TUẦN 1 (tiết 1)
HỌC HÁT: BÀI QUỐC CA VIỆT NAM
Nhạc và lời: Văn Cao
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời 1 của bài hát.
- Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Văn Cao.
- Có ý thức nghiêm trang khi chào cờ.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhạc cụ : Đàn Organ
- Nhạc cụ gõ, đệm: Thanh phách
- Bảng phụ, tranh vẽ lá cờ Việt Nam tung bay trên sân trường.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức: Nhắc nhở học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
Ngày soạn: 22/08/2010 TUẦN 1 (tiết 1) HỌC HÁT: BÀI QUỐC CA VIỆT NAM Nhạc và lời: Văn Cao I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời 1 của bài hát. - Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Văn Cao. - Có ý thức nghiêm trang khi chào cờ. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ : Đàn Organ - Nhạc cụ gõ, đệm: Thanh phách - Bảng phụ, tranh vẽ lá cờ Việt Nam tung bay trên sân trường. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức: Nhắc nhở học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh *Hoạt động 1: Học hát bài Quốc ca Việt Nam - Giới thiệu: Bài Quốc ca Việt Nam do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944, được tác giả đặt tên là Tiến quân ca. Bài hát đã kêu gọi, thúc giục nhân nhân Việt Nam anh dũng đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp, Tại kỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa I, bài hát này đã được Bác Hồ đề nghị chọn làm Quốc ca Việt Nam. -GV hát mẫu -GV hướng dẫn đọc lời ca theo tiết tấu -GV hỏi: Trong bài có từ “Sa trường” em nào có thể giải thích ý của từ này? GV giải thích từ này nghĩa là chiến trường. - Khởi động giọng: 1 – 2 phút - Tập hát từng câu theo lối móc xích +GV hát mẫu, đàn giai điệu 2-3 lần, HS nghe và nhẩm theo. +GV tiếp tục đàn câu tiếp và bắt nhịp ( đếm 2-3) cho HS hát cùng với đàn. +GV chỉ định 1-2 HS hát lại hai câu này. -Tập tương tự với các câu tiếp theo. -Hát cả bài, sửa những chỗ còn hát sai *Hoạt động 2: Trình bày lời 1 của bài hát Quốc ca Việt Nam -Nhắc các em hát mạnh mẽ, rõ lời, tư thế đứng nghiêm trang -Lớp trưởng điều khiển các bạn chào cờ và bắt nhịp cho cả lớp hát quốc ca. -Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát -Giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của cha ông. -HS theo dõi -HS nghe và cảm nhận -Đọc lời ca -Học sinh trả lời -HS theo dõi -HS thực hiện -Tập hát từng câu +Lắng nghe +Hát hòa theo đàn +Thực hiện -Tập các câu tiếp theo -Sửa sai -Lắng nghe và ghi nhớ -Thực hiện -Từng tổ trình bày bài hát -Lắng nghe, ghi nhớ 4.Củng cố - Dặn dò: -Học sinh trình bày lại bài hát -Nhắc lại tên tác giả của bài hát Quốc ca Việt Nam -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Phê bình những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu, khi hát tác phong phải nghiêm trang. Ngày soạn: 29/08/2010 TUẦN 2 (tiết 2) HỌC HÁT: BÀI QUỐC CA VIỆT NAM (Tiếp theo) I.Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2. - Tập nghi thức chào cờ và hát Quốc ca -Giáo dục các em lòng tự hào về các anh hùng liệt sĩ, truyền thống yêu nước. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ: Đàn Organ - Tranh vẽ lá cờ Việt Nam tung bay trên sân trường. - Bảng phụ III. Hoạt động dạy học chủ - yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em học sinh hát lời một của bài hát Quốc ca Việt Nam.? Nhạc và lời? 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh * Học hát: Quốc ca Việt Nam (lời 2) - Em nào có thể giới thiệu về tác giả và nội dung bài Quốc ca Việt Nam? - Hát mẫu lời 2 -Yêu cầu lớp trưởng lên điều khiển chào cờ và bắt nhịp lời một bài Quốc ca Việt Nam - Học sinh đọc lời 2 - Giải thích từ khó: Lầm than, gông xích, căm hờn - Giáo viên dạy từng câu như lời một, đàn giai điệu và bắt nhịp ( đếm 2-3) cho học sinh hát cùng với đàn. -Mời cá nhân học sinh hát lại hoặc tổ, nhóm hát. -Hát toàn lời hai, nhắc các em lấy hơi, hát rõ lời, tròn tiếng, khi hát phải nghiêm trang. -Yêu cầu tổ, nhóm hát -Yêu cầu học sinh trình bày bài hát ở tư thế đứng nghiêm trang, nhắc các em hát mạnh mẽ, rõ lời. -Giáo dục các em tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc. -Trả lời -Nghe và cảm nhận -Thực hiện -Đọc lời ca -Lắng nghe, ghi nhớ -Tập hát từng câu -Cá nhân hát, tổ, nhóm hát -Hát lời 2 -Thực hiện -Hát theo hướng dẫn -Ghi nhớ 4. Củng cố - Dặn dò: - Lớp trưởng điều khiển các bạn chào cờ và bắt nhịp cho cả lớp hát Quốc ca. - Nhận xét tiết học (Tuyên dương, phê bình) - Dặn học sinh về nhà tiếp tục tập hát để thuộc lời ca và hát tự nhiên, rõ lời. Ngày soạn: 05/09/2010 TUẦN 3 (tiết 3) HỌC HÁT: BÀI BÀI CA ĐI HỌC Nhạc và lời: Phan Trần Bảng I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời 1. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách - Giáo dục các em yêu quý thiên nhiên, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ: Đàn Organ - Nhạc cụ đệm, gõ: Thanh phách - Bảng phụ, tranh vẽ cảnh những em bé trên đường tới trường. III. Hoạt động dạy-học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Cả lớp ôn lại bài hát Quốc ca 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh * Hoạt động 1: Học hát Bài ca đi học -Treo tranh, giới thiệu bài hát: Bài ca đi học là bài hát do nhạc sĩ Phan Trần Bảng sáng tác, ông là người rất tâm huyết và có nhiều đóng góp trong việc giáo dục âm nhạc ở trường phổ thông. Bài ca đi học là một ca khúc ngắn gọn trong sáng, nói lên niềm vui của những em bé ngày ngày được tới trường trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. -Treo bảng phụ -Hát mẫu - Đọc lời ca theo tiết tấu: Mỗi lời gồm 4 câu hát -Khởi động giọng: 1-2 phút -Tập hát từng câu theo lối móc xích: Giáo viên hát câu một, sau đó đàn giai điệu câu này 2-3 lần, yêu cầu học sinh nghe và nhẩm theo. -Tập xong hai câu, cho học sinh hát nối liền hai câu với nhau. -Nhắc học sinh lấy hơi khi nghỉ ở dấu lặng đơn. -Chỉ định 1-2 học sinh hát lại hai câu này. -Tập tương tự với các câu tiếp theo. -Hát toàn lời 1 -Nửa lớp hát hai câu đầu, nửa kia hát hai câu sau, rồi đổi ngược lại. *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách -Giáo viên làm mẫu hai câu đầu -Bắt nhịp cho cả lớp hát đồng thanh và gõ đệm theo phách. -Yêu cầu tổ, nhóm thực hiện -Quan sát, lắng nghe -Quan sát -Lắng nghe -Đọc lời ca -Khởi động giọng -Tập từng câu -Nối hai câu hát -Ghi nhớ -Thực hiện -Tập các câu tiếp theo -Hát đồng thanh -Thực hiện -Lắng nghe, ghi nhớ -Thực hiện -Tổ, nhóm hát và gõ đệm theo phách 4.Củng cố - dặn dò: -Học sinh nhắc lại tên bài hát và tên tác giả. -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hát tốt, nghiêm túc trong giờ học. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) . -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát, hát thuộc lời ca và đúng giai điệu, thể hiện tính chất vui tươi của bài hát. Ngày soạn: 12/09/2010 TUẦN 4 (tiết 4) HỌC HÁT: BÀI BÀI CA ĐI HỌC (Tiếp theo) I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời 2 -Biết hát và gõ đệm theo phách -Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản II. Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ: Đàn Organ - Nhạc cụ đệm, gõ: Thanh phách - Tranh ảnh minh hoạ và một vài động tác phụ họa. III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Cả lớp hát lại lời 1 bài hát Bài ca đi học. 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh * Hoạt động 1: Học hát Bài ca đi học (Lời 2) -Treo bảng phụ -Hát mẫu cho học sinh nghe giai điệu lời 2 -Cho học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu -Khởi động giọng: Từ 1-2 phút. -Tập hát từng câu: theo lối móc xích. -Tập xong lời 2, cho cả lớp hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu. -Cho cả lớp hát dưới nhiều hình thức: Hát đồng thanh, nhóm, tổ, cá nhân -Hát kết hợp gõ đệm theo phách -Cho học sinh hát lại toàn bài, nhắc học sinh thể hiện sắc thái vui tươi, sôi nổi của bài hát, phát âm gọn tiếng. -Nhận xét *Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa -Hướng dẫn học sinh một vài động tác phụ họa đơn giản. -Cả lớp hát và vận động theo nhạc -Yêu cầu từng nhóm thực hiện -Mời một nhóm 3-5 em lên biểu diễn trước lớp -Giáo dục các em quý trọng niềm vui khi mỗi ngày được cắp sách đến trường -Quan sát -Lắng nghe -Đọc lời ca -Khởi động giọng -Tập từng câu -Thực hiện -Hát dưới nhiều hình thức -Thực hiện -Hát toàn bài theo hướng dẫn của giáo viên. -Tập động tác phụ họa -Hát và vận động theo nhạc -Từng nhóm hát và vận động -Biểu diễn trước lớp -Ghi nhớ 4.Củng cố - dặn dò: -Mời một học sinh nhắc lại tên bài hát và tên tác giả -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương – phê bình) -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát. Ngày soạn 19/09/2010 TUẦN 5 (tiết 5) HỌC HÁT: BÀI : ĐẾM SAO (Trích) Nhạc và lời: Văn Chung. I.Mục tiêu: -Biết hát theo giai điệu và lời ca. -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. -Giáo dục các em tình cảm yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. II.Chuẩn bị của giáo viên: -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách -Bảng phụ, tranh ảnh. III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: -Gọi một số học sinh lên biểu diễn lại bài hát Bài ca đi học 3 Bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh *Hoạt động 1: Học hát bài Đếm sao -Giáo viên giới thiệu về bài hát: Có những buổi tối mùa hè ở thôn quê, gió thổi mát rượi, các bạn nhỏ trải chiếu trên sân nhà ngồi hóng mát. Cùng ngước nhìn bầu trời đầy sao, các bạn thi nhau đếm. Có bạn đếm được nhiều, có bạn đếm được ít. Chốc chốc tiếng cười lại cất lên vui vẻ. Bầu trời cao vời vợi gợi cho chúng ta nhiều ước mơ bay bổng vào không gian, ước muốn được tới những hành tinh xa tít. Trong đêm hè gió mát, được ngắm nhìn bầu trời đầy sao đều cho ta một cảm giác thật là dễ chịu. Dựa theo trò chơi trong dân gian của trẻ em, nhạc sĩ Văn Chung đã viết nên bài hát đếm sao. Bài hát các em được học là trích đoạn trong bài hát này. Bài hát đếm sao có giai điệu du dương, lời ca giản dị. mộc mạc, trong sang như bức tranh vẽ nên cuộc sống thanh bình với những ước mơ thật cao đẹp. -Giáo viên trình bày bài hát. -Hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu. ( câu 1, 2, 3 có âm hình tiết tấu giống nhau) Giáo viên gõ hình tiết tấu làm mẫu khoảng 3 lần, sau đó chỉ định học sinh gõ lại tiết tấu. -Giáo viên hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca kết hợp gõ theo tiết tấu lời ca. -Khởi động giọng: Từ 1-2 phút. -Tập hát ... của giáo viên. -Nhận xét 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Hoạt động 1: Kể chuyện chàng Oóc Phê và cây đàn Lia -Giáo viên kể chuyện -Học sinh xem tranh minh họa cây đàn Lia -Đặt câu hỏi: +Tiếng đàn của chàng Oóc Phê hay như thế nào? +Vì sao chàng Oóc Phê cảm hóa được lão lái đò và diêm vương? +Vì sao lão lái đò không cho Oóc Phê quay lại và chết với vợ? -Rút ra kết luận: Âm nhạc có tác động rất mạnh đến đời sống, tình cảm của con người, đem đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. *Hoạt động 2: Nghe nhạc -Nhắc học sinh sửa lại tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm túc khi nghe nhạc. -Giới thiệu tác phẩm -Nghe nhạc -Đặt câu hỏi cho học sinh trả lời -Học sinh nêu cảm nhận -Nghe nhạc lần thứ hai -Lắng nghe -Quan sát -Trả lời câu hỏi -Ghi nhớ -Thực hiện -Lắng nghe, ghi nhó -Nghe nhạc -Trả lời câu hỏi -Nêu cảm nhận -Nghe nhạc 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) . -Dặn dò học sinh về ôn và nhớ các nốt nhạc đã học. Ngày soạn: 17/04/2010 TUẦN 31 (tiết 31) ÔN TẬP HAI BÀI HÁT CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ, TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC I.Mục tiêu: -Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca của hai bài hát -Ôn tập các nốt nhạc II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn và hát chuẩn xác hai bài hát: Chị ong nâu và em bé, tiếng hát bạn bè mình -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Bảng phụ đã kẻ khuông nhạc III.Các bước dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập bài hát. 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Chị ong nâu và em bé -Cho học sinh nghe giai điệu, yêu cầu học sinh nhắc tên bài hát, tên tác giả. -Cho học sinh ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức: +Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. +Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca +Chỉ định một vài nhóm thực hiện gõ đệm -Hát kết hợp vận động phụ hoạ: +Cả lớp trình bày bài hát kết hợp vận động phụ hoạ. +Từng nhóm hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp. *Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Tiếng hát bạn bè mình -Cho học sinh ôn lại bài hát dưới nhiều hình thức: Hát đồng thanh, hát theo nhóm, tổ. -Cho học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca. -Hát và vận động phụ họa. -Giáo viên nhận xét. *Hoạt động 3: Ôn tập các nốt nhạc trên khuông. -Cho học sinh ôn tập tên nốt -Ôn tập vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay. -Chỉ trên bảng phụ cho học sinh nói tên nốt nhạc và hình nốt đã có sẵn trên khuông. -Trò chơi âm nhạc: Dùng 3-4 cái ly, lấy thanh kim loại họăc thước gõ vào từng cái li cho học sinh lắng nghe, gõ nhiều lần cho học sinh phân biệt. Mời 1 em đứng quay mặt về dưới lớp, giáo viên gõ vào li bất kì, em đó sẽ chỉ cái li vừa phát ra tiếng. -Trò chơi sẽ được tiếp tục như vậy, nếu em đoán sai mời em khác lên chơi tiếp. -Nói tên bài hát, tên tác giả -Học sinh ôn tập bài hát: +Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. +Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca +Một vài nhóm thực hiện -Học sinh thực hiện: +Hát kết hợp vận động phụ hoạ +Nhóm hoặc cá nhân lên biểu diễn -Ôn lại bài hát: Hát đồng thanh, nhóm, tổ -Hát kết hợp vỗ tay theo phách và tiết tấu lời ca. -Hát và vận động phụ họa -Lắng nghe -Nói tên nốt nhạc -Quan sát, ghi nhớ -Nói tên nốt -Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ. Tham gia chơi trò chơi 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hăng say phát biểu, thực hành tốt. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại hai bài hát kết hợp vận động phụ hoạ cho bài hát. -Dặn học sinh về ôn lại nốt nhạc, nhớ vị trí của các nốt nhạc. Ngày soạn: 24/04/2010 TUẦN 32 (tiết 32) HỌC HÁT DO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN BÀI: ÂM VANG TIẾNG CỒNG BUÔN EM Nhạc và lời: Nguyễn Ngọc Châu I.Mục tiêu: -Học sinh biết hát theo giai điệu và lời ca -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn và hát chuẩn xác bài: Âm vang tiếng cồng buôn em -Nhạc cụ: đàn organ -Nhạc cụ đệm, gõ: thanh phách. -Tranh ảnh minh hoạ, bảng phụ. III.Các bước dạy - học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2.Kiểm tra bài cũ: -Bắt nhịp cho học sinh hát lại bài hát Cùng múa hát dưới trăng để khởi động giọng 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Hoạt động 1: Học hát bài: Âm vang của tiếng cồng buôn em -Giới thiệu bài hát: Hôm nay chúng ta sẽ được học một bài hát mang phong cách Tây Nguyên. -Giáo viên hát mẫu -Đọc lời ca theo tiết tấu -Luyện thanh: Từ 1-2 phút -Tập hát từng câu: Giáo viên đàn giai điệu từng câu khoảng 2-3 lần, nhắc học sinh lắng nghe, hát nhẩm theo đàn. Sau đó bắt nhịp cho học sinh hát hòa theo đàn. +Tập xong hai câu, cho học sinh hát nối liền hai câu, hướng dẫn học sinh lấy hơi, hát rõ lời, tròn tiếng, hát đúng chất Tây Nguyên. +Sửa những chỗ học sinh hát chưa đúng, tập các câu tiếp theo tương tự. -Lời hai tập tương tự như lời một. Nhắc học sinh lời hai có giai điệu giống như lời một. -Cho học sinh hát cả bài, hát theo tổ, nhóm. Hát nhiều lần để nhớ giai điệu và thuộc lời ca. -Mời một học sinh hát lại bài hát *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo phách -Giáo viên làm mẫu. -Học sinh hát kết hợp vỗ tay theo phách. -Chia lớp thành hai nhóm, một nhóm hát, một nhóm gõ đệm theo phách, sau đó đổi ngược lại. -Mời cá nhân học sinh hát lại bài hát. -Lắng nghe -Nghe giai điệu bài hát -Đọc lời ca -Luyện thanh -Tập hát từng câu -Nối các câu hát -Sửa sai -Tập lời hai -Thực hiện -Học sinh hát -Quan sát -Hát kết hợp vỗ tay theo phách -Thực hiện -Cá nhân hát 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. Ngày soạn: 01/05/2010 TUẦN 33 (tiết 33) ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT I.Mục tiêu: -Biết tên nốt, hình nốt, vị trí các nốt nhạc trên khuông -Tập biểu diễn một vài bài hát đã học II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn thuần thục các bài hát đã học -Bảng phụ kẻ khuông nhạc, khóa son và các nốt nhạc. III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra trong quá trình ôn tập nốt nhạc và tập biểu diễn các bài hát 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Hoạt động 1: Ôn tập các nốt nhạc -Giáo viên treo bảng phụ viết các hình nốt khác nhau. -Học sinh ôn lại tên các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay. -Ôn lại hình nốt -Chỉ bảng phụ cho học sinh đọc tên nốt và hình nốt. -Giáo viên nói tên nốt, học sinh lên bảng ghi nốt. -Nhận xét *Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát -Cho các em biểu diễn 2-3 bài hát, tạo thành một “liên khúc” -Chỉ định 3 nhóm, mỗi nhóm khoảng 4-5 học sinh. Cho các em hội ý tự chọn bài hát để biểu diễn. -Mỗi nhóm lên biểu diễn sẽ hát nối các bài hát tạo thành một liên khúc. -Mời học sinh trong lớp nhận xét nhóm nào thực hiện tốt nhất. -Giáo viên nhận xét. -Quan sát -Ôn tập tên nốt -Ôn hình nốt -Thực hiện -Ghi nốt nhạc -Lắng nghe -Lắng nghe -Thực hiện -Biểu diễn bài hát -Nhận xét -Lắng nghe 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, nghiêm túc trong giờ học, hát hay. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) mong rằng tiết học sau các em sẽ phát huy hơn nữa. -Dặn dò học sinh về ôn lại bài hát , hát thuộc lời ca và đúng giai điệu. -Ôn tập lại các nốt nhạc. Ngày soạn: 08/05/2010 TUẦN 34 (tiết 34) ÔN TẬP VÀ BIỂU DIỄN BÀI HÁT I.Mục tiêu: -Hát thuộc lời và giai điệu bài hát đã được học ở học kì 1 -Học sinh tự tin biểu diễn một vài bài hát đã học II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn thuần thục các bài hát đã học -Ghi nhớ một vài các động tác phụ họa III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra trong quá trình tập biểu diễn các bài hát 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Cho học sinh tập biểu diễn các bài hát đã học -Học sinh biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân -Nhắc học sinh biểu diễn bài hát phải tự tin, mạnh dạn, hát rõ lời, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát. -Nhận xét -Thực hiện -Biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân -Lắng nghe, ghi nhớ -Lắng nghe 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hát tốt, vận động đẹp, nghiêm túc trong giờ học. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) . -Dặn dò học sinh về ôn lại các bài hát đã học ở học kì 2, hát thuộc lời ca và đúng giai điệu, thể hiện sắc thái của bài hát, hát và vận động phụ họa cho bài hát Ngày soạn: 15/05/2010 TUẦN 35 (tiết 35) ÔN TẬP VÀ BIỂU DIỄN BÀI HÁT I.Mục tiêu: -Hát thuộc lời và giai điệu bài hát đã được học ở học kì 2 -Học sinh tự tin biểu diễn một vài bài hát đã học II.Chuẩn bị của giáo viên: -Đàn thuần thục các bài hát đã học -Ghi nhớ một vài các động tác phụ họa III.Hoạt động dạy – học chủ yếu: 1.Ổn định tổ chức: Nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2.Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra trong quá trình tập biểu diễn các bài hát 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Cho học sinh tập biểu diễn các bài hát đã học -Học sinh biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân -Nhắc học sinh biểu diễn bài hát phải tự tin, mạnh dạn, hát rõ lời, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát. -Nhận xét -Thực hiện -Biểu diễn theo nhóm, tổ, cá nhân -Lắng nghe, ghi nhớ -Lắng nghe 4.Củng cố - dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học (tuyên dương những em chú ý lắng nghe, hát tốt, vận động đẹp, nghiêm túc trong giờ học. Nhắc nhở những em chưa thật sự chú ý, chưa nghiêm túc trong giờ học) . -Nhắc học sinh về nhà phải ôn tập lại tên các nốt nhạc, nhớ vị trí của các nốt nhạc. -Nhận xét học sinh đã hoàn thành chương trình lớp 3.
Tài liệu đính kèm: