Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2006-2007

+) Mục tiêu: Biết nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập.

+) Cách tiến hành:

-) Bước 1: Làm việc theo cả lớp.

- Gv yêu cầu hs áp tai vào ngực của bạn để nghe tim đập và đếm số nhịp đập của tim trong 1 phút.

- Yêu cầu hs đặt mấy đầu ngón tay phải lên cổ tay trái của mình để đếm số nhịp mạch đập trong 1 phút.

-) Bước 2: Làm việc theo cặp:

- Từng cặp hs thực hiện như đẫ hướng dẫn.

-) Bước 3: Báo cáo trước lớp.

- Gv yêu cầu hs báo cáo kết quả thực hành trên trước lớp.

+) GV kết luận: Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể nếu tim ngừng đập cơ thể sẽ chết.

- Hs thực hành.

- Hs thực hiện theo gv.

- Hs đặt mấy đầu ngón tay phải lên cổ tay trái của bạn để đếm số nhịp mạch đập trong 1 phút.

- Hs trình bày kết quả đã nghe, đếm nhịp đập của mình, của bạn trước lớp.

 

doc 22 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Sáng
Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm 2006
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết : Luyện tập chung.
I- Mục tiêu: 
- Ôn tập củng cố cách cộng, trừ các số có 3 chữ số, nhân, chia trong bảng đã học và giải toán có văn ( liên quan đến so sánh 2 số hơn, kém nhau 1 đơn vị.
- Hs biết đặt tính cộng, trừ số có 3 chữ số thành thạo. Biết vận dụng vào giải toán có liên quan.
- Hs tự giác học tập.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con, bảng phụ.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Hoạt động 1: KTBC:- Gv gọi hs đọc bảng nhân 5, chia 5.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Thực hành.
 +) Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- GV ghi 4 phép tính lên bảng.
- Gọi 4 em lên bảng chữa bài.
- Nêu cách đặt tính, tính?
+) Bài 2: Tìm X. 
 a- X x 4= 32 b- X : 8 = 4
- Gọi 2 hs lên làm.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
- Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào?
+) Bài 3: Tính
a- 5 x 9 + 27 b- 80 : 2 - 13
- Nêu thứ tự thực hiện?
- Yêu cầu hs làm bảng con- 2 hs lên bảng chữa bài.
- Gv nhận xét, chốt.
- Trong 1 dãy tính có các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện như thế nào?
+) Bài 4: Gv nêu yêu cầu.
 - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn biết T2 có nhiều hơn T1 bao nhiêu lít dầu ta làm như thế nào?
- Yêu cầu hs giải bài toán vào vở.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Muốn so sánh số này hơn (kém) số kia bao nhiêu đơn vị ta như thế nào?
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách cách thực hiện phép cộng, trừ các số có 3 chữ số?
- Nhắc hs ghi nhớ nội dung để vận dụng vào bài làm.
- 2 em đọc.
- Hs làm bảng con. 
- Đặt số trừ dưới số bị trừ tính từ phải sang trái.
- Lớp làm bảng con. Đs: a- 8; b- 32.
-...lấy tích chia cho thừa số đã biết.
-... lấy thương nhân với số chia.
- Hs nêu.
- Hs làm bảng con, chữa bài.
-...nhân chia thực hiện trước; cộng, trừ thực hiện sau.
- HS nêu
-... lấy 160 - 125 =35 ( lít ).
- Hs giải bài toán vào vở, chữa bài.
-...lấy số lớn trừ số bé.
- Hs nêu.
______________________________
Mĩ thuật
 Vẽ tranh: Đề tài trường của em.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tập viết
Tiết : ôn chữ hoa: C.
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa C thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: " Cửu Long ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Mẫu chữ.
- Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC:
- Gọi 2 hs lên bảng viết: B
Bố Hạ.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con.
B- Dạy bài mới:
 1.Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- Treo chữ mẫu
- Chữ C cao mấy ô, rộng mấy ô, gồm mấy nét? 
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
 C, L, T, S, N
- GV nhận xét sửa chữa.
- HS tìm: C, L, T, S, N.
- Cao 2,5 ô; rộng 2 ô; gồm 3 nét.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con: 
C, L, N.
b) Viết từ ứng dụng: 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu về: Cửu Long
Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Yêu cầu hs viết: Cửu Long
- HS đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
- HS viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
 Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- GV giúp HS hiểu nội dung trong câu ứng dụng. 
- Nêu cách trình bày dòng thơ này. 
- 3 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- Dòng trên viết lùi vào 1 ô...
- Hs viết bảng con: Công, Nghĩa.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết.
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.
4. Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ. 
- Học sinh viết vở:
+1 dòng chữ: C
+1 dòng chữ: L, N
+2 dòng từ ứng dụng.
+2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
___________________________________
Chiều
Tự nhiên và xã hội
 Tiết 7: Hoạt động tuần hoàn.
I- Mục tiêu: Sau bài học, Hs biết:
- Thực hành nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập.
- Chỉ được đường đi của mạch máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và sơ đồ vòng tuần hoàn nhỏ. 
- GD ý thức giữ gìn sức khoẻ của bản thân..
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Các hình trong SGK trng 16, 17; sơ đồ 2 vòng tuần hoàn.
III- Hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1:Thực hành.
+) Mục tiêu: Biết nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập.
+) Cách tiến hành:
-) Bước 1: Làm việc theo cả lớp.
- Gv yêu cầu hs áp tai vào ngực của bạn để nghe tim đập và đếm số nhịp đập của tim trong 1 phút.
- Yêu cầu hs đặt mấy đầu ngón tay phải lên cổ tay trái của mình để đếm số nhịp mạch đập trong 1 phút.
-) Bước 2: Làm việc theo cặp:
- Từng cặp hs thực hiện như đẫ hướng dẫn.
-) Bước 3: Báo cáo trước lớp.
- Gv yêu cầu hs báo cáo kết quả thực hành trên trước lớp.
+) GV kết luận: Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể nếu tim ngừng đập cơ thể sẽ chết.
- Hs thực hành.
- Hs thực hiện theo gv.
- Hs đặt mấy đầu ngón tay phải lên cổ tay trái của bạn để đếm số nhịp mạch đập trong 1 phút.
- Hs trình bày kết quả đã nghe, đếm nhịp đập của mình, của bạn trước lớp.
* Hoạt động 2 :Làm việc với SGK.
+) Mục tiêu: Chỉ được đường đi của máu trên sơ đồ vòng tuần hoàn.
+) Cách tiến hành : 
- Gv cho hs quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn theo nhóm 4.
- Yêu cầu hs chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ.
- Hs thực hiện quan sát, chỉ cho bạn xem.
- Yêu cầu quan sát tranh và nêu chức năng của từng loại máu.
- Hs nêu.
- Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn, nhỏ.
- Vòng TH nhỏ đưa máu từ tim đến phổi lấy ô- xi, thải khí các- bon- nic rồi trở về tim. Vòng tuần hoàn lớn: Đưa máu chứa nhiều ô- xi và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi cơ thể đồng thời nhận khí các- bô- nic và các chất thải của các cơ quan rồi trở về tim.
+) KL: Tim luôn co bóp để đẩy máu vào 2 vòng tuần hoàn
 * Hoạt động 3 :Trò chơi “ Ghép chữ vào hình”
+) Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học về hai vòng tuần hoàn.
+) Cách tiến hành:
- GV treo 2 sơ đồ 2 vòng tuần hoàn lên bảng.
- Chia lớp làm 2 dãy bàn, yêu cầu mỗi dãy cử 1 đội gồm 4 em lên ghép chữ vào đúng vị trí trên vòng tuần hoàn đó.
- Phát các tấm phiếu ghi tên sẵn từng loại mạch máu cho từng nhóm.
- Hs thực hiện chơi, lớp nhận xét.
* Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò: 
- Nêu chức năng của tim và 2 vòng tuần hoàn.
- Nhắc hs có ý thức bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
____________________________
Thể dục
Ôn ĐHĐN. Trò chơi: Thi xếp hàng.
( Gv chuyên dạy ).
_____________________________
Tiếng Việt ( T )
Tiết 4: Luyện viết chữ hoa C.
I- Mục tiêu: 
 - Củng cố lại cách viết chữ viết hoa C thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: " Cửu Long ” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Vở tập viết, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: C.
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: C.
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: C.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết nghiêng, hs trung bình, yếu viết chữ đều, thẳng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
___________________________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 26 tháng 9 năm 2006
Toán
Tiết 17: Kiểm tra.
I- Mục tiêu: 
- Kiểm tra kết quả học tập đầu năm học của hs, tập trung vào:
+ Kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ ( có nhớ 1 lần ) các số có 3 chữ số.
+ Nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị ( Dạng 1/ 3; 1/ 4).
+ Giải toán đơn và ý nghĩa phép tính.
- Hs tự giác làm bài.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu: - Gv chép đề bài lên bảng.
 Bài 1: Đặt tính rồi tính
327 + 416; 561 - 244; 462 + 354 ; 728 - 456
+) Bài 2: Hãy khoanh vào 1/4 số chấm tròn ở hình A, 1/ 3 số chấm tròn ở hình B.
0 0 0 0
0 0 0 0
0 0 0 0
0 0 0 
0 0 0 
0 0 0 
0 0 0 
 A B
+) Bài 3: Mỗi hộp có 4 cái cốc. Hỏi có 8 hộp như thế thì có bao nhiêu cái cốc?
+) Bài 4:Tính độ dài đường gấp khúcABCD (có kích thước ghi trên hình vẽ)
- Hs làm bài xong, giáo viên thu chấm.
 * Biểu điểm: Câu 1: 4 điểm: Mỗi phép tính đúng được 1 điểm.
 Câu 2: 1 điểm.
 Câu 3: 3 điểm.
 Câu 4: 2 điểm.
_____________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Tiết : Người mẹ.
I- Mục tiêu: A- Tập đọc:1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng: Lạnh lẽo, áo choàng, khẩn khoản, lã chã
- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật ( bà mẹ, Thần Chết, Thần Đêm Tối, bụi gại hồ nước ). Biết đọc thầm nắm ý cơ bản.
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu các từ mới: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã. 
- Hiểu nội dung truyện: Người mẹ rất thương con, vì con mẹ có thể làm tất cả.
B - Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói: Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai, biết thay đổi giọng điệu phù hợp với từng nhân vật.
2- Rèn kĩ năng nghe:- Tập trung nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Giờ trước các em được học bài gì?
- Gọi 1 em đọc 1 khổ thơ trong bài: Quạt cho bà ngủ và nói rro: Vì sao em thích khổ thơ đó?
- Gv nhận xét, cho điểm.
B - Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
+) Đọc từng câu:- GV chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn.
+) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài chia làm mấy đoạn? Nêu rõ từng đoạn?
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ: mấy đêm ròng, thiếp đi, lã chã, khẩn khoản. 
+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo cặp.
- Cho hs thi đọc giữa các nhóm.
3) Hướng dẫn tìm  ... b- 1 m.
+) Bài 4 ( VBT trang 26 ). Hs điền số theo thứ tự: 6; 0, 8; 4, 6; 3.
- Gv giúp đỡ Hs yếu hoàn thành bài tập trong VBT.
- Gv chấm, chữa 1 số bài tập mà nhiều hs còn vướng mắc.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
_________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tiết : Thực hành vệ sinh răng miệng.
I- Mục tiêu:
- Giáo dục cho hs về vệ sinh răng miệng. 
- Hs biết cách đánh răng.
- Gd ý thức độc lập, tự giác biết bảo vệ bản thân.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bàn chải, kem đánh răng, mô hình hàm răng.
II- Các hoạt động dạy- học:
1- ổn định tổ chức:
2- Bài mới:
 a- Giới thiệu bài.
b- Giảng bài:
- Hàng ngày, em thường đánh răng khi nào?
- Khi đánh răng xong, em có cảm giác như thế nào?
- Đánh răng có tác dụng gì?
- Gv tổ chức cho hs thực hành đánh răng theo nhóm.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs đánh răng theo đúng cách.
3- Củng cố- dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn thường xuyên đánh răng hơn nữa.
- Hs nêu.
-...thấy thoải mái, miệng thơm tho.
- Bảo vệ cho răng luôn đẹp, chắc chắn hơn.
- Hs thực hành.
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
- Hs nêu.
______________________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 29 tháng 9 năm 2006
Toán
Tiết : Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số( không nhớ). 
 I- Mục tiêu:
- Biết đặt tính rồi tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số( không nhớ), củng cố về ý nghĩa của phép nhân.
- Hs biết nhân đúng đúng qui tắc, biết vận dụng phép tính nhân vào giải toán.
- Gd ý thức tự giác làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 cs ( không nhớ).
- Gv ghi bảng: 12 x 3 =?
- Em hãy tính kết quả. ( Hs tính dựa trên phép cộng: 12 x 3 = 12 + 12 + 12 = 36 ).
- Gọi 1 em lên làm.
- Gv hướng dẫn hs đặt tính theo cột dọc.
- Em hãy tự nghĩ 1 phép nhân và thực hiện.
- Muốn nhân 1 số có 2 chữ số với một số có 1 chữ số ta làm ntn?
* Hoạt động 2: Thực hành. 
+) Bài 1.
- Gv ghi các phép tính lên bảng.
- Gv nhận xét. 
- Nêu cách nhân.
+) Bài 2: Đặt tính rồi tính. 
- Gv ghi bảng phần a: 32 x 3.
- Nêu cách đặt tính, tính.
- Yêu cầu hs làm. chữa bài.
- Gọi 1 em lên bảng làm phần b.
- Gv nhận xét.
+) Bài 3: Treo bảng phụ.
 - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Yêu cầu hs giải bài toán vào vở.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Nêu cách nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
- Nhận xét giờ học
- Hs thực hành theo.
- Hs thực hiện.
- Hs nêu.
- Hs làm bảng con.
- 2 hs lên chữa bài. Đs: 48, 88, 55, 99, 80.
- Hs nêu: nhân từ phải sang trái.
- Hs chữa bài. Đs: a- 96, 66.
 b- 84, 39.
- Hs đọc bài tập.
- Mỗi hộp có 12 chì màu,...
- Hs giải vào vở, chữa bài. Đs: 48 bút chì màu.
- Hs nêu.
______________________________
Âm nhạc
Tiết : Học hát bài: Bài ca đi học ( lời 2 ).
( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Chính tả( Nghe- viết )
Bài viết: Ông ngoại. 
I-Mục tiêu 
- Hs viết đoạn “ Trong cái vắng lặngsau này” trong bài: Ông ngoại.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả, biết phân biệt chính tả.
- Gd học sinh trình bày VSCĐ.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A-KTBC :- Gv gọi 2 Hs viết bảng lớp.
- vượt qua, giành lại, ngạc nhiên.
- Gv nhận xét, cho điểm.
B - Bài mới :
1 - GTB: - Gv nêu mục đích,yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn Hs nghe - viết : 
a) Chuẩn bị :- Gv đọc đoạn văn.
- Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy giáo đầu tiên?
- Tìm trong những chữ em cho là khó viết. 
- Gv hd viết chữ khó: lang thang, căn lớp, loang lổ, trong trẻo
- Đọc cho hs viết bảng con chữ khó
b) Gv đọc cho hs viết vào vở.
- Đọc lại cho Hs soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài:
- GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét chung.
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+) BT2: Tổ chức thi tìm tiếng có vần oay.
- Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm cử 5 bạn lên bảng nối tiếp nhau tìm và ghi lại những tiếng có vần oay.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
+) BT3: Yêu cầu hs trả lời miệng:
- Khoảng đất trống trước hoặc sau nhà gọi là gì?
- Dùng tay đưa vật lên gọi là gì?
- Cùng nghĩa với chăm chỉ, chịu khó là gì.
4- Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét về giờ học. 
- Dặn Hs rèn chữ đẹp. 
- Hs khác viết bảng con: vượt qua, giành lại, ngạc nhiên.
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi.
- 1 em đọc lại.
- Vì ông dạy chữ cái đầu tiên
- Hs tìm.
- Hs phân tích.
- Hs viết bảng con.
- Hs viết bài chính tả, soát lỗi. 
- Hs theo dõi.
- Hs lên thi, lớp theo dõi, nhận xét. 
 - Hs nêu.
-... sân.
-... nâng.
-... cần cù.
- Hs theo dõi.
__________________________________________
Tập làm văn 
Tiết : Nghe- kể: Dại gì mà đổi- Điền vào giấy tờ in sẵn.
I- Mục tiêu:
- HS nghe và kể lại câu chuyện: Dại gì mà đổi và điền nội dung vào mẫu điện báo.
- Hs lắng nghe và kể lại được nội dung câu chuyện và biết điền đúng nội dung vào bức điện báo.
- Hs vận dung kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC: 
- Giờ TLV trước học bài gì?
- Gọi 2 hs đọc lại lá đơn xin phép nghỉ học. 
+ Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới : 
1) GTB : - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập: a- Bài tập 1: 
- Gọi hs đọc yc của bài tập trong SGK. 
- Gv treo tranh và kể mẫu. 
- Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé?
- Cậu trả lời mẹ ntn?
- Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
- Gv kể lại lần 2.
- Gọi 1 số cặp lên thi kể.
- Gv, lớp nhận xét bình chọn bạn kể đúng yc, lưu loát, chân thật.
- Chuyện này gây cười ở chỗ nào?
b- Bài tập 2: Gv nêu yêu cầu.
- Cho hs đọc mẫu điện báo.
- Tình huống cần viết điện báo là gì?
- Bài yêu cầu gì?
- Gv gọi 3 hs nhìn mẫu sgk để nêu miệng.
- Yêu cầu cả lớp điền vào mẫu điện báo trong vở.
- GV, lớp nhận xét bổ sung.
3) Củng cố- Dặn dò:
- Gọi 1 hs kể lại chuyện.
- Dặn hs ghi nhớ mẫu đơn và vận dụng vào thực tế khi cần. 
- Hs theo dõi.
- 1 Hs đọc yc của bài. 
- Hs theo dõi.
- Vì cậu rất nghịch.
-...mẹ sẽ chẳng đổi được đâu.
- Cậu cho là không ai muốn đổi đứa con ngoan lấy đứa con nghịch ngợm.
- Hs nhìn phần gợi ý và tập kể lại.
- 5 hs thi kể chuyện.
- ở lời nói của bạn nhỏ...
- 1 hs đọc.
 - Em đi chơi xa. trước khi đi
- Viết họ tên, địa chỉ người gửi, người nhận, nội dung bức điện.
- 3 Hs nêu, lớp theo dõi.
- Hs chép lại và điền vào vở, 1 số hs đọc bài viết.
- 1 hs kể.
_________________________________
Chiều 
 Tiếng việt ( T )
Tiết : Luyện tập câu: Ai là gì? Luyện kể: Dại gì mà đổi.
I- Mục tiêu:
- Củng cố về luyện từ và câu: Ai là gì? và tập làm văn kể chuyện: Dại gì mà đổi.
- Hs biết tìm bộ phận trả lời câu hỏi:Ai là gì? Biết kể chuyện lưu loát.
- Gd ý thức sử dụng mẫu câu: Ai là gì? khi viết văn.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC: 
- Giờ TLV trước học bài gì?
- Gọi 2 hs kể chuyện: Dại gì mà đổi. 
+ Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới: 
1) GTB: - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập:
A- Luyện tập về so sánh:
+) Bài 1: Gạch chân một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Ai? Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Là gì? trong những câu văn, câu thơ dưới đây:
a- Tôi là Dế Chũi. 
b- Bạn Hà là học sinh giỏi.
c- Chiếc cặp là bạn thân của em.
+ Gọi Hs lên bảng chữa bài, gv nhận xét.
+) Bài 2: Đặt câu hỏi cho những bộ phận được gạch chân trong BT1.
- Gv yêu cầu Hs nêu miệng.
- Gv nhận xét.
B- Luyện kể chuyện: Dại gì mà đổi.
- Gv cho hs luyện kể theo cặp.
- Gọi 1 vài nhóm lên thi kể chuyện cho cả lớp nghe.
- Gv cùng lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
3) Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs ghi nhớ nội dung để vận dụng vào bài tập tương tự.
- Hs theo dõi.
- Hs tìm và gạch chân dưới những hình ảnh so sánh: 
a- Tôi là Dế Chũi.
b- Bạn Hà là học sinh giỏi.
c- Chiếc cặp là bạn thân của em.
- Hs nêu.
- Hs kể theo cặp.
- Đại diện 1 số cặp lên thi kể chuyện.
- Hs nhận xét, bình chọn.
- Hs theo dõi.
_______________________________
Toán ( t )
Tiết 4: Luyện bảng nhân 6, nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố về bảng nhân 6, nhân số có 2 chữ số với 1 số có 1 chữ số. 
- HS thuộc bảng nhân, nhân số có 2 chữ số với 1 số có 1 chữ số thành thạo.
- HS có ý thức học tập.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: KTBC: 
- Gọi hs đọc thuộc bảng nhân 6.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Thực hành luyện tập:
- Yêu cầu HSTB - Y làm bài tập 1, 2, 3.
+) Bài 1: Em hãy nhẩm rồi ghi lại bảng nhân 6 vào bảng con.
- Gv nhận xét. 
+) Bài 2: Đặt tính rồi tính:
a- 12 x 4, 13 x 3, 42 x 2.
b-14 x 2, 33 x 3, 44 x 2
- Gv cho hs lên thực hành, gv nhận xét.
+) Bài 3: ( Dành thêm cho Hs khá, giỏi ).
- Em hãy tự lập 3 phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số và tính.
+ Gọi Hs thi, Gv nhận xét.
*HĐ3: Củng cố- dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn Hs ghi nhớ để vận dụng vào làm bài tập.
- 7 Hs nêu, lớp nhận xét.
- Hs lần lượt thực hành.
- Hs làm bảng con. 
- Hs thực hiện, lớp nhận xét. Đs: a- 48, 39, 85.
b- 28, 99, 88.
- Hs thi làm bảng lớp.
- Hs nêu.
_______________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 4. Phương hướng tuần 5.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 4:
+ Ưu điểm: 
+ Nhược điểm: 
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Tổ 1, 2; cá nhân: Nhung, Sơn, Huyền.
+ Phê bình: Long, Hoá, Chuyên.
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: Truy bài, tập thể dục, mặc đồng phục.
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: Xếp hàng, chuẩn bị dồ dùng học tập.
- Nhắc nhở Hs:
 + Thực hiện tốt các nề nếp học tập, nhất là thể dục giữa giờ.
+ Nâng cao chất lượng học tập học thuộc các bảng cộng, trừ; nhân, chia.
+ Mua bổ sung SGK Tiếng Anh, vở, đồ dùng học tập.
+ Nộp tiền học 2 buổi/ ngày, tiền nha học đường,...
+ Tiếp tục đăng kí tham gia bảo hiểm: * BH thân thể- 20000 đồng.
 * BH y tế- 45000 đồng.
+ Hoàn thành các khoản thu nộp.
+ Chuẩn bị tham dự đại hội Liên đội.
4- Sinh hoạt văn nghệ: - Gv tổ chức cho lớp học bài hát: Sao vui.
____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT4.doc