I- Mục tiêu:
- Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
- Học sinh biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm ).
- GD ý thức tự giác làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004.
- Tờ lịch năm.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: KTBC. + Gọi 2 hs trả lời câu hỏi.
- Một năm có bao nhiêu tháng? Hãy kể tên từng tháng và nói rõ số ngày trong từng tháng đó.
+ Gv nhận xét, cho điểm.
Tuần 22 Sáng Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 2007 Chào cờ ( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp). __________________________ Toán Tiết 106: Tháng- năm ( tiếp theo). I- Mục tiêu: - Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng. - Học sinh biết xem lịch ( tờ lịch tháng, năm ). - GD ý thức tự giác làm bài. II- Đồ dùng dạy- học: - Tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004. - Tờ lịch năm. III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: * Hoạt động 1: KTBC. + Gọi 2 hs trả lời câu hỏi. - Một năm có bao nhiêu tháng? Hãy kể tên từng tháng và nói rõ số ngày trong từng tháng đó. + Gv nhận xét, cho điểm. * Hoạt động 2: Thực hành. (+) Bài 1:- Gv cho hs xem lịch tháng 1, 2, 3 và thảo luận nhóm đôi. - Ngày 3 tháng 2 là thứ mấy? - Ngày 8 tháng 3 là thứ mấy? - Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ mấy?... - Gv nhận xét. - Hs thảo luận nhóm đôi: 1 em hỏi, 1 em trả lời, sau đó đổi lại. - 2, 3 nhóm trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét. (+) Bài 2:- Yêu cầu hs xem lịch năm 2005, gv hỏi hs trả lời: - Ngày Quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ mấy? - Ngày Quốc khánh 2 tháng 9 là thứ mấy? - Ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là thứ mấy? - Ngày cuối cùng của năm 2005 là thứ mấy?... - Hs quan sát lịch năm 2005 và trả lời câu hỏi: - là thứ tư. - là thứ 6. - là chủ nhật. - là thứ bảy. (+) Bài 3: - Yêu cầu hs làm vở, gv chấm bài, gọi 2 hs lên chữa bài. - G v nhận xét. (+) Bài 4: - Gọi 1 hs nêu yêu cầu của bài toán. + Yêu cầu hs tự tính rồi khoanh vào trước câu trả lời đúng. - Gọi hs nêu đáp án đúng. - Hs làm vở, chữa bài.Đáp án: + Tháng có 31 ngày: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. + tháng có 30 ngày: 4, 6, 9, 11. - Hs nêu yêu cầu của bài. - Hs thực hiện tính rồi khoanh vào trước câu trả lời đúng. Đáp án C. * Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn hs chuẩn bị com- pa cho bài học sau. _______________________________ Mĩ thuật Tiết 22: Vẽ trang trí: Vẽ màu vào dòng chữ nét đều. ( Giáo viên chuyên dạy ). ______________________________ Tập viết Tiết 22: ôn chữ hoa: P I- Mục tiêu: - Củng cố cách viết chữ viết hoa P ( Ph) thông qua bài tập ứng dụng. + Viết tên riêng : “Phan Bội Châu ” bằng cỡ chữ nhỏ. + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Phá Tam Giang nối đường ra Bắc Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam. - HS viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. - GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. II- Đồ dùng dạy- học: - Mẫu chữ. - Phấn màu, bảng con. III- Các hoạt động dạy- học: A. KTBC : - Gọi 2 hs lên bảng viết từ : Lãn ông; ổi. - GV nhận xét, cho điểm. - 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con. B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài. - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con. a) Luyện viết chữ hoa: - Tìm các chữ hoa có trong bài: - GV viết mẫu+ Nhắc lại cách viết từng chữ. Ph - GV nhận xét sửa chữa. - HS tìm :P, T, G, B, Đ, H, V, N - 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con: Ph, T, V b) Viết từ ứng dụng: - GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét. - GV giới thiệu về Phan Bội Châu. - Yêu cầu hs viết: Phan Bội Châu - HS đọc từ viết. - Hs theo dõi. - 2HS viết trên bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào bảng con. c)Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng. Phá Tam Giang nối đường ra Bắc Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam. - GV giúp HS hiểu các địa danh trong câu ứng dụng - Nêu cách trình bày bài trong vở cho đẹp. - 3 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng. - Hs nêu, viết bảng con chữ: Phá, Bắc 3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở: - GV nêu yêu cầu viết. - GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết. 4. Chấm, chữa bài. - GV chấm 5 - 7 bài trên lớp. C.Củng cố- Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn hs rèn VSCĐ. - Học sinh viết vở : + 1 dòng chữ: P +1 dòng chữ: Ph, B +2 dòng từ ứng dụng. +2 lần câu ứng dụng. - Hs theo dõi. ___________________________________ Chiều Bồi dưỡngTiếng Việt Luyện viết chữ hoa: P I- Mục tiêu: - Củng cố cách viết chữ viết hoa P ( Ph) thông qua bài tập ứng dụng: + Viết tên riêng : “Phan Bội Châu ” bằng cỡ chữ nhỏ. + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Phá Tam Giang nối đường ra Bắc Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam. - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. - GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng con, chữ mẫu. III- Các hoạt động dạy- học: 1- Kiểm tra bài cũ: - Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: P. - Gv nhận xét. 2- Luyện viết chữ hoa: P. a- Luyện viết bảng con: - Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: P. - Gv nhận xét, sửa chữa. b- Luyện viết vở: - Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết hết nội dung bài, hs trung bình, khá viết 1/ 2 số dòng. - Gv theo dõi, giúp đỡ hs. c- Chấm, chữa bài: - Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung. 3- Củng cố- Dặn dò: - Nêu nội dung bài học. - Dặn hs luyện viết chữ đẹp. _____________________________ BD Tiếng Việt Ôn: Luyện từ và câu: Nhân hoá. Đặt và trả lời câu hỏi: ở đâu? I- Mục tiêu: - Củng cố về biện pháp tu từ nhân hoá và cách đặt và trả lời câu hỏi: ở đâu? - Rèn kỹ năng sử dụng biện pháp nhân hoá và tìm được các bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu? trong câu. - Thích học Tiếng Việt. Mở rộng vốn từ. II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng con. III- Các hoạt động dạy- học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. - Nêu cách cộng các số trong phạm vi 10.000. - Gv nhận xét. * Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập. a- Đối với học sinh TB- Y: Yêu cầu làm bài tập sau: +) Bài 1: Tìm sự vật được nhân hoá trong bài thơ sau: Hoa phượng Hôm qua còn lấm tấm Chen lẫn màu lá xanh Sáng nay bừng lửa thắm Rừng rực cháy trên cành Bà ơi! Sao mà nhanh Phượng mở nghìn mắt lửa Cả dãy phố nhà mình Một trời hoa phượng đỏ. - Gv nhận xét. +) Bài 2: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi: ở đâu? trong các câu sau: a- Ngày quốc tế thiếu nhi, chúng em cắm trại ở công viên. b- Hôm nay, bố em gặt lúa ở ngoài đồng. - Gọi hs chữa bài, gv nhận xét. +) Bài 3: Trả lời các câu hỏi sau: a- Những người công nhân làm việc ở đâu? b- Hai Bà Trưng quê ở đâu? - Yêu cầu học sinh nêu miệng câu trả lời. - Gv nhận xét. a- Đối với học sinh K- G yêu cầu làm thêm: +) Bài 4: Với mỗi từ ngữ dưới đây, hãy viết một câu văn trong có sử dụng biện pháp nhân hoá. - Cái trống trường - Cây bàng - Cái cặp sách của em - Gọi hs nêu miệng bài làm, gv nhận xét. - Hs đọc yêu cầu của bài. - Học sinh thực hiện yêu cầu của bài theo nhóm đôi. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc. - Hs xác định yêu cầu của bài. - Hs làm bài vào vở. - 2 hs chữa bài, lớp nhận xét. - 2 học sinh đọc yêu cầu của bài. - Lớp làm miệng bài tập. - Học sinh khác nhận xét bổ sung. - Hs tìm hiểu yêu cầu của bài => làm bài vào nháp. - 2 Học sinh nêu, lớp nhận xét. * Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau. _____________________________ NGoại ngữ ( Gv chuyên dạy ). ___________________________________________________________________________________ Sáng Thứ ba ngày 6 tháng 2 năm 2007 Toán Tiết 107: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính. I- Mục tiêu: - Học sinh có biểu tượng về hình tròn, biết tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. - Bước đầu biết dùng com- pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước. - Giáo dục hs tính cẩn thận khi làm bài. II- Đồ dùng dạy- học: - Thước kẻ, com pa. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu: * Hoạt động 1: Giới thiệu hình tròn. - Gv đưa ra một số vật có dạng hình trò : Mặt đồng hồ, cái đĩa - Các đồ vật này có dạng hình gì? - Gv vẽ một hình tròn lên bảng, giới thiệu tâm O bán kính OM đường kính AB. - Em hãy so sánh độ dài của đường kính với bán kính? - HS quan sát. - Hình tròn. - HS theo dõi công nhận. - Đường kính gấp đôi bán kính. * Hoạt động 2: Giới thiệu com pa và cách vẽ hình tròn. - Gv yêu cầu hs để com pa lên bàn. - Hãy nêu cấu tạo của com pa. - Gv giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2 cm. + Bước 1: Xác định bán kính: Mở khổ độ com pa + Bước 2: Đặt đầu có đinh nhọn xuống đúng điểm O, xoay nhẹ đầu chì * Hoạt động 3 : Thực hành. +) Bài 1: Gv yêu cầu hs quan sát hình vẽ rồi nêu tên: BK, ĐK của hình tròn. +) Bài 2:- Gv yêu cầu hs dùng com pa tự vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2 cm; tâm I bán kính 3 cm. - Gv quan sát giúp đỡ. +) Bài 3:- HS làm tương tự bài 2. - GV gọi hs chữa bài. - Hs thực hiện. - HS nêu. - Học sinh theo dõi thực hành. - Hs qs hình vẽ, tự làm vào vở rồi nêu kết quả: + OA, OB là bán kính. + AB là đường kính. + HS vận dụng vẽ hai hình tròn biết tâm và BK cho trước. - HS vẽ hình vào vở. 1 HS lên bảng vẽ. * Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn hs ghi nhớ để vận dụng vào làm bài tập tương tự. -HS theo dõi. ________________________________ Tập đọc – Kể chuyện Tiết : Nhà bác học và bà cụ. I-Mục tiêu: A- Tập đọc: 1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Chú ý các từ ngữ : Ê- đi xơn, nổi tiếng, khắp nơi, nảy ra, loé lên,... - Biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật. 2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu: - Hiểu các từ mới: nhà bác học, cười móm mém. - Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi - xơn rất giàu sáng kiến, muốn đem lại khoa học phục vụ cho con người. B - Kể chuyện: 1- Rèn kĩ năng nói: - Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai ( người dần truyện, bà cụ, nhà bác học Ê- đi xơn ). 2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể. II- Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy - học: *Tập đọc: A- KTBC: - Giờ trước các em được học bài gì? - Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích? - Yêu cầu lớp nhận xét, cho điểm. - GV nhận xét chung. B - Bài mới: 1- Giới thiệu bài: 2- Luyện đọc: a) GV đọc toàn bài. - GV cho hs quan sát tranh minh hoạ. b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ: +) Đọc từng câu:- GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn. +) Đọc từng đoạn trước lớp: - Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn? + Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. + GV kết hợp giải nghĩa từ: nhà bác học, cười móm mém. +) Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo cặp. - GV theo dõi, sửa cho 1 số hs. 3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Em hãy nói những điều em biết về Ê- đi- xơn. ... c học và bà cụ? - Dặn HS luyện đọc tốt, kể thuộc câu chuyện. ________________________________ tự học Hoàn thành bài tập toán. I- Mục tiêu: - Hs tự hoàn thành những bài tập toán trong 2 ngày tiếp theo. - Hs nắm chắc kiến thức về tâm, bán kính, đường kính; về nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. - Giáo dục tính độc lập, tự giác trong học tập. II- Hoạt động tự học: 1- KTBC: - Trong tuần, em được học những nội dung nào của môn toán? - Gọi 1 hs nêu cách: nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. Cho ví dụ. - Gv nhận xét, cho điểm. 2- Bài mới:- Gv yêu cầu Hs tự hoàn thành những bài tập trong tuần: * Hs trung bình, yếu: - Hoàn thành bài tập: +) Bài 1 ( VBT trang 24 ). Học sinh vẽ Bước 1, Bước 2. +) Bài 1 ( VBT trang 25 ). Đs: 3069, 6204, 8072, 6516. * Hs trung khá, giỏi: - Hoàn thành bài tập: +) Bài 1( VBT trang 24). Học sinh vẽ Bước 1, Bước 2, Bước 3, tô màu. +) Bài 2 ( VBT trang 25 ). Đs: 4848, 6363, 6848, 7567. +) Bài 3 ( VBT trang 25 ). Đs: 9680 viên gạch. - Gv giúp đỡ Hs yếu hoàn thành bài tập trong VBT. - Gv chấm, chữa 1 số bài tập mà nhiều hs còn vướng mắc. 3- Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn hs ghi nhớ nội dung bài. _______________________________ Hoạt động ngoài giờ lên lớp Thực hành vệ sinh răng miệng. I- Mục tiêu:- Tiếp tục giáo dục cho hs về vệ sinh răng miệng. - Hs biết cách đánh răng. - Gd cho hs có thói quen bảo vệ răng miệng. II- Đồ dùng dạy- học:- Bàn chải, kem đánh răng, mô hình hàm răng. II- Các hoạt động dạy- học: 1- ổn định tổ chức: - Gv cho hs nghe băng nhạc của kem đánh răng P/s. - Nội dung bài hát nói về điều gì? - Em có thích đánh răng bằng kem đánh răng P/s không? 2- Bài mới: a- Giới thiệu bài. b- Giảng bài: - Qua các bài học trước, em đã thực hiện đánh răng như thế nào? - Hàng ngày, em đã đánh răng mấy lần? - Khi đánh răng xong, em có cảm giác như thế nào? - Đánh răng có tác dụng gì? - Gv tổ chức cho hs thực hành đánh răng theo nhóm. - Gv theo dõi, giúp đỡ hs đánh răng theo đúng cách. - Giáo viên gọi 1 số học sinh lên thực hành trước lớp. - Gv nhận xét. 3- Củng cố- dặn dò: - Nêu nội dung bài học. - Dặn thường xuyên đánh răng hơn nữa. - Hs nêu. -...thấy thoải mái, miệng thơm tho. - Bảo vệ cho răng luôn đẹp, chắc chắn hơn. - Hs thực hành. - Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. - Hs nêu. ______________________________________________________________________ Sáng Thứ sáu ngày 9 tháng 2 năm 2007 Toán Tiết 110: Luyện tập. I- Mục tiêu: - Biết nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ 1 lần). - Rèn kỹ năng nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số và áp dụng vào giải toán. - Tự tin, hứng thú trong học toán. I- Đồ dùng dạy- học: - Tờ lịch năm 2006. III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: *Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. - Em hãy tự nghĩ ra 1 phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. Sau đó đặt tính rồi tính. - Gv nhận xét. * Hoạt động 2: Thực hành. +) Bài 1:- Nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu học sinh làm bài và giải thích cách làm. =>Phép nhân chính là phép cộng các số hạng bằng nhau. +) Bài 2:- Yêu cầu của bài là gì? - Hãy nêu các dữ kiện ở cột 1. - Yêu cầu học sinh đặt đề toán tương ứng với mỗi cột và làm theo yêu cầu của bài. +) Bài 3: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán và làm bài vào vở. +) Bài 4: - Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của bài và trình bày bài vào vở. - Bài toán củng cố lại kiến thức gì? - Muốn gấp 1 số lên nhiều lần làm như thế nào? * Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Dặn hs ghi nhớ nội dung bài, chuẩn bị bài sau. - Viết thành phép nhân và ghi kết quả. - Học sinh làm bài vào vở, chữa bài. - Điền số vào ô trống. - Hs nêu. - Học sinh đặt đề toán tương ứng với từng cột, phân tích đề toán => nêu kết quả. - Đọc đề toán. - Phân tích bài toán. - Làm bài vào vở. - Học sinh làm bài. -...gấp 1 số lên nhiều lần, tăng một số lên nhiều đơn vị. - Học sinh nêu. - Hs theo dõi. ______________________________ Chính tả(Nghe -viết ) Bài viết: Một nhà thông thái. I- Mục tiêu: - Nghe- viết đoạn văn: Một nhà thông thái. Làm bài tập tìm từ chứa tiếng băt đầu bằng âm: r/d/gi. - HS viết đúng chính tả, làm chính xác bài tập. - Rèn cho HS trình bày VSCĐ. II- Đồ dùng dạy- học:- Bảng phụ, bảng con. III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: A- KTBC:- GV gọi 2 HS viết bảng lớp. - GV nhận xét, cho điểm 2 HS. B - Bài mới: 1- GTB:- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Hướng dẫn HS nghe- viết: a) Chuẩn bị:- GV đọc đoạn văn: Một nhà thông thái. - Trong bài có những chữ nào viết hoa? - Cho HS tự tìm và viết vào bảng con từ dễ lẫn, gv nhận xét. b) Hướng dẫn HS viết bài: - GV đọc từng câu cho HS viết. - Đọc lại cho HS soát lỗi. c) Chấm, chữa bài : - GV chấm 5- 7 bài, nhận xét chung. 3- Hướng dẫn làm bài tập : +) BT2a:- GV nhắc: Để tìm đúng từ theo nghĩa đã cho các em cần chú ý: từ đó phải chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Ra-đi-ô, dược sĩ, giây. +) BT3a:- GV nhắc: Từ ngữ cần tìm phải là từ chỉ hoạt động: - Tiếng bắt đầu bằng r: - Tiếng bắt đầu bằng d: - Tiếng bắt đầu bằng gi: - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 4- Củng cố- dặn dò: - Nhận xét về chính tả. - Dặn HS rèn chữ đẹp. - HS khác viết bảng con: 4 tiếng bắt đầu bằng ch/tr. - HS theo dõi. - HS theo dõi. - Những chữ đầu câu, - HS viết ra bảng con từ khó, dễ lẫn. - Hs viết bài chính tả, soát lỗi. - HS theo dõi. - HS làm bài cá nhân, 3 HS chữa bài, lớp nhận xét. - HS thi theo nhóm, mỗi nhóm 3 em lên bảng điền. - Lớp nhận xét, bình chọn. - HS bổ sung từ ngữ vào vở bài tập ( nếu thiếu ). - Hs theo dõi. ____________________________ Âm nhạc Ôn hát bài: Cùng múa hát dưới trăng. Giới thiệu khuông nhạc. ( Gv chuyên dạy ). __________________________________ Tập làm văn Tiết 22: Nói - viết về người lao động trí óc. I- Mục tiêu: - Kể một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết. Viết lại những điều em biết vừa kể thành một đoạn văn. - Rèn kỹ năng nói và viết về người lao động trí óc. - GD ý thức tự giác làm bài. II- Đồ dùng dạy- học:- Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy- học: A) KTBC: - Gọi 1 hs đọc: Nâng niu từng hạt giống. - Gv nhận xét. B) Bài mới: 1) GTB:- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2) Hướng dẫn làm bài tập :+) Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài. - Hãy kể tên một số nghề lao động trí óc? - Yêu cầu học sinh trả lời theo từng câu gợi ý. - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm với nội dung: kể về một người lao động trí óc mà em biết. - Gọi đại diện nhóm lên kể. - Gv nhận xét. +) Bài 2: - Giáo viên nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu học sinh viết bài vào vở. - Gv lưu ý về cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt rõ ràng, sạch sẽ. - Yêu cầu một số học sinh đọc bài viết. + Gv và hs nhận xét, đánh giá. 3) Củng cố- dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Dặn hs biết trân trọng từng hạt lúa, hạt gạo do người nông dân hai sương một nắng làm ra. - Hs theo dõi. -1 Hs đọc yc của bài. - Học sinh nêu và đọc 3 câu hỏi gợi ý. -...giáo viên, bác sĩ, kỹ sư nông nghiệp, kĩ sư xây dựng, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà hải dương học, kĩ sư thuỷ lợi,... - Học sinh nối tiếp trả lời. - Học sinh làm việc theo nhóm đôi, kể cho nhau nghe. - 5, 6 học sinh lên kể. Học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh trình bày những điều vừa nói vào vở. - 5 học sinh đọc bài viết. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Hs theo dõi. _________________________________ Chiều BD Toán Luyện tập: Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. I- Mục tiêu:- Củng cố về nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. - Rèn kỹ năng thực hiện nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy- học:* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh nêu tên thực hiện nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. - Gv nhận xét, cho điểm. * Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập: a- Đối với Hs trung bình- yếu làm bài tập sau: +) Bài 1: Viết thành phép nhân rồi ghi lại kết quả: a) 2317 + 2317 + 2317 = b) 1208 + 1208 + 1208 + 1208 = c) 1016 + 1016 + 1016 + 1016 + 1016 = - Gọi hs nêu cách làm. - Gv nhận xét. +) Bài 2: Đặt tính rồi tính: 1313 x 3; 2121 x 4; 1061 x 6 - Yêu cầu học sinh làm vở, chữa bài. - Gv nhận xét. +) Bài 3: Lát nền một căn phòng hết 1210 viên gạch. Hỏi lát nền 6 căn phòng như vậy hết bao nhiêu viên gạch? - Gọi Hs nêu. - Gv nhận xét. b- Đối với Hs khá- giỏi: làm thêm bài tập: +) Bài 4: Có 3 xe chở gạo, mỗi xe chở 1124 kg gạo. Người ta đã bán đi 1246 kg gạo trên 3 xe đó. Hỏi còn lại tất cả bao nhiêu kg gạo? - Yêu cầu hs thảo luận nhóm, trình bày lời giải. Gv nhận xét. - 1 học sinh nêu yêu cầu của bài. - Học sinh nêu miệng câu trả lời của bài toán. - Hs tìm hiểu yêu cầu của bài. - Hs làm bài vào vở. Đs: 3939, 8484, 6366. - 3 hs chữa bài, nhận xét. - Hs xác định yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài vào vở. - Hs chữa bài. Đs: 7260 viên gạch. - Hs đọc yêu cầu của bài. - Học sinh thảo luận cách làm, làm vào vở. - 2 học sinh chữa bài. Đs: 2126 kg gạo. * Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò:- Nhận xét giờ học. - Dặn hs chuẩn bị bài sau. ___________________________________ Thể dục Ôn nhảy dây. Trò chơi: Lò cò tiếp sức. ( Gv chuyên dạy ). __________________________________ Sinh hoạt lớp Kiểm điểm hoạt động tuần 22. Phương hướng tuần 23. * Lớp trưởng điều khiển: 1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 22: + Ưu điểm: Thực hiện nghiêm túc các nề nếp ngoài giờ lên lớp. + Nhược điểm: Còn 1 số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học... 2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp: + Tuyên dương: Tổ 2, 3. Cá nhân: Nhung, Sơn, Thoan, Huyền, Anh. + Phê bình: Tổ 1. Cá nhân: Hùng, Chuyên. 3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm: - Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: Đi học, truy bài, xếp hàng ra vào lớp. - Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: Thể dục giữa giờ, còn hay nói chuyện. - Nhắc nhở Hs:+ Khắc phục những tồn tại trong tuần trước. + Nâng cao chất lượng học tập. Ôn tập tốt để thi giữa kì II. + Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, mẩu chuyện về Bác Hồ. + Hoàn thành tiền học 2 buổi/ ngày kì II. 4- Sinh hoạt văn nghệ: - Gv tổ chức cho lớp tiếp tục luyện hát bài: Em là mầm non của Đảng. ______________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: