Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2007-2008

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2007-2008

I- MỤC TIÊU:

 - Hướng dẫn cách viết chữ viết hoa E , Ê thông qua bài tập ứng dụng:

 + Viết chữ: “Em” bằng cỡ chữ vừa ( cao 5 li ), cỡ chữ nhỏ ( cao 2,5 li ).

 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ Em yêu trường em.

- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ.

- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ.

II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Bảng con, chữ mẫu.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1- Kiểm tra bài cũ:

- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: E, Ê.

- Gv nhận xét.

2- Luyện viết chữ hoa: E, Ê.

a- Luyện viết bảng con:

- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: E, Ê.

- Gv nhận xét, sửa chữa.

b- Luyện viết vở:

- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết hết nội dung bài, hs trung bình, khá viết 1/ 2 số dòng.

- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.

c- Chấm, chữa bài:

- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.

3- Củng cố- Dặn dò:

- Nêu nội dung bài học.

- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.

 

doc 30 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7:
Sáng
Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2007
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
______________________________
Toán
Tiết 31: Luyện tập.
I- Mục tiêu:
- Hs củng cố về khái niệm ít hơn, nhiều hơn.
- Rèn kỹ năng giải toán nhiều hơn, ít hơn.
- Giáo dục hs tích cực tự giác học tập.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng con.
III- Các Hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 hs lên giải bài toán về ít hơn.
- Gv nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động 2: Thực hành:
+) Bài 1:- Yêu cầu hs đọc kỹ đầu bài, quan sát, so sánh để củng cố khái niệm nhiều hơn, ít hơn và bằng nhau.
+) Bài 2:- Yêu cầu hs đọc bài toán, xác định dạng toán.
- Yêu cầu hs giải thích hơn, kém.
+) Bài 3:- Yêu cầu hs đọc đầu bài.
- Yêu cầu hs giải thích: Anh hơn em hay em kém anh?
- Yêu cầu hs giải bài toán về nhiều hơn.
+) Bài 4:- Yêu cầu hs đọc bài toán, quan sát sách giáo khoa rồi tự giải.
- Yêu cầu hs làm vào vở, gọi hs lên bảng làm bài.
- Hs lên làm. Lớp nhận xét.
- Hs đọc kỹ đầu bài, quan sát và so sánh khái niệm nhiều hơn, ít hơn và bằng nhau.
- Hình 1 ít hơn hình 2...
- Hình 2 nhiều hơn hình 1...
- Thêm vào 2 ông sao nữa để hình 1 bằng hình 2.
- Hs đọc kỹ đầu bài, xác định dạng toán.
- Hs giải thích kém là ít hơn, sau đó làm bài.
- Hs đọc đầu bài.
- Hs làm bài sau đó chữa bài.
 Tuổi anh là: 
 11 + 5 = 16 ( tuổi )
- Hs đọc bài toán, quán sát sgk và làm bài vào vở.
- Hs lên chữa bài. Lớp nhận xét.
* Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò: 
- Gọi 3 hs nhắc lại cách giải bài toán nhiều hơn, ít hơn.
- Dặn dò hs ghi nhớ, áp dụng trong các bài học sau.
_______________________________
Tập viết
Tiết 7: Chữ hoa: E, Ê.
I- Mục tiêu: 
 - Hướng dẫn cách viết chữ viết hoa E , Ê thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết chữ: “Em” bằng cỡ chữ vừa ( cao 5 li ), cỡ chữ nhỏ ( cao 2,5 li ).
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ Em yêu trường em. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu chữ.
- Phấn màu, bảng con, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học: 
A) KTBC:- Gv yêu cầu hs viết bảng con 3 chữ hoa: Đ, 3 chữ: Đẹp.
- Gv nhận xét.
B) Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
a) Hs quan sát và nhận xét chữ E, Ê:
- Tìm chữ hoa có trong bài.
- Gv cho hs quan sát chữ mẫu. 
- Chữ Ê có điểm gì giống và khác chữ E?
- Gv chỉ vào chữ mẫu, miêu tả, chỉ dẫn cách viết từng nét ( chú ý cách viết dấu phụ ).
- Gv viết mẫu+ nhắc lại cách viết.
b) Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
- Gv yêu cầu Hs viết chữ E, Ê.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng: 
- Gv treo bảng phụ ghi sẵn câu ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét.
- Tìm những việc làm cụ thể thể hiện: Em yêu trường em. 
- Em hãy nêu độ cao của các chữ cái? Vị trí dấu thanh ở các chữ? Khoảng cách giữa các chữ ( tiếng ) ra sao?
- Gv hướng dẫn viết chữ: Em.
4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- Gv nêu yêu cầu viết.
- Gv quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút, viết.
5. Chấm, chữa bài.
- Gv chấm 5- 7 bài trên lớp.
- Nhận xét chữ viết.
6- Củng cố- Dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ.
- Hs viết.
- Hs theo dõi.
- HS tìm, đọc: E, Ê.
- Hs quan sát.
- Viết như chữ E nhưng có thêm dấu phụ...
- Hs theo dõi, ghi nhớ.
- Hs viết 3 lần chữ trên bảng con, 2 Hs lên bảng viết, lớp nhận xét.
- Hs đọc câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
- Hs nêu.
- Hs theo dõi, viết trên bảng lớp, bảng con.
- Học sinh viết vở:+ Mỗi chữ E, Ê viết 1/2 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Chữ Em: viết 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Câu ứng dụng: viết 2 dòng.
- Hs theo dõi.
- Hs rút kinh nghiệm.
_________________________________
Thủ công
Gấp thuyền phẳng đáy không mui (Tiết 1). 
( Gv chuyên dạy).
_________________________________
Chiều
 BD tiếng việt
Luyện viết chữ hoa: E, Ê.
I- Mục tiêu: 
 - Hướng dẫn cách viết chữ viết hoa E , Ê thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết chữ: “Em” bằng cỡ chữ vừa ( cao 5 li ), cỡ chữ nhỏ ( cao 2,5 li ).
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ Em yêu trường em.
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, chữ mẫu.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: E, Ê.
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: E, Ê.
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: E, Ê.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết hết nội dung bài, hs trung bình, khá viết 1/ 2 số dòng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
__________________________________
Đạo đức
Bài 4: Chăm làm việc nhà( Tiết 1).
I- Mục tiêu:- Hs hiểu: trẻ em có bổn phạn tham gia những việc nhà phù hợp với khả năng. Chăm làm việc nhà là thể hiện tình thương yêu của các em đối với ông bà, cha mẹ.
- Hs tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp.
- Hs có thái độ không đồng tình với hành vi chưa chăm làm việc nhà.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Các bài hát: Em yêu trường em, Đi học, Bài ca đi học.
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: KTBC.
- Sống gọn gàng, ngăn nắp có lợi gì? 
- Em đã thực hiện gọn gàng ngăn nắp chưa?
* Hoạt động 2: Tiểu phẩm: " Bạn Nam thật đáng khen”.
+) Mục tiêu:- Hs biết 1 số việc làm cụ thể thể hiện chăm làm việc nhà.
+) Cách tiến hành:
- Gv đưa nội dung tiểu phẩm( BT1 – VBT).
- Yêu cầu 1- 2 nhóm thể hiện tiểu phẩm.
- Gv tổ chức cho hs thảo luận: 
- Nam đã làm những việc gì?
- Em thử đoán xem vì sao Nam làm như vậy?
- Thấy Nam như vậy mẹ Nam sẽ cảm thấy như thế nào?
- Hs đóng vai.
- Lớp nhận xét.
- Hs thảo luận, trả lời.
- Học bài, nấu cơm, dọn nhà cửa.
- Vì Nam thương mẹ vất vả phải làm nhiều việc.
- Mẹ Nam thấy rất vui vì Nam làm việc giúp mẹ.
+) Gv kết luận: Nam làm việc nhà vì Nam thương mẹ.
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
+) Mục tiêu: Giúp hs nhận biết, đánh giá những hành vi, thể hiện chăm làm việc nhà và chưa chăm làm việc nhà.
+) Cách tiến hành: 
- Gv đưa các tình huống:
+ Nhóm 1: tình huống 1; Nhóm 2: tình huống 2; Nhóm 3: tình huống 3.
- Gv nhận xét.
- Hs thảo luận, đưa ý kiến.
- Hs nhận xét về các nhận vật, lớp nhận xét.
+) Gv kết luận: Lan chưa chăm làm, Hằng chăm làm việc nhà, Vân biết thương ông bà Cần chăm làm việc nhà.
* Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến.
+) Mục tiêu: Giúp cho hs nhận biết được bổn phận của mình là biết chăm làm việc nhà.
+) Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn hs làm bài tập 4.
- Gọi hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu hs trình bày ý kiến, giải thích lý do.
- Hs làm BT 4.
- 1 hs đọc yêu cầu.
- Hs trình bày ý kiến, giải thích lý do.
+) Kết luận: Chăm làm việc nhà thể hiện tình cảm yêu thương ông bà, cha mẹ. Đó còn là bổn phận của trẻ em.
* Hoạt động 5: Hoạt động tiếp nối:
- Vì sao phải chăm làm việc nhà? 
- Em đã chăm làm việc nhà chưa? Kể 1 số việc em thường làm? 
- Nhắc hs chăm làm việc nhà.
__________________________________
tự học
Tiết 17: Hoàn thành bài tập toán trong ngày. 
I- Mục tiêu:
- Hs tự hoàn thành những bài tập toán trong ngày.
- Hs nắm chắc về bảng 7 cộng với 1 số và dạng toán về nhiều hơn.
- Giáo dục tính độc lập, tự giác trong học tập.
II- Hoạt động tự học:
1- KTBC:- Trong ngày, em được học những nội dung nào của môn toán?
- Gọi 1 hs nêu những phép cộng có dạng 7 cộng với 1 số.
- Gv nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới:
- Gv yêu cầu Hs tự hoàn thành những bài tập trong ngày:
* Hs trung bình, yếu:- Hoàn thành bài tập:
+) Bài 1 ( VBT trang 27 ). Đs: 12 cái bút chì màu.
+) Bài 2 ( VBT trang 27 ). Đs: 20 người.
+) Bài 2 ( VBT trang 28 ). Đs: 16, 15, 14, 13, 11, 10.
* Hs khá, giỏi:- Hoàn thành bài tập:
+) Bài 3 ( VBT trang 27 ). Đs: 15 nhãn vở.
+) Bài 4 ( VBT trang 27 ). Đs: 11 cm.
+) Bài 4 ( VBT trang 28 ). Đs: 12 tuổi.
- Gv giúp đỡ Hs yếu hoàn thành bài tập trong VBT.
- Gv chấm, chữa 1 số bài tập mà nhiều hs còn vướng mắc.
3- Củng cố- Dặn dò:- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
_____________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2007
Toán
Tiết 32: Ki- lô- gam.
I- Mục tiêu:
- Hs có biểu tượng nặng hơn, nhẹ hơn, làm quen với cái cân quả cân và cách cân. Nhận biết về đơn vị ki- lô- gam , biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của ki- lô- gam (kg). Tập thực hành cân một số đồ vật quen thuộc, biết làm các phép toán cộng, trừ với các số kèm theo đại lượng ki- lô- gam.
- Rèn kỹ năng nhận biết cách ghi, phép tính với đơn vị là ki- lô- gam.
- Hs có thói quen đo, tính chính xác trọng lượng, chỉ nhận đủ số ki- lô- gam được nhận.
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Cân, quả cân 1kg, 2kg, 5kg.
- Một số đồ vật: túi đường, quyển sách.
III- các Hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:- Hoà kém Anh 3 cái thuyền có nghĩa là như thế nào?
- Gv nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động 2: Giới thiệu các cân đĩa và cách cân đồ vật:
- Cho hs quan sát cân đĩa và giới thiệu cân đĩa.
- Gv giới thiệu cách cân và hướng dẫn hs cân.
- Gv thực hành cân 2 quyển sách.
2 bên cân bằng nhau rút ra kết luận gì?
- Gv đưa đồ vật nặng nhẹ khác nhau lên để cân, gọi hs nhận xét.
* Hoạt động 3: Giới thiệu ki- lô- gam, quả cân 1 kg.
- Gv giới thiệu đơn vị ki- lô- gam: Ki- lô- gam là đơn vị để đo vật nặng hay nhẹ, ki- lô- gam viết tắt là: kg.
- Gv viết: ki- lô- gam viết tắt là: kg.
- Gọi hs đọc lại.
- Gv giới thiệu các quả cân 1kg, 2kg, 5 kg.
* Hoạt động 4: Thực hành:
+) Bài 1:- Yêu cầu hs xem hình vẽ để tập đọc.
+) Bài 2:- Gv hướng dẫn hs cộng các số.
+) Bài 3:- Gv hướng dẫn các em làm quen giải bài toán có đơn vị là ki- lô- gam.
- Nhận xét hướng dẫn cách ghi.
- Hs trả lời. Lớp nhận xét.
- Hs quan sát cân đĩa.
- Hs theo dõi cách cân.
- 2 quyển sách bằng nhau.
- Hs rút ra nhận xét.
- Hs theo dõi.
- Hs đọc lại.
- Hs cầm, nhấc các quả cân và so sánh.
- Hs viết tên đơn vị và ki- lô- gam sau đó tự điền vào chỗ trống.
- Hs làm bài vào vở, sau đó chữa bài.
6 kg + 20 kg = 26 kg.
- Hs làm quen với bài toán có đơn vị là ki- lô- gam.
* Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò: 
- Ki- lô- gam là đơn vị đo gì?
- Dặn hs thực hành cân đồ vật, chỉ nhận đủ số ki- l ... hi tên 3 trường, 1em ghi tên 3 thành phố mà em biết.
- Gv nhận xét, cho điểm.
B- Dạy bài mới:
1- GTB:- Gv nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2- Hướng dẫn làm bài tập:
+) Bài 1:- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 3 hs nhắc phần in đậm trong bài. 
- Yêu cầu học sinh đặt câu với những từ này.
- Gv ghi bảng câu đúng.
+) Bài 2:- Gọi hs nêu yêu cầu.
- Gv giải thích đầu bài: Nội dung giống, cách nói khác.
- Cho học sinh nối tiếp nhau tìm.
- Gv ghi bảng những câu đúng mà hs đưa ra.
+) Bài 3:- Gv treo tranh yêu cầu học sinh quan sát.
- Gv chia từng nhóm cho học sinh trong nhóm tìm.
- Gv gọi các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét bổ sung.
- Cho học sinh làm vào vở.
- Hs lên bảng làm, lớp theo dõi, nhận xét.
- Hs theo dõi.
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs nêu: Em, Lan, Tiếng Việt.
- Hs đặt câu.
- 2 Học sinh đọc yêu cầu.
- Hs tìm được:
+ Em không thích nghỉ học.
+ Em có thích nghỉ học đâu.
+ Em đâu có thích nghỉ học.
+ Em không thích nghỉ học đâu.
- Hs quan sát kỹ tranh để tìm đồ vật và nêu tác dụng.
- Hs tự cử nhóm trưởng và tìm.
- Các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Hs làm vào vở.
3- Củng cố- Dặn dò:- Ghi tên riêng như thế nào?
- Dặn hs thực hành nói theo kiểu câu vừa học.
___________________________________
Tập làm văn
Tiết 6: Khẳng định, phủ định. Luyện tập về mục lục sách.
I- Mục tiêu: 
- Giúp học sinh biết nghe, nói trả lời câu hỏi về đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định. Biết tìm và ghi lại mục lục sách.
- Rèn kỹ năng: nghe, nói, viết.
- Giáo dục hs biết nói và dùng câu đúng.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ viết mẫu câu
- Tập truyện thiếu nhi.
III- Các Hoạt động dạy- học:
A- Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hs đọc mục lục các bài ở tuần 6, 7.
- Gv nhận xét, cho điểm.
B- Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn làm bài tập:
+) Bài 1:- Gọi hs đọc và xác định yêu cầu.
- Gv chia nhóm cho hs làm bài.
- Đưa mẫu hs quan sát, Gv yêu cầu từng nhóm trả lời.
- Gv ghi bảng các phương án trả lời.
- Gv nhận xét.
+) Bài 2:- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv treo mẫu, phân tích cho học sinh hiểu.
- Gv theo dõi, nhận xét.
+) Bài 3:- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
yêu cầu hs mở tập chuyện đã chẩn bị.
yêu cầu học sinh viết vào vở 2 tên truyện, tên tác giả, số trang theo thứ tự trong mục lục.
Gọi hs đọc bài của mình.
Giáo viên chấm 1 số bài và nhận xét.
- 3 Hs đọc. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Hs theo dõi.
- Hs thực hiện theo nhóm( 4 hs/ nhóm: 1 hs hỏi, 2- 3 học sinh trả lời theo 3 phương án khác nhau).
- Từng nhóm trả lời.
- Hs trả lời.
- Hs kể lại 4 bức tranh.
- Hs trả lời, Hs khác nhận xét, đánh giá.
- Hs đọc.
- Hs lựa chon tên theo ý của mình.
- Lớp nhận xét lựa chọn tên phù hợp
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs mở mục lục tuần 6.
- Hs quan sát.
- Hs đọc.
- Hs đọc phân môn tập đọc.
- Hs viết mục lục, tên trang bài tập đọc.
- Hs lên làm bài.
3) Củng cố- dặn dò:- Muốn đọc nhanh mục cần tra cứu thì tìm ở đâu?
- Nhân vật trong bài tập 1 có gì đáng khen, có gì đáng chê?
- Dặn dò hs phải biết bảo vệ của công.
________________________________
Luyện viết
 ( Giáo viên chuyên dạy).
___________________________________
Chiều
 BD toán 
Tiết 10: Ôn tập: Bài toán về nhiều hơn.
I- Mục tiêu:- Ôn tập cách giải bài toán về nhiều hơn.
- Hs giải toán thành thạo.
- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Đồ dùng dạy- học:- Bảng phụ. 
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Giờ trước em học bài gì? Khi giải bài toán về nhiều hơn thường làm phép tính gì?
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập.
a- Đối với học sinh TB- Y: Yêu cầu làm bài tập sau:
+) Bài 1: Lan làm được 10 bông hoa, Mai làm được nhiều hơn Lan 3 bông hoa. Hỏi Mai làm được mấy bông hoa?
- Gọi hs chữa bài, gv nhận xét.	5 + 5	1 +- Gọi hs chữa bài, gv nhận xét.
+) Bài 2: Uyên có 39 nhãn vở, Hiếu có nhiều hơn Uyên 5 nhãn vở. Hỏi Hiếu có bao nhiêu nhãn vở?
- Gọi hs chữa bài, gv nhận xét.
+) Bài 3: Một cửa hàng, buổi sáng bán được 28 kg gạo, buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng 15 kg gạo. Hỏi buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?
- Gọi hs chữa bài, gv nhận xét.
b- Đối với học sinh K- G yêu cầu làm thêm: 
+) Bài 4: Điền dấu phép tính thích hợp vào chỗ chấm: 10 ... 3 = 7
 49 .... 26 = 75
- Yêu cầu hs phân tích bài toán.
- Gọi hs chữa bài, gv nhận xét.
- 1 Hs đọc đề bài, phân tích đề toán.
- Lớp làm vở, chữa bài. Đs: 13 bông hoa.
- 1 Hs đọc đề bài, phân tích đề toán.
- Lớp làm vở, chữa bài. Đs: 44 nhãn vở.
- 1 Hs đọc đề bài, phân tích đề toán.
- Lớp làm vở, chữa bài. Đs: 43 kg gạo.
- 1 Hs đọc đề bài.
- Lớp phân tích đề toán.
- Hs chữa bài. Đs: 10 - 3 = 7,...
* Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò:- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs vận dụng làm BT tương tự.
_________________________________
Tự học
Tiết 18: Hoàn thành bài tập toán trong ngày.
I- Mục tiêu:
- Hs tự hoàn thành những bài tập toán trong ngày.
- Hs nắm chắc về phép cộng có dạng: 47 + 5 và 47 + 25; bài toán về nhiều hơn.
- Giáo dục tính độc lập, tự giác trong học tập.
II- Hoạt động tự học:
1- KTBC:- Trong ngày, em được học những nội dung nào của môn toán?
- Gọi 1 hs nêu những phép cộng có dạng 47 + 5 và 47 + 25.
- Gv nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới:
- Gv yêu cầu Hs tự hoàn thành những bài tập trong ngày:
* Hs trung bình, yếu:- Hoàn thành bài tập:
+) Bài 2 ( VBT trang 29 ). Đs: 23, 33, 43, 54, 30, 76.
+) Bài 1 ( VBT trang 30 ). Đs: 41, 73, 72, 75, 86; 82, 45, 46, 45, 96.
+) Bài 1 ( VBT trang 31 ). Đs: 8, 9, 10, 11, 12; 13, 14, 15, 16, 7.
* Hs khá, giỏi: - Hoàn thành bài tập:
+) Bài 3 ( VBT trang 29 ). Đs: 21 cái bưu ảnh.
+) Bài 4 ( VBT trang 29 ). Đs: Hs khoanh vào đáp án D- 9 hình tứ giác.
+) Bài 3 ( VBT trang 30 ). Đs: 36 người.
+) Bài 3 ( VBT trang 31 ). Đs: 75 quả.
- Gv giúp đỡ Hs yếu hoàn thành bài tập trong VBT.
- Gv chấm, chữa 1 số bài tập mà nhiều hs còn vướng mắc.
3- Củng cố- Dặn dò:- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
__________________________________
Chính tả( Nghe- viết )
Bài viết: Cái trống trường em.
I- Mục tiêu:- Hs nghe viết chính xác 2 khổ thơ đầu của bài thơ.
- Biết trình bày bài thơ 1dòng 4 tiếng, viết hoa đúng chỗ, làm dúng các bài tập.
- Giáo dục hs có tình cảm với trường lớp, có ý thức viết đúng đẹp.
II- Đồ dùng dạy- học:- Bảng phụ, bảng con.
III- Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 hs viết bảng: đêm khuya, tia nắng, cây mía...
- Gv nhận xét. 
B- Bài mới: 
1- Giới thiệu bài:
2- Hướng dẫn hs nghe- viết:
a) Chuẩn bị:- Gv đọc đoạn cần viết.
- 2 khổ thơ nói điều gì?
- Bài chính tả có những chữ nào được viết hoa? Vì sao?
- Yêu cầu hs tìm, viết bảng con một số tiếng dễ lẫn: trống, nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn, tiếng....
b- Gv đọc cho hs viết bài.
c- Chấm chữa bài:- Gv chấm 5 - 7 bài và nhận xét.
3- Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả:
+) Bài 2:- Gọi hs đọc yêu cầu.
- Tổ chức cho hs làm theo nhóm tiếp sức.
+) Bài 3:- Yêu cầu hs đọc.
- Cho hs thi tìm tiếng có âm đầu n/l.
- Gv nhận xét, đánh giá.
- Lớp viết bảng con.
- Hs theo dõi.
- Nói về cái trống khi các bạn hs nghỉ hè.
- Đầu dòng thơ.
- Hs viết bảng con.
- Hs viết bài vào vở.
- Hs theo dõi.
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs lên bảng làm bài theo nhóm tiếp sức mỗi hs làm 1 từ.
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs thi đua tìm xem ai tìm nhanh nhất, đúng nhất.
4- Củng cố- Dặn dò:- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs vận dụng khi viết câu.
__________________________________________________________________
Sáng
Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2007
( Giáo viên chuyên dạy ).
__________________________________
Chiều
 Bd tiếng việt 
Ôn tập Tập làm văn: Tập lập danh sách, Luyện tập về mục lục sách.
I- Mục tiêu:
- Củng cố cho hs cách lập danh sách một số bạn trong lớp theo bảng chữ cái, luyện tập về mục lục sách.
- Hs biết lập danh sách và trình bày rõ ràng, chính xác 1 số thông tin cá nhân của các bạn trong danh sách, sử dụng thành thạo mục lục sách.
- GD hs ý thức nói, viết đầy đủ câu.
II- Đồ dùng dạy- học:- Bảng con, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
A- KTBC:- Gv kiểm tra SKG, vở ôn của hs. 
+ Gv nhận xét, nhắc nhở.
B- Bài ôn: 
1) GTB:- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2) Hướng dẫn làm bài tập: 
a- Bài tập 1: Em hãy xếp tên của các bạn trong tổ em theo thứ tự bảng chữ cái. 
- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập. 
- Gv giúp hs nắm vững yêu cầu của bài.
- Gv yêu cầu lớp thảo luận theo nhóm: Nêu cách xếp của mình cho bạn nghe.
- Gọi 1 số nhóm trình bày trước lớp.
- Gv nhận xét.
b- Bài tập 2: Luyện tập về mục lục sách.
- Yêu cầu hs ghi tên của các bài tập đọc, tập làm văn trong các tuần 6 và 7.
- Gv hướng dẫn hs trung bình và yếu tìm chính xác các bài theo yêu cầu.
- Gọi hs lên đọc bài của mình.
- Gv nhận xét đánh giá.
- Gv hướng dẫn lại các em cách tra tìm mục lục sách.
C- Củng cố- dặn dò:- Nêu nội dung bài học.
- Nhắc nhở hs thuộc bảng chữ cái.
- Hs theo dõi.
- 1 Hs đọc yêu cầu của bài, lớp theo dõi. 
- Hs nêu.
- Hs thảo luận theo nhóm.
- Các nhóm lần lượt trình bày- lớp nhận xét.
- Hs tự tra tìm các bài tập đọc và tập làm văn ở tuần 6 và 7.
- Hs đọc bài của mình.
- Hs theo dõi 
- Hs nêu.
_________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 5. Phương hướng tuần 6.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 5:
+ Ưu điểm: Thực hiện tương đối nề nếp: truy bài, đi học, xếp hàng,... 
+ Nhược điểm: Còn 1 số bạn chưa chăm học: Thuý, Phượng, Lâm,...
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Các tổ đã thực hiện tốt hơn các nề nếp: truy bài, đi học, trực nhật, xếp hàng... 
+ Phê bình: Còn 1 số bạn chưa thuộc hết các bảng cộng, trừ: Lâm, Thuý, Phượng,...
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: truy bài, đi học, xếp hàng,...
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: trực nhật, học bài.
- Nhắc nhở HS:+ Thực hiện tốt các nề nếp học tập, nhất là thể dục giữa giờ.
+ Nâng cao chất lượng học tập học thuộc các bảng cộng, trừ.
+ Hoàn thành các khoản thu nộp: đồng phục, bộ đồ dùng, học 2 buổi/ ngày,...
4- Sinh hoạt văn nghệ:- Gv tổ chức cho lớp hát bài: Nhanh bước nhanh nhi đồng.
_______________________________
Thể dục( t)
( Giáo viên chuyên dạy ).
_____________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT 1.doc