Hoạt động 1: Ôn bài hát “ Cùng múa hát dưới trăng”:12(Trình chiếu bài hát có cả bản nhạc)
- Trước tiên cô mời các bạn nghe lại bài hát này (gv mở băng cho h/s nghe 2 lần)
* Trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca:
- Chia lớp làm 3 nhóm và phân công nhiệm vụ:
Nhóm 1: Mặt trăng tròn . khu rừng.
Nhóm 2: Thỏ mẹ và Thỏ con. vui múa.
Nhóm 3: Hươu, Nai, Sóc . nhảy cùng.
Cả lớp: La la lá la lá la. Cùng múa hát dưới trăng.
La la lá la lá la. Cùng múa hát dưới trăng.
- Cả lớp thực hiện 2 lần.
* Hát kết hợp gõ đệm theo phách mạnh phách nhẹ và nhịp 3:
Thứ hai ngày 11 tháng 01 năm 2010 ôn bài hát: cùng múa hát dưới trăng Giới thiệu khuông nhạc và khoá son I)Mục tiêu: 1. Mục tiêu chung: - HS hát đúng, thuộc giai điệu và lời ca, hát đồng đều, rõ lời. - Biết hát đối đáp, đồng ca, hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách mạnh, nhẹ và nhịp 3 của bài hát. - H/s biết hát kết hợp vận động phụ hoạ theo bài hát. - Học sinh làm quen, nhận biết với khuông nhạc khoá Son và vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc. 2. Mục tiêu riêng: - H/s khá, giỏi: hát đúng giai điệu lời ca và thể hiện rõ sắc thái tình cảm của bài hát. Kẻ khuông nhạc và viết khoá Son đúng, đẹp. II) Chuẩn bị: 1. Gv: Hát chuẩn bài hát, máy chiếu, băng đài, một số động tác phụ hoạ, nhạc cụ. 2. Hs: SGK, SBT. III) Hoạt động dạy học: Hoạt động của gv Hoạt động của hs A. ổn định tổ chức: - Giới thiệu giáo viên đến dự tiết học. - Nhắc h/s tư thế ngồi học hát. B. Kiểm tra bài cũ:3’ - Gv đàn giai điệu một câu hát trong bài " Cùng múa hát dưới trăng" Em nào phát hiện ra câu giai điệu đó có trong bài hát nào các em đã được học? Bài hát đó do nhạc sĩ nào sáng tác? ? Em nào hát lại bài hát đó cho cả lớp cùng nghe nào? Gv đệm đàn - Nhận xét, đánh giá. - Bây giờ nghe cô đàn và cả lớp hát lại bài hát nhé! C. Bài mới :28’ 1.Giới thiệu bài :1’ Tiết học này có 2 nội dung. Cô trò ta cùng đi ônlại bài hát “Cùng múa hát dưới trăng” và cô sẽ giới thiệu với các em khuông nhạc, khoá Son, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc khoá Son. - Gv viết bảng 2. Cung cấp kiến thức mới: 27’ a. Hoạt động 1: Ôn bài hát “ Cùng múa hát dưới trăng”:12’(Trình chiếu bài hát có cả bản nhạc) - Trước tiên cô mời các bạn nghe lại bài hát này (gv mở băng cho h/s nghe 2 lần) * Trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca: - Chia lớp làm 3 nhóm và phân công nhiệm vụ: Nhóm 1: Mặt trăng tròn ... khu rừng. Nhóm 2: Thỏ mẹ và Thỏ con... vui múa. Nhóm 3: Hươu, Nai, Sóc ... nhảy cùng. Cả lớp: La la lá la lá la. Cùng múa hát dưới trăng. La la lá la lá la. Cùng múa hát dưới trăng. - Cả lớp thực hiện 2 lần. * Hát kết hợp gõ đệm theo phách mạnh phách nhẹ và nhịp 3: - Hướng dẫn h/s gõ đệm theo phách mạnh phách nhẹ: + Phách 1(phách mạnh): Vỗ hai bàn tay vào nhau. + Phách 2, 3(2 phách nhẹ): Vỗ nửa bàn tay phải vào nửa bàn tay trái ( 2 lần ). - Cả lớp thực hiện 1 lần. - Gọi 1 - 2 h/s thực hiện. - Hướng dẫn h/s gõ đệm theo nhịp 3: - Cả lớp thực hiện 1 lần. - Chia lớp làm 2 nhóm, dãy 1 và dãy 3 hát và vỗ tay đệm theo phách mạnh , nhẹ; dãy giữa hát và vỗ tay đệm theo nhịp 3 đồng thời cùng một lúc. - Gọi 2 h/s , 1 em hát và vỗ tay đệm theo phách mạnh, nhẹ; 1 em hát và vỗ tay đệm theo nhịp 3 đồng thời cùng một lúc. Lưu ý: Trong quá trình ôn, gv có thể kết hợp đánh giá, nhận xét đối với những h/s hát và vỗ tay đệm đúng y/c. - Gv nói thêm: Theo chương trình giảm tải tiết học này chúng ta không học nội dung tập vận động phụ hoạ. Các em về nhà tìm một số động tác phù hợp với bài hát này để tiết ôn sau chúng ta cùng học nhé! b. Hoạt động 2: Giới thiệu khuông nhạc và khoá son:15’ * Khuông nhạc : Để viết được một bản nhạc hoặc một bài hát ngoài việc sử dụng nốt nhạc, chúng ta phải biết cách kẻ khuông nhạc. Vậy khuông nhạc là gì? Khuông nhạc là chỗ để viết các nốt nhạc. (Trình chiếu khuông nhạc) -? Các em quan sát xem khuông nhạc gồm mấy dòng? Nó gồm 5 dòng kẻ ngang song song và cách đều nhau.(trình chiếu thứ tự các dòng) Giữa hai dòng kẻ tạo thành 1 khe. Em nào quan sát xem khuông nhạc có mấy khe? (Trình chiếu tiếp thứ tự các khe) - Quan sát tiếp và trả lời cho cô số thứ tự các dòng và khe được tính từ đâu? - à! Các em nhớ nhé, thứ tự các dòng và khe luôn luôn được tính từ dưới lên. - Hướng dẫn h/s kẻ khuông nhạc, kẻ 5 dòng từ trên xuống dưới. - Y/c h/s tập kẻ khuông nhạc trên bảng tay. - Nhận xét một số bài. (nhắc h/s không xoá bảng tay) * Khoá Son: - Giới thiệu: khoá là ký hiệu để chúng ta biết vị trí nốt nhạc trên khuông. Trong AN có vài loại khoá khác nhau như khoá Son, khoá Đô, khoá Pha nhưng khoá Son là thông dụng nhất. ( trình chiếu khoá Son): (trình chiếu tiếp khuông nhạc khoá Son có nốt Son nằm ở dòng kẻ thứ 2) - ? Quan sát và trả lời xem khoá Son được đặt ở đâu trên khuông nhạc? Nó được đặt ở đầu khuông nhạc. Nốt Son nằm ở dòng kẻ thứ 2. - Hướng dẫn h/s viết khoá Son. - Y/c h/s tập viết khoá Son lên khuông nhạc vừa kẻ trên bảng tay. - Nhận xét một số bài. * Tập nhận biết các nốt nhạc trên khuông nhạc khoá Son: - ? ở giờ học trước các em đã được biết tên của 7 nốt nhạc trong âm nhạc. Vậy em nào nhắc lại cho cả lớp cùng nghe? (Sau khi h/s trả lời thì trình chiếu tên 7 nốt nhạc) Đồ - Rê - Mi - Pha - Son - La - Si - Hôm nay cô giới thiệu thêm cho các em biết vị trí của các nốt nhạc đó trên khuông nhạc khoá Son. Theo thứ tự tên các nốt nhạc cô có thứ tự vị trí các nốt nhạc từ thấp lên cao. (trình chiếu khuông nhạc có các nốt nhạc) Đồ Rê Mi Pha Son La Si - Cho h/s đọc 2 - 3 lần, gv chỉ bảng. - Gọi 2 - 3 h/s đọc. Lưu ý: Phần này không đọc cao độ, chủ yếu là giới thiệu vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc khoá Son. C.Củng cố, dặn dò:4’ 1. Củng cố: - ?: Giờ học hôm nay chúng ta học những nội dung nào? * Trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng”: - Chọn hai đội chơi, mỗi đội 4 h/s: + Đội 1: Đội Chim bồ câu. + Đội 2: Đội Chim sẻ. - Hướng dẫn, giao nhiệm vụ: Cô có hai khuông nhạc đã viết sẵn các nốt nhạc. Nhiệm vụ của hai đội là đứng thành hàng dọc và lần lượt mỗi bạn cầm một bông hoa có tên các nốt nhạc đính dưới khuông nhạc sao cho tên nốt đúng với vị trí nốt. Đội nào hoàn thành trước và đúng đội đó sẽ thắng cuộc và được tặng bốn bông hoa điểm 10. Cô mời hai đội chơi, mỗi đội 4 bạn. Trước tiên cô tặng mỗi đội một bông hoa điểm 10 để thêm phần may mắn. Dưới lớp hô cổ vũ cho hai đội nhé! Cô y/c đội Chim bồ câu đính 4 tên nốt: Đồ - Mi - Son - Si. Đội Chim sẻ đính 4 tên nốt: Rê - Pha - La - Si. - Tổ chức cho lớp chơi trò chơi. - Nhận xét trò chơi. - Nhận xét tiết học. 2. Dặn dò: Dặn h/s về nhà học thuộc bài hát vừa ôn, tập kẻ khuông nhạc, viết khoá Son và nhận biết tên các nốt nhạc. - Lắng nghe - Lắng nghe câu giai điệu và suy nghĩ trả lời. - H/s khá hát. - Cả lớp hát bài hát. - Lắng nghe và quan sát. - H/s đọc tên bài (2 - 3 h/s) - Các nhóm nghe rõ nhiệm vụ và hát bài hát thật sôi nổi. - Thực hiện theo y/c. - Lắng nghe hướng dẫn và thực hiện theo y/c. - Thực hiện theo y/c. - 1 - 2 HS khá thực hiện. - Lắng nghe hướng dẫn và thực hiện theo y/c. - Thực hiện theo y/c. - Các dãy hát và vỗ tay đệm theo y/c. - 2 HS khá thực hiện. - Lắng nghe. - Quan sát và 1 vài h/s TB trả lời. - Lắng nghe. - Quan sát và trả lời. - 1vài h/s khá trả lời. - Tập kẻ khuông nhạc trên bảng tay. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Quan sát và 1 vài h/s TB trả lời - Tập viết khoá Son trên khuông nhạc ở bảng tay. - Nhớ lại và 1 - 2 h/s khá trả lời. - Lắng nghe và quan sát. - Thực hiện theo y/c. - 2 - 3 h/s khá giỏi đọc. - Trả lời. - Hai đội chơi lên trước lớp chơi trò chơi. - Tham gia trò chơi thật sôi nổi. - Lắng nghe và ghi nhớ.
Tài liệu đính kèm: