Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2006-2007

I- Mục tiêu:

- Giúp HS nắm được cách nhân các số có đến 5 chữ số với số có 1 chữ số (có 2 lần nhớ không liền nhau).

- Hs biết vận dụng vào giải toán.

- GD ý thức tự giác học môn toán.

II- Đồ dùng dạy- học:

- Bảng phụ, bảng lớp.

III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân 14273 x 3.

- Gv ghi bảng phép tính: 14273 x 3 = ?

- Yêu cầu học sinh tự đặt tính rồi tính.

- Nêu cách đặt tính và cách thực hiện?

- Giáo viên viết lại cách thực hiện.

- Phép nhân này có đặc điểm gì?

+ Lưu ý: Nhân rồi mới cộng phần nhớ nên nhớ vào hàng liền trước.

- Yêu cầu mỗi học sinh tự nghĩ một ví dụ nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số (có 2 lần nhớ không liền nhau).

* Hoạt động 2: Thực hành.

+) Bài 1: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở và nêu cách thực hiện từng phép tính.

+) Bài 2: Gọi Hs nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu học sinh quan sát các thành phần trong bài.

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tìm tích ta làm như thế nào?

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

+) Bài 3: Giáo viên tóm tắt đề toán.

- Yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt => Đặt đề toán .

- Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán.

- Yêu cầu học sinh làm bài và chữa bài.

* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

- Dặn Hs ghi nhớ vận dụng.

- Học sinh làm bài vào bảng con - 1 học sinh lên bảng làm.

- Học sinh nêu miệng.

- Nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số và là phép nhân (có nhớ 2 lần không liền nhau).

- Học sinh tự lấy ví dụ vào bảng con, nêu cách đặt tính và tính.

- Học sinh làm bài vào vở - 1 học sinh lên bảng làm bài.

- Điền số vào ô vuông.

- Học sinh quan sát.

-.tìm tích khi biết các thừa số.

- Thừa số nhân thừa số.

- 1 học sinh lên bảng làm.

- Học sinh đặt đề toán tương ứng với tóm tắt.

*2 học sinh phân tích đề toán.

* Nêu dạng toán.

* Trình bày bài làm vào vở.

 

doc 23 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1172Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Sáng
Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2007
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết 151: Nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số.
I- Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được cách nhân các số có đến 5 chữ số với số có 1 chữ số (có 2 lần nhớ không liền nhau).
- Hs biết vận dụng vào giải toán.
- GD ý thức tự giác học môn toán. 	
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ, bảng lớp. 
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân 14273 x 3. 
- Gv ghi bảng phép tính: 14273 x 3 = ?
- Yêu cầu học sinh tự đặt tính rồi tính.
- Nêu cách đặt tính và cách thực hiện?
- Giáo viên viết lại cách thực hiện.
- Phép nhân này có đặc điểm gì?
+ Lưu ý: Nhân rồi mới cộng phần nhớ nên nhớ vào hàng liền trước. 
- Yêu cầu mỗi học sinh tự nghĩ một ví dụ nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số (có 2 lần nhớ không liền nhau).
* Hoạt động 2: Thực hành.
+) Bài 1: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở và nêu cách thực hiện từng phép tính.
+) Bài 2: Gọi Hs nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh quan sát các thành phần trong bài.
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn tìm tích ta làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
+) Bài 3: Giáo viên tóm tắt đề toán. 
- Yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt => Đặt đề toán .
- Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán.
- Yêu cầu học sinh làm bài và chữa bài.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn Hs ghi nhớ vận dụng.
- Học sinh làm bài vào bảng con - 1 học sinh lên bảng làm.
- Học sinh nêu miệng.
- Nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số và là phép nhân (có nhớ 2 lần không liền nhau).
- Học sinh tự lấy ví dụ vào bảng con, nêu cách đặt tính và tính.
- Học sinh làm bài vào vở - 1 học sinh lên bảng làm bài.
- Điền số vào ô vuông.
- Học sinh quan sát.
-...tìm tích khi biết các thừa số.
- Thừa số nhân thừa số.
- 1 học sinh lên bảng làm.
- Học sinh đặt đề toán tương ứng với tóm tắt.
*2 học sinh phân tích đề toán.
* Nêu dạng toán.
* Trình bày bài làm vào vở.
_______________________________
Mĩ thuật
Tiết 31: Vẽ tranh: Đề tài các con vât.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tập viết
ôn chữ hoa: V
I- Mục tiêu: 
- Củng cố cách viết chữ viết hoa V thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: “Văn Lang” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: 
Vỗ tay nhiều ngón
Bàn kĩ cần nhiều người.
- HS viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Mẫu chữ.
- Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC:
- Gọi 2 hs lên bảng viết từ: 
 Uông Bí, Uốn cây, dạy con..
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con.
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ. 
V, L, B.
- GV nhận xét sửa chữa.
- HS tìm:V, L, B
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con: V, L, B.
b) Viết từ ứng dụng: 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu về: Văn Lang là tênnước Việt Nam thời các vua Hùng
- Yêu cầu hs viết: Văn Lang.
- HS đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
- HS viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
 Vỗ tay cần nhiều ngón
Bàn kĩ cần nhiều người.
- GV giúp HS hiểu: Đây là lời khuyên muốn có ý kiến hay, đúng cần nhiều người bàn bạc. 
- Yêu cầu hs viết bảng con.
- 3 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- Hs nêu, viết bảng con: Vỗ tay
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.
4. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ. 
- Học sinh viết: +1 dòng chữ: V.
+ 1 dòng chữ: B, L.
+ 2 dòng từ ứng dụng.
+ 2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
___________________________________
Chiều
Bồi dưỡngTiếng Việt 
 Luyện viết chữ hoa: V.
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa V thông qua bài tập ứng dụng.
 + Viết tên riêng: “Văn Lang” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: 
Vỗ tay nhiều ngón
Bàn kĩ cần nhiều người.
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, chữ mẫu.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: V.
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: V. 
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: V.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết hết nội dung bài, hs trung bình, khá viết 1/ 2 số dòng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
_____________________________
BD Toán 
Ôn: Giải toán. 
I- Mục tiêu: 
- Củng cố về cách giải 1 số dạng toán có lời văn.
- Rèn kỹ năng giải 1 số dạng toán có lời văn.
- Giáo dục ý thức tự giác học bài cho học sinh.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con. 
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Cho 1 ví dụ về tính diện tích hình chữ nhật.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập.
a- Đối với học sinh TB- Y: Yêu cầu làm bài tập sau:
+) Bài 1: Trong kho có 75369 kg muối. Người ta đã xuất 4 lần mỗi lần xuất 12300 kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kg muối 
- Gv nhận xét.
+) Bài 2: Cho hình chữ nhật có chu vi là 44 m, chiều rộng là 8 m. Tính diện tích hình chữ nhật đã cho.
- Gọi hs chữa bài, gv nhận xét.
a- Đối với học sinh K- G yêu cầu làm thêm:
+) Bài 3: Một hình chữ nhật có diện tích bằng diện tích hình vuông có số đo 72 cm2, chiều rộng hình chữ nhật là 6 cm. Tính chu vi hình chữ nhật đó.
- Yêu cầu học sinh làm, chữa bài.
- Gv nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh thực hiện yêu cầu của bài theo nhóm đôi.
- Hs xác định yêu cầu của bài.
- Hs làm bài vào vở.
- 2 hs chữa bài, lớp nhận xét.
- Hs tìm hiểu yêu cầu của bài => làm bài vào vở.
- 2 Học sinh chữa bài, lớp nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
_____________________________
NGoại ngữ
 ( Gv chuyên dạy ).
__________________________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2007
Toán
Tiết 152: Luyện tập.
I- Mục tiêu: 
- Giúp hs rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính nhân. 
- Rèn luyện kỹ năng tính nhẩm. 
- Hs yêu thích học môn toán. 
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: KTBC: 
- Gọi 2 hs lên bảng làm: 
 36852 x 2 ; 32464 x 3. 
- Gv nhận xét. 
* Hoạt động 2: Luyện tập. 
+) Bài 1:
 - Yêu cầu học sinh làm lần lượt vào bảng con.
- Nêu cách đặt tính và cách thực hiện từng phép tính?
 +) Bài 2: 
- Yêu cầu 2 học sinh phân tích đề toán.
- Muốn biết trong kho còn lại bao nhiêu lít dầu cần biết gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
+) Bài 3: 
- Những biểu thức trên có đặc điểm gì?
- Trong biểu thức gồm các phép cộng, trừ, nhân, chia làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Giáo viên chữa bài, nhận xét.
+) Bài 4: 
- Nêu yêu cầu của bài?
- Các phép tính trong bài có đặc điểm gì?
- Hướng dẫn học sinh nhân nhẩm phép tính mẫu, tương tự học sinh làm các phép tính còn lại.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh vận dụng vào BT tương tự. 
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm lần lượt từng phép tính vào bảng con- 2 học sinh lên bảng làm.
- 2 hs đọc bài toán.
- 2 học sinh hỏi- đáp.
-...số dầu có và số dầu đã lấy ra.
- Học sinh làm bài vào vở, chữa bài, nhận xét. ĐS: 31005 l. 
- Hs nêu yêu cầu của bài.
-...gồm phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Hs nêu.
- Học sinh làm bài. Đs: 
 a) 69066 ; b) 96897.
 45722 ; 8599. 
- Tính nhẩm.
- ....số tròn nghìn nhân với một số.
- Học sinh làm bài vào vở.
- 2 hs chữa bài, lớp nhận xét.
- Hs theo dõi.
________________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Bác sĩ Y -éc -xanh.
I- Mục tiêu: A- Tập đọc: 1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: nghiên cứu, là ủi, im lặng...
- Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu các từ được chú giải cuối bài: ngưỡng mộ, dịch hạch, nhiệt đới.. 
- Hiểu nội dung của truyện: Hiểu được đề cao lẽ sống cao đẹp của Y- éc- xanh, sống để yêu thương giúp đỡ đồng loại..
B - Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói:- Dựa vào gợi ý, hs biết nối tiếp nhau kể lại được câu chuyện theo lời nhân vật (bà khách).
- Kể lại từng đoạn câu chuyện với giọng phù hợp, lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ, điệu bộ.
2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét, đánh giá được bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Giờ trước các em được học bài gì?
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?
- GV nhận xét chung.
B - Bài mới: 1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+) Đọc từng câu:- GV chú ý phát âm từ khó: nghiên cứu, là ủi, im lặng...
 (+) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ: ngưỡng mộ, dịch hạch, nhiệt đới
 (+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo nhóm 2.
- GV theo dõi, sửa cho 1 số hs.
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y- éc- xanh?
- Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng nhà bác học Y- éc- xanh là người như thế nào? Trong thực tế bác sĩ có khác gì với trí tưởng tượng của bà?
- Vì sao bà khách nghĩ là Y- éc- xanh quên nước Pháp?
- Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y- éc- xanh?
- Bác sĩ Y- éc- xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định là ở Nha Trang vì sao?
4) Luyện đọc lại:
- Yêu cầu Hs tự hình thành các nhóm 3 em phân vai (người dẫn chuyện, bà khách, Y- éc-xanh ).
- Gọi 2 nhóm lên thi đọc phân vai.
- Một mái nh ... i:- Gv yêu cầu Hs tự hoàn thành những bài tập trong 2 ngày:
* Hs trung bình, yếu:- Hoàn thành bài tập:
+) Bài 1 ( VBT trang 76 ). Đs: 12341, 6142, 12816.
+) Bài 1 ( VBT trang 77 ). Đs: 3121 (dư 2), 4511(dư 2), 2112 (dư 5).
+) Bài 2 ( VBT trang 77 ). Đs: 8212 quyển vở (dư 2 quyển).
* Hs trung khá, giỏi: - Hoàn thành bài tập:
+) Bài 2( VBT trang 76). Đs: a) 37009; b) 27097; c) 53952; d) 54381.
+) Bài 3 ( VBT trang 76). Đs: 10280 cái cốc.
+) Bài 3( VBT trang 77 ). Hs điền:
Số bị chia
Số chia
Thương
Số dư
12729
6
2121
3
21798
7
3114
0
49687
8
6210
7
30672
9
3408
0
- Gv giúp đỡ Hs yếu hoàn thành bài tập trong VBT.
- Gv chấm, chữa 1 số bài tập mà nhiều hs còn vướng mắc.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
____________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Viết thư cho 1 bạn ở nước người để bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị
I- Mục tiêu: 
- Gv tổ chức cho hs Viết thư cho 1 bạn ở nước người để bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị
- Hs biết viết thư trình bày rõ ràng, tình cảm
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc; tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi thế giới thông qua bài học.
II- Các hoạt động- dạy học:
*Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
- Lớp hát bài: "Thế giới vui liên hoan".
- Gv nêu nội dung, yêu cầu tiết học.
*Hoạt động 2: Sinh hoạt chủ điểm.
a) Tổ chức cho hs viết thư mỗi em một lá thư cho một bạn ở nước ngoài.
- Gọi 1 số hs nêu lại trình tự 1 lá thư.
- Yêu cầu hs viết viết thư.
- Gọi 1 số hs nêu nội dung bức thư- lớp nhận xét.
=> Gv nhắc nhở hs thực hiện tốt tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi thế giới,
b) Sinh hoạt văn nghệ: 
- Em hãy nêu những bài hát, bài thơ thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi thế giới. 
- Trong số những bài hát, bài thơ đó em thuộc những nào?
- Gv tổ chức cho hs biểu diễn bài hát, hoặc bài thơ đó ( khuyến khích hs có thể múa phụ hoạ), gv kết hợp cho hs tìm hiểu nội dung bài hát đó => gd về truyền thống yêu quê hương, đất nước; lòng tự hào dân tộc và tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi thế giới. 
- Nhận xét giờ học, dặn hs thực hiện tốt nội dung bài học. 
____________________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2007
Toán
Tiết 155: Luyện tập.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố về cách thực hiện phép chia trường hợp thương có chữ số 0.
- Rèn kỹ năng đặt tính và thực hiện phép chia.giải toán có 2 phép tính.
- Có ý thức thích học môn toán.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ. 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
* Hoạt động 1: KTBC.
- Thực hiện phép chia: 14729 : 2 ; 16538 : 3 ; 25295 : 4.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 28921 : 4 = ?
- Yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện phép chia 28921 : 4 = ?.
- Nêu cách thực hiện?
- Phép chia này có đặc điểm gì?
* Hoạt động 3: Thực hành.
+) Bài 1:
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
+) Bài 2:
- Yêu cầu học sinh làm lần lượt vào bảng con từng phép tính.
- Nêu cách thực hiện.
- Tất cả những phép chia này có đặc điểm gì?
+) Bài 3: 
- Yêu cầu 2 học sinh phân tích đề toán .
- Giáo viên tóm tắt bài toán bằng sơ đồ.
+) Bài 4:
- Yêu cầu học sinh nhẩm=> nêu kết quả.
- Các phép tính nhẩm có đặc điểm gì?
- Học sinh làm bài vào bảng con.
- Là phép chia có dư và thương có chữ số 0 ở tận cùng.
- Học sinh làm bài => Đổi vở kiểm tra chéo.
- Học sinh làm lần lượt từng phép tính vào bảng con - 2 học sinh lên bảng làm và nêu miệng cách thực hiện.
- Là những phép chia ở thương có chữ số 0.
- 1 hs đọc bài toán.
- Lớp phân tích bài toán.
- Hs làm bài vào vở.
Đáp số: 20460 kg
- Học sinh nêu kết quả và nêu cách nhẩm.
-... số bị chia là những số tròn nghìn.
* Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
______________________________
Chính tả( Nhớ -viết )
Bài viết: Bài hát trồng cây.
I- Mục tiêu: 
- Hs nhớ, viết 4 khổ thơ đầu trong bài:" Bài hát trồng cây". Làm bài tập phân biệt âm dễ lẫn d/ r/ gi.
- Rèn kỹ năng viết đúng chính tả, làm chính xác bài tập.
- Rèn cho Hs có ý thức rèn chữ thường xuyên.
II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ, bảng con.
 III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A-KTBC:- Gv gọi 2 Hs viết bảng lớp.
- Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
1- GTB:- Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS nhớ - viết: 
a) Chuẩn bị:- Gv đọc mẫu bài chính tả.
- Gọi 1 em đọc thuộc lòng 4 khổ đầu của bài thơ.
- Trong bài có những chữ nào viết hoa?
- Yêu cầu hs tự tìm và viết vào bảng con từ dễ lẫn, gv hướng dẫn viết.
b) Hướng dẫn Hs viết bài:
- Cho hs đọc đồng thanh bài 1 lần.
- Yêu cầu hs tự nhớ và viết bài.
- Gv đọc lại cho hs soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 5- 7 bài, nhận xét chung.
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+) BT2a:- Gv treo bảng phụ- gọi hs nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs ghi các từ cần điền ra nháp.
- Gọi 1 em lên bảng điền.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng:rong ruổi, rong chơi, thong dong, trống giong cờ mở, gánh hàng rong.
+) BT 3:- Gọi 1 hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu hs làm bài cá nhân, mỗi em đặt 2 câu vào VBT.
- Gọi 2 em lên viết câu của mình.
- Gv cùng cả lớp nhận xét.
4- Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs luyện viết chính tả.
- Hs khác viết bảng con: dáng hình, rừng xanh, rung mành, giao việc.
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi.
- 1 em đọc.
- Những chữ đầu câu. 
- Hs viết ra bảng con.
- Hs đọc.
- Hs viết bài chính tả, soát lỗi. 
- Hs theo dõi.
- Điền vào chỗ trống rong, dong hay giong.
- Hs làm ra nháp. 
- 1 hs chữa bài, lớp nhận xét, bổ sung.
- Hs theo dõi.
- 1 em đọc yêu cầu.
- Hs tự chọn từ ngữ và đặt câu.
- 2 hs chữa bài, lớp nhận xét.
- Hs theo dõi.
____________________________
Âm nhạc
Ôn tập 2 bài hát: chị Ong Nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình.
 ( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Tập làm văn 
Tiết 31: Thảo luận về bảo vệ môi trường.
I- Mục tiêu: 
- Hs biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về cần làm gì để bảo vệ môi trường.
- Rèn kỹ năng viết: viết được đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
- GD ý thức bảo vệ môi trường ở nhà và nơi công cộng.
II- Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ viết 5 bước tổ chức cuộc họp.
III- Các hoạt động dạy- học:
A) KTBC:- Gọi 2 hs đọc lá thư gửi bạn nước ngoài. 
- Gv nhận xét.
B) Bài mới: 1- Giới thiệu bài:
- Gv nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2- Hướng dẫn làm bài tập:
+) Bài 1:- Gv treo bảng phụ, gọi 1 hs nêu yêu cầu của bài tập.
- Gọi 1 em trình bày 5 bước tổ chức cuộc họp.
- Vấn đề cần bàn trong cuộc họp nhóm này là gì?
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tự cử nhóm trưởng để điều khiển cuộc họp.
- Gv gọi 4 nhóm lên thi tổ chức cuộc họp.
- Gv cùng hs nhận xét, bình chọn nhóm nào tổ chức cuộc họp tốt nhất đảm bảo nội dung đầy đủ.
+) Bài 2:- Gọi hs nêu yêu cầu.
- Gv nhắc hs cách viết.
- Yêu cầu hs viết ra nháp ý chính rồi viết vào vở.
- Gọi 1 số em đọc bài viết của mình.
- Gv cùng cả lớp nhận xét bài viết hay.
3- Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- Dặn hs thực hành giữ vệ sinh môi trường ở nhà và nơi công cộng.
- Hs theo dõi.
- 1 hs nêu, lớp theo dõi.
- 1 hs trình bày 5 bước tổ chức cuộc họp.
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm tổ chức thảo luận có hiệu quả nhất.
- Hs nêu, lớp theo dõi.
- Hs viết vào bài.
- 5 hs đọc bài viết, lớp nhận xét.
- Hs theo dõi, thực hiện.
_________________________________
Chiều 
BD Tiếng Việt
Luyện tập về dấu phẩy. Thảo luận về môi trường( tiếp).
I- Mục tiêu: 
- Củng cố cho hs về dấu phẩy và tiếp tục thảo luận về môi trường. 
- Rèn kỹ năng sử dụng đúng dấu phẩy.
- Giáo dục cho hs có ý thức bảo vệ môi trường.
II- Đồ dùng- dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn BT1.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- Ôn tập về dấu phẩy.
+) Bài 1: Ghi dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
 Lúc lâu ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy.
- Yêu cầu hs tự làm vào vở.
- Gọi 1 em lên chữa bài.
- Gv nhận xét chốt lời giải đúng.
+) Bài 2: Dành cho hs khá- giỏi: Viết những câu có nội dung sau và dùng dấu phẩy cho đúng chỗ:
a) Nói về kết quả học tập của em trong học kỳ I.
b) Nói về hoạt động ngoại khoá của lớp em.
- Gọi 2 em lên bảng viết câu của mình.
- Gv cùng hs nhận xét.
B- Thảo luận về môi trường.
- Yêu cầu hs hoàn thành bài làm lúc sáng: Viết đoạn văn nói những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
- Gọi hs lên đọc bài trước lớp. 
- Gv cùng lớp nhận xét.
C- Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh MT.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs chép câu vào vở và ghi dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
 Lúc lâu,Quắm Đen,ta lên,.
- 1 hs nêu yêu cầu.
- Hs đặt và viết câu ra nháp.
+ Học kỳ I vừa qua, em đạt danh hiệu học sinh giỏi.
+ Giờ ra chơi, lớp em ra sân múa tập thể.
- Hs tự hoàn thành bài viết của mình vào VBT.
- 2 em lên đọc bài.
- Hs theo dõi, thực hiện.
___________________________________
Thể dục
Trò chơi: Ai kéo khoẻ. 
 ( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 31 - Phương hướng tuần 32
*Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
2-Lớp trưởng tổng hợp kết quả các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua:
3- Các tổ cùng bàn kế hoạch hoạt động tuần tới (khắc phục nhược điểm của tuần trước, phương hướng tuần tới ).
4- Lớp trưởng thay mặt cho lớp tổng hợp lại phương hướng tuần tới.
5- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: xếp hàng ra vào lớp, đi học đúng giờ, vệ sinh lớp sạch sẽ, trong lớp hăng hái phát biểu
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt:còn nói chuyện riêng trong lớp: Chuyên, Hoá, Nguyễn Huyền. 
- Tiếp tục phát động thi đua chào mừng ngày 30- 4 và 1- 5 tới HS. 
+ Thực hiện tốt các nề nếp. +Duy trì sĩ số 100%
+ Nâng cao chất lượng học tập.Thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường.
+ Đảm bảo an toàn giao thông trên đường đến trường.
+ Hoàn thành các khoản tiền của học kỳ II.
6- Sinh hoạt văn nghệ: Hát về Đảng, Bác Hồ.
____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT31.doc