Giáo án Âm nhạc 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2017-2018 - Trần Văn Việt

Giáo án Âm nhạc 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2017-2018 - Trần Văn Việt

I. Mục tiêu

- HS biết được bài Quốc ca Việt Nam là bài hát “Nghi lễ” của nhà nước. Quốc ca Việt Nam được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ.

- HS hát đúng giai điệu (lời 1) của bài Quốc ca Việt Nam.

- HS tích cực học hát, tập hát. Thích học bài hát Quốc ca, chủ động học lời 2 bài hát Quốc ca ở nhà.

II. Chuẩn bị của giáo viên

- Đàn và hát thuộc chuẩn xác, thể hiện đúng tính chất của bài.

- GV: Đàn Organ điện tử. HS: Tập bài hát 3.

III. Hoạt động dạy học

1. Ôn định lớp (2, 3’): Mở SongBanK (30) – TP ( 105 ) cho HS hát bài: Thật là hay.

2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (trực tiếp).

 b. GV ghi tên bài dạy lên bảng.

 * Thông tin tới h/s (1’): Bài Quốc ca Việt Nam nguyên là bài “Tiến quân ca” do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào tháng 10/1944, tại số nhà 45 phố Nguyễn Thượng Hiền – Hà Nội. Tại Quốc hội khoá 1 ngày 2/3/1946 nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã công nhận bài “Tiến quân ca” là Quốc ca Việt Nam, là biểu tượng của nước Việt Nam độc lập, (là bài hát “Nghi lễ” của nhà nước, Quốc ca Việt Nam được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ).

 - GV nói phần “Thông tin” 2, 3 lần cho HS nghe và ghi nhớ. GV ghi bảng phần đóng dấu ngoặc đơn.

 

doc 85 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 05/07/2022 Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc 3 - Chương trình cả năm - Năm học 2017-2018 - Trần Văn Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 Dạy lớp: 3A1 , 3A2 , 3D ,3C
Ngày soạn: 5/9/2017 Thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2017
Ngày dạy: 7,8/9/2017 Âm nhạc 
Tiết 1: Học bài hát: QUỐC CA VIỆT NAM
 Nhạc và lời: Văn Cao
I. Mục tiêu
- HS biết được bài Quốc ca Việt Nam là bài hát “Nghi lễ” của nhà nước. Quốc ca Việt Nam được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ. 
- HS hát đúng giai điệu (lời 1) của bài Quốc ca Việt Nam.
- HS tích cực học hát, tập hát. Thích học bài hát Quốc ca, chủ động học lời 2 bài hát Quốc ca ở nhà. 
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn và hát thuộc chuẩn xác, thể hiện đúng tính chất của bài.
- GV: Đàn Organ điện tử. HS: Tập bài hát 3.
III. Hoạt động dạy học
1. Ôn định lớp (2, 3’): Mở SongBanK (30) – TP (105) cho HS hát bài: Thật là hay. 
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (trực tiếp).
 b. GV ghi tên bài dạy lên bảng. 
 * Thông tin tới h/s (1’): Bài Quốc ca Việt Nam nguyên là bài “Tiến quân ca” do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào tháng 10/1944, tại số nhà 45 phố Nguyễn Thượng Hiền – Hà Nội. Tại Quốc hội khoá 1 ngày 2/3/1946 nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã công nhận bài “Tiến quân ca” là Quốc ca Việt Nam, là biểu tượng của nước Việt Nam độc lập, (là bài hát “Nghi lễ” của nhà nước, Quốc ca Việt Nam được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ).
 - GV nói phần “Thông tin” 2, 3 lần cho HS nghe và ghi nhớ. GV ghi bảng phần đóng dấu ngoặc đơn.
 Hoạt động 1: Học hát (18’)
- GV mở SING A LONG (00) – TP (084) – TRANSPOSE (-2) hát mẫu cho HS nghe.
- GV đọc lời ca (lời1) – HS nghe và theo dõi qua sách – Kết hợp cho HS gạch chân các tiếng cần ngân và nghỉ bằng 3 phách (xa, nước, ca, lên, bền).
- GV giải thích từ khó.
+ Đường vinh quang xây xác quân thù (Đây là cách nói tượng trưng về sự quyết tâm chiến đấu đập tan mọi ý chí xâm lược của kẻ thù).
+ Sa trường (từ cổ) là Chiến trường.
- GV dạy HS hát từng câu bắc cầu. Khi dạy dịch xuống giọng Pha trưởng > Transpose -2 / (chia bài hát thành 5 câu). 
Đoàn quân VN.ghềnh xa.
Cờ in máuhành ca.
Đường vinh quang..chiến khu.
Vì nhân dân..sa trường.
Tiến lên! Cùng tiến lên..vững bền.
+ GV đàn giai điệu, hát mẫu  HS hát + tay gõ nhẹ vào phách mạnh, mạnh vừa cùng với tiếng đàn STPi a no (006) 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, các tiếng có móc đơn chấm dôi và có móc kép, các tiếng có ngân 2 phách nghỉ 1 phách và các tiếng ngân 3 phách. Tập cho HS hát nhấn vào từng phách thể hiện tính chất hành khúc của bài).
+ Chú ý: Khi dạy hát hướng dẫn HS hát + tay gõ nhẹ vào phách mạnh, mạnh vừa: Đoàn quân Việt Nam đi(Các tiếng đã được gạch chân ngân và nghỉ bằng 2 cái gõ). Nhấc tay gõ  
+ GV cho HS hát ghép cả (lời1) + tay gõ nhẹ vào phách mạnh, mạnh vừa cùng với tiếng đàn STPi a no (006) 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, các tiếng có móc đơn chấm dôi và có móc kép, các tiếng có ngân 2 phách nghỉ 1 phách và các tiếng ngân 3 phách. Tập cho HS hát nhấn vào từng phách thể hiện tính chất hành khúc của bài). GV có thể trợ giúp HS các tiếng ngân và nghỉ 3 phách bằng tiếng hai ba, để HS hát ngân và nghỉ đúng nhịp phách.
- GV hướng dẫn HS nghe dạo nhạc, hát + tay gõ nhẹ vào phách mạnh, mạnh vừa 2, 3 lần bằng tiếng kèn Contrabs (161) hát vào bài (dạo câu cuối: Tiến lên! Cùng tiến lên nước non Việt Nam ta vững bền + Hợp âm) kết hợp uốn nắn sửa sai.
- GV mở nhạc Ska (078) – TP (...77) dạo nhạc cho HS hát + tay gõ nhẹ vào phách mạnh, mạnh vừa 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, các tiếng có móc đơn chấm dôi và có móc kép, các tiếng có ngân 2 phách nghỉ 1 phách và các tiếng ngân 3 phách. Tập cho HS hát nhấn vào từng phách thể hiện tính chất hành khúc của bài) kết hợp ghi nhạc bài hát vào đàn.
 Hoạt động 2: Củng cố (14’)
- GV mở đàn cho HS hát + tay gõ nhẹ vào phách mạnh, mạnh vừa cùng với tiếng đàn STPi a no (006) 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, các tiếng có móc đơn chấm dôi và có móc kép, các tiếng có ngân 2 phách nghỉ 1 phách và các tiếng ngân 3 phách. Tập cho HS hát nhấn vào từng phách thể hiện tính chất hành khúc của bài).
- GV đặt câu hỏi.
+ Quốc ca Việt Nam là bài hát gì của nhà nước ta, được hát hoặc cử nhạc khi nào ? ().
+ Khi chào cờ hát Quốc ca ta phải đứng như thế nào ? (). GV vẽ lá cờ Quốc kì VN lên bảng.
- GV mở nhạc cho HS đứng nghiêm trang tại chỗ chào cờ và hát Quốc ca VN theo nhạc 1, 2 lần. 
IV. Dặn dò (1’)
 - HS về nhà hát thuộc (lời 1) bài hát; Đọc trước (lời 2) bài hát. 
 Tuần 2 Dạy lớp: 3A1 , 3A2 , 3D ,3C 
Ngày soạn: 11/9/2017 Thứ tư ngày 13 tháng 9 năm 2017
Ngày dạy: 13,15 /9/2017 Âm nhạc
Tiết 2: Học bài hát: QUỐC CA VIỆT NAM (tiếp) 
I. Mục tiêu
- HS hát đúng giai điệu (lời 2) của bài Quốc ca Việt Nam.
- Giáo dục ý thức trang nghiêm khi chào cờ và hát Quốc ca Việt Nạm.
- HS tích cực học hát, tập hát trong giờ học. Có ý thức trang nghiêm khi chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn và hát thuộc chuẩn xác, thể hiện đúng tính chất của bài.
- GV: Đàn Organ điện tử. HS: Tập bài hát 3.
III. Hoạt động dạy học
1. Ôn định lớp (2, 3’): Mở SongBanK (31) – TP (98) cho HS hát bài: Xoè hoa. 
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (trực tiếp). 
 b. GV ghi tên bài dạy lên bảng. 
 Hoạt động 1: Học hát (25’) 
- GV khởi giọng bằng (tiếng đàn, giọng hát) cho HS hát ôn (lời 1) + tay gõ nhẹ vào phách mạnh, mạnh vừa cùng với tiếng đàn STPi a no (006 > Transpose -2) 2, 3 lần(Tập cho HS hát đúng giai điệu, các tiếng có móc đơn chấm dôi và có móc kép, các tiếng có ngân 2 phách nghỉ 1 phách và các tiếng ngân 3 phách. Tập cho HS hát nhấn vào từng phách thể hiện tính chất hành khúc của bài)
* Học hát (lời 2).
- GV đọc lời ca (lời 2) – HS nghe và theo dõi qua sách – Kết hợp cho HS gạch chân các tiếng cần ngân và nghỉ bằng 3 phách (than, mới, tan, hơn, lên, lên, bền).
- GV giải thích từ khó. (Lầm than, gông xích, hờn căm) là do hoàn cảnh XH đen tối của những ngày trước cách mạng Tháng 8. Lúc đó nhân dân ta sống khổ đau dưới ách thống trị của chế độ phong kiến, của thực dân Pháp và phát xít Nhật, tình cảnh đó đã đẩy nhân dân ta đến một con đường duy nhất là đứng lên đánh Pháp đuổi Nhật dành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. 
- GV dạy HS hát từng câu bắc cầu. Khi dạy dịch xuống giọng Pha trưởng, Transpose -2.
Chia bài hát thành 5 câu. 
Đoàn quân VN.lầm than.
Cùng chung sức..đập tan.
Từ bao lâuthắm hơn.
Vì nhân dân.sa trường.
Tiến lên! Cùng tiến lênvững bền.
+ GV đàn giai điệu, hát mẫu  HS hát + tay gõ nhẹ vào phách mạnh, mạnh vừa cùng với tiếng đàn STPi a no (006) 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, các tiếng có móc đơn chấm dôi và có móc kép, các tiếng có ngân 2 phách nghỉ 1 phách và các tiếng ngân 3 phách. Tập cho HS hát nhấn vào từng phách thể hiện tính chất hành khúc của bài).
+ Chú ý: Khi dạy hát hướng dẫn HS hát + tay gõ nhẹ vào phách mạnh, mạnh vừa: Đoàn quân Việt Nam đi (Các tiếng đã được gạch chân ngân và nghỉ bằng 2 cái gõ). 
 Nhấc tay Gõ 
+ GV cho HS hát ghép cả (lời 2) + tay gõ nhẹ vào phách mạnh, mạnh vừa cùng với tiếng đàn STPi a no (006) 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, các tiếng có móc đơn chấm dôi và có móc kép, các tiếng có ngân 2 phách nghỉ 1 phách và các tiếng ngân 3 phách. Tập cho HS hát nhấn vào từng phách thể hiện tính chất hành khúc của bài). GV có thể trợ giúp HS các tiếng ngân và nghỉ 3 phách bằng tiếng hai ba, để HS hát ngân và nghỉ đúng nhịp phách.
+ GV cho HS hát cả bài + tay gõ nhẹ vào phách mạnh, mạnh vừa cùng với tiếng đàn STPi a no (006) 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, các tiếng có móc đơn chấm dôi và có móc kép, các tiếng có ngân 2 phách nghỉ 1 phách và các tiếng ngân 3 phách. Tập cho HS hát nhấn vào từng phách thể hiện tính chất hành khúc của bài). GV có thể trợ giúp HS các tiếng ngân và nghỉ 3 phách bằng tiếng hai ba, để HS hát ngân và nghỉ đúng nhịp phách.
- GV hướng dẫn HS nghe dạo nhạc, hát cả bài + tay gõ nhẹ vào phách mạnh, mạnh vừa 2, 3 lần bằng tiếng kèn Contrabs (161) hát vào bài (dạo câu cuối: Tiến lên! Cùng tiến lên.vững bền + Hợp âm) kết hợp uốn nắn sửa sai.
- GV mở nhạc Ska (078) – TP (77) dạo nhạc cho HS hát + tay gõ nhẹ vào phách mạnh, mạnh vừa 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, các tiếng có móc đơn chấm dôi và có móc kép, các tiếng có ngân 2 phách nghỉ 1 phách và các tiếng ngân 3 phách. Tập cho HS hát nhấn vào từng phách thể hiện tính chất hành khúc của bài) kết hợp ghi nhạc bài hát vào đàn.
- GV mở đàn cho HS hát + tay gõ nhẹ vào phách mạnh, mạnh vừa cùng với tiếng đàn STPi a no (006) 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, các tiếng có móc đơn chấm dôi và có móc kép, các tiếng có ngân 2 phách nghỉ 1 phách và các tiếng ngân 3 phách. Tập cho HS hát nhấn vào từng phách thể hiện tính chất hành khúc của bài)
 Hoạt động 2: Đứng chào cờ hát Quốc ca (7’) 
- GV đặt câu hỏi.
+ Khi chào cờ hát Quốc ca ta phải đứng như thế nào ? [Đứng nghiêm trang (hai chân đứng hình chữ V, hai tay nắm hờ để sang hai bên, thân mình thẳng, ngực hơi ưỡn, mắt nhìn lên lá cờ]. GV vẽ lá cờ Quốc kì VN lên bảng.
+ GV mở nhạc cho HS đứng nghiêm trang tại chỗ chào cờ và hát Quốc ca VN theo nhạc 1, 2 lần. Qua đó giáo dục HS ý thức nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam.
IV. Dặn dò (1’)
- HS về nhà hát thuộc bài Quốc ca VN. Tập đứng nghiêm trang chào cờ và hát Q C V N.
 Tuần 3 Dạy lớp: 3A1 , 3A2 , 3D ,3C
Ngày soạn: 17/9/2017 Thứ tư ngày 20 tháng 9 năm 2017
Ngày dạy: 20,22/9/2017 Âm nhạc
Tiết 3: Học bài hát: BÀI CA ĐI HỌC 
 Nhạc và lời: Phan trần Bảng 
I. Mục tiêu
- HS hát đúng giai điệu và lời ca.
- Biết tên bài, tên tác giả và nội dung bài hát.
- HS tích cực học hát, tập hát trong giờ học. Yêu thích bài hát. 
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn và hát thuộc chuẩn xác, thể hiện đúng tính chất của bài.
- GV: Đàn Organ điện tử. HS: Tập bài hát 3.
III. Hoạt động dạy học
1. Ôn định lớp (2, 3’): Mở SongBanK (31) – TP (98) cho HS hát bài: Xoè hoa. 
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (trực tiếp). 
 b. GV ghi tên bài dạy lên bảng.
 Hoạt động 1: Học hát (18’)
- GV mở SING ALONG (01) – TP (106) hát mẫu cho HS nghe.
- GV dạy HS đọc lời ca từng câu theo tiết tấu bài hát sau đó đọc cả bài + tay gõ nhịp cùng với tiếng trống trong TONE (248) của đàn Organ (chia bài hát thành 8 câu hát).
- GV dạy HS hát từng câu bắc cầu. (chia bài hát thàh 8 câu hát).
Bình minh dâng...long lanh.
Đàn bướm phơirung rinh.
Bầy chim xinhxanh xanh.
Chào đón chúng..tới trường.
Trường em xa..cao cao.
N ... gõ nhịp cùng với tiếng trống trong TONE (248) của đàn Organ (chia bài hát thành 4 câu hát).
- GV dạy HS hát từng câu bắc cầu. Khi hát dịch xuống giọng La trưởng >Transpose-3 / (chia bài hát thành 4 câu hát).
 Em yêu mái trường..mến thương.
 Em yêu má trường.đến trường.
 Em yêu mái trườngca hát.
 Em yêu mái trường..tuổi thơ. 
+ GV đàn giai điệu, hát mẫu HS hát + tay gõ nhịp cùng với tiếng đàn STPi a no (006) 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đồng đều hoà giọng, tiếng hát nhẹ nhàng). 
+ GV cho HS hát ghép toàn bài + tay gõ nhịp cùng với tiếng đàn STPi a no (006) 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đồng đều hoà giọng, tiếng hát nhẹ nhàng).
- GV hướng dẫn HS nghe dạo nhạc hát + tay gõ nhẹ theo nhịp bằng tiếng kèn Contrabs (161) hát vào bài 2, 3 lần (dạo 2 câu cuối: Em yêu mái trường..ca hát. Em yêu mái trường.............tuổi thơ + Hợp âm) kết hợp uốn nắn sửa sai.
- GV mở nhạc Bld3 (102) – TP (90) dạo nhạc cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đồng đều hoà giọng, tiếng hát nhẹ nhàng) kết hợp ghi nhạc vào đàn.
 Hoạt động 2: Củng cố (13’)
- GV mở đàn cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đồng đều hoà giọng, tiếng hát nhẹ nhàng).
- GV gọi 2, 3 (nhóm 4, 5h/s) hoặc 2, 3 cá nhân hát trước lớp; (HS tự mở đàn và hát cùng với nhạc). GV nhận xét biểu dương.
IV. Dặn dò (1’)
- HS về nhà hát thuộc bài hát vừa học. Hát thuộc các bài hát (Em yêu trường em, Cùng múa hát dưới trăng, Chị Ong Nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình) để giờ sau Tập biểu diễn các bài hát này.
 Tuần 33 Dạy lớp: 3A1 , 3A2 , 3D, 3C 
Ngày soạn: 23/4/2018 Thứ tư ngày 25 tháng 4 năm 2018
Ngày dạy: 25,27/4/2018 Âm nhạc
Tiết 33: TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT 
I. Mục tiêu
- HS biết biểu diễn các bài hát đã học.
- Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin Trình bày bài hát trướ các bạn.
- HS tích cực ôn hát, luyện hát trong giờ học, tích cực tham gia tập biểu diễn các bài hát trước lớp.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn và hát thuộc chuẩn xác, diễn cảm 4 bài hát trong học kì 2.
- Đàn Organ điện tử. Thanh phách.
III. Hoạt động dạy học
1. Ôn định lớp (2, 3’): Mở SongBanK (10) – TP (96) cho HS hát bài: Tiếng hát bạn bè mình.
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (trực tiếp).
 b. GV ghi tên bài dạy lên bảng.
 Hoạt động 1: Ôn hát (14’) 
- Ôn bài: Em yêu trường em.
+ GV mở nhạc SIS CO (024) – tiếng kèn Contrabs (161) – TP (120) dạo nhạc cho HS hát + tay gõ nhẹ nhẹ vào phách mạnh, mạnh vừa 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đều hoà giọng, hát vui- nhịp nhàng, gọn tiếng rõ lời, tốc độ hơi nhanh, tiếng hát nhẹ nhàng).
- Ôn bài: Cùng múa hát dưới trăng.
+ GV mở nhạc WAL (066) – TP (114) dạo nhạc cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đều hoà giọng, hát nhịp nhàng-vui tươi, hát đúng các tiếng có luyến và những tiếng có nốt đơn chấm dôi và nốt móc kép, tiếng hát hơi nhỏ).
- Ôn bài: Chị Ong Nâu và em bé.
+ GV mở nhạc Bld3 (102) – tiếng kèn Contrabs (161) – TP (98) – Transpose (-3) dạo nhạc cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đồng đều hoà giọng, hát vui tươi, gọn tiếng rõ lời, tiếng hát hơi nhỏ).
- Ôn bài: Tiếng hát bạn bè mình.
+ GV mở nhạc EnK (098) – TP (96) dạo nhạc cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đồng đều hoà giọng, hát đúng những chỗ có đảo phách, ngân đủ tiếng “này” ở cuối bài 5 phách nghỉ 1 phách, tiếng hát nhẹ nhàng). Chú ý: Khi sang gõ nhịp đến tiếng “này” cuối bài ngân bằng 3 cái gõ, cái gõ thứ 3 nhấc tay ứng vào dấu lặng đen sẽ nghỉ không ngân.
 Hoạt động 2: Tập biểu diễn (17’)
- GV cho HS các nhóm chọn bài hát (mỗi nhóm chọn 2 bài hát ) lên biểu diên trước lớp.
- GV gọi HS lên biểu diễn theo nhóm trước lớp (biểu diễn có: cúi chào, giới thiệu, hát kết hợp vận động và gõ đện bằng nhạc cụ Thanh phách, kết thúc cúi chào ra về); (GVđệm đàn cho HS biểu diễn). GV nhận xét biểu dương.
- GV gọi HS lên chọn 1 bài hát biểu diễn song ca, đơn ca trước lớp (biểu diễn có: cúi chào, giới thiệu, hát kết hợp vận động và gõ đện bằng nhạc cụ Thanh phách, kết thúc cúi chào ra về); (GVđệm đàn cho HS biểu diễn). GV nhận xét biểu dương.
IV. Dặn dò (1’)
 - HS về nhà Tập biểu diễn lại các bài hát.
 Tuần 34 Dạy lớp: 3A1 , 3A2 , 3D, 3C
Ngày soạn: 6/5/2018 Thứ ba ngày 8 tháng 5 năm 2018
Ngày dạy: 8,9,11/5/2018 Âm nhạc
Tiết 34: ÔN TẬP CUỐI NĂM 
I. Mục tiêu
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca 11 bài hát đã học trong chương trình Âm nhạc 3.
- Qua ôn tập theo dõi thêm về kết quả học tập của h/s.
- HS tích cực ôn hát, luyện hát trong giờ học.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn và hát thuộc chuẩn xác,diễn cảm 12 bài hát trong học kì 2. Nghe và hát diễn cảm 9 bài hát Lớp 3 có trong SongBanKcủa đàn Organ CASIO LK-55vn.
- Đàn Organ điện tử. 
III. Hoạt động dạy học
1. Ôn định lớp (2, 3’): Nhắc HS ngồi ngay ngắn. HS hát bài Gà gáy. 
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (trực tiếp).
 b. GV ghi tên bài dạy lên bảng. 
 Hoạt động 1: Ôn hát (31’) 
 GV dạo nhạc, mở nhạc cho HS ôn lại 11 bài hát (mỗi bài 2, 3 lần). 
- Ôn bài: Bài ca đi học.
+ GV mở SongBanK (01) – TP (106) cho HS nghe dạo nhạc, hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đều hoà giọng, rõ lời, tiếng hát hơi nhỏ. Tập cho HS hát nhấn nhẹ vào từng phách thể hiện tính chất nhịp đi của bài). Chú ý: hát 2 lượt một lần ôn cho đúng với qui trình nhạc trong SongBanK.
- Ôn bài: Đếm sao.
+ GV mở SongBanK (02) – TP (98) cho HS nghe dạo nhạc, hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đều hoà giọng, hát vui nhịp nhàng, tiếng hát hơi nhỏ). Chú ý: hát 2 lượt một lần ôn cho đúng với quy trình nhạc trong SongBanK.
- Ôn bài: Gà gáy.
+ GV mở SongBanK (03) – TP (110) cho HS nghe dạo nhạc, hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đều hoà giọng, hát vui-linh hoạt, gọn tiếng rõ lời, tiếng hát hơi nhỏ). Chú ý: hát 2 lượt một lần ôn cho đúng với quy trình nhạc trong SongBanK.
- Ôn bài: Lớp chúng ta đoàn kết.
+ GV mở nhạc SongBanK (04) – TP (200) cho HS Nghe dạo nhạc hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đều hoà giọng, hát vui tươi, gọn tiếng rõ lời, tiếng hát hơi nhỏ). 
- Ôn bài: Con chim non. 
+ GV mở nhạc SongBanK (05) – TP (96) – cho HS nghe dạo nhạc hát + tay gõ 
nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đều hoà giọng, hát vui vui nhịp nhàng, tiếng hát nhẹ nhàng). 
- Ôn bài: Ngày mùa vui.
+ GV mở nhạc SongBanK (06) – TP (114) cho HS nghe dạo nhạc hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đều hoà giọng, hát vui tươi, gọn
tiếng rõ lời, tiếng hát nhẹ nhàng).
- Ôn bài: Em yêu trường em.
+ GV mở nhạc SongBanK (07) – TP (120) cho HS nghe dạo nhạc hát + tay gõ nhẹ nhẹ vào phách mạnh, mạnh vừa 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đều hoà giọng, hát vui- nhịp nhàng, gọn tiếng rõ lời, tốc độ hơi nhanh, tiếng hát nhẹ nhàng). Chú ý: Hát hết lời 1, nghe dạo nhạc mới hát tiếp lời 2.
- Ôn bài: Cùng múa hát dưới trăng.
+ GV mở nhạc SongBanK (08) – TP (114) cho HS nghe dạo nhạc hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đều hoà giọng, hát nhịp nhàng-vui 
tươi, hát đúng các tiếng có luyến và những tiếng có nốt đơn chấm dôi và nốt móc kép,
tiếng hát hơi nhỏ).
- Ôn bài: Chị Ong Nâu và em bé.
+ GV mở nhạc Bld3 (102) – tiếng kèn Contrabs (161) – TP (98) – Transpose (-3) dạo nhạc cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đồng đều hoà giọng, hát vui tươi, gọn tiếng rõ lời, tiếng hát hơi nhỏ)
- Ôn bài: Tiếng hát bạn bè mình.
+ GV mở nhạc SongBanK (10) – TP (96) cho HS nghe dạo nhạc hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đồng đều hoà giọng, hát đúng những chỗ có đảo phách, ngân đủ tiếng “này” ở cuối bài 5phách nghỉ 1phách, tiếng hát nhẹ nhàng). Chú ý: Khi sang gõ nhịp đến tiếng “này” cuối bài ngân bằng 3 cái gõ, cái gõ thứ 3 nhấc tay ứng vào dấu lặng đen sẽ nghỉ không ngân.
- Ôn bài: Mái trường của em.
+ GV mở nhạc Bld3 (102) – TP (90) dạo nhạc cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đồng đều hoà giọng, tiếng hát nhẹ nhàng).
IV. Dặn dò (1’)
 - HS về nhà hát thuộc các bài hát vừa ôn.
 Tuần 35 Dạy lớp: 3A1 , 3A2 , 3D, 3C
Ngày soạn: 13/5/2018 Thứ ba ngày 15 tháng 5 năm 2018
Ngày dạy: 15,16,18/5/2018 Âm nhạc
Tiết 35: Tập biểu diễn 
I. Mục tiêu
- Mạnh dạn, tự tin biểu diễn các bài hát đã học
- Qua biểu diễn cuối năm theo dõi thêm về kết quả học tập của h/s.
- HS tích cực, chủ động tham gia biểu diễn trước lớp trong tiết học cuối năm.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn và hát thuộc chuẩn xác, thể hiện sắc thái, tình cảm 10 bài hát.
- Đàn Organ điện tử. Thanh phách.
- GV ghi tên 10 bài hát đã học trong “Tập bài hát 3” lên bảng.
 Bài ca đi học Ngày mùa vui
 Đếm sao Em yêu trường em
 Gà gáy Cùng múa hát dưới trăng
 Lớp chúng ta đoàn kết Chị Ong Nâu và em bé
 Con chim non Tiếng hát bạn bè mình
III. Hoạt động dạy học
 1. Ôn định lớp (1’): Nhắc HS ngồi ngay ngắn học bài.
 2. Bài mới.
 Hoạt động 1: Tập biểu diễn (28’)
- GV chia nhóm (mỗi nhóm 8 h/s hoặc 6 h/s).
- GV cho các nhóm chọn bài hát (mỗi nhóm chọn 4 bài hát đã ghi ở trên bảng để kiểm tra). Khi HS chọn bài hát, GV đánh dấu tên bài hát mà mỗi nhóm đã chọn. 
- Biểu diễn kết hợp kiểm tra.
+ GV gọi các nhóm lên biểu diễn trước lớp (biểu diễn có: cúi chào, giới thiệu, hát kết hợp vận động và gõ đệm với nhạc cụ gõ Thanh phách, kết thúc cúi chào ra về); (GV đệm đàn cho HS hát biểu diễn). GV nhận xét biểu dương.
+ GV gọi các nhóm lên biểu diễn từng bài trước lớp (HS biểu diễn bài do GV chỉ định), (biểu diễn có: cúi chào, giới thiệu, hát kết hợp vận động và gõ đệm với nhạc cụ gõ Thanh phách, kết thúc cúi chào ra về); (GV đệm đàn cho HS hát biểu diễn). GV nhận xét biểu dương.
 Hoạt động 2: Khen ngợi, nhắc nhở (4’)
- Cuối tiết học GV biểu dương những em tích cực tham gia tiết học. Khen ngợi những HS Hoàn thành và Hoàn thành tốt các bài học trong học kì và cả năm học, nhắc nhở nhẹ nhàng đối với 1 số em chưa tích cực học tập cần phải cố gắng hơn trong năm học sau.
IV. Dặn dò (1’)
 - Dặn dò và kết thúc tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_3_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2017_2018_tran.doc