Giáo án Âm nhạc 6 kì 1 - Trường thcs Yên Hải

Giáo án Âm nhạc 6 kì 1 - Trường thcs Yên Hải

BÀI MỞ ĐẦU

TIẾT 1

Giới thiệu môn học âm nhạc ở trường THCS

Tập hát : Quốc ca Việt Nam

I- Mục tiêu:

- HS có khái niệm và hiểu biết sơ lược về nghệ thuật âm nhạc.

- HS biết sơ lược về các phân môn học hát, nhạc lý, TĐN và âm nhạc thường thức.(môn Âm nhạc ở THCS)

- Hs biết tên tác giả của baì Quốc ca.

- Hs hát thuộc bài Quốc ca Việt Nam.

II- Giáo viên chuẩn bị:

- Đàn và hát thuần thục bài hát “Quốc ca

- Nhạc cụ, băng mẫu.

- Băng nhạc bài hát chính thức trong chương trình.

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1307Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc 6 kì 1 - Trường thcs Yên Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngàysoạn:
Ngàydạy 
BàI mở đầu
Tiết 1
Giới thiệu môn học âm nhạc ở trường THCS
Tập hát : Quốc ca Việt Nam
I- Mục tiêu:
HS có khái niệm và hiểu biết sơ lược về nghệ thuật âm nhạc.
HS biết sơ lược về các phân môn học hát, nhạc lý, TĐN và âm nhạc thường thức.(môn Âm nhạc ở THCS)
Hs biết tên tác giả của baì Quốc ca.
Hs hát thuộc bài Quốc ca Việt Nam.
II- Giáo viên chuẩn bị:
Đàn và hát thuần thục bài hát “Quốc ca’’
Nhạc cụ, băng mẫu.
Băng nhạc bài hát chính thức trong chương trình.
III- Tiến trình dạy học:
 1- ổn định lớp: 
Kiểm tra sĩ số học sinh
2- Bài mới: 
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung 1: Giới thiệu môn âm nhạc ở trường THCS
1- Khái niệm về âm nhạc:
2- Giới thiệu về chương trình:
- GV ghi bảng
- GV khái quát
- GV ghi bảng 
Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh đã được chọn lọc, dùng để diễn tả toàn bộ thế giới tinh thần của con người.
- Gồm 3 nội dung.
-Học hát: 8 bài hát chính thức
-Nhạc lý và TĐN : Có 10 bài TĐN.
- ÂNTT: Có 7 bài
Âm nhạc thường thức: Các em được nghe giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, những cống hiến của các nhạc sĩ Viêt Nam cho nền AN cách mạng và một số danh nhân AN thế giới.
HS ghi bài
HS ghi bài
- GV lấy VD :Tiết 7 trong phần âm nhạc thường thức có giới thiệu bài hát “ Làng tôi” của nhạc sĩ Văn Cao.
HS nghe
- GV mở đĩa 
HS theo dõi HS nghe bài hát qua băng.
Nội dung 2: Tập hát
Quốc ca
- GV hướng dẫn 
HS Ghi bài
- GV thuyết trình.
- Đây là bài hát quen thuộc với mọi người dân Việt Nam mà HS đã thuộc tuy nhiên không phải em nào cũng hát đúng.
HS theo dõi
- GV mở đĩa
- HS theo dõi nghe băng nhạc bài “Quốc ca Việt Nam”
- GV điều khiển 
- GV lưu ý sửa sai cho HS hát đúng bài hát.
- Một lần nữa GV cho ôn lại để HS hát chính xác hơn.
HS trình bày
- Cả lớp hát lời 1 thể hiện sắc thái nghiêm trang, hùng mạnh. 
- Hát đầy đủ cả lời 2
4-Củng cố: - Hệ thống lại kiến thức của bài.
 - Bài học gồm mấy nội dung? Là những nội dung nào? Cần lưu ý điều gì?( gồm 2 nd: giới thiệu và tập hát, cần nắm được KN về ÂN cũng như chương trình trong THCS).
5- Hướng dẫn HS về nhà:
 a- Bài vừa học:	- Học thuộc bài Quốc ca, trả lời câu hỏi (SGK).
 - Tìm hiểu trước về NS Phạm Tuyên và một vài sáng
b- Bài sắp học:	- Chuẩn bị bài Tiếng chuông và ngon cờ.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn:.
Ngày dạy:.
tiết 2 Học hát: Tiếng chuông và ngọn cờ
 Bài học thêm: Âm nhạc ở quanh ta
 I- Mục tiêu
-Hs biết tác giả của bài hát” Tiếng chuông và ngọn cờ” là của nhạc sĩ Phạm Tuyên và kể tên một vài bài hát tiêu biểu ông viết cho thiếu nhi.
 - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ
 - HS biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh biết kết hợp gõ đệm theo phách, nhip, và theo tiết tấu lời ca.
 - Có thêm hiểu biết về thế giới âm nhạc qua bài học thêm 
II- Giáo viên chuẩn bị
 - Nhạc cụ, băng mẫu, bảng phụ chép bài TĐN .
 - Đàn và hát thuần thục các bài hát.
III- Tiến trình dạy học: 
 1- ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ:
Gây không khí âm nhạc : HS hát lại một bài hát đã học.
Bài mới: 
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung 1: Học hát:
Tiếng chuông và ngọn cờ
GV ghi bảng 
HS ghi bài
1- Giới thiệu về bài hát và tác giả (SGK)
 - GV chỉ định
Nhạc sĩ Phạm Tuyên quê ở xã Lương Ngọc- Bình Giang-Hải Dương. Ông nguyên là trưởng ban âm nhạc và văn nghệ đài TNVN, uỷ viên thường vụ hội nhạc sĩ VN.
Ông viết rất nhiều ca khúc cho thiếu nhi và được các em nhỏ yêu thích như:Chiếc đèn ông sao, Cánh én tuổi thơ nhiều bài hát có giá trị nghệ thuật và có sức sống lâu bền . Trong số đó phải kể đến ca khúc Tiêng chuông và ngọn cờ.
HS đọc
2. Nghe băng mẫu hoặc GV trình bày bài hát mới
- GV thực hiện 
HS nghe
3. Chia đoạn, chia câu
- GV hướng dẫn: Bài hát có 2 đoạn, mỗi đoạn đơn a và b, đoạn b được gọi là điệp khúc,vì được nhắc lại nhiều lần 
Mỗi đoạn đều có 4 câu
HS nghe và ghi nhớ
4. HS khởi động giọng (1-2 phút)
- GV đánh đàn 
HS thực hiện
5. Tập hát từng câu 
- GV hướng dẫn: Tập hát từng câu theo lối móc xích đến hết bài, mỗi câu hát 3-4 lần nối các câu thành đoạn, nối hai đoạn thành bài. Một nửa lớp hát đoạn a , nửa còn lại hát đoạn b. Nhắc HS cuối mỗi câu phải lấy hơi.
HS hát
6. Hát đầy đủ bài
- GV hướng dẫn: Hát toàn bộ lời 1. Để HS tự hát lời 2 trên nền giai điệu của lời 1 .
HS trình bày
7. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh
- GV hướng dẫn
- GV nhắc học sinh chú ý đoạn 1 bài hát viết ở giọng Rê thứ , cần thể hiện tính chất êm dịu , tha thiết. Đoạn 2 chuyển sang giọng rê trưởng cần thể hiện sắc thái tươi vui ,sôi nổi.
- GV chia nhóm(2 nhóm) hát đối đáp, mỗi nhóm hát một câu ở đoạn a; đoạn b cả lớp hát hoà giọng.
- GV chỉ định
- GV chọn 1số em hát tốt để hát lĩnh xướng đoạn a cả lớp hát hoà giọng phần điệp khúc .
HS thực hiện
HS hát đối đáp
và hát hoà giọng.
2 HS nữ và nam trình bày bài hát.
Nội dung 2:
Bài đọc thêm:
âm nhạc ở quanh ta
GV ghi bảng 
- Cho HS nghe một đoạn nhạc không lời khoảng từ 1-2 phút.
- GV chỉ định.
- GV tóm tắt nội dung. 
HS theo dõi
HS đọc bài đọc thêm.
 4-Củng cố: - Bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ” đã nói lên khát vọng gì của tuổi thơ?
 -Hãy kể 1 số bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên mà em biết?
 - Hát hoàn chỉnh bài hát .
5- Hướng dẫn HS về nhà:
 a- Bài vừa học:	-Về nhà hát đúng giai điệu và tính chất của bài hát.
 -Tập thêm 1 số động tác phụ hoạ .
b- Bài sắp học:	- Tìm hiểu về thuộc tính của âm thanh.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:......................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 tiết 3
 Ôn bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ
 Nhạc lí:- Những thuộc tính của âm thanh.
 - Các kí hiệu âm nhạc.
I- Mục tiêu:
HS được ôn tập lại bài “ Tiếng chuông và ngọn cờ” để hát cho thuần thục. 
Hs thuộc bài hát và thể hiện sắc tháI, tình cảm khác nhau giữa hai đoạn trong bài.
HS làm quen với các thuộc tính của âm thanh và biết những thuộc tính của âm thanh, 
HS ghi nhớ một số kí hiệu ghi cao độ thường gặp trong âm nhạc
II- Giáo viên chuẩn bị:
Đàn và hát thuần thục bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ”
Nhạc cụ, băng mẫu, bảng phụ chép bài hát.
Tìm một số bài hát có các kí hiệu thường gặp để làm dẫn chứng cho bài học
III- Tiến trình dạy học:
 1- ổn định lớp: 
2- Kiểm tra bài cũ: Trình bày bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ.
3- Bài mới: 
Nội dung
HĐ của GV 
HĐ của HS
Nội dung 1:
 Ôn bài hát
Tiếng chuông và ngọn cờ
GV ghi bảng 
HS ghi bài
- GV điều khiển :
 Nghe lại băng mẫu 1-2 lần
Khởi động giọng.(1 -2 phút)
HS nghe
Thực hiện 
- GV nghe và phát hiện những chỗ sai, GV hát mẫu và sửa cho HS.
- GV chỉ định
- Kiểm tra một vài học sinh.
- Nhận xét và cho điểm
-HS thực hiện, Cả lớp hát toàn bài 1 lần
-2 HS hát tốt lĩnh xướng đoạn a của 2 lời. Cả lớp hát điệp khúc.
- HS hát cá nhân hoặc theo nhóm.
- Nhận xét
Nội dung 2:
Nhạc lý 
GV ghi bảng 
Những thuộc tính của âm thanh- các ký hiệu 
âm nhạc
HS Ghi bài
1- Giới thiệu về thuộc tính của âm thanh
- GV thuyết trình và thực hiện:GV đàn bài Làng tôi gồm 8 nhịp đầu tiên để minh hoạ về cao độ trường độ, cường độ, âm sắc.
HS theo dõi
GV hỏi : Vậy 4 thuộc tính của âm thanh là gì? 
HS trả lời: Cao độ, cường độ, trường độ, âm sắc.
2- Các ký hiệu âm nhạc
- GV hướng dẫn giải thích tác dụng các ký hiệu âm nhạc:
 Để học âm nhạc hiệu quả và khoa học, cần phải biết ghi chép nhạc bằng văn bản. Do đó, các em phải biết cách dùng khuông nhạc, khoá son và nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông.
 a. Khuông nhạc: Gồm 5 dòng kẻ song song cách đều nhau tạo thành 4 khe. Ngoài ra còn có các dòng kẻ phụ ở dưới và ở trên khuông nhạc.
 b. Khoá nhạc: Gồm có 3 loại : Khoá Son, Đô, Pha. Khoá Son là thông dụng nhất.
 c. Các kí hiệu ghi cao độ của âm thanh.
- GV hướng dẫn: Tập kẻ khuông nhạc, tập viết khoá son và viết bảy nốt nhạc trên khuông , ghi tên nốt bằng chữ cái : C,D,E,F,G,A,B.
HS theo dõi và ghi bài
- HS thực hiện.
HS nghe cao độ 7 nốt nhạc trên đàn.
 4-Củng cố: - Hãy nhắc lại các thuộc tính của âm thanh?
 - Thể hiện bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” với các thuộc tính đó.
5- Hướng dẫn HS về nhà:
 a- Bài vừa học:	- Thể hiện đúng giai điệu, sắc thái, tính chất của bài hát.
 -Trả lời câu hỏi làm bài tập 1,2
b- Bài sắp học:	 - Chuẩn bị bài mới.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:.....................................................................................
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
 tiết 4
 Nhạc lý: Các ký hiệu ghi trường độ của âm thanh.
Tập đọc nhạc : TĐN số 1
 I- Mục tiêu:
HS có những hiểu biết về ký hiệu ghi trường độ của âm thanh, cách viết các hình nốt và dấu lặng trên khuông nhạc.
Ghi nhớ những lưu ý khi viết nốt nhạc, biết cách viết và tác dụng của dấu lặng.
HS đọc đúng bài TĐN số 1.
II- Giáo viên chuẩn bị:
Nhạc cụ, băng mẫu, bảng phụ chép bài TĐN.
Tìm một số bài hát có các kí hiệu thường gặp để làm dẫn chứng cho bài học
III- Tiến trình dạy học:
 1- ổn định lớp: 
2- Kiểm tra bài cũ: Kẻ khuông nhạc và viết 7 nốt nhạc.
3- Bài mới: 
Nội dung
HĐ của GV 
HĐ của HS
Nội dung 1: 
Nhạc lý
GV ghi bảng 
Các ký hiệu ghi trường độ của âm thanh
HS ghi bài
a- Trường độ:
- GV: qui định về trường độ trong âm nhạc: một nốt tròn = 2 nốt trắng = 4 nốt đen = 8 móc đơn =16 móc kép
HS nghe
b- Cách viết nốt nhạc trên khuông:
c- Dấu lặng :
- GV lấy ví dụ: Trong khi một người đang hát một nốt tròn thì một người khác có thể hát được 16 nốt móc kép
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS cách viết.
- K/N: Là thời gian tạm ngừng nghỉ của âm thanh.
( VD ở trang 38 SGK.)
HS tập viết nhạc 
Nội dung 2: 
Tập đọc nhạc
- GV ghi bảng 
Tập đọc nhạc số 1
HS Ghi bài
- GV giới thiệu: đây là bài “ Biết nói gì với mẹ đây” nhạc của Mô Da .Người ta đẵ dựa vào giai điệu của bài hát này để đặt rất nhiều lời ca sáng tạo nên rất nhiều bài hát mới. VD: Bài ABC, Bài Twinkle twinkle litte star...
HS theo dõi
1. Chia từng câu:
2. Tập đọc tên nốt nhạc của từng câu.
3. Luyện thang âm gam đô trưởng.
4. Đọc từng câu: mỗi câu 3 – 4 lần.
5. Hát lời ca:
6. TĐN và hát lời:
7. Trình bày bài hoàn chỉnh:
- GV hướng dẫn: Bài hát có 6 câu, nhưng SGK chỉ giới thiệu 2 câu đầu tiên, mỗi câu có 7 nốt nhạc.
 - GV chỉ định
 - GV đàn và hướng dẫn
 - GV đàn và bắt nhịp.
 - GV đàn và bắt nhịp
 -
 GV thực hiện: Đàn và bắt nhịp.
- GV hướng dẫn, bắt nhịp và sửa cho HS 
- Chỉ định 2 – 3 HS
- Nhận xét cho điể ...  hát kết hợp 1 số động tác phụ hoạ để thể hiện tính chất mềm mại duyên dáng của làn điệu dân ca.
 5- Hướng dẫn HS về nhà:
 a- Bài vừa học: - Đọc kỹ bài TĐN số 5- rèn kỹ năng đọc, nhìn nốt nhạc.
 b- Bài sắp học: - Chuẩn bị nội dung học tiết sau. 
	 - Tìm hiểu trước 1 số nhạc cụ dân tộc VN phổ biển.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:......................
Ngày dạy:........................
Tiết 15
Ôn bài hát: Đi cấy
 Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 5
Âm nhạc thường thức:
 Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
I- Mục tiêu:
HS tập biểu diễn bài hát ĐI cấy cho thuần thục.
HS đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài tập đọc nhạc 
HS có thêm hiểu biết về một sỗ loại nhạc cụ dân tộc phổ biến.
II- Giáo viên chuẩn bị:
Đàn và hát thuần thục bài hát “Đi cấy” 
Nhạc cụ, băng mẫu, bảng phụ chép bài TĐN .
Chuẩn bị một số tranh ảnh , băng âm thanh giới thiệu về các nhạc cụ dân tộc phổ biến.
III- Tiến trình dạy học:
 1- ổn định lớp: 
2- Kiểm tra bài cũ: Trình bày bài TĐN số 4.
3- Bài mới:
Nội dung
HĐ của GV 
HĐ của HS
Nội dung 1:
 Ôn bài hát
đi cấy
- GV: Nêu xuất xứ cuae bài hát?
- GV cho HS nghe băng lại bài hát 1- 2 lần.
GV nghe và sửa sai 
GV hát lại những chỗ khó hát. Yêu cầu học sinh thể hiện sự nhẹ nhàng, uyển chuyển trong khi hát.
GV đệm đàn.
- NX cho điểm.
- HS nói về xuất xứ của bài Đi cấy.
- HS nghe và nhẩm bài
- Cả lớp hát ôn lại.
- HS chú ý, ghi nhớ.
- HS hát và gõ đệm theo nhịp và phách.
- Từng nhóm lên biểu diễn
Nội dung 2: 
Ôn TĐN số 5
Vào rừng hoa
GV ghi bảng 
HS Ghi bài
- GV yêu cầu: Hãy chia từng câu trong bài.
Hãy đọc cao độ của gam C- dur.
- GV quan sát sửa sai cho HS.
- Kiểm tra theo nhóm hoặc riêng từng em.
HS thực hiện.
HS đọc thang âm đô trưởng.
- Cả lớp đọc nhạc gõ đệm theo tiết tấu, hát lời ca kết hợp gõ đệm theo phách. 
Nội dung 3:
 Âm nhạc thường thức
GV ghi bảng Nội dung 3 âm nhạc thường thức
Sơ lược vể một số nhạc cụ phổ biến
HS ghi bài
- GV chỉ định đọc từng phần trong bài
- Gới thiệu về một số nhạc cụ đơn giản và hay dùng.
- Cho HS nghe băng nhạc âm thanh và giới thiệu âm thanh nào của nhạc cụ nào.
- Nêu cảm nhận của em về âm thanh của một số loại nhạc cụ.
HS đọc bài
- HS theo dõi.
- HS nghe và ghi nhớ.
Nói lên cảm nhận về từng âm thanh nhạc cụ
 4-Củng cố: - Nêu những nhạc cụ dân tộc phổ biến ở Việt Nam.
 - Hát lại bài hát “Đi cấy”?
 5- Hướng dẫn HS về nhà:
 a- Bài vừa học: - Tập biểu diễn thuần thục bài hát Đi cấy.
 - Trả lời câu hỏi (SGK).
 - Đọc kỹ bài TĐN số 5- rèn kỹ năng đọc, nhìn nốt nhạc.
 b- Bài sắp học: - Chuẩn bị nội dung học tiết sau.
 - Cần đọc kỹ 2 bài hát và bài TĐN số 4,5 để chuẩn bị tiết sau ôn tập
 IV.RÚTKINHNGHIỆM: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:......................
Ngày dạy:........................
 Tiết 16
Ôn Tập 
I- Mục tiêu:
Hs hát thuộc và biểu diễn 2 bài hát đã học.
Hs đọc đúng thang âm co trong bài TĐN 4.5
II- Giáo viên chuẩn bị:
Đàn và hát thuần thục bài hát “Hành khúc tới trường, đi cấy.”
Và hai bài TĐN đã học
Nhạc cụ quen dùng
III- Tiến trình dạy học:
 1- ổn định lớp: 
2- Kiểm tra bài cũ: Kẻ khuông nhạc và viết 7 nốt nhạc đã học, nêu và thực hiện cách đánh nhịp 2/4.
3- Bài mới:
Nội dung
HĐ của GV 
HĐ của HS
Nội dung 1:
Ôn tập
GV ghi lên bảng 
HS ghi bài
1- Ôn bài hát: 
Hành khúc tới trường.
Đi cấy. 
- Cho Hs nghe lại hai bài hỏt
- Cho Hs khởi động giọng
- Cho Hs hỏt ụn mỗi bài hai lần
- Yờu cầu hỏt kết hợp động tỏc phụ họa
- Tổ chức cho từng nhúm biểu diễn
- GV nhận xét ghi điểm.
Lắng nghe để nhớ lại giai điệu bài Hành khúc tới trường, Đi cấy.
- Khởi động giọng theo đàn
- Hỏt ụn từng bài 2 lần theo đàn
- Hỏt từng bài kết hợp thể hiện cỏc động tỏc phụ họa
- Từng nhúm biểu diễn kết hợp cỏc động tỏc phụ họa
- Cỏc nhúm cũn lại nhận xột
2- Ôn TĐN: số 4,5
- GV ghi bảng.
- GV đánh đàn lại giai điệu bài TĐN
- Hướng dẫn HS ôn tập.
- GV quan sát sửa sai cho HS.
- NX.
- HS ghi bài.
- Nghe giai điệu của mỗi bài 1-2 lần 
- HS chia nhóm ôn luyện:
- N1 đọc nhạc, N2 gõ đệm theo tiết tấu và ngược lại.
- N2 hát lời ca, N1 vỗ tay theo phách và ngược lại.
Nội dung 2:
Kiểm tra
- GV ghi bảng 
HS ghi bài.
Gọi theo nhóm 4 HS lên bảng, yêu cầu cầu các em cùng hát Hành khúc tới trường.
 Tiếp theo kiểm tra riêng từng em yêu cầu các em đọc nhạc hát lời bài TĐN số 4.
(Tiếp tục như vậy gọi nhóm HS khác ,lần này là trình bày bài Đi cấy và bài Vào rừng hoa.)
- Tuỳ điều kiện thời gian GV có thể kiểm tra thêm những nhóm khác. Để chất lượng kiểm tra được tốt, có thể cho phép HS được chọn nhóm của mình và luyện tập theo nhóm đó.
HS trật tự theo dõi kiểm tra.
 4-Củng cố: - Cả lớp thực hiện lại 2 bài hát và 2 bài TĐN thuần thục.
 5- Hướng dẫn HS về nhà:
 a- Bài vừa học: Tập thêm 1 số động tác phụ hoạ cho 2 bài hát.
- Ôn tập 2 bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” và bài “Vui bước trên đường xa”
 b- Bài sắp học: - Ôn lại 1 số kiến thức nhạc lí cơ bản , tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của những nhạc sĩ đã học trong chương trình ÂN 6. Để chuẩn bị cho ôn tập học kì 1 ở tiết sau.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn:......................
Ngày dạy:........................
Tiết 17:
- Kiểm tra học kì I
I. Mục tiêu: 
 - Hs hát thuộc và biểu diễn 2 bài hát đã học
 - Hs đọc đúng thang âm các bài TĐN số 2, 3, 4.5
 - Rèn kỹ năng trình diễn và thực hành.
II. Chuẩn bị:
 - Đàn hát thuần thục.
 - Sổ điểm
III. Tiến trình dạy học:
 1- ổn định lớp: 
2- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học bài mới.
3- Bài mới:
Nội dung
HĐ của GV 
HĐ của HS
1- Ôn tập hát:
Ghi bảng
Phát vấn
2- Ôn tập TĐN
Điều khiển
3- Ôn tập Nhạc lí và Âm nhạc thường thức
- Ghi bảng.
- Yêu cầu HS hát lại 2 bài hát đã được ôn tập từ tuần trước là bài Đi cấy và Hành khúc tới trường.
- Ôn 2 bài “Tiếng chuông và ngọn cờ”và bài “Vui bước trên đường xa”. GV đàn g/đ trước cho HS theo dõi sau đó HS hát lại , GV sửa sai cho HS ngay trong quá trình hát.
- Ghi bảng.
Yêu cầu lên bảng viết tiết tấu chính của 2 bài TĐN số 2.3? Gõ lại tiêt tấu đó?
- Cả lớp gõ tiết tấu 2-3 lần.
- GV đàn từng bài TĐN để HS theo dõi.
- Cả lớp đọc chính xác lại từng bài TĐN đã học.
- GV ghi bảng.
* Phần nhạc lí và ÂNTT GV cho câu hỏi ôn tập về HS tự làm đáp án.
1/ Thế nào là âm nhạc ? Nêu các thuộc tính của âm thanh?
 2/ Kí hiệu ghi cao độ, trường độ là gì?
 3/ thế nào là nhịp – phách? Viết lại các KH đó?
 4/ Nêu những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Môda?
 5/ Nêu nội dung và hoàn cảnh sáng tác của bài hát Làng tôi và bài Lên đàng?
 6/ Dân ca là gì? Có sự khác nhau của các bài dân ca là do phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Ghi bài
Thực hiện
Luyện tập
Ghi bài
- Trả lời
- Thực hiện
Ghi bài
( HS có thể đưa ra những thắc mắc về những câu hởi cho GV)
 4-Củng cố: - Cả lớp thực hiện lại các bài TĐN thuần thục.
 5- Hướng dẫn HS về nhà:
 - Các câu hỏi ôn tập nhạc lí và ÂNTT?
 - Nội dung, hình thức kiểm tra:
+ Kiểm tra thực hành: Hát + TĐN
+ Kiểm tra viết : Nhạc lí + ÂNTT
 + Kiểm tra vở ghi.
 * Lưu ý ở tiết sau sẽ kiểm tra viết ngay từ đầu giờ(15’)
 IV. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:......................
Ngày dạy:........................
Tiết 18 :
kiểm tra học kì 1 (tiếp)
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS tập kĩ năng biểu diễn.
Kiểm tra, đánh giá kết qua học tập trong học kì 1.
Nhận xết bài kiểm tra viết.
Tổng kết nhận xét ý thức của từng HS
II. Chuẩn bị:
Đàn, sổ điểm, đề kiểm tra thực hành như tiết 17.
III. Tiến trình dạy học:
 1- ổn định lớp: 
2- Kiểm tra bài cũ: 
3- Bài mới:
Nội dung
HĐ của GV 
HĐ của HS
1-Kiểm tra thực hành: 30’
2- Chữa bài kiểm tra viết: 5’
- GV cho kiểm tra thực hành: 
Kiểm tra nhữg cá nhân còn lại trong lớp.
Kiểm tra 2 nội dung hát và TĐN 
HS bốc đề và thực hiện nội dung trong đề yêu cầu như tiết 17.
- GV chữa bài kiểm tra viết: 
câu 1: 
 Phần lớn HS làm chưa chi tiết, còn chung chung, chưa có thêm những tư liệu bên ngoài nên bài viết chưa phong phú.
Câu 2:
 - Nhìn chung đã biết cách viết nhạc dưới dạng hình tiết tấu.
 - Tuy nhiên chưa sử dụng hết các trường độ yêu cầu trong bài. hình nốt còn qúa xấu( đặc biệt ở các lớp đại trà)
- Trình bày nội dung KT của mình
- Theo dõi
4- Củng cố và hướng dẫn HS:
Tổng kết
Phương hướng
- GV giải đáp những thắc mắc của các em về điểm, về câu trả lời... hoặc về những nội dung khác.
- GV đọc điểm thực hành, điểm viết.
- Nhận xét những ưu nhược điểm của cá nhân trong lớp cũng như lấy ví dụ điển hình ở HS.
+ Mỗi HS phải tự rèn cho mình kĩ năng đọc nhạc, khả năng trình diễn.
+ Tập chép nhạc để rèn khả năng chép nhạc cho mình.
+ Học và làm bài đầy đủ cac bài nhạc lí, âm nhạc thường thức để nâng cao sự hiểu biết của mình về âm nhạc nói chung.
Nêu những thắc mắc.
Theo dõi và ghi nhớ
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an am nhac lop 6 moi.doc