Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2006-2007

I- Mục tiêu:

- Củng cố về cộng, trừ số có 3 chữ số ( có nhớ 1 lần hoặc không nhớ).

- Hs thực hiện phép cộng, trừ thành thạo. Vận dụng được vào giải toán.

- Hs tích cực, tự giác làm bài.

II- Đồ dùng dạy- học:

- Bảng phụ, bảng con.

III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:

* Hoạt động 1: Thực hành.

+) Bài 1:- GV ghi các phép tính lên bảng.

- Yêu cầu hs làm bảng con, chữa bài.

- Nêu cách trừ.

+) Bài 2: Đặt tính rồi tính.

- Nêu cách đặt tính, cách thực hiện?

- Yêu cầu hs làm bảng con, chữa bài.

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.

+) Bài 3:- Treo bảng phụ.

 - Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?

- Nêu cách tìm số bị trừ, số trừ.

- Tổ chức cho Hs thi điền đúng, điền nhanh.

 - Gv nhận xét.

+) Bài 4: - Gv gọi hs nêu yêu cầu.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu Hs giải vào vở- 1 em chữa bài.

- Gv nhận xét kết quả.

+) Bài 5: GV nêu đề bài.

- Muốn tìm số hs nam ta làm như thế nào?

- Yêu cầu làm vào vở và kt chéo nhau.

* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:

- Nêu nội dung bài học.

- Nhận xét giờ học.

- HS làm bảng con, 3 hs làm bảng lớp. Đs: 242, 340, 329, 25.

- Hs nêu.

- HS làm bảng, chữa bài. Đs: a- 224; 409. b- 455; 220.

- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.

- SBT = H + ST; ST = SBT - H.

- Hs thi điền đúng, điền nhanh. Đs: 326, 371, 390, 735.

-1 Hs dựa vào tóm tắt nêu.

- Ngày 1 bán: 415 kg gạo, ngày 2 bán: 325 kg.

- Cả 2 ngày bán: kg?

- Hs tóm tắt, giải toán. ĐS: 740 kg.

- Hs tìm hiểu, tóm tắt bài.

- Lấy hs cả lớp trừ đi Hs nữ.

- HS tự giải.

- Hs nêu.

 

doc 22 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Chiều
Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2006
Toán
Tiết 7: Luyện tập.
I- Mục tiêu:
- Củng cố về cộng, trừ số có 3 chữ số ( có nhớ 1 lần hoặc không nhớ).
- Hs thực hiện phép cộng, trừ thành thạo. Vận dụng được vào giải toán.
- Hs tích cực, tự giác làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ, bảng con.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Thực hành.
+) Bài 1:- GV ghi các phép tính lên bảng.
- Yêu cầu hs làm bảng con, chữa bài.
- Nêu cách trừ.
+) Bài 2: Đặt tính rồi tính. 
- Nêu cách đặt tính, cách thực hiện?
- Yêu cầu hs làm bảng con, chữa bài.
- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.
+) Bài 3:- Treo bảng phụ.
 - Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
- Nêu cách tìm số bị trừ, số trừ.
- Tổ chức cho Hs thi điền đúng, điền nhanh.
 - Gv nhận xét.
+) Bài 4: - Gv gọi hs nêu yêu cầu.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu Hs giải vào vở- 1 em chữa bài.
- Gv nhận xét kết quả.
+) Bài 5: GV nêu đề bài.
- Muốn tìm số hs nam ta làm như thế nào?
- Yêu cầu làm vào vở và kt chéo nhau.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học. 
- HS làm bảng con, 3 hs làm bảng lớp. Đs: 242, 340, 329, 25. 
- Hs nêu.
- HS làm bảng, chữa bài. Đs: a- 224; 409. b- 455; 220.
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- SBT = H + ST; ST = SBT - H.
- Hs thi điền đúng, điền nhanh. Đs: 326, 371, 390, 735.
-1 Hs dựa vào tóm tắt nêu.
- Ngày 1 bán: 415 kg gạo, ngày 2 bán: 325 kg.
- Cả 2 ngày bán: kg?
- Hs tóm tắt, giải toán. ĐS: 740 kg.
- Hs tìm hiểu, tóm tắt bài.
- Lấy hs cả lớp trừ đi Hs nữ.
- HS tự giải.
- Hs nêu.
___________________________
Âm nhạc ( T )
Ôn bài: Quốc ca Việt Nam.
I- Mục tiêu:
- Ôn bài hát đã học: Quốc ca Việt Nam.
- Hs thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu.
- Gd cho Hs lòng tự hào dân tộc thông qua bài hát.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ. 
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1- ổn định tổ chức:
2- Bài mới: a- Giới thiệu bài:
b- Giảng bài:
* Ôn bài hát:
- Gv bắt điệu cho cả lớp hát bài: Quốc ca.
- Gv theo dõi, sửa sai.
- Gv lưu ý 1 số chỗ hát luyến, 1 số chỗ hs hát hay sai: hồn nước, chen khúc,
* Hát kết hợp biểu diễn:
- Gv yêu cầu từng tốp hs lên bảng tập chào cờ, hát Quốc ca. 
- Gv, Hs nhận xét nhóm hát + biểu diễn tốt nhất.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Bài hát: Quốc ca thường sử dụng khi nào?
- Em có cảm nghĩ gì khi hát bài: Quốc ca Việt Nam?
- Dặn hs hát hay trong các buổi chào cờ.
- Hs hát đồng loạt.
- Hát theo dãy bàn.
- Hát cá nhân.
- Hs thực hiện: 3 em cầm cờ, 1 em hô chào cờ, nhóm hát Quốc ca. ( đứng nghiêm trang ).
- Dùng trong khi chào cờ, hội nghị
- Thấy tự hào về truyền thống dân tộc,
____________________________
Tiếng việt ( T )
Tiết 1: Luyện đọc - kể: Ai có lỗi?
I- Mục tiêu:
- Củng cố về cách đọc và kể câu chuyện: Ai có lỗi.
- Luyện đọc đúng, kể thuộc( HS TB - Yếu ); Đọc diễn cảm, kể sáng tạo (Hs khá- giỏi). 
- Giáo dục tính đoàn kết trong học tập.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ. 
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A- KTBC: 
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài: Ai có lỗi? mà em thích và nói rõ lí do: Vì sao em thích?
+ GV nx, cho điểm.
B - Bài mới: 
1) GTB: 
- GV nêu MĐ, YC của giờ học đối với 2 đối tượng Hs.
2) Luyện đọc: 
- Gv chia lớp làm 2 ĐT: Giỏi - Khá; TB -Yếu. 
- YC học sinh luyện đọc theo nhóm đôi: TB -Y: luyện đọc đúng, K- G: luyện đọc diễn cảm.
+ Đoạn 1: Giọng thể hiện sự bực tức.
+ Đoạn 2: Giọng thể hiện sự bực tức, hậm hực.
+ Đoạn 3: Giọng lắng xuống thể hiện sự hối hận.
+ Đoạn 4: Giọng ngạc nhiên, vui mừng
- Gọi Hs đọc bài. Lớp, Gv theo dõi nhận xét.
- Gv lựa chọn đoạn 4, YC học sinh thi đọc diễn cảm. Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. 
- Gọi 1 Hs đọc diễn cảm toàn bài. 
3) Luyện kể: - Gv nêu YC kể chuyện đối với từng nhóm đối tượng. 
- HS luyện kể theo cặp.
- Gọi 1 số cặp lên thi kể trước lớp.
- GV cả lớp nhận xét, bình chọn ra bạn kể hay nhất.
C- Củng cố- dặn dò: - Em rút ra điều gì qua bài: Ai có lỗi? 
- Dặn hs luyện đọc tốt.
Sáng
Thứ tư ngày 13 tháng 9 năm 2006
Toán
Tiết 8: Ôn tập các bảng nhân.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố các bảng nhân đã học, cách tính giá trị biểu thức, tính chu vi.
- Hs thuộc các bảng nhân, biết nhân nhẩm với số tròn trăm, tính giá trị biểu thức, tính chu vi thành thạo.
- Hs tự giác làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: KTBC:- Gv gọi hs Đọc thuộc bảng nhân 2, 4.
* Hoạt động 2: Thực hành.
+) Bài 1: a- Cho Hs nối tiếp nhau nêu kết quả các phép tính trên bảng.
b, GV hướng dẫn cách nhẩm.
+) Bài 2: Tính theo mẫu:
- GV hướng dẫn mẫu:
4 x 3 + 10 = 12+ 10
 = 22
- Yêu cầu Hs làm nháp. 
- GV nhận xét.
+) Bài 3:- Gv gọi Hs nêu yêu cầu.
- Muốn biết trong phòng có bao nhiêu ghế ta làm như thế nào? 
- Gv nhận xét.
+) Bài 4: - Gv treo bảng phụ.
- Nêu cách tính chu vi hình tam giác.
- Đối với tam giác này, ngoài cách tính trên ra còn cách tính nào khác?
 - Gọi 1 hs chữa bài, gv nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài. 
- Hs đọc, lớp theo dõi, bổ sung.
- Hs nối tiếp nhau nêu kết quả. Đs: 12, 21, 15, 24, 12, 16, 8, 18,...
- Hs tự nhẩm và nêu kết quả. Đs: 400, 800, 500, 600, 800, 500.
- Hs làm bài. Đs: 43, 9, 36.
- 3 em chữa bài.
- Hs nêu.
-...lấy: 4 x 8 = 32 ( cái ghế )
- Hs làm vở, chữa bài.
- Đọc đề.
- Tính tổng 3 cạnh của tam giác đó.
- Lấy 1 cạnh nhân với 3. ( Vì 3 cạnh cùng bằng nhau).
- Hs tự giải vào vở, chữa bài. Đs: 300 cm.
- HS theo dõi.
____________________________________
Tập viết
Tiết 2: ôn chữ hoa: Ă, Â.
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa Ă, Â thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: “Âu Lạc ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
 Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Chữ mẫu.
- Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học
A- KTBC:
- Gọi 2 Hs lên bảng viết: A 
Vừ A Dính.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 Hs lên bảng viết. Hs dưới lớp viết bảng con.
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài. 
- Treo chữ mẫu.
- Chữ Ă, Â cao mấy ô, rộng mấy ô, gồm mấy nét? 
- GV viết mẫu + nhắc lại cách viết từng chữ.
Ă, Â
- GV nhận xét sửa chữa.
- HS nêu: Ă, Â, L.
- Cao 2,5 ô; rộng 2 ô; gồm 3 nét.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con: 
Ă. Â.
b) Viết từ ứng dụng: 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu về: Âu Lạc.
Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Yêu cầu hs viết: Âu Lạc.
- HS đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
- HS viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
 Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. 
- GV giúp Hs hiểu nội dung trong câu ứng dụng 
- Hướng dẫn viết: Dòng trên có mấy chữ, dòng dưới có mấy chữ?
- 3 Hs đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- Dòng trên 6 chữ, dòng đưới 8 chữ.
- Hs nêu, viết bảng con: Ăn khoai, Ăn quả.
3- Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.
4- Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ. 
-Học sinh viết vở:+1 dòng chữ: Ă
+ 1 dòng chữ: Â
+ 2 dòng từ ứng dụng.
+ 2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
______________________________
Thủ công
Gấp tàu thủy 2 ống khói ( T2 ).
I- Mục tiêu: 
- Như tiết 1.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Kéo, giấy màu, keo.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
* HĐ1: KTBC.
- Giờ trước các em học bài gì?
- Nêu các bước gấp tàu thủy 2 ống khói?
* HĐ2: Thực hành gấp tàu thủy 2 ống khói.
- Nêu cách gấp tàu thủy 2 ống khói.
+Yêu cầu Hs thực hành.
+Gv quan sát- giúp hs làm còn lúng túng.
+Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Gấp tàu thủy 2 ống khói.
- Hs nêu.
+Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
+Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông.
+Bước 3: Gấp thành tàu thủy 2 ống khói.
- Hs thực hành gấp tàu thủy 2 ống khói.
- Lớp nhận xét, đánh giá sản phẩm đúng quy trình kỹ thuật, đẹp.
*HĐ3: Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò Hs chuẩn bị cho giờ sau: kéo, keo dán, giấy màu.
______________________________
Chính tả( nghe viết)
Bài viết: Ai có lỗi.
 I- Mục tiêu:
- Nghe - viết đoạn 3 trong bài “Ai có lỗi”. Làm các bài tập về âm dễ lẫn s / x.
- Hs viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp. Làm đúng các bài tập.
- Gd học sinh ý thức trình bày đúng qui định VSCĐ.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
A-KTBC:- GV đọc cho Hs viết bảng: hiền lành, chìm nổi, cái liềm.
- Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới: 1- Gtb:- Gv nêu mục đích, yêu cầu của bài.
2- Hướng dẫn nghe - viết: a) Chuẩn bị:
+ GV đọc bài chính tả:
- Đoạn văn nói lên điều gì?
- Tìm tên riêng trong bài. Nêu cách viết chúng.
- Tìm trong bài những chữ theo em là khó viết? 
- Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó.
- Yêu cầu hs tập viết chữ khó vào bảng con.
b) GV đọc cho HS viết:
- GV đọc từng câu.
c) Chấm, chữa bài: - GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét. 
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+ BT2: Tìm các từ ngữ chứa tiếng: có vần uêch, uyu.
- Chia lớp làm 4 nhóm yêu cầu hs trong nhóm tìm và ghi ra giấy.
- Gv nhận xét.
+ BT3: GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu Hs làm VBT rồi lên điền.
- Gv nhận xét chốt lời giải đúng: cây sấu, chữ xấu, san sẻ, xẻ gỗ, xắn tay áo, củ sắn.
4- Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà luyện viết chữ khó.
- 2 HS viết bảng lớp.
- Lớp viết bảng con.
- 1 Hs đọc lại, lớp theo dõi SGK.
- En- ri- cô ân hận khi bình tĩnh lại
- Cô- rét- ti. Viết hoa chữ cái đầu tiên.
- Học sinh nêu.
- HS viết bảng con.
- Hs viết bài, soát lỗi bằng chì.
- Hs theo dõi.
- Hs nêu yêu cầu. 
- Hs thảo luận và ghi ra giấy.
- Đại diện các nhóm lên dán kết quả.
- 1 Hs nêu yêu cầu.
- Hs làm VBT, 2 em lên điền.
- Hs chữa vào VBT ( nếu sai ).
- 3 em đọc.
- HS theo dõi.
______________________________
Chiều
Toán ( T )
Tiết 1: Ôn các phép tính trừ các số có 3 chữ số, các bảng nhân.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố về phép tính trừ các số có 3 chữ số, các bảng nhân.
- HS  ... vào 1/ 4 số cam. Vì: có 4 cột có số cam bằng nhau, mà khoanh vào 1 cột.
-...vào 1/ 3 số cam. Vì: có 3 hàng có số cam bằng nhau, mà khoanh vào 1 hàng.
- Hs đọc đề bài.
- 1 bàn có 2 Hs, có 4 bàn như vậy.
- Có bao nhiêu Hs ở 4 bàn?
- Hs làm vào vở, chữa bài.
- Hs thực hành xếp hình.
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn xếp đúng, nhanh nhất.
- Hs nêu.
_____________________________
Tập Đọc
Tiết 8: Cô giáo tí hon.
I- Mục tiêu: 
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ: nón, ngọng líu, núng nính.
- Hs biết ngắt, nghỉ đúng chỗ.
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu
- Qua bài thấy được các bạn nhỏ yêu nghề giáo và mong muốn được trở thành cô giáo. 
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Tranh minh hoạ ( SGK ). 
- Bảng phụ ghi câu 2. 
III- Các hoạt động dạy- học: 
A- KTBC:
- Giờ trước em học bài gì?
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích và nói rõ: Vì sao em thích?
- GV nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới: 
1- GTB: 
2- Luyện đọc: 
a) GV đọc diễn cảm toàn bài: 
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc và giải nghĩa từ:
+) Đọc từng câu:
- GV cho hs đọc nối tiếp từng câu. 
- GV sửa lỗi phát âm cho Hs.
+) Đọc từng đoạn trước lớp: 
- Bài có mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn.
- Gv cho hs đọc nối tiếp từng đoạn.
- Gv chú ý cách nghỉ hơi ở một số câu dài và kết hợp giải nghĩa các từ ngữ: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu
+) Đọc từng đoạn trong nhóm: 
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi. 
- Tổ chức cho HS thi đọc.
3- Tìm hiểu bài: 
- Truyện có nhân vật nào?
- Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì?
+Yêu cầu hs đọc thầm cả bài và thảo luận theo cặp câu hỏi 2.
- Những cử chỉ nào của cô giáo Bé làm em thích thú?
- Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám học trò.
- Em đã bao giờ chơi trò chơi đó chưa? Em thấy thế nào?
4- Luyện đọc lại: 
- Gv đọc lại đoạn 1, hướng dẫn ngắt nghỉ, nhấn giọng.
- Gv yêu cầu 1 số hs thi đọc.
-1 Em đọc toàn bài.
5- Củng cố- Dặn dò:
- Em nào có ước mơ trở thành cô giáo? Muốn ước mơ đó trở thành hiện thực em cần làm gì?
- Dặn hs chăm chỉ học hành để ước mơ của mình trở thành hiện thực.
- Khi mẹ vắng nhà.
- 2 Hs đọc.
- HS theo dõi. 
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- 3 đoạn
- Hs nối tiếp đọc 3 đoạn.
- Hs nêu nghĩa từ: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu
- Hs đọc theo nhóm đôi.
- 3 nhóm lên thi đọc.
- Lớp nhận xét, bình bầu nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
- 1 hs đọc đoạn 1
- Bé và 3 đứa em
- chơi trò chơi lớp học.
- Hs đọc và thảo luận.
- kẹp tóc, đi khoan thai vào lớp
- đứng dạy khúc khích chào cô, đánh vần theo
- Hs nêu.
- Hs thi đọc đoạn 1.
- 1 em đọc toàn bài.
- Hs nêu.
________________________________
Tự nhiên và xã hội 
Tiết 4: Phòng bệnh đường hô hấp.
I- Mục tiêu: 
- Sau bài học, Hs biết: 
+ Kể tên 1 số bệnh đường hô hấp thường gặp.
+ Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp thường gặp.
+ Biết cách thực hiện và có ý thức phòng bệnh đường hô hấp. 
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Hình trong sách giáo khoa trang 10, 11. 
III- Hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Động não. 
+) Mục tiêu: 
- Kể được tên 1 số bệnh đường hô hấp thường gặp. 
+) Cách tiến hành: 
- Nêu tên 1 số bệnh đường hô hấp mà em biết.
-... sổ mũi, ho, đau họng,..
=> Gv: Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh. Những bệnh đó là: viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản,..
* Hoạt động 2: Làm việc với SGK. 
+) Mục tiêu: 
- Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp.
- Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp. 
+) Cách tiến hành: 
-) Bước 1: Làm việc theo nhóm. 
- Gv yêu cầu Hs quan sát SGK và thảo luận hóm 3 về nội dung của các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6. 
+ Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- Gọi 1 số cặp trình bày nội dung của từng bức tranh.
- Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp?
- Em đã phòng bệnh đường hô hấp như thế nào?
- Cần mặc đủ ấm, không để lạnh cổ, ngực và 2 bàn chân; ăn đủ chất, không uống đồ quá lạnh.
- Hs nêu.
 => KL: Nhắc hs đề phòng bệnh đường hô hấp. 
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi " Bác sĩ ". 
+) Mục tiêu: 
- Giúp Hs củng cố những kiến thức đã học được về phòng bệnh đường hô hấp.
+) Cách tiến hành:
- Gv nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi.: 1 bạn đóng vai bác sĩ, 1 bạn đóng vai bệnh nhân. Yêu cầu bác sĩ nêu được tên bệnh sau khi nghe bệnh nhân nói biểu hiện của bệnh. 
- Hs tham gia chơi, lớp nhận xét.
=> Gv lưu ý Hs khi có biểu hiện về bệnh cần nói cho bố, mẹ hoặc người thân biết để đưa đi khám bác sĩ.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp.
- Dặn Hs cần đề phòng bệnh này.
______________________________
Tập làm văn 
Tiết 2: Viết đơn.
I- Mục tiêu:
- Dựa theo mẫu đơn của bài tập đọc: Đơn xin vào Đội, mỗi Hs viết 1 lá đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Rèn kĩ năng trình bày đơn từ.
- Gd ý thức trình bày đơn từ khi cần thiết.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu đơn xin vào Đội.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC: - Giờ TLV trước học bài gì?
- Gọi 2 hs đọc lại lá đơn xin cấp thẻ đọc sách. 
+ Gv nhận xét cho điểm.
B- Bài mới: 
1) GTB: - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập: 
- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập trong SGK.
- Gv lưu ý: Các em cần viét theo mẫu đơn xin vào Đội, nhưng có những nội dung viết cần sáng tạo hơn không theo mẫu.
- Nêu cách trình bày 1 lá đơn xin vào Đội.
- Trong các phần đó, phần nào cần viết theo đúng mẫu? 
- Trong các phần đó, phần nào không nhất thiết viết phải viết theo đúng mẫu? 
+ Yêu cầu Hs viết đơn vào vở, gv theo dõi, giúp đỡ Hs yếu.
3- Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs vận dụng cách viết đơn vào thực tế cuộc sống khi cần thiết.
- Hs theo dõi.
-1 Hs đọc yêu cầu của bài. 
- Hs theo dõi, ghi nhớ.
- Gồm các phần: + Phần đầu:...
+ Phần chính lá đơn:...
+ Phần cuối:...
- Phần đầu, cuối lá đơn.
- Phần chính lá đơn: Lí do viết đơn,...
- Hs viết đơn vào vở.
- Hs theo dõi.
________________________________
Chiều
Toán( T )
Tiết 2: Ôn tập các bảng nhân, các bảng chia.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố về phép các bảng nhân, các bảng chia.
- HS thực hiện đúng qui tắc tính, học thuộc các bảng nhân, chia.
- HS tự giác làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: KTBC: - Nêu bảng nhân 4, bảng chia 4.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Thực hành luyện tập:
- Yêu cầu HSTB - Y làm bài tập 1, 2.
+) Bài 1: Tính nhẩm:
2 x 4 =
2 x 6 =
2 x 8 =
2 x 10 =
3 x 3 = 
3 x 5 = 
3 x 7 =
3 x9 =
5 x 3 = 
5 x 5 =
5 x 7 = 
5 x 9 =
+) Bài 2: Tính nhẩm.
200 : 2 =
400 : 2 =
600 : 2 =
800 : 2 =
600 : 3 = 
300 : 3 = 
900 : 3 =
500 : 5 =
40 : 4 = 
80 : 4 =
400 : 4 = 
800 : 4 =
+) Bài 3: 1 bàn có 2 bạn hs ngồi. Hỏi 8 bàn như vậy có bao nhiêu bạn học sinh?
+ Gọi HS chữa bài, GV nhận xét.
+ Yêu cầu HS khá, giỏi làm BT1, 2 như HS trung bình, yếu và làm BT3. 
+ Gọi HS chữa bài.
+ GV chốt lại lời giải đúng.
* Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn HS ghi nhớ để vận dụng vào làm bài tập tương tự.
- Hs nêu, lớp nhận xét.
- Hs nối tiếp nhau đọc các bảng nhân, chia đã học.
- Hs lần lượt thực hành.
+ BT1: Kết quả lần lượt theo cột là: 8, 12, 16, 20; 9, 15, 21, 27; 15, 25, 35, 45.
+ BT2: Kết quả lần lượt theo cột là: 100, 200, 300, 400; 200, 100, 300, 100; 10, 20, 100, 200.
- 1 HS đọc BT3.
- Lớp tìm hiểu bài, phân tích bài toán rồi giải bài toán, chữa bài.
 Đáp số: 16 bạn.
- Hs theo dõi.
- Hs nêu.
_____________________________________
Tiếng việt ( T )
Tiết 3: Ôn tập viết đơn.
I- Mục tiêu:
- Củng cố cách viết lá đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Hs biết trình bày đơn từ khoa học.
- Gd ý thức trình bày đơn từ khi cần thiết.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu đơn xin vào Đội.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC: 
- Giờ TLV trước học bài gì?
- Gọi 2 hs đọc lại lá xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
+ Gv nhận xét cho điểm.
B- Bài mới: 
1) GTB: - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập: 
- Nêu nội dung cần trình bày trong lá đơn xin vào Đội.
- Gv cho hs quan sát lại mẫu đơn. 
+ Yêu cầu Hs ghi nhớ nội dung, cách trình bày trong đơn để tự viết 1 lá đơn xin vào Đội. 
- Gv theo dõi, giúp đỡ Hs yếu.
3- Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs vận dụng cách viết đơn vào thực tế cuộc sống khi cần thiết.
- Hs theo dõi.
- Gồm các phần: + Phần đầu: phải viết tên Đội, địa điểm, ngày tháng, năm viết đơn; tên đơn; tên người hoặc tổ chức nhận đơn; tên người viết đơn, trích lí lịch,
+ Phần chính lá đơn: trnhf bày lí do viết đơn...
+ Phần cuối: kí tên.
- Hs quan sát.
- Hs viết đơn vào vở.
- Hs theo dõi.
_______________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 2. Phương hướng tuần 3.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 2:
+ Ưu điểm: Duy trì và thực hiện tương đối tốt nề nếp trong tuần.
+ Nhược điểm: Một số bạn còn hay nói chuyện, quên đồ dùng học tập trong ngày.
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Nhung, Sơn, Huyền, Yến, Linh.
+ Phê bình: Hùng, Hóa, Chuyên. 
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: Đi học đầy đủ, đúng giờ; xếp hàng ra vào lớp, truy bài nghiêm túc, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: - Còn 1 số em chưa thuộc bảng nhân, chia đã học; chữ viết xấu, hay sai chính tả. Số lượng tham gia bảo hiểm chưa nhiều.
- Nhắc nhở HS: 
+ Thực hiện tốt các nề nếp học tập, nhất là thể dục giữa giờ.
+ Nâng cao chất lượng học tập học thuộc các bảng cộng, trừ; nhân, chia.
+ Mua bổ sung SGK, vở, đồ dùng học tập.
+ Tiếp tục đăng kí tham gia bảo hiểm: 
 * BH thân thể- 20000 đồng.
 * BH y tế- 45000 đồng.
+ Hoàn thành các khoản thu nộp: đồng phục, sách Tiếng Anh,...
+ Chuẩn bị tham dự đại hội Liên đội.
4- Sinh hoạt văn nghệ: 
- Nêu tên những bài hát về Bác mà em biết. ( Hs nêu ).
- Trong số những bài hát về Bác, em thích nhất bài hát nào? Em hãy hát bài hát đó.
- Gv tổ chức cho lớp học bài hát: Như có Bác trong ngày vui đại thắng.
- Hướng dẫn hs múa phụ hoạ.
- Nhắc hs thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT2.doc