệng cười, mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem xét.
+) BT3a: Gv treo bảng phụ.
- Yêu cầu hs đọc câu đố, gọi 2 Hs lên giải câu đố.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng: nặng - nắng; lá - là.
4- Củng cố- Dặn dò: 
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn Hs rèn chữ đẹp. 
- Hs khác viết bảng con:
 quả xoài, nước xoáy, đứng lên, thanh niên.
- HS theo dõi.
- 1 Hs 3 khổ thơ trên.
-...chùm khế ngọt, đường đi học, con đò nhỏ.
-...các chữ đầu của dòng thơ.
- Hs tìm, viết bảng con.
- Hs viết bài chính tả, soát lỗi. 
- Hs theo dõi.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm vào vở bài tập. 
- 2 hs thi điền trên bảng lớp.
- Hs theo dõi.
- Hs đọc. 2 hs giải câu đố, ghi từ đó lên bảng.
- Hs theo dõi.
- Hs nêu.
________________________________
Tập làm văn 
Tiết 10: Tập viết thư và phong bì thư.
I- Mục tiêu:
- Dựa vào mẫu thưảtong bài tập đọc: "Thư gửi bà" và gợi ý về hình thức, nội dung thư biết viết một bức thư ngắn khoảng 8 đến 10 dòng) để thăm hỏi, báo tin cho người thân.
- Hs diễn đạt rõ ý, đặt câu, trình bày đúng hình thức 1 bức thư; ghi rõ nội dung trên phong bì thư để gửi theo đường bưu điện. 
- Hs biết vận dụng vào cuộc sống thực tế.
II- Đồ dùng dạy- học:- Bảng phụ, giấy viết thư, phong bì thư.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC: - Gọi 2 hs đọc lại bài tập đọc: " Thư gửi bà". 
- Em hãy nêu nhận xét về nội dung, cách trình bày một bức thư của bạn nhỏ trong bài tập đọc: " Thư gửi bà".
+ Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới : 
1) GTB : - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập: a- Bài tập 1: 
- Gv treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 1 lên bảng.
- Em sẽ viết thư cho ai? Dòng đầu viết như thế nào?
- Trong phần nội dung, em sẽ hỏi thăm điều gì? Báo tin gì? 
- Phần cuối thư, em chúc và hứa hẹn gì?
- Kết thúc lá thư, em viết những gì?
+ Gọi hs lên trình bày miệng.
+ Yêu cầu hs luyện viết thư ra giấy rời.
- Gọi đại diện 1 số hs lên đọc bức thư của mình.
- Gv hướng dẫn hs nhận xét.
b- Bài tập 2:
- Gv cho hs quan sát mặt trước của phong bì.
- Nêu cách trình bày bì thư.
- Gv yêu cầu hs viết vào phong bì.
- Gọi đại diện từng hs lên trình bày bì thư.
- Gv, lớp nhận xét bổ sung.
3) Củng cố- Dặn dò:
- Các em có thể viết thư trong trường hợp nào?
- Nhắc nhở hs vận dụng bài học vào viết thư cho người thân khi cần.
- Hs theo dõi.
- 1 Hs đọc yc của bài. 
- Hs nêu.
- Hỏi thăm về sức khoẻ.
- Chúc sức khoẻ, hẹn gặp lại...
- Kí tên,...
- 4 Hs trình bày trước lớp.
- Hs viết bài.
- Đại diện 6 hs đọc bài viết của mình.
- Hs quan sát, nhận xét.
- Góc bên trái ( Phía trên) viết rõ tên, địa chỉ người gửi.
- Góc bên phải ( Phía dưới) viết rõ tên, địa chỉ người nhận.
- Hs trình bày.
- Hs nêu.
- Hs ghi nhớ.
_________________________________
Chiều 
 Tiếng việt ( T )
Luyện tập câu: Ai làm gì? Viết thư.
I- Mục tiêu:
- Củng cố về luyện từ và câu: Ai làm gì? và tập làm văn: Viết thư.
- Hs biết tìm bộ phận trả lời câu hỏi: Ai làm gì? Biết viết 1 bức thư cho người thân.
- Gd ý thức sử dụng mẫu câu: Ai làm gì? khi viết văn.
II- Đồ dùng dạy- học:- Bảng phụ, giấy rời.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC: - Giờ LTVC trước học bài gì?
- Gọi 2 hs nêu ví dụ về một câu theo mẫu câu: Ai làm gì? 
+ Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới: 
1) GTB: - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập:
A- Luyện tập về so sánh:
+) Bài 1: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Ai? Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Ai? trong những câu văn dưới đây:
a- Bạn Hải đang học bài.
b- Sáng nay, chị em đi học.
c- Chú Lâm đang chở hàng.
+ Gọi Hs lên bảng chữa bài, gv nhận xét.
+) Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau: 
a) Lớp em đang tập văn nghệ.
b) Đàn Hải Âu đang bay trên trời.
c) Bố em đang trồng cây.
- Gv nhận xét.
B- Luyện viết thư:
- Gv cho hs luyện viết thư cho người thân.
- Gọi 6 hs lên đọc thư cho cả lớp nghe.
- Gv cùng lớp nhận xét, bình chọn bạn viết hay nhất.
3) Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs sử dụng mẫu câu: Ai làm gì? khi viết văn và vận dụng bài học vào viết thư cho người thân khi cần.
- Hs theo dõi.
- Hs tìm và gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Ai? và bộ phận trả lời câu hỏi: Làm gì? 
a- Bạn Hải đang học bài.
b- Sáng nay, chị em đi học.
c- Chú Lâm đang chở hàng.
- Hs lên bảng làm.
- Hs nêu yêu cầu.
a) Ai đang tập văn nghệ?
b) Đàn gì đang bay trên trời?
c) Bố bạn đang làm gì?
- Hs viết thư.
- 6 hs lên đọc.
- Hs nhận xét, bình chọn.
- Hs theo dõi.
_______________________________
BD Toán 
Luyện giải bài toán bằng 2 phép tính.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố về: Bài toán giải bằng 2 phép tính.
- Hs biết giải bài toán bằng 2 phép tính.
- Hs có ý thức học tập.
II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: KTBC: 
- Gọi hs nêu cách giải bài toán bằng 2 phép tính.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Thực hành luyện tập:
- Yêu cầu HSTB - Y làm bài tập 1, 2, 3.
+) Bài 1: Tấm vải xanh dài 32 m. Tấm vải hoa dài hơn tấm vải xanh 17m. Hỏi cả 2 tấm vải dài bao nhiêu mét?
- Gọi hs chữa bài.
- Gv nhận xét. 
+) Bài 2: Hà có 34 viên bi. Nam có ít hơn Hà 16 viên bi. Hỏi cả 2 bạn có bao nhiêu viên bi?
- Gọi hs chữa bài.
- Gv nhận xét. 
+) Bài 3: ( Dành thêm cho Hs khá, giỏi ).
Nhung có 56 cái nhãn vở. Như vậy số nhãn vở của Nhung nhiều hơn số nhãn vở của Huyền là 27 cái. Hỏi cả 2 bạn có bao nhiêu nhãn vở?
- Gọi hs chữa bài.
*HĐ3: Củng cố- dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn Hs ghi nhớ để vận dụng vào làm bài tập.
- 2 Hs nêu, lớp nhận xét.
- Hs lần lượt thực hành.
+) Bài 1: Hs làm, chữa bài. Đs: 81 mét vải.
+) Bài 2: Hs làm, chữa bài. Đs: 52 viên bi.
+) Bài 3: Hs thảo luận nhóm đôi, trình bày vào vở. Đs: 85 cái nhãn vở.
- Hs nêu.
_____________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 10. Phương hướng tuần 11.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 10:
+ Ưu điểm: Thực hiện nghiêm túc các nề nếp ngoài giờ lên lớp.
+ Nhược điểm: Còn 1 số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học...
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Tổ 2, 3. Cá nhân: Nhung, Huyền, Sơn, Anh.
+ Phê bình: Tổ 1. Cá nhân: Hùng, Hải Nam, Long.
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: Đi học, truy bài, xếp hàng ra vào lớp.
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: Thể dục giữa giờ, chất lượng bài KT chưa cao.
- Nhắc nhở Hs:
+ Thi đua thực hiện tốt các nề nếp học tậpchào mừng 20/11.
+ Nâng cao chất lượng học tập học thuộc các bảng cộng, trừ; nhân, chia.
+ Hoàn thành báo chữ, tham dự thi văn nghệ nhân ngày 20/11.
+ Hoàn thành tiền học 2 buổi/ ngày, tiền nha học đường,...
4- Sinh hoạt văn nghệ: - Gv tổ chức cho lớp luyện hát, múa bài: Cánh buồm tuổi thơ, Đi học.
_____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT10.doc