Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2006-2007

- Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, tứ giác.

- Củng cố, nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài đếm hình và vẽ hình.

- Giáo dục Hs tính tự giác, độc lập làm bài.

II- Đồ dùng dạy- học:

- Bảng con, bảng phụ.

III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:

* Hoạt động 1: KTBC:

- Chấm 1 số bài xếp hình cái mũ.

- Gv nhận xét.

* Hoạt động 2: Thực hành.

+) Bài 1: a) Gv cho hs quan sát hình gấp khúc SGK.

- Hình gấp khúc ABCD gồm mấy đoạn? Là những đoạn nào? Độ dài của chúng là bao nhiêu?

- Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc.

b) Hình tam giác MNP gồm mấy cạnh? Là những cạnh nào? Độ dài của các cạnh đó là bao nhiêu?

- Hãy tính chu vi hình tam giác này.

+) Bài 2: Yêu cầu hs đo độ dài đoạn thẳng AB, BC, CD, DA của hình chữ nhật ABCD trong SGK trang 11.

- Tính chu vi hình chữ nhật này.

+) Bài 3: Gv treo bảng phụ hình vẽ.

- Hãy đếm xem trong hình vẽ có bao nhiêu hình vuông? Bao nhiêu hình tam giác?

+) Bài 4: Gv vẽ hình lên bảng.

- Hãy vẽ thêm 1 đoạn thẳng vào hình a để có 3 hình tam giác

- Hãy kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào hình b để có 2 hình tứ giác.

- Hs thực hành xếp hình.

- Hs quan sát.

- Gồm 3 đoạn. AB= 34 cm.

- Cộng: 34 + 12+ 40= 86cm

- Gồm 3 cạnh.

- Hs tính, chữa bài.

- Hs đo độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA.

- Hs tính, chữa bài.

- Hs đếm hình vuông, hình tam giác.

- Hs vẽ hình.

 

doc 22 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1156Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Sáng
Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2006
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết 11: Ôn tập về hình học.
I- Mục tiêu: 
- Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, tứ giác.
- Củng cố, nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài đếm hình và vẽ hình.
- Giáo dục Hs tính tự giác, độc lập làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con, bảng phụ.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: KTBC: 
- Chấm 1 số bài xếp hình cái mũ.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 2: Thực hành.
+) Bài 1: a) Gv cho hs quan sát hình gấp khúc SGK.
- Hình gấp khúc ABCD gồm mấy đoạn? Là những đoạn nào? Độ dài của chúng là bao nhiêu?
- Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc.
b) Hình tam giác MNP gồm mấy cạnh? Là những cạnh nào? Độ dài của các cạnh đó là bao nhiêu?
- Hãy tính chu vi hình tam giác này.
+) Bài 2: Yêu cầu hs đo độ dài đoạn thẳng AB, BC, CD, DA của hình chữ nhật ABCD trong SGK trang 11.
- Tính chu vi hình chữ nhật này.
+) Bài 3: Gv treo bảng phụ hình vẽ.
- Hãy đếm xem trong hình vẽ có bao nhiêu hình vuông? Bao nhiêu hình tam giác?
+) Bài 4: Gv vẽ hình lên bảng.
- Hãy vẽ thêm 1 đoạn thẳng vào hình a để có 3 hình tam giác
- Hãy kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào hình b để có 2 hình tứ giác.
- Hs thực hành xếp hình.
- Hs quan sát.
- Gồm 3 đoạn. AB= 34 cm...
- Cộng: 34 + 12+ 40= 86cm
- Gồm 3 cạnh...
- Hs tính, chữa bài.
- Hs đo độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA.
- Hs tính, chữa bài.
- Hs đếm hình vuông, hình tam giác.
- Hs vẽ hình.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nêu đặc điểm của hình tam giác, hình tứ giác.
Dặn hs vận dụng cách vẽ hình, đếm hình khi làm toán.
- Hs nêu. 
______________________________
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu: vẽ quả.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tập viết
Tiết 3: ôn chữ hoa: B
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa B thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: " Bố Hạ ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học: - Mẫu chữ.
 - Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC:
- Gọi 2 hs lên bảng viết: A Â
Vừ A Dính.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con.
B- Dạy bài mới:
 1.Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- Treo chữ mẫu
- Chữ B cao mấy ô, rộng mấy ô, gồm mấy nét? 
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
 B, H, T
- GV nhận xét sửa chữa.
- HS tìm: B, H, T.
- Cao 2,5 ô; rộng 2 ô; gồm 3 nét.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con: 
B, H, T.
b) Viết từ ứng dụng: 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu về: Bố Hạ
Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Yêu cầu hs viết: Bố Hạ
- HS đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
- HS viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
 Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. 
- GV giúp HS hiểu nội dung trong câu ứng dụng. 
- Nêu cách trình bày dòng thơ này. 
- 3 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- Dòng trên viết lùi vào 1 ô...
- Hs viết bảng con: Bầu, Tuy
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.
4. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ. 
- Học sinh viết vở:
+1 dòng chữ: B
+1 dòng chữ: H
+2 dòng từ ứng dụng.
+2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
__________________________________
Chiều
Tự nhiên và xã hội
 Tiết 5: Bệnh lao phổi.
I- Mục tiêu: Sau bài học, Hs biết:
- Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để phòng bệnh. Biết nói với bố mẹ, người thân khi mình có dấu hiệu bị mắc bệnh. 
- GD ý thức phòng bệnh và khi đã mắc bệnh thì cần đi khám chữa kịp thời.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Các hình trong SGK.
III- Hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa.
+) Mục tiêu: Nêu nguyên nhân, đường gây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
+) Cách tiến hành:
+ Gv yêu cầu hs quan sát theo nhóm các hình 1, 2, 3, 4, 5 trong SGK.
+ Gọi mỗi nhóm 2 em lên đóng vai bác sĩ, bệnh nhân theo lời hội thoại trong tranh.
+ Gv cho hs thảo luận.
- Nguyên nhân gây bệnh lao phổi là gì?
- Biểu hiện của người mắc bệnh?
- Bệnh lao phổi có lây truyền không? Nếu lây thì lây truyền qua đường nào?
- Nêu tác hại của bệnh.
- Hs quan sát, trả lời.
- Từng cặp Hs đóng vai theo lời thoại trong sách.
- Hs thảo luận, trình bày.
- do vi khuẩn lao gây ra, những người ăn uống thiếu thốn, lao động quá sức.
- ăn không ngon, người gầy, sốt nhẹ về chiều, nặng thì ho ra máu.
- Có lây và lây qua đường hô hấp: Từ người bệnh sang người lành.
- SK bị giảm sút, tốn tiền của
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
+) Mục tiêu: 
- Hs nêu được những việc nên làm và không nên làm để phòng bệnh lao phổi.
+) Cách tiến hành: 
+ Gv cho hs thảo luận theo nhóm đôi: 1 em hỏi, 1 em trả lời.
- Trong các bức tranh đó tranh nào nên làm, tranh nào không nên làm? Vì sao?
- Gọi đại diện các nhóm trả lời. 
- Gv theo dõi, nhận xét.
- Em đã làm gì để đề phòng bệnh đường hô hấp?
+) KL: Lao phổi là 1 bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây ra ngày nay đã có thuốc chữa
 * Hoạt động 3: Đóng vai.
+) Mục tiêu: - Biết nói với bố mẹ khi bản thân có biểu hiện của bệnh.
- Biết tuân theo những chỉ dẫn của Bác sĩ.
+) Cách tiến hành: 
- Chia lớp làm 4 nhóm, nêu nhiệm vụ, yêu cầu 2 nhóm chuẩn bị đóng vai 1 tình huống.
+ Tình huống 1: Em bị 1 trong các bệnh đường hô hấp em sẽ nói gì với bố mẹ.
+ Tình huống 2: Đến gặp bác sĩ em sẽ nói gì với bác sĩ?
- Hs thảo luận, đóng vai.
- Từng nhóm 3 em lên sắm vai.
- Gv, hs nhận xét, bình chọn bạn đóng đạt nhất.
=>KL: Khi bị sốt, thấy người có biểu hiện mệt mỏi,cần nói với người thân để người thân dẫn đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
* Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò:
- Nêu nguyên nhân và cách đề phòng bệnh lao phổi.
- Dặn hs thường xuyên chú ý đề phòng bệnh lao phổi.
____________________________
Thể dục
( Gv chuyên dạy ).
_____________________________
Tiếng Việt ( T )
Tiết 4: Luyện viết chữ hoa B.
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố lại cách viết chữ viết hoa B thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: " Bố Hạ ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: B.
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: B.
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: B.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết nghiêng, hs trung bình, khá viết chữ đều, thẳng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
___________________________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2006
Toán
Tiết 12: Ôn tập về giải toán.
I- Mục tiêu:
- Củng cố về giải toán " Nhiều hơn, ít hơn ". Giới thiệu bổ sung về bài toán " hơn kém nhau 1 số đơn vị " ( Tìm phần "nhiều hơn" hoặc " ít hơn".
- Hs biết vận dụng vào giải toán có lời văn thành thạo.
- GD học sinh ý thức tự giác làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ, bảng con.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Thực hành.
+) Bài 1: GV gọi hs nêu yêu cầu.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn biết đội 2 trồng được bao nhiêu cây ta làm như thế nào?
- Gv chữa bài. 
+) Bài 2: Gv nêu đề bài. 
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn biết buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu lít xăng ta làm như thế nào?
- Yêu cầu hs làm bảng con.
- Gv nhận xét.
+) Bài 3:- Treo bảng phụ.
- Hàng trên có bao nhiêu quả? 
- Hàng dưới có bao nhiêu quả? - Hàng trên nhiều hơn hàng dưới mấy quả?
- Muốn biết số cam ở hàng trên nhiều hơn hàng dưới mấy quả ta làm như thế nào?
- Gv chốt.
+) Bài 4: - Gv gọi hs nêu yêu cầu.
- BT cho biết gì? Hỏi gì?
- Yêu cầu Hs giải vào vở.
- Gv chấm bài, nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Hs nêu yêu cầu.
-...Đội 1 trồng 230 cây, Đội 2 trồng nhiều hơn Đội 1 là 90 cây. Hỏi Đội 2 trồng được bao nhiêu cây?
-...làm tính cộng.
- Hs thảo luận cặp, chữa bài. Đs: 320 cây.
- Buổi sáng bán: 635 lít xăng, buổi chiều bán ít hơn sáng: 128 lít xăng. Hỏi buổi chiều bán được bao nhiêu lít xăng?
-...tính trừ.
- HS làm vở, chữa bài. Đs: 507 lít xăng.
- Hs nêu.
-...có 7 quả.
-... có 5 quả.
-...2 quả.
-...lấy 7- 5 = 2 ( quả ).
- Hs nêu yêu cầu.
- Bao gạo cân nặng 50 kg, bao ngô nặng 35 kg. Hỏi bao ngô nhẹ hơn bao gạo bao nhiêu kg?
- Hs tóm tắt, giải toán. Đs: 15 kg
- Hs nêu.
_____________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Tiết 9, 10: Chiếc áo len.
I- Mục tiêu: A- Tập đọc:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng từ ngữ dễ lẫn: lạnh buốt, lất phất,...
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu các từ: bối rối, phụng phịu.
- GD hs phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm lẫn nhau giữa anh em ruột thịt.
B - Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói: - Biết kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của nhân vật, phối hợp điệu bộ, nét mặt, thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Giờ trước các em được học bài gì?
- Gọi 1 em đọc 1 đoạn trong bài: Cô giáo tí hon mà em thích và nói rõ lí do Vì sao em thích?
- Gv nhận xét, cho điểm.
B - Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+) Đọc từng câu:- GV  ... g...
- Hs nêu.
-...thấy thoải mái, miệng thơm tho.
- Bảo vệ cho răng luôn đẹp, chắc chắn hơn.
- Hs theo dõi, 3 em thực hành trên mô hình.
- Hs nêu.
______________________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 22 tháng 9 năm 2006
Toán
Tiết 15: Luyện tập. 
 I- Mục tiêu:
- Củng cố về cách xem giờ( chính xác đến 5 phút )và các thành phần bằng nhau của đơn vị ( qua hình ảnh cụ thể ). ôn tập, củng cố phép nhân trong bảng; so sánh giá trị của 2 biểu thức đơn giản, giải toán có lời văn.
- Hs có kĩ năng xem giờ hơn, kém; tìm phần bằng nhau và giải toán thành thạo.
- Gd Hs ý thức tự giác học tập.
I- Đồ dùng dạy- học: 
- Mô hình đồng hồ, bảng phụ, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: KTBC.
- Gọi 2 Hs thực hành trên mặt đồng hồ: Quay kim để có: 6 giờ 30 phút; 8 giờ kém 25 phút; 11 giờ kém 25 phút.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Thực hành. 
+) Bài 1:- GV dùng mô hình đồng hồ, quay kim giờ, phút theo các chỉ số sau: 6 giờ 15 phút; 2 giờ rưỡi; 9 giờ kém 5 phút; 8 giờ.
- Gv nhận xét, sửa cho hs. 
+) Bài 2:- Gv gọi hs đọc tóm tắt. 
- Gv ghi tóm tắt lên bảng.
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu người ngồi trên 4 thuyền ta làm thế nào?
- Yêu cầu hs giải bài toán vào vở, chữa bài. 
- Gv chấm điểm, nhận xét.
+) Bài 3: Treo bảng phụ.
- Đã khoanh 1/ 3 số cam trong hình nào? Vì sao?
- Đã khoanh 1/ 2 số bông hoa trong hình nào?
- Gv chốt lại cách xác định.
+) Bài 4:
- Muốn điền được dấu >, <, = ta cần làm gì?
- Có thể không cần tính kết quả mà có thể biết ngay được số lớn, số bé được không?
- Tương tự 2 phần còn lại hs làm và giải thích.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Hệ thống lại kiến thức trong bài.
- Nhận xét giờ học.
- Hs thực hành, lớp nhận xét.
- HS quan sát, nêu số giờ.
- 1 em đọc.
- Ta lấy 5 x 4 = 20 ( người )
- Hs làm bài vào vở.
- Hs quan sát hình vẽ.
-...hình 1. Vì có tất cả 12 quả chia 3 phần bằng nhau và đã khoanh vào 4 quả.
-...hình 3, 4. Vì có 8 bông hoa, khoanh vào một nửa số hoa đã có...
- Tính kết quả từng vế rồi so sánh.
-...được, ta đi so sánh các thừa số với nhau.
- Hs theo dõi.
__________________________________
Âm nhạc
( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Chính tả( Tập chép )
Bài viết: Chị em. 
I- Mục tiêu: 
- Hs chép bài chính tả: Chị em ( 56 tiếng, chữ ). Làm bài tập phân biệt âm, vần dễ lẫn: ch/ tr. 
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát. Hs phân biệt chính xác ch/ tr.
- Gd Hs trình bày VSCĐ.
II- Đồ dùng dạy- học:- Bảng phụ, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A- KTBC:- GV gọi 3 Hs viết bảng lớp.
- GV nhận xét, cho điểm.
B - Bài mới:
1 - GTB: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS nghe - viết: 
a) Chuẩn bị:- GV đọc đoạn văn.
- Người chị trong bài thơ làm những việc gì?
- Trong bài có chữ nào cần viết hoa? 
- Tìm trong bài, những chữ em cho là khó viết. 
- Gv hướng dẫn viết chữ khó: trải chiếu, chung lời, lim dim.
- Gv yêu cầu Hs viết bảng con chữ khó
- Bài thơ viết theo thể thơ gì? Nêu cách trình bày thể thơ này?
b) Gv yêu cầu hs nhìn sách giáo khoa chép vào vở.
- Nhắc nhở hs cách ngồi viết, cách cầm bút.
c) Chấm, chữa bài:
- GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét chung.
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+) BT2: - Gv nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs điền vào VBT.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: ngắc ngứ, ngoắc tay.
+) BT3: - Gv nêu yêu cầu.
- Gv gọi hs chữa bài và chốt lời giải đúng: chung, trèo, chậu.
4- Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Nhắc nhở Hs rèn chữ đẹp. 
- Chuẩn bị cho giờ sau.
- HS viết bảng con: Chiếc áo len, chăn bông, xin lỗi.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- 1 em đọc lại.
- trải chiếu, buông màn, ru em, quét thềm
- Hs tìm.
- Hs theo dõi.
- Hs viết bảng con: trải chiếu, chung lời, lim dim.
-....thuộc thể thơ lục bát.
- Dòng trên có 6 chữ, viết cách lề 2 ô, dòng dưới 8 chữ, viết cách lề 1 ô. 
- Hs viết bài chính tả, soát lỗi. 
- Hs theo dõi.
- Hs làm vào vở bài tập. 1 em lên chữa bài. 
- Hs tìm và ghi ra nháp từ theo yêu cầu.
- Hs theo dõi.
__________________________________________
Tập làm văn 
Tiết 3: Kể về gia đình- Điền vào giấy tờ in sẵn.
I- Mục tiêu:
- Biết kể 1 cách đơn giản về gia đình với 1 người bạn mới quen. Biết viết 1 lá đơn xin nghỉ học theo mẫu.
- Hs kể được 1 cách đơn giản về gia đình với 1 người bạn mới quen. Trình bày được 1 lá đơn xin nghỉ học theo mẫu.
- GD hs yêu gia đình mình, có ý thức chấp hành nội qui học tập.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu đơn xin nghỉ học.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC: - Gọi 3 hs đọc đơn xin vào Đội TNTP HCM. 
+ Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới: 
1) GTB: - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập: 
a- Bài tập 1: 
- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập trong SGK. 
- GV giúp hs nắm vững yêu cầu của bài.
- Gia đình em có những ai? Làm việc gì? Tính tình của họ ra sao?
- Gọi 1 số cặp lên trình bày
- Gv nhận xét, bình chọn bạn kể đúng yêu cầu, lưu loát, chân thật.
b- BT2: - Gv nêu yêu cầu.
- Cho hs quan sát mẫu đơn xin nghỉ học.
- Lá đơn này giống mẫu lá đơn nào đã học?
- Lá đơn gồm những phần nào?
- Phần đầu ghi gì? Cách trình bày?
- Người nhận đơn là ai? Người viết đơn là ai?
- Lý do viết đơn là gì?
- Lí do nghỉ học?
- Phần cuối viết gì?
- Yêu cầu hs viết vào VBT
- Gv gọi 1 số hs trình bày.
- Gv, lớp nhận xét bổ sung.
3) Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Nhắc Hs nghỉ học phải viết đơn theo đúng mẫu.
- Hs theo dõi.
- 1 Hs đọc yc của bài, lớp theo dõi. 
- Hs kể.
- Hs thảo luận theo cặp: bạn này kể cho bạn kia nghe và đổi lại.
- Hs quan sát mẫu đơn.
- Đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- HS nêu.
-... ghi quốc hiệu và tiêu ngữ, địa chỉ, ngày tháng viết đơn, tên đơn viết giữa tờ giấy.
- Cô giáo chủ nhiệm,...
-...xin nghỉ học.
-... bị ốm, nhà có việc quan trọng.
-...ghi lời hứa, chữ kí.
- Hs điền vào VBT.
- 5 Hs trình bày, lớp nhận xét..
- Hs theo dõi.
_________________________________
Chiều 
 Tiếng việt ( T )
Tiết 6: Luyện về so sánh. Kể về gia đình.
I- Mục tiêu:
- Củng cố về luyện từ và câu: Biện pháp so sánh và tập làm văn: Kể về gia đình.
- Hs biết tìm hình ảnh so sánh, kể về gia đình lưu loát.
- Gd ý thức sử dụng biện pháp so sánh khi viết văn.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC: - Giờ TLV trước học bài gì?
- Gọi 2 hs kể lại về gia đình. 
+ Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới: 
1) GTB: - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập:
A- Luyện tập về so sánh:
+) Bài 1: Tìm những hình ảnh so sánh trong những câu văn, câu thơ dưới đây:
a- Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền. 
b- Đêm hè, hoa nở cùng sao
 Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh.
+ Gọi Hs lên bảng chữa bài, gv nhận xét.
+) Bài 2: Nêu các từ chỉ sự so sánh hay dấu hiệu chỉ sự so sánh trong các câu của BT1.
- Gv yêu cầu Hs nêu miệng.
- Gv nhận xét.
B- Luyện kể về gia đình:
- Gv cho hs thảo luận theo cặp.
- Gọi 1 vài nhóm lên thi giới thiệu về gia đình mình cho cả lớp nghe.
- Gv cùng lớp nhận xét, bình chọn bạn giới thiệu hay nhất.
3) Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ nội dung để vận dụng vào bài tập tương tự.
- Hs theo dõi.
- Hs tìm và gạch chân dưới những hình ảnh so sánh: 
a- mẹ là cô giáo.
b- Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh.
- Hs nêu.
- Hs thảo luận theo cặp.
- Đại diện 1 số cặp lên thi giới thiệu về gia đình mình.
- Hs nhận xét, bình chọn.
- Hs theo dõi.
_______________________________
Toán ( t )
Tiết 4: Luyện tập xem đồng hồ.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố về cách xem đồng hồ ( chính xác đến 5 phút ). 
- HS biết đọc giờ hơn, giờ kém; biết chỉnh kim giờ, kim phút đúng số giờ đã cho. Hs khá giỏi biết lập thời gian biểu cho mình.
- HS có ý thức học tập, làm việc đúng giờ giấc.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Mô hình đồng hồ.
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: KTBC: 
- Nêu cách xác định kim phút, kim giờ khi xem đồng hồ.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Thực hành luyện tập:
- Yêu cầu HSTB - Y làm bài tập 1, 2, 3.
+) Bài 1: Đồng hồ sau chỉ mấy giờ?
- Gv xoay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ: 7 giờ 30 phút; 9 giờ 30 phút; 10 giờ 50 phút; 6 giờ 45 phút; 
- Gv nhận xét. 
+) Bài 2: Hãy xoay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ: a- 6 giờ 15 phút; b- 8 giờ 25 phút.
c- 5 giờ 35 phút; d- 4 giờ 40 phút.
- Gv cho hs lên thực hành, gv nhận xét.
+) Bài 3: ( Dành thêm cho Hs khá, giỏi ).
- Em hãy tự lập cho mình một thời gian biểu khoa học trong 1 ngày làm việc.
+ Gọi Hs nêu, Gv nhận xét.
+ Gv nhắc nhở Hs cần làm việc theo thời gian biểu.
*HĐ3: Củng cố- dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn Hs ghi nhớ để vận dụng vào làm bài tập.
- Hs nêu, lớp nhận xét.
- Hs lần lượt thực hành.
- Hs nêu số giờ. 
- Hs thực hiện, lớp nhận xét.
- Hs ghi thời gian biểu ra nháp
- Hs nêu thời gian biểu của mình.
- Hs nêu.
_______________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 3. Phương hướng tuần 4.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 3:
+ Ưu điểm: Thực hiện tương đối nề nếp, đi học, truy bài,..
+ Nhược điểm: Còn 1 số bạn chưa chăm học,...
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Các tổ đã thực hiện tốt hơn các nề nếp,... 
+ Phê bình: Còn 1 số bạn chưa thuộc hết các bảng nhân chia,...
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: Sơn, Nhung, Lê Huyề, Nhữ Huyền.
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: Hoá, Chuyên, Hùng.
- Nhắc nhở HS:
 + Thực hiện tốt các nề nếp học tập, nhất là thể dục giữa giờ.
+ Nâng cao chất lượng học tập học thuộc các bảng cộng, trừ; nhân, chia.
+ Mua bổ sung SGK Tiếng Anh, vở, đồ dùng học tập.
+ Tiếp tục đăng kí tham gia bảo hiểm: * BH thân thể- 20000 đồng.
 * BH y tế- 45000 đồng.
+ Hoàn thành các khoản thu nộp: đồng phục, sách Tiếng Anh,...
+ Chuẩn bị tham dự đại hội Liên đội.
4- Sinh hoạt văn nghệ: 
- Nêu tên những bài hát về thiếu nhi mà em biết. ( Hs nêu ).
- Trong số những bài hát về thiếu nhi, em thích nhất bài hát nào? Em hãy hát bài hát đó.
- Gv tổ chức cho lớp học bài hát: Đội ca.
- Nhắc hs thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT3.doc