I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
a) Kiến thức:
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
b) Kỹ năng: Rèn Hs
- Giọng đọc phù hợp với với từng nhân vật trong câu truyện.
- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: vật, nước chảy, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt
c) Thái độ:
- Giáo dục Hs có thích thú trước những ngày lễ hội.
B. Kể Chuyện.
- Dựa vào trí nhớ và các gợi ý , kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
* HS: SGK, vở.
KẾ HOẠCH TUẦN 25 Thứ Ngày Tiết Mơn Tên bài giảng Hai 01/03/10 1 Chào cờ Tuần 25 2 Tập đọc Hội vật 3 Kể chuyện Hội vật 4 Tốn Thực hành xem đồng hồ (tt) 5 TN-XH Động vật Ba 02/03/10 1 Thể dục GV chuyên 2 Mỹ thuật GV chuyên 3 Tốn Luyện tập 4 Chính tả Hội vật 5 RL-HS yếu Tư 03/03/10 1 Âm nhạc Chị ong nâu và em bé 2 Tập đọc Hội đua voi ở Tây Nguyên 3 Tốn Bài toán liên quan đến rút về đơn vị 4 Tập viết Ôn chữ hoa S 5 Đạo đức Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác Năm 04/03/10 1 Luyện từ-câu Nhân hóa - Ôn đặt câu-TLCH: Vì sao? 2 Thủ cơng Đan hoa chữ thập đơn (T2) 3 Tốn Luyện tập 4 Chính tả Hội đua voi ở Tây Nguyên 5 TN-XH Cơn trùng Sáu 05/03/10 1 Tập làm văn Kể về lễ hội 2 Thể dục GV chuyên 3 Tốn Tiền Việt Nam 4 Sinh hoạt Tuần 25 Thứ hai, Ngày 01 tháng 03 năm 2010 Tiết 1 : Chào cờ Tiết 2-3: Tập Đọc – Kể Chuyện & Hội vật I/ Mục tiêu: A. Tập đọc. Kiến thức: - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố. - Hiểu nội dung câu chuyện : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. Kỹ năng: Rèn Hs Giọng đọc phù hợp với với từng nhân vật trong câu truyện. Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: vật, nước chảy, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt Thái độ: - Giáo dục Hs có thích thú trước những ngày lễ hội. B. Kể Chuyện. - Dựa vào trí nhớ và các gợi ý , kể lại được từng đoạn của câu chuyện. - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát.1’ Bài cũ: Tiếng đàn.4’ - Gv mời 2 em bài: + Thuỷ làm gì để chuẩn bị vào phòng thi? + Cử chỉ, nét mặt của Thủy thể hiện điều gì? + Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn? - Gv nhận xét bài. Giới thiệu và nêu vấn đề:1’ Giới thiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động.60’ * Hoạt động 1: Luyện đọc. - Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài. Gv đọc mẫu bài văn. - Gv đọc diễm cảm toàn bài. - Gv cho Hs xem tranh minh họa. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. - Gv mời Hs đọc từng câu. + Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. - Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp. - Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài. - Gv mời Hs giải thích từ mới: sới vật, khôn lường, keo vật, khố. - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Đọc từng đoạn trước lớp. + Năm nhóm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 5 đoạn. + Một Hs đọc cả bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài. - Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật? - Hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời: + Cách đánh của Quắm Đen và ông cản Ngũ có gì khác nhau? - Gv mời Hs đọc thành tiếng đoạn 3. Thảo luận câu hỏi: + Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào? - Gv nhận xét, chốt lại: Oâng Cản Ngũ bước hụt, quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông, ôm một bên chân ông, bốc lên. Tình hống keo vật không còn chán ngắt như trước kia nữa. Người xem phấn chấn reo ồ lên, tin chắc ông Cản Ngũ nhất định sẽ ngã và thua cuộc. - Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng đoạn 4 và 5. + Oâng Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào? + Theo em vì sao ông cản Ngũ thắng? * Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố. - Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật - Gv đọc diễn cảm đoạn 3. - Gv cho 4 Hs thi đọc truyện trước lớp . - Gv yêu cầu 5 Hs tiếp nối nhau thi đọc 5 đoạn của bài. - Một Hs đọc cả bài. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt. * Hoạt động 4: Kể chuyện. - Mục tiêu: Hs dựa vào trí nhớ và các gợi ý kể lại câu chuyện . - Gv cho Hs quan sát các gợi ý và kể lại 5 đoạn của câu chuyện. - Gv mời từng cặp Hs tập kể 1 đoạn của câu chuyện. - Năm Hs tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện theo gợi ý. - Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt. PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan. HT: Học sinh đọc thầm theo Gv. Hs lắng nghe. Hs xem tranh minh họa. Hs đọc từng câu. Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn. Hs đọc từng đoạn trước lớp. 5 Hs đọc 5 đoạn trong bài. Hs giải thích các từ khó trong bài. Hs đọc từng đoạn trong nhóm. Đọc từng đoạn trứơc lớp. Năm nhóm đọc ĐT 5 đoạn. Một Hs đọc cả bài. PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận. HT: Hs đọc thầm đoạn 1. Tiếng trống dồn dập ; người xem đông như nước chảy ; ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông cản Ngủ ; chen lẫn nhau ; quây kín quanh sới vật ; trèo lên những cây cao để xem.. Hs đọc thầm đoạn 2 Quắm Đen: lăn xả vào , đánh dồn dập, ráo riết. Oâng Cản Ngủ: chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ. Hs thảo luận câu hỏi. Đại diện các nhóm lên trình bày. Hs nhận xét, chốt lại. Hs đọc đoạn 4, 5. Quắm Đen gò lưng vẫn không sao bê nổi chân ông cản Ngũ. Oâng nghiêng mình nhìn Quắm Đen. Lúc lâu ông mới thò tay nắm khố anh ta, nhấc bổng lên, nhẹ giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng. PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi. HT: Hs thi đọc diễn cảm truyện. Ba Hs thi đọc 3 đoạn của bài. Một Hs đọc cả bài. Hs nhận xét. PP: Quan sát, thực hành, trò chơi. HT: Hs quan sát các gợi ý. Từng cặp hs kể chuyện. 5 Hs kể lại 5 đoạn câu chuyện. Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện. Hs nhận xét. 5. Tổng kềt – dặn dò.1’ Về luyện đọc lại câu chuyện. Chuẩn bị bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên. Nhận xét bài học. Tiết 4: Toán & Thực hành xem đồng hồ (tiếp theo) I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian (thời điểm, khoảng thời gian). - Củng cố cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã. - Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của Hs b) Kỹ năng: Rèn Hs xem chính xác đồng hồ. c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: * GV: Đồng hồ điện tử hoặc mô hình. Bảng phụ, phấn màu. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: Thực hành xem đồng hồ. Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1. Ba Hs đọc bảng chia 3. - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài – ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Làm bài 1, 2. - Mục tiêu: Giúp Hs biết cách xem đồng hồ chính xác đến từng phút. Cho học sinh mở vở bài tập. Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv cho yêu cầu Hs quan sát lần lượt từng tranh, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra hoạt động đó, rồi trả lời câu hỏi. - Gv hướng dẫn Hs làm phần a. - Gv yêu cầu Hs tự làm các phần còn lại. - Gv mời 5 học sinh đứng lên đọc kết quả - Gv nhận xét, chốt lại. Bình tập thể dục lúc 6 giờ 5 phút. Bình ăn sáng lúc 7 giờ kém 15 phút. Bình tan học lúc 11giờ. Bình tưới cây lúc 5 giờ 16 phút. Lúc 8 giờ 25 phút tối Bình tập đàn. Lúc 10 giờ kém 5 phút đêm, Bình đang ngủ. Bài 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu Hs xem đồng hồ có kim giờ, kim phút và đồng hồ điện tử để thấy được đồng hồ có cùng thời gian. - Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. - Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày. - Gv nhận xét, chốt lại: + Đồng hồ thứ 1: tương ứng với 17 : 03. + Đồng hồ thứ 2: tương ứng với 12 : 25. + Đồng hồ thứ 3: tương ứng với 8 : 16. + Đồng hồ thứ 4: tương ứng với 19 : 40. + Đồng hồ thứ 5: tương ứng với 22 : 05. + Đồng hồ thứ 6: tương ứng với 2 : 53. * Hoạt động 2: Làm bài 3. - Mục tiêu: Giúp Hs biết xác định khoảng thời gian đã diễn ra sự việc. Bài 3: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài. - Gv hướng dẫn Hs quan sát đồng hồ ở bức tranh thứ nhất. + Lúc bắt đầu thì kim giờ chỉ số mấy? Kim phút chỉ số mấy? + Lúc kết thúc thì kim giờ chỉ số mấy? Kim phút chỉ số mấy? - Như vậy , tính từ vị trí kim phút khi bắt đầu đến vị trí kim phút khi kết thúc (theo chiều quay của kim đồng hồ ) được 30 phút. - Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở. - Gv nhận xét, chốt lại: Chương trình “ Vườn cồ tích” kéo dài trong 30 phút. * Hoạt động 3: Làm bài 4. - Mục tiêu: Giúp cho các em biết vẽ kim phút còn thiếu vào đồng hồ để có thời gian tương ứng 25 phút. Bài 4: - Gv mời 1 Hs yêu cầu đề bài. - Gv chia Hs thành 4 nhóm cho các em chơi trò chơi. - Yêu cầu: Trong vòng 5 phút nhóm vẽ kim phút vào đồng hồ B đúng, đẹp, chính xác sẽ chiến thắng. - Gv nhận xét , tuyên dương nhóm thắng cuộc. - Vẽ kim phút vaò số 5 trong đồng hồ B. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs quan sát các bức tranh. Học sinh cả lớp làm bài vào VBT. 5 Hs đứng lên đọc kết quả. Hs nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thảo luận nhóm đôi. Đạ ... p viết lại từ khó. Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại. Nhận xét tiết học. Tiết 5: Tự nhiên xã hội & Côn trùng I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát. Kỹ năng: - Kể được tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người. c) Thái độ: - Biết cách diệt các côn trùng có hại. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 96, 97. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Động vật. (4’) - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu hỏi: + Em hãy nhận xét hình dạng và kích thước của các con vật mà em đã học? + Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. (28’) * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. - Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Gv cho Hs quan sát hình 96, 97 SGK thảo luận các câu hỏi. + Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì? + Bên trong cơ thể chúng có xương sống không? - Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời một số nhóm lên trình bày trước lớp. - Gv nhận xét. => Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh. * Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được. * Mục tiêu: + Kể tên một số côn trùng có ích và một số côn trùng có hại đối với con người. + Nêu được một số cách diệt trừ những côn trùng có hại. * Các bước tiến hành. Bước 1 : Làm việc theo nhóm Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm : có hại, có ích và nhóm không ảnh hưởng đến con người. Bước 2: Làm việc cả lớp - Gv yêu cầu các nhóm lên trình bày các bộ sưu tập của mình. - Gv nhận xét. PP: Quan sát, thảo luận. HT: Hs thảo luận theo từng cặp. Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.. Hs cả lớp nhận xét, bổ sung. Hs lắng nghe. PP: Quan sát, thảo luận. HT: Hs phân loại một số loại côn trùng. Các nhóm trình bày bộ sưu tập của mình. Hs cả lớp nhận xét. 5 .Tổng kềt – dặn dò. (1’) Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Tôm, cua Nhận xét bài học. Thứ sáu, Ngày 05 tháng 03 năm 2010 Tiết 1: Tập làm văn & Kể về lễ hội I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs - Biết dựa vào kết quả quan sát hai bức ảnh lễ hội (chơi đu và đua thuyền) trong SGK. Hs chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bứa ảnh. b) Kỹ năng: - Hs kể lại đúng, sinh động quang cảnh và hoạt động của những người trong bức ảnh. c) Thái độ: - Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh minh họa. * HS: VBT, bút. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát.1’ Bài cũ: Người bán quạt may mắn.4’ - Gv gọi 2 Hs kể lại câu chuyện “Người bán quạt may mắn” . - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề.1’ Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động:28’ * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài. Mục tiêu: Giúp các em quan sát các bức tranh. - Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài. - Gv yêu cầu Hs quan sát tranh minh họa trong SGK. - Gv viết lên bảng 2 câu hỏi: + Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào? + Những người tham gia lễ hội đang làm gì? - Gv yêu cầu từng cặp Hs quan sát hai tấm ảnh, trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội. * Hoạt động 2: Hs thực hành . MT: giúp hs hoểu thêm về lễ hội làng quê, luyện văn nói cho hs - Gv yêu cầu 2 em trao đổi với nhau - Gv mời đại diện các nhóm lên thi kể chuyện. - Gv mời từng cặp hs kể - Gv mời 4 – 5 Hs thi kể trước lớp. - Gv nhận xét, chốt lại. + Aûnh 1: Đây là cảnh một sân đình ở làng quê. Người người tấp nấp trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm, khẩu hiệu đỏ “ Chúc mừng năm mới treo trước cửa đình. Nổi bật trên tấm ảnh là hai thanh niênm đang chơi đu. Họ nắm tay đua và chơi đu rất đông. Mọi người chăm chú , vui vẻ, ngước nhìn hai thanh niêm, vẻ tán thưởng. +Aûnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to, nhiều màu được neo bên bờ càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông là hàng chục chiếc thyền đua. Các tay đua đều là thanh niên trai tráng khỏe mạnh. Ai nấy cầm chắc tay chéo, gò lưng, dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền. Những chiếc thuyền lao đi vun vút. PP: Quan sát, giảng giải, thực hành. HT: Hs đọc yêu cầu của bài . Hs quan sát tranh minh họa. Hs quan sát kĩ để trả lời câu hỏi. PP: Luyện tập, thực hành. HT: Hai Hs trao đổi với nhau theo cặp Từng cặp Hs tiếp nối nhau giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội. Hs cả lớp nhận xét. 5 Tổng kết – dặn dò.1’ Về nhà tập kể lại chuyện. Chuẩn bị bài: Kể về một ngày hội. Nhận xét tiết học. Tiết 2: Toán & Tiền Việt Nam I/ Mục tiêu: a) Kiến thức: - Nhận biết các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng. - Biết đổi tiền. - Biết thực hiên các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. b) Kỹ năng: Nhận biết nhận biết được tiền và tính toán chính xác. c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ, phấn màu. * HS: VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: Luyện tập. Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2. Ba Hs đọc bảng chia 3. - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài – ghi tựa. 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs biết các tờ giấy bạc. - Mục tiêu: Giúp nhận biết được các tờ giấy bạc, a) Giới thiệu các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng - Gv giới thiệu : “ Khi mua, bán hàng ta thường sử dụng tiền” và hỏi: + Trước đây, chúng ta đã làm quen với những loại giấy bạc nào? - Gv giới thiệu : 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng.. - Gv cho Hs quan sát kĩ cả hai mặt của từng tờ giấy bạc nói trên và nhận xét những đặc điểm: + Màu sắc của tờ giấy bạc. + Các dòng chữ “ hai nghìn đồng” và số 2000. + Các dòng chữ “ năm nghìn đồng” và số 5000. + Các dòng chữ “ mười nghìn đồng” và số 10.000. - Gv nhận xét, chốt lại. * Hoạt động 2: Làm bài 1. - Mục tiêu: Giúp Hs biết thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. Cho học sinh mở vở bài tập. Bài 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv cho Hs làm bài mẫu. - Gv yêu cầu Hs tự làm. - Gv yêu cầu Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Gv nhận xét, chốt lại + Con heo thứ 1: 6200 đồng. + Con heo thứ 2: 7200 đồng. + Con heo thứ 3: 6400 đồng. + Con heo thứ 4: 2800 đồng. Bài 2: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv chia lớp thành 4 nhóm. - Gv dán 4 tờ giấy trên bảng. Cho 4 nhóm chơi trò chơi. - Gv yêu cầu hs cả lớp tô màu vào VBT. - Gv nhận xét, chốt lại, tuyên dương nhóm nào làm bài nhanh. * Hoạt động 3: Làm bài 3. - Mục tiêu: Giúp Hs biết nhận biết các loại tiền. Bài 3: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài. - Gv yêu cầu cả lớp quan sát các bức tranh trong VBT. - Gv nhận xét, chốt lại: a) Đồ vật giá tiền ít nhất là: 2000 đồng ; Đồ vật nhiều tiền nhất là: 9000 đồng. b) Mua một chiếc thước kẻ và một đôi dép thì hết 8800 đồng. c) Giá tiền một compa ít hơn giá tiền một gói bánh là: 3000 đồng. PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải. Hs trả lời : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. Hs quan sát . Hs quan sát và nhận xét các tờ giấy bạc trên. Một vài Hs đứng lên nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi. Hs đọc yêu cầu đề bài. Một Hs đứng lên làm mẫu. Học sinh cả lớp làm bài vào VBT. 3 nối tiếp nhau đọc kết quả. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. 4 nhóm lên bảng chơi trò chơi. Học sinh cả lớp làm bài vào VBT. Hai Hs lên bảng sửa bài. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thảo luận nhóm đôi Hs làm bài vào VBT. Đại diện các cặp Hs đứng lên đọc kết quả. 5. Tổng kết – dặn dò. - Về tập làm lại bài. Làm bài 2,3. Chuẩn bị bài: Luyện tập. Nhận xét tiết học. Tiết 3: Sinh hoạt & SINH HOẠT TUẦN 25 I/ MỤC TIÊU: Đánh giá được ưu tồn trong tuần 25 Có kế hoạch phù hợp cho tuần 26 II/ Nhận định : * Ưu điểm : - Đi học đều đúng giờ - Nề nếp ra vào lớp tốt - Tác phong gọn gàng sạch sẽ - Học bài làm bài đầy đủ. *Khuyết điểm : => Tuy nhiên còn một số bạn chưa tự giác học và chép bài ở nhà chưa đầy đủ => Một số em chưa thuộc bảng nhân, chia III/Phương hướng : - Đi học đều đúng giờ - Giữ vệ sinh lớp học , sân trường - Giữ vở sạch , chữ viết đẹp - Học và làm bài đầy đủ khi đến lớp - Nhắc nhở đóng góp khoản thu năm học cịn tồn lại .
Tài liệu đính kèm: