- Hs điền, viết và đọc số. Đs:
a) Điền: 3/3/2/1/4. Viết số: 33.214. Đọc số: Ba mươi ba nghìn hai trăm mười bốn.
b) Điền: 2/4/3/1/2. Viết số: 24.312. Đọc số: Hai mươi bốn nghìn ba trăm mười hai.
- Hs nêu rồi làm vào vở. Đáp số:
+ 35.187: Ba mươi năm nghìn một trăm tám mươi bảy.
+94.361: Chín mươi tư nghìn ba trăm sáu mươi mốt.
+ 57.136: Năm mươi bảy nghìn một trăm ba mươi sáu.
+ 15.411: Mười năm nghìn bốn trăm mười một.
- Hs quan sát.
- Hs nối tiếp nhau đọc số, lớp nhận xét.
- Hs theo dõi.
Tuần 27 Sáng Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2007 Chào cờ ( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp). __________________________ Toán Tiết 131: Các số có 5 chữ số. I- Mục tiêu: - Hs nắm được các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. - Biết đọc, viết các số có 5 chữ số trong trường hợp đơn giản (Không có chữ số 0 ở giữa). - GD cho hs phát triển trí thông minh. II- Đồ dùng dạy- học: - Bộ đồ dùng học toán, bảng con. III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: *KTBC: Chữa bài kiểm tra. * Hoạt động 1: Ôn các số trong phạm vi 10.000: + Gv viết lên bảng số: 2316. - Số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? + Gv viết lên bảng số 10.000. - Số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? - Hs nêu miệng. * Hoạt động 2: Viết và đọc số có 5 chữ số. + Gv viết số 10.000 lên bảng, giới thiệu số 10.000 còn được gọi là 1 chục nghìn. - Số này gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? + Gv treo bảng có gắn các số như SGK. - Số 42.316 có mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? Em hãy gắn các chữ số vào các cột tương ứng. + Gv hướng dẫn cách viết số: Chú ý viết từ phải sang trái, Khi viết phải xác định rõ từng hàng. + Gv hướng dẫn hs cách đọc số: Tách chữ số để đọc( Từ phải sang trái, cứ 3 chữ số là 1 nhóm). - Gv yêu cầu hs thực hành đọc số 43.316; 5.327; 45.327; 6.581; 96.581; 8.735; 28.735; 7.311; 67.311. * Hoạt động 3: Thực hành. +) Bài 1: Gọi hs lần lượt điền các phần vào vở, sau đó lên chữa bài, luyện đọc. - GV, học sinh nhận xét. +) Bài 2:- Nêu cách đọc, viết số có 5 chữ số. - Yêu cầu hs viết, đọc số vào vở. - Gv chấm, chữa bài. +) Bài 3: Gv ghi từng số lên bảng: 23.116, 12.427, 3.116, 82.427. - Gọi lần lượt từng hs lên đọc số. +) Bài 4: Gv ghi dãy số lên bảng. - Em có nhận xét gì về từng dãy số này? - Yêu cầu hs viết tiếp các số còn lại vào dãy số. * Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: - Nêu cách đọc, viết số có 5 chữ số? - Nhận xét giờ học. - Số này gồm 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 6 đơn vị. - Hs đọc số. - Số này gồm 10 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị. - Hs theo dõi. - Số này gồm 1 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị. - Số 42.316 gồm 4 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 6 đơn vị. 1 Hs thực hành gắn trên bảng lớp, hs khác lấy số theo thứ tự chữ số. - Hs thực hành viết số 42.316 vào bảng con. - Hs theo dõi. - Hs thực hành đọc số theo nhóm đôi, 1 vài nhóm lên trình bày. - Hs điền, viết và đọc số. Đs: a) Điền: 3/3/2/1/4. Viết số: 33.214. Đọc số: Ba mươi ba nghìn hai trăm mười bốn. b) Điền: 2/4/3/1/2. Viết số: 24.312. Đọc số: Hai mươi bốn nghìn ba trăm mười hai. - Hs nêu rồi làm vào vở. Đáp số: + 35.187: Ba mươi năm nghìn một trăm tám mươi bảy. +94.361: Chín mươi tư nghìn ba trăm sáu mươi mốt. + 57.136: Năm mươi bảy nghìn một trăm ba mươi sáu. + 15.411: Mười năm nghìn bốn trăm mười một. - Hs quan sát. - Hs nối tiếp nhau đọc số, lớp nhận xét. - Hs theo dõi. - Dãy số thứ nhất là dãy số tròn chục nghìn kể từ số 60.000 - Dãy số thứ hai là dãy số tròn nghìn kể từ số 23.000 - Dãy số thứ ba là dãy số tròn trăm kể từ số 2.300 - Hs nêu. _______________________________ Mĩ thuật Tiết 27: Vẽ theo mẫu: Vẽ lọ hoa và quả. ( Giáo viên chuyên dạy ). ______________________________ Tiếng việt Đọc thêm: "Bộ đội về làng" + Kiểm tra đọc+ Ôn tập tiết 1. I- Mục tiêu: 1 - Đọc thêm bài: " Bộ đội về làng "+ Kiểm tra đọc lấy điểm: - Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: đọc thông thạo các bài tập đọc đã học từ tuần 19 -> tuần 26; phát âm rõ, đảm bảo tốc độ, biết ngắt, nghỉ hơi đúng dấu câu. 2 - Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: Trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. 3 - Ôn luyện về nhân hoá: Tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể sinh động. II- Đồ dùng dạy- học: - Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19-> tuần 26, 6 tranh minh hoạ truyện kể bài tập 2 trang 73. III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1) Giới thiệu bài :- Gv nêu yêu cầu tiết học. 2) Đọc thêm bài: Bộ đội về làng: a) Luyện đọc: - Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng câu trong bài, gv theo dõi, sửa phát âm. - Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài, gv theo dõi, kết hợp giải nghĩa từ: bịn rịn, đơn sơ. b) Tìm hiểu bài: - Tìm những hình ảnh thể hiện không khí vui tươi của xóm nhỏkhi bộ đội về. - Những hình ảnh nào nói lên tấm lòng yêu thương của dân làng với bộ đội? - Theo em, vì sao dân yêu thương bộ đội như vậy? 3) Kiểm tra tập đọc: ( 1/4 số học sinh ). - GV gọi lần lượt từng học sinh lên bốc phiếu chọn bài tập đọc, đọc cả bài hay 1 đoạn sau đó trả lời câu hỏi có liên quan đến bài tập đọc đó. - Gv nhận xét, cho điểm. 4) Bài tập 2 ( 73): - Gv nêu yêu cầu: Kể lại câu chuyện “Quả táo” theo tranh, dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động. - Gv lưu ý: Quan sát 6 tranh, hiểu nội dung câu chuyện, sau đó sử dụng biện pháp nhân hoá để kể. 5) Củng cố - Dặn dò: - Nêu nội dung bài học. - Dặn hs tiếp tục ôn luyện chuẩn bị giờ sau. - Hs theo dõi. - Hs đọc nối tiếp từng câu trong bài ( 2 lượt ). - Hs đọc nối tiếp từng đoạn trong bài ( 2 lượt) + giải nghĩa từ. -...Tưng bừng trước ngõ, đàn em hớn hở chạy theo sau... -...nhà lá đơn sơ, tấm lòng rộng mở... - Hs nêu. - Lần lượt từng hs lên bốc thăm bài đọc sau đó về chỗ chuẩn bị 1-> 2 phút rồi lên trình bày. - 1, 2 Hs nêu yêu cầu. - Hs trao đổi kể theo cặp. - 2-> 3 nhóm nối tiếp kể chuyện theo tranh. - 1 hs kể cả câu chuyện. Lớp theo dõi. - Hs nêu. ___________________________________ Chiều Bồi dưỡngTiếng Việt Luyện viết thêm bài: Ôn tập. I- Mục tiêu: - Luyện cách viết chữ viết hoa E, Ê, T, M, N, R, D, K, P, C, V, H, Y, N thông qua bài tập ứng dụng: + Viết tên riêng: “Trần Đăng Khoa, Pôlôtôk, Tây Nguyên” bằng cỡ chữ nhỏ. + Viết 2 bài thơ ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : "Em nghe thầy đọc bao ngày..... đẹp ra"và "Con chim nó hót ngày đêm....Tây Nguyên". - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. - GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng con, vở tập viết. III- Các hoạt động dạy- học: 1- Kiểm tra bài cũ: - Gv yêu cầu hs viết bảng con các chữ hoa: E, Ê, T, M, N, R, D, K, P, C, V, H, Y, N. - Gv nhận xét. 2- Luyện viết chữ hoa: E, Ê, T, M, N, R, D, K, P, C, V, H, Y, N. a- Luyện viết bảng con: - Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: E, Ê, T, M, N, R, D, K, P, C, V, H, Y, N. - Gv nhận xét, sửa chữa. b- Luyện viết vở: - Gv yêu cầu hs viết vở: Hs khá, giỏi viết toàn bài (trang 19, 20, 21, 22) có thể viết chữ nghiêng, hs trung bình, yếu chỉ yêu cầu viết (trang 19, 20, 21) chữ đều, thẳng. - Gv theo dõi, giúp đỡ hs. c- Chấm, chữa bài: - Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung. 3- Củng cố- Dặn dò: - Nêu nội dung bài học. - Dặn hs luyện viết chữ đẹp. _____________________________ BD tiếng việt Ôn tập đọc + học thuộc lòng. I- Mục tiêu: - Củng cố về đọc và học thuộc lòng các bài tập đọc đã học từ tuần 19-> tuần 26. - Luyện đọc đúng, đọc thuộc theo yêu cầu ( đối với Hs trung bình, yếu); đọc diễn cảm ( đối với hs khá, giỏi). - Hs có ý thức luyện đọc thường xuyên. II- Đồ dùng dạy- học: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 19 -> tuần 26. III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: A-KTBC:- em hãy đọc 1 bài tập đọc mà em thích nhất và nói rõ: Vì sao em thích? - Gv nhận xét. B- Bài mới: 1- GTB: Gv nêu yêu cầu đối với 2 đối tượng hs. 2 - Luyện đọc - học thuộc lòng: - Gv chia lớp làm 2 đối tượng G-K; TB- Y. - Tổ chức cho hs luyện đọc, đọc thuộc theo nhóm đôi. - Gọi hs lên bốc thăm và thi đọc, HTL (theo từng nhóm đối tượng). - Gv, lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. 3- Củng cố- dặn dò: - Gv nhận xét giờ học. - Dặn học sinh tiếp tục ôn các bài tập đọc đã học. - Hs đọc - Lớp nhận xét. - Hs theo dõi. - Hs ngồi theo nhóm đối tượng. - Hs luyện đọc các bài tập đọc, bài HTL theo nhóm đôi. - Hs bốc thăm bài, thi đọc + trả lời câu hỏi. - Lớp nhận xét. - Hs theo dõi. ______________________________ NGoại ngữ ( Gv chuyên dạy ). __________________________________________________________________________________ Sáng Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2007 Toán Tiết 132: Luyện tập. I- Mục tiêu: - Củng cố về cách đọc, viết các số có 5 chữ số. - Rèn kỹ năng đọc, viết các số có 5 chữ số. Nhận biết thứ tự các số có 5 chữ số. Làm quen với các số tròn nghìn (từ 10000=> 19000). - Giáo dục hs tính tự giác khi làm bài. II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ ghi nội dung bài 1- 2. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu: * Hoạt động 1: KTBC. - Em hãy tự nghĩ một số có 5 chữ số => Đọc số đó? Nêu giá trị của các chữ số trong số đó? - Gv nhận xét, cho điểm. * Hoạt động 2: Thực hành. +) Bài 1:- Nêu yêu cầu của bài. - Hướng dẫn học sinh số mẫu: số 63457. Đọc là: Sáu mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi bảy". => Yêu cầu học sinh tự điền các trường hợp còn lại vào vở. - Gv nhận xét. +) Bài 2:- Gv nêu yêu cầu của bài. - Giáo viên đưa ra số 31942. Yêu cầu học sinh đọc số. - Số 39142 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị? - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. - Gv nhận xét. +) Bài 3: Nêu yêu cầu của bài. - Giữa 2 số có đặc điểm gì ? - Yêu cầu học sinh điền số vào dãy 1. - Em có nhận xét gì về dãy số? Tương tự yêu cầu học sinh làm các phần còn lại. - Gv nhận xét. +) Bài 4:- Yêu cầu học sinh quan sát tia số => Trình bày bài làm vào vở. - Em có nhận xét gì về đặc điểm của dãy số? * Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn hs ghi nhớ dạng toán để vận dụng làm bt tương tự. - Hs nêu. - Học sinh làm bài vào vở. - Học sinh đọc. - Học sinh nêu cấu tạo của số 31942. - Một học sinh làm trên bảng phụ. - Điền số vào chỗ chấm. -...số liền sau hơn số liền trước 1 đơn vị. - Học sinh nêu miệng. -..là dãy số tự nhiên mà số liền trước kém số liền sau 1 đơn vị. - Học sinh làm bài vào vở => nêu miệng bài làm. - Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài. -...các số trong dãy đều là số tròn nghìn bắt đầu từ 10000 đến 19000. - Học sinh theo dõi. ________________________________ Tiếng Việt Đọc thêm: "Trên đường mòn Hồ Chí Minh"+ Kiểm tra đọc+ Ôn tập tiết 2. I- Mục tiêu: 1 - Đọc thêm bài: " Trên đường mòn Hồ Chí Minh "+ Kiểm tra đọc lấy điểm: - Tiếp tục kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: đọc thông thạo các bài tập đọc đã học từ đầu học ... ết. + Nhóm 4: Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. + Nhóm 5: Kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn. + Nhóm 6: Kể về một ngày hội mà em biết. - Lớp nhận xét. - Hs theo dõi. ________________________________ tự học Hoàn thành bài tập toán. I- Mục tiêu: - Hs tự hoàn thành những bài tập toán trong 2 ngày tiếp theo. - Hs nắm chắc kiến thức về đọc, viết các số có 5 chữ số. - Giáo dục tính độc lập, tự giác trong học tập. II- Hoạt động tự học: 1- KTBC: - Trong tuần, em được học những nội dung nào của môn toán? - Giáo viên đọc cho học sinh viết các số sau: 21354, 33657, 56043. - Gv nhận xét, cho điểm. 2- Bài mới: - Gv yêu cầu Hs tự hoàn thành những bài tập trong 2 ngày: * Hs trung bình, yếu: - Hoàn thành bài tập: +) Bài 1 ( VBT trang 54 ). Hs viết, đọc số theo các hàng đã cho sẵn. +) Bài 1 ( VBT trang 55 ). Học sinh đọc các số: 26403, 21600, 89013, 89003, 98010. +) Bài 3 ( VBT trang 55 ). Hs nối các số thích hợp với vạch tia số. * Hs trung khá, giỏi: - Hoàn thành bài tập: +) Bài 2 ( VBT trang 54). Hs điền cách đọc, viết số thích hợp vào bảng. +) Bài 2( VBT trang 55). Hs viết số: 53400, 53000, 56010, 90009. +) Bài 3( VBT trang 54 ). Hs điền số thích hợp vào chỗ chấm. - Gv giúp đỡ Hs yếu hoàn thành bài tập trong VBT. - Gv chấm, chữa 1 số bài tập mà nhiều hs còn vướng mắc. 3- Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn hs ghi nhớ nội dung bài. _______________________________ Hoạt động ngoài giờ lên lớp Tìm hiểu về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh- Đội TNTP Hồ Chí Minh. I- Mục tiêu: - Củng cố 1 số khiến thức về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Có nhiều hiểu biết sơ lược về Đoàn, Đội. - Gd ý thức rèn luyện để trở thành Đội viên, phấn đấu tiếp bước lên Đoàn cho học sinh. II- Các hoạt động dạy học: *Hoạt động 1: ổn định tổ chức. - Lớp hát 1 bài về Đoàn (Tiến lên đoàn viên ). *Hoạt động 2: Tìm hiểu về Đoàn, Đội. - Tên đầy đủ của Đoàn, Đội là gì? - Đoàn thành lập ngày, tháng, năm nào? - Đội thành lập ngày, tháng, năm nào? ở đâu? - Khẩu hiệu của Đội là gì? - Em hãy nêu lời hứa của Đội. - Theo em, người đội viên có những quyền gì? => Giáo viên củng cố lại các quyền của Đội viên. - Nhiệm vụ của người đội viên là gì? - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. - Ngày 26/ 3/ 1930. -...15/ 5/ 1941 thôn Nà Mạ, xã Trương Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng. - Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa! Vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại! Sẵn sàng! * Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. *Tuân theo điều lệ đội. * Giữ gìn danh dự đội. - Yêu đội, đoàn giúp đỡ để phát huy năng lực trong học tập, hoạt động vui chơi, công tác xã hội. - Yêu cầu đội, đoàn bảo vệ quyền lợi của mình theo pháp luật. - Được sinh hoạt đội, bàn bạc và giám định mọi công việc, được đề cử, ứng cử. + Thực hiện điều lệ, nghi thức đội. + Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. + Làm gương tốt cho thiếu niên, nhi đồng noi theo. * Hoạt động 3: Giao việc. - Nhận xét giờ học. - Dặn học sinh có ý thức rèn luyện để trở thành Đội viên tốt, phấn đấu tiếp bước lên Đoàn. ____________________________________________________________________ Sáng Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2007 Toán Tiết 135: Số 100.000 - Luyện tập. I- Mục tiêu: - Nhận biết được số 100.000. Củng cố cách đọc, viết các số có 5 chữ số, Thứ tự các số có 5 chữ số. Nhận biết số liền sau số 99.999 là 100.000. - Rèn kỹ năng đọc, viết, thứ tự các số có 5 chữ số. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Đồ dùng dạy- học: - 10 mảnh bìa, mỗi mảnh bìa có ghi số 10.000. III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: * Hoạt động 1: Giới thiệu cho học sinh số 100.000. - Giáo viên gắn 7 mảnh bìa có ghi số 10.000. - Số 70.000 gồm có mấy chục nghìn? - Tương tự giáo viên gắn tiếp để có được 80.000; 90.000; 100.000. * Vì 10 chục là một trăm nên mười chục nghìn còn gọi là 1 trăm nghìn. Một trăm nghìn viết là: 100.000. - Yêu cầu một số học sinh đọc 100.000. - Yêu cầu học sinh đọc cả dãy số: 70.000; 80.000; 90.000; 100.000. - Em có nhận xét gì về số 100.000? - Số tròn nghìn liền trước 100.000 là số nào? * Hoạt động 2 : Thực hành. +) Bài 1: + Hướng dẫn mẫu phần a. - Em hãy nhận xét khoảng cách giữa hai số đầu của dãy. - Vậy cần điền những số nào vào chỗ chấm trong dãy? - Yêu cầu học sinh điền tiếp các số thích hợp vào chỗ chấm các phần còn lại. - Em hãy nêu qui luật của mỗi dãy. +) Bài 2: Yêu cầu học sinh quan sát tia số để tìm ra quy luật thứ tự các số trên tia số => điền số thích hợp vào các vạch. - Nhận xét đặc điểm của dãy số trên tia số? +) Bài 3: Yêu cầu học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài. - Bài toán củng cố lại kiến thức gì? - Nêu cách tìm số liền trước, liền sau của 1 số? +) Bài 4: Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán => làm bài vào vở. 7000 - 5000 = 2000 (chỗ) Đáp số: 2000 chỗ ngồi. * Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn hs luyện đọc, viết số có 5 chữ số. - Bảy chục nghìn. - Học sinh đọc nối tiếp -...gồm 6 chữ số, chữ số đầu tiên là 1, năm chữ số còn lại là chữ số 0. -...90.000. - 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. -...số liền sau hơn số liền trước 10.000. -10.000, 20.000, 30.000, 40.000, 50.000, 60.000, 70.000, 80.000, 90.000, 100.000. - Học sinh nêu. - Hs quan sát. - Học sinh nêu cách làm => trình bày bài làm vào vở. - Học sinh nêu. - Xác định yêu cầu của bài => làm bài vào vở. - Tìm hiểu yêu cầu của bài. - Trình bày bài làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét. - Hs theo dõi. ______________________________ Tiếng Việt Kiểm tra đọc: ( Đọc hiểu + luyện từ và câu). I- Mục tiêu: - Kiểm tra phần đọc hiểu bài:" Suối" kết hợp kiểm tra luyện từ và câu ( Tìm sự vật được nhân hoá trong bài). - Hs hiểu được nội dung bài, tìm đượcasự vật nhân hoá. - Học sinh tích cực tự giác làm bài. II- Đồ dùng dạy- học: - Đề kiểm tra phần đọc hiểu, giấy kiểm tra. III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: A- ổn định tổ chức: - Gv nêu nội dung, yêu cầu, cách tiến hành kiểm tra. - Học sinh theo dõi, thực hiện. B- Tổ chức kiểm tra: - Yêu cầu học sinh mở VBTTV3- tập 2, đọc kĩ 1 lượt yêu cầu đề bài rồi làm vào vở bài tập. - Gv thu chấm, nhận xét chung. C- Biểu điểm, đáp án: Mỗi đáp án đúng được 2 điểm. * Bài 1: X Do mưa và các nguồn nước trên rừng núi tạo thành. * Bài 2: X Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển. * Bài 3: X Mưa bụi. * Bài 4: X Suối, sông. * Bài 5: X Nói với suối như nói với người. ____________________________ Âm nhạc Học hát bài: Tiếng hát bạn bè mình. ( Gv chuyên dạy ). __________________________________ Tiếng Việt Kiểm tra viết: ( Chính tả + Tập làm văn). I- Mục tiêu: - Kiểm tra chính tả dưới hình thức học sinh nhớ- viết bài:" Em vẽ Bác Hồ" và tập làm văn: Viết 1 đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu ) kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết. - Học sinh biết trình bày 1 bài thơ đúng chính tả, trình bày 1 đoạn văn kể đúng yêu cầu. - Gd ý thức trình bày VSCĐ cho hs. II- Đồ dùng dạy- học: - Giấy kiểm tra. III- Các hoạt động dạy- học: - Gv chép đề bài lên bảng, học sinh đọc kĩ đề bài. * Đề bài: 1- Nhớ- viết: Em vẽ Bác Hồ ( Sách Tiếng Việt 3, tập 2- trang 43 ). 2- Tập làm văn: Viết 1 đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu ) kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết. - Gv yêu cầu học sinh nhớ- viết bài thơ: " Em vẽ Bác Hồ " vào vở và tự soát lỗi. - Yêu cầu học sinh viết văn. - Gv thu bài về chấm. - Nhận xét giờ học. * Biểu điểm: 1) Chính tả: 4 điểm. 2) Tập làm văn: 5 điểm. Trình bày: 1 điểm. _________________________________ Chiều BD Toán Ôn các số có 5 chữ số. I- Mục tiêu: - Củng cố về đọc, viết, thứ tự các số có 5 chữ số, nhận biết số 100.000. - Rèn kỹ năng đọc, viết số. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng con. III- Các hoạt động dạy- học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. - Nêu cách đọc các số có 5 chữ số? Cho ví dụ. - Gv nhận xét. * Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập. a- Đối với học sinh TB- Y: Yêu cầu làm bài tập sau: +) Bài 1: a) Viết số nhỏ nhất có 5 chữ số. b) viết số lớn nhất có 5 chữ số. - Yêu cầu học sinh làm bài vào bảng con. - Giáo viên nhận xét. +) Bài 2: Viết các số sau: a) Mười tám nghìn hai trăm năm mươi chín. b) Bảy mươi bảy nghìn bảy trăm bảy mươi bảy c) Tám mươi nghìn sáu trăm linh năm. - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. - Nêu cách viết số. +) Bài 3: Đọc các số sau: 23617, 49084, 53708, 64520, 99000. - Yêu cầu học sinh làm miệng bài tập. - Giáo viên nhận xét. b- Đối với học sinh K- G: Yêu cầu làm bài tập bổ sung: +) Bài 4: Cho năm chữ số: 0, 1, 5, 7, 9. a- Hãy viết số lớn nhất có 5 chữ số đã cho. b- Hãy viết số bé nhất có đúng 5 chữ số đã cho. - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. - Gọi 1 học sinh chữa bài. - 1 học sinh nêu yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài vào bảng con. - 2 học sinh đọc bài tập. - Học sinh làm bài vào vở và nêu cách viết. - 3 học sinh nối tiếp đọc từng số. - 2 học sinh nêu yêu cầu của bài toán, phân tích bài toán. - Hs làm bài vào vở, chữa bài. * Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Dặn học sinh vận dụng vào làm bài tập tương tự. ___________________________________ Thể dục Bài thể dục với hoa hoặc cờ. Trò chơi: "Hoàng Anh- Hoàng Yến". ( Gv chuyên dạy ). __________________________________ Sinh hoạt lớp Kiểm điểm hoạt động tuần 27. Phương hướng tuần 28. * Lớp trưởng điều khiển: 1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 27: + Ưu điểm: Thực hiện nghiêm túc các nề nếp ngoài giờ lên lớp. + Nhược điểm: Còn 1 số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học... 2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp: + Tuyên dương: Tổ 2. Cá nhân: Nhung, Sơn, Thoan, Huyền, Anh. + Phê bình: Tổ 1. Cá nhân: Hùng, Hoá, Chuyên, Nam. 3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm: - Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: xếp hàng ra vào lớp,TB, - Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: M, TDGG - Nhắc nhở về việc thực hiện đợt thi đua chào mừng ngày 26/3 của lớp: + Thực hiện tốt các nề nếp. + Nâng cao chất lượng học tập, hoàn thành các khoản thu nộp kì II. + Tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, vs do đoàn đội phát động. + Tham dự kì thi giữa kì II đạt kết quả cao. 4- Sinh hoạt văn nghệ: Hát về Đảng, Bác Hồ. ____________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: