1 TUẦN 1 TIẾT 1
Ngày .
Học hát: Bài Quê hương tươi đẹp
(Dân ca Nùng- Đặt lời: Anh Hoàng)
I. MỤC TIÊU:
- Biết hát theo lời ca, giai điệu.
- Biếtvỗ tay theo bài hát.
- Nhóm HS năng khiếu biết gõ đệm theo bài hát.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN:
- Hát chuẩn xác bài Quê hương tươi đẹp.
- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách ), máy nghe, băng hát mẫu.
- Tranh minh hoạ (nếu có) về dân tộc ít người thuộc vùng núi phía Bắc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành vì là bài đầu tiên.
1 TUẦN 1 TIẾT 1 Ngày. Học hát: Bài Quê hương tươi đẹp (Dân ca Nùng- Đặt lời: Anh Hoàng) I. MỤC TIÊU: - Biết hát theo lời ca, giai điệu. - Biếtvỗ tay theo bài hát. - Nhóm HS năng khiếu biết gõ đệm theo bài hát. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN: - Hát chuẩn xác bài Quê hương tươi đẹp. - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách ), máy nghe, băng hát mẫu. - Tranh minh hoạ (nếu có) về dân tộc ít người thuộc vùng núi phía Bắc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành vì là bài đầu tiên. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Dạy bài hát Quê hương tươi đẹp. - Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát. + Giới thiệu cho HS biết: Đây là một trong những bài dân ca của dân tộc Nùng. Học sinh sống ở những vùng rừng núi phía Bắc nước ta. Với giai điệu mượt mà, êm ả, bài hát ngợi ca tình yêu quê hương đất nước và con người. - Cho HS nghe băng hát mẫu hoặc GV vừa đệm đàn vừa hát. - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca từng câu ngắn (bài chia làm 5 câu). + Đọc mẫu, có thể đọc theo tiết tấu lời ca để khi ghép giai điệu vào HS dễ thuộc hơn. - Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát hai, ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Chú ý những tiếng cuối câu hát ứng với trường độ từng nốt để nhắc HS ngân đúng phách. (Tiếng đẹp, cây, đón là 1 phách; tiếng về một phách rưỡi; tiếng hương 2 phách). - Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Sữa cho HS (nếu các em hát chưa đúng yêu cầu), nhận xét . Hoạt động 2: Hát kết hợp với vận động phụ hoạ . - Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. Quê hương em biết bao tươi đẹp (GV phát các nhạc cụ gõ và hướng dẫn cách sử dụng cho HS gồm: thanh phách, song loan, trống nhỏ). - GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách). Củng cố – dặn dò: - Cho HS ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách một lần trước khi kết thúc tiết học. - Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, dân ca của dân tộc nào? - Nhận xét chung (khen những em hát thuộc lời, gõ phách và biết vận động phụ hoạ nhịp nhàng, đúng yêu cầu; nhắc nhở những em chưa tập trung trong tiết học cần cố gắng hơn). Dặn HS về ôn bài hát vừa tập. - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe. - Nghe băng mẫu hoặc nghe GV hát mẫu). - Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV. - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. - Chú ý tư thế ngồi hát ngay ngắn. Hát ngân đúng phách theo hướng dẫn của GV. - Hát lại nhiều lần theo hướng dẫn của GV, chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng. + Hát đồng thanh + Hát theo dãy + Hát cá nhân. - Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, sử dụng các nhạc cụ gõ: song loan, thanh phách, trống nhỏ , theo hướng dẫn của GV. - HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Ôn lại bài hát theo hướng dẫn của GV. - Trả lời: + Bài Quê hương tươi đẹp. + Dân ca Nùng - Chú ý nghe GV nhận xét, dặn dò và ghi nhớ. Rút kinh nghiệm: TUẦN 2 TIẾT 2 Ngày. Ôn tập bài hát Quê hương tươi đẹp I. MỤC TIÊU - HS biết hát theo giai điệu và ø đúng lời ca . - Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát . - Nhóm HS có năng khiếu biếtï gõ đệm theo tiết tấu lời ca. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Đàn, máy nghe và băng nhạc. - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐÔÏNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Quê hương tươi đẹp. - Cho HS nghe giai điệu bài hát Quê hương tươi đẹp. - Hỏi HS tên bài hát vừa nghe giai điệu, đó là dân ca của dân tộc nào? - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức: + Bắt giọng cho HS hát (GV giữ nhịp bằng tay). + Đệm đàn và bắt nhịp cho HS. + Cho HS hát và vỗ tay đệm theo phách. (Có thể dùng thêm nhạc cụ gõ để gõ đệm theo phách). - Hướng dẫn HS đứng hát kết hợp nhún chân nhịp nhàng (tiếng quê bước sang trái nhún chụm 2 chân, tiếng bao bước sang phải) theo nhịp 2. - Mời HS lên biểu diễn trước lớp. - Nhận xét . Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca. - GV hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca (thực hiện mẫu). - Hướng dẫn HS hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca (tiếng hát nào vỗ vào tiếng đó). - Nhận xét (có thể mời HS nhận xét trước khi GV nhận xét). Củng cố – Dặn dò: - Kết thúc tiết học, GV có thể đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát đã học (hoặc mở băng mẫu để HS hát và vận động theo nhạc). - Nhận xét (khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắùng hơn). - Dặn dò HS về ôn lại bài hát Quê hương tươi đẹp, tập vỗ tay đúng phách và đúng tiết tấu lời ca. - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu bài hát. - Trả lời : + Tên bài hát: Quê hương tươi đẹp. + Dân ca của dân tộc Nùng. - Hát theo hướng dẫn của GV: + Hát không có nhạc. + Hát theo nhạc đệm + Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. - Hát kết hợp với vận động phụ họa theo hướng dẫn. - HS biểu diễn trước lớp: + Từng nhóm. + Cá nhân. - Chú nghe và xem GV làm mẫu. - HS thực hiện hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Sử dụng thanh phách để gõ đệm. + Cả lớp + Từng dãy, nhóm + Cá nhân - Nhận xét các bạn hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca (xem bạn nào, nhóm nào thực hiện đúng, hay nhất, nhóm nào chưa đều). - HS thực hiện theo hướng dẫn - HS lắng nghe - Ghi nhớ. Rút kinh nghiệm: TUẦN 3 TIẾT 3 Ngày Học hát: Bài Mời bạn vui múa ca (Nhạc và lời: Phạm Tuyên) I. MỤC TIÊU - Hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay theo bài hát . - Nhóm HS có năng khiếu biết gõ đệm theo phách. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Hát chuẩn xác bài Mời bạn vui múa ca. - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách ), máy nghe băng hát mẫu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi HS nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước cho cả lớp hát lại. GV đệm đàn và bắt giọng, gọi một vài em hát lại, GV nhận xét. 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Dạy bài hát Mời bạn vui múa ca. - Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát. + Giới thiệu qua cho HS biết: Bài hát này được trích từ nhạc cảnh Mèo đi câu cá của nhạc sĩ Phạm Tuyên. - Cho HS nghe băng hát mẫu hợc GV vừa đệm đàn vừa hát. - Hướng dẫn HS tập đọc từng lời ca từng câu ngắn (bài chia làm 5 câu). + Đọc mẫu, có thể đọc theo tiết tấu lời ca để khi ghép giai điệu vào HS dễ thuộc hơn. - Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát hai, ba lần để thuộc lời ca và giai điệu bài hát. - Chú ý những chỗ lấy hơi (sau nốt trắng) để hướng dẫn HS lấy hơi và ngân đúng phách. - Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Sửa cho HS (nếu các em hát chưa đúng yêu cầu), nhận xét. Hoạt động 2: Hát kết hợp với vận động phụ hoạ. -Hướng dẫn Hs hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. Chim ca líu lo hoa như đón chào. (GV phát các nhạc cụ gõ và hướng dẫn cách sử dụng cho HS, gồm: thanh phách, song loan, trống nhỏ). - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca. Chim ca líu lo hoa như đón chào. Củng cố – dặn dò: - Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca một lần trước khi kết thúc tiết học. - Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, tác giả bài hát. - Nhận xét chung (khen thưởng em hát thuộc lời, gõ phách và vận động phụ hoạ nhịp nhàng, đúng yêu cầu; nhắc nhở những em chưa tập trung trong tiết học cần cố gắng hơn). Dặn HS về ôn lại bài hát vừa tập. - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe. - Nghe băng mẫu (hoặc nghe GV hát mẫu). - Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV. - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. - Chú ý tư thế ngồi hát ngay ngắn. Hát ngân đúng phách theo hướng dẫn của GV. - Hát lại nhiều lần theo hướng dẫn của GV, chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng: + Hát đồng thanh + Hát theo dãy + Hát cá nhân - Hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, sử dụng các nhạc cụ gõ: Song loan, thanh phách, trống nhỏ, theo hướng dẫn của GV. - HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca (dùng thanh phách) - Ôn lại bài hát theo hướng dẫn của GV. - Trả lời : + Bài : Mời bạn vui múa ca + Tác giả: Pnhạm Tuyên - Chú ý nghe GV nhận xét, dặn dò và ghi nhớ. Rút kinh nghiệm: TUẦN 4 TIẾT 4 Ngày . - Ôn tập bài hát Mời bạn vui múa ca - Trò chơi: Theo bài đồng dao Ngựa ông đã về I. MỤC TIÊU - HS biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản . -Tham gia trò chơi . -Nhóm HS có năng khiếu biết hát đúng lời ca ,tham gia tập biểu diễn bài hát . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Đàn đệm, máy nghe, băng nhạc. - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,). - Nắm vững trò chơi, chuẩn bị một vài thanh tre hoặc que dài 0,5m giả làm roi ngư ... bài hát; nhắc nhở những em chưa tập trung trong tiết học cần cố gắng hơn). Dặn HS về ôn bài hát vừa tập. - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe. - Nghe băng mẫu ( hoặc nghe GV hát mẫu). - Tập đọc lời ca theo hướng dẫn của GV - Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. - Thử nghe giai điệu và ghép từng lời ca ngắn. - HS nhận biết các câu hát có giai điệu và tiết tấu giống nhau để khi tập hát các em dễ nhớ hơn. - Chú ý tư thế ngồi hát ngay ngắn. Hát đúng giọng, phát âm rõ lời theo hướng dẫn của GV. - Hát lại nhiều lần theo hướng dãn của GV, chú ý tư thế học hát. + Hát đồng thanh. + Hát theo dãy, nhóm. + Hát cá nhân. - Hát kết hợp vận động phụ họa, nhún chân nhịp nhàng và thể hiện động tác theo hướng dẫn của GV. - Ôn lại bài hát theo hướng dẫn của GV. - HS trả lời. - Chú ý nghe GV nhận xét, dặn dò và ghi nhớ. Rút kinh nghiệm: TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU TUẦN 32 TIẾT 32 Ngày . Học hát: Bài Tiếng chào theo em (tiếp theo) I. MỤC TIÊU - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca - Biết hát kết hợp phụ họa đơn giản. - Nhóm HS có năng khiếu thuộc lời ca .Tập biễu diễn bài hát . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Hát thuộc lời 2 và lời 3. - Đàn, máy nghe và băng nhạc. - Nhạc cụ gõ đệm theo nhịp. - Một vài dộng tác vận động phụ họa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa thư thế ngồi ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tên bài hát, tác giả bài hát vừa học tiết trước, ôn hát lại lời 1. GV bắt giọng, đệm đàn hoặc mở băng. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Dạy bài hát Tiếng chào theo em (lời 2 và 3). - Cho HS tập đọc lời 2 và 3 theo tiết tấu lời ca (như đã hướng dẫn lời 1). Sau đó cho HS tập hát từng lời ca để HS thuộc lời bài hát (vì bài hát dài nên GV cho HS hát nhiều lần mới có thể thuộc lời ca). - Cho HS hát nối 3 lời. Hướng dẫn HS hát rõ lời, đúng giọng và đúng tiết tấu. GV chú ý ở tiếng cuối mỗi lời ca ngân 3 phách, vì vậy khi hát cuối lời nhớ đếm thêm 3 phách (2,1) rồi mới hát vào lời tiếp theo. - Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp 2: - Nhắc HS giữa 2 lời ca nhớ vỗ đệm thêm 1 nhịp. - Chia 2 dãy, một bên hát, một bên gõ đệm theo nhịp, sau đó đổi lại (dãy1 hát lời 1, dãy 2 hát lời 2, cả 2 dãy hát lời 3). Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa và biểu diễn. - Cho HS ôn hát và vận động phụ họa lời 1. - Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa theo nội dung lời 2 và 3 (có thể vận động theo 2 cách như đã hướng dẫn ở tiết trước). - Cho HS lên biểu diễn trước lớp. Có thể chọn một trong hai hình thức: + Hát kết hợp động tác nhún chân nhịp nhàng, dùng ngón trỏ tay phải chỉ vào từng ngón khi hát đến nội dung ngón đó, thể hiện động tác tự nhiên, sinh động. - GV nhận xét (có thể mời HS nhận xét trước xem bạn nào, nhóm nào hát và biểu diễn hay nhất, nhóm nào biểu diễn chưa đạt). Củng cố – Dặn dò: - Kết thúc tiết học, GV có đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát đã học (hoặc mở băng mẫu), hát cả 3 lời và vỗ tay theo nhịp. - Nhận xét (khen cá nhân và những nhóm biểu diễn tốt, nhắc nhở những nhóm chưa đạt cần cố gắng hơn). - Dặn HS về ôn lại bài hát Tiếng chào theo em để có thể thuộc lời bài hát. - HS tập đọc lời ca và tập hát theo hướng dẫn của GV. Hát nhiều lần để thuộc lời ca: + Hát đồng thanh, dãy, nhóm, cá nhân - HS tập hát nối 3 lời ca; hát rõ lời, đúng giọng và tiết tấu. Nhớ ngân thêm 2 phách ở tiếng cuối mỗi lời ca. - Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp (sử dụng song loan, thanh phách, trống nhỏ,). - HS thực hiện theo hướng dẫn - Một dãy hát, dãy kia gõ đệm theo nhịp và đổi lại. Chú ý giữ nhịp đều đặn. - HS tập vận động phụ họa theo hướng dẫn. HS chú ý nhớ các động tác hoặc tự nghĩ thêm động tác để biểu diễn trước lớp. - HS biểu diễn trước lớp (từng dãy hoặc từng nhóm 5 em), vận động theo 2 hình thức (như hướng dẫn ở bên). - HS nhận xét các nhóm và cá nhân biểu diễn trước lớp - HS thực hiện theo hướng dẫn. - HS lắng nghe. - Ghi nhớ. Rút kinh nghiệm: TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU TUẦN 33 TIẾT 33 Ngày - Ôn tập 2 bài hát: Đi tới truờng, Tiếng chào theo em - Nghe hát (hoặc nghe nhạc) I. MỤC TIÊU - Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát . - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát - Nhóm HS có năng khiếu biết hát đúng theo nhịp và gõ đệm theo phách ,theo nhịp .Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc một bài dân ca . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Nhạc cụ , máy nghe, băng nhạc - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,.) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn các bài hát đã học. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát. 1. Ôn tập bài hát Đi tới trường. - GV đệm đàn hoặc mở băng cho HS nghe lại giai điệu bài hát kết hợp xem tranh minh họa, sau đó hỏi HS nhận biết tên bài hát, tác giả bài hát. - Hướng dẫn HS ôn hát lại bài bằng nhiều hình thức: Hát tập thể, dãy, nhóm, cá nhân, hoặc hát theo hình thức đối đáp (câu cuối cùng: Thật là hay hay cả lớp cùng hát ). GV có thể kết hợp kiểm tra đánh giá HS trong quá trình ôn hát. - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo phách. - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vận động phụ họa. - Mời HS lên biểu diễn trước lớp. - GV nhận xét. 2. Ôn tập bài hát Tiếng chào theo em. - GV đố HS bài hát nào kể về 5 nhân vật rất ngộ nghĩnh và đều có những đức tính tốt rất đáng yêu ? Nêu tên tác giả bài hát. - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát. Lúc đầu GV đệm đàn hoặc mở máy cho HS hát theo, sau đó cho HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo nhịp và tiết tấu lời ca. - Cho HS hát kết hợp vận động phụ họa (tập biểu diễn như đã hướng dẫn ở tiết trước). - GV nhận xét. Hoạt động 2: Nghe hát hoặc nghe nhạc. - GV cho HS nghe băng một bài hát thíếu nhi chọn lọc hoặc trích đoạn một khúc nhạc không lời. (Nếu GV biết đàn có thể đàn cho HS nghe cũng được). - Hướng dẫn HS nghe hát (hoặc nghe nhạc). - GV có thể đàn giai điệu của bài hát đã học để HS nhận ra giai điệu dễ dàng hơn. Củng cố – Dặn dò: - GV nhận xét, khen ngợi cá nhân và các nhóm đã hoàn thành tốt mục tiêu của tiết học (ôn hát thuộc lời, đúng gai điệu; nghe bài hát hoặc nghe trích khúc nhạc nhận ra tên bài hát và biết tính chất bài hát hoặc khúc nhạc đó vui hay buồn), đồng thời nhắc nhở những em chưa tích cực trong tiết học này cần tập trung và cố gắng đạt kết qua tốt hơn. - HS nghe giai điệu bài hát, xem tranh và trả lời: + Bài hát Đi tới trường + Tác giả: Đức Bằng – dựa theo lời Học vần lớp 1. - HS hát theo hướng dẫn của GV: + Hát đồng thanh. + Hát theo dãy, tổ. + Hát cá nhân . + Hát đối đáp (chia 2 dãy) - Hát kết hợp gõ đệm theo phách, (sử dụng các nhạc cụ gõ ). - Hát kết hợp vận động phụ họa. - HS biểu diễn trước lớp (nhóm, cá nhân) - HS trả lời: Bài hát Tiếng chào theo em. - Tác giả Trần Văn Thụ. - HS ôn bài hát theo hưóng dẫn. Chú ý hát rõ lời, vỗ tay hoặc gõ đệm dùng nhịp và tiết tấu lời ca. - HS biểu diễn bài hát theo hướng dẫn của GV (từng dãy hoặc từng nhóm, mỗi nhóm 5 em). - HS nghe băng theo sự hướng dẫn của GV. - HS nghe theo hướng dẫn. - HS nghe để trả lời giai điệuđó của bài hát nào. - HS nhận xét bài hát hoặc khúc nhạc. - HS lắng nghe ghi nhớ. Rút kinh nghiệm: TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU TUẦN 34+35 TIẾT 34+35 Ngày .. Oân tập và biễu diễn bài hát I. MỤC TIÊU -Oân tập một số bài hát đã học ở học kì 1 và tham gia tập biễu diễn 1 số bài hát đó . - Nhóm HS có năng khiếu ôn tập và tập biễu diễn một số bài hát đã học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - Máy nghe, băng nhạc. - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,...) - Tranh minh hoạ các bài hát đã học trong năm học. III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA 1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Ôn tập 12 bài hát đã học: - GV có thể dùng tranh ảnh minh hoạ, băng nhạc không lời 12 bài hát cho HS xem, nghe. Yêu cầu HS lần lượt nhớ tên các bài hát đã được học. - Mời từng nhóm lên hát kếùt hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm và vận động phụ họa hoặc các trò chơi theo từng bài hát. GV có thể mở băng nhạc cho HS trong quá trình các em biểu diễn. Nhận xét – Đánh giá: GV biểu dương, khen ngợi những em tích cực trong giờ học, nhắc nhở, động viên những em chưa tích cực cần cố gắng để đạt kết quả cao hơn. - Trả lời đúng tên bài hát khi xem tranh hoạc nghe giai điệu các bài hát đã học (gồm 12 bài hát chính khoá và 2 bài hát tự chọn) - Từng nhóm lên biểu diễn bài hát theo yêu cầu của GV. Yêu cầu đối với HS: + Hát thuộc lời ca, biết phân biệt các kiểu đệm bài hát (theo nhịp, phách và tiết tấu lời ca), có thể hát kết hợp một trong các kiểu gõ đệm. - Chú ý nghe GV nhận xét, dạên do.ø TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: