Giáo án An toàn giao thông 3 - Bài 2: Đi bộ qua đường an toàn

Giáo án An toàn giao thông 3 - Bài 2: Đi bộ qua đường an toàn

1. KTBC:

- Gọi 2 HS kể những nơi an toàn cho các em đi bộ mà các em biết.

- GV khen HS.

2. Giới thiệu bài:

- GV chỉ vào hình cầu vượt và vạch kẻ đường trong tranh và tình huống minh họa và hỏi:

+ Các em có biết những hình ảnh này thể hiện gì không?

+ Đã bao giờ các em qua đường bằng cầu, hầm, hoặc vạch kẻ đường dành cho người đi bộ chưa? Các em thấy qua đường ở những nơi đó có an toàn không?

- GV: Đó là cầu vượt, hầm, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường để đảm bảo an toàn.

* Hoạt động 1: Xem tranh minh họa và tìm ra ai qua đường không an toàn.

B1: Xem tranh.

- Cho HS xem tranh tình huống, GV giới thiệu tranh.

B2: Thảo luận nhóm.

 

doc 6 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án An toàn giao thông 3 - Bài 2: Đi bộ qua đường an toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HĐNGLL
Bài 2: Đi bộ qua đường an toàn
I.Mục tiêu:
- Giúp các em HS nhận biết cách qua đường an toàn tại cầu vượt, hầm, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và những nơi không có vạch kẻ dành cho người đi bộ.
- Nhận biết những hành vi không an toàn khi qua đường, có thể dẫn tới tai nạn giao thông.
II. Chuẩn bị :
- Tranh phóng to
III. Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. KTBC:
- Gọi 2 HS kể những nơi an toàn cho các em đi bộ mà các em biết.
- GV khen HS.
2. Giới thiệu bài:
- GV chỉ vào hình cầu vượt và vạch kẻ đường trong tranh và tình huống minh họa và hỏi:
+ Các em có biết những hình ảnh này thể hiện gì không?
+ Đã bao giờ các em qua đường bằng cầu, hầm, hoặc vạch kẻ đường dành cho người đi bộ chưa? Các em thấy qua đường ở những nơi đó có an toàn không?
- GV: Đó là cầu vượt, hầm, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường để đảm bảo an toàn.
* Hoạt động 1: Xem tranh minh họa và tìm ra ai qua đường không an toàn.
B1: Xem tranh.
- Cho HS xem tranh tình huống, GV giới thiệu tranh.
B2: Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 câu hỏi: + Theo các em vì sao hai bạn kia đi bộ không AT qua đường? Sẽ xảy ra tình huống ntn?
B3: Đại diện các nhóm lên chỉ tranh trình bày ý kiến.
GV: Hai bạn nhỏ chạy qua đường bên ngoài vạch kẻ đường dành cho Người đi bộ là qua đường không AT.
 Qua đường trên vạch kẻ đường dành cho Người đi bộ là qua đường AT.
 Qua đường bằng cầu vượt là qua đường AT.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những nơi qua đường AT và những hành vi không AT khi qua đường.
+ Theo em qua đường ở đâu là AT nhất?
+ Những hành vi nào gây mất AT khi qua đường?
- Rút ra bài học sgk trang 4.
* Hoạt động 3: Góc vui học
- Cho HS xem tranh.
- Yêu cầu 1HS đọc câu thành ngữ, 1HS khác nói về ý nghĩa của câu thành ngữ.
GV: Câu thành ngữ khuyên chúng ta không được hấp tấp, vội vàng khi qua đường, nếu không sẽ dễ bị vấp ngã hay va chạm với các phương tiện đang tham gia giao thông trên đường.
* Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò.
B1. Ghi nhớ: sgk trang 4.
B2. Dặn dò: -Các em nhớ khi qua đường hãy dừng lại và quan sát AT rồi với qua.
- Không đột ngột chạy qua đường hoặc mất tập trung khi qua đường.
- GV đọc: Luật giao thông đường bộ (Số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008): Trích Điều 23: Người đi bộ.
 * Hoạt động 5: Bài tập về nhà.
Các em cùng bố mẹ thực hành qua đường và thực hiện các bước qua đường an toàn đã học nhé.
HS kể
- HS quan sát.
- HSTL.
- quan sát tranh, lắng nghe.
Thảo luận theo nhóm, XĐ các bạn qua đường không AT và tìm nơi qua đường AT nhất.
- HSTL. 
- HSQS tranh.
- 1HS đọc.
- 1HS nói ý nghĩa câu thành ngữ.
- Vài HS đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
HĐNGLL
Bài 4: Những nguy hiểm khi vui ở những nơi không an toàn
I.Mục tiêu:
- Giúp các em HS thấy được những nguy hiểm có thể xảy ra khi chơi đùa ở những nơi không an toàn, như đường phố, hè phố, cổng trường hay đường sắt, v.v...
II. Chuẩn bị :
- Tranh phóng to
III. Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. KTBC:
- Gọi 2 HS kể những nơi đường giao nhau mà em đã học và làm thế nào để các em qua đường an toàn ở những nơi đường giao nhau này.
- GV khen HS.
2. Giới thiệu bài:
- GV hỏi:
+ Các em thừng chơi đùa ở đâu?
+ Chuyện gì cá thể xảy ra khi các em chơi trên đường phố, hè phố, gần đường sắt?
- GV: Khi chơi với bạn bè, đôi khi do mải vui nên các em không để ý là mình đang chơi ở những nơi nguy hiểm như đường phố, hè phố, cổng trường hay đường sắt v.v...Chơi ở những nơi đó có thể xảy ra tai nạn giao thông.
* Hoạt động 1: Xem tranh minh họa và tìm ra những nơi an toàn để chơi đùa.
B1: Xem tranh.
- Cho HS xem tranh tình huống, GV giới thiệu tranh.
B2: Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 câu hỏi:
 + Trong tranh các bạn đang chơi đùa ở những nơi đâu?
+ Những bạn nào đang gặp nguy hiểm?
+ Để tránh nguy hiểm, các bạn nên chơi ở đâu?
B3: Đại diện các nhóm lên chỉ tranh trình bày ý kiến.
GV: Các bạn nữ đang chơi nhảy dây trong sân chơi, đây là nơi an toàn cho các em chơi đùa.
 Các bạn nam đang đá bóng ở trên đường. Các bạn nam đang gặp nguy hiểm, có thể bị xe chạy đâm phải.
 Để tránh nguy hiểm, các bạn nên chơi ở những nơi dành riêng cho các em nhỏ chơi như công viên, sân chơi, v.v...
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nguy hiểm khi vui chơi ở những nơi không an toàn.
B1: GV giải thích cho HS hiểu:
 - Vui chơi trên đường phố:
 + Các em mãi chơi nên không quan sát được xe chạy trên đường.
+ Người lái xe khó đoán được hướng di chuyển của các em, do vậy khó tránh kịp và có thể va chạm với các em, gây ra tai nạn giao thông.
=> Các em có thể gây ra nguy hiểm cho bản thân và những người khác cùng lưu thông trên đường.
- Vui chơi ở cổng trường nơi gần đường phố:
 Khi bắt đầu giờ học hoặc khi tan học, cổng trường là nơi tập trung nhiều người. (phụ huynh HS, HS và những người tham gia giao thông khác). Vì vậy, đây là nơi dễ xảy ra tai nạn giao thông.
- Vui chơi trên hè phố:
 Hè phố là nơi dành riêng cho người đi bộ nên các em sẽ gây ra cản trở cho người đi bộ khi chơi trên hè phố.
 Ngoài ra, khi mãi chơi, các em có thể không để ý, chạy xuống lòng đường và có thể va chạm với những chiếc xe đang đi trên đường.
- Vui chơi xung quanh ô tô đang dừng đèn đỏ: 
 Những chiếc ô tô đó có thể chuyển động bất ngờ khiến các em không kịp tránh. Hơn nữa, chúng còn che khuất tầm nhìn, khiến các em khó quan sát an toàn.
- Vui chơi gần đường sắt:
 Khi mãi chơi, các em có thể không kịp nhận biết đoàn tàu đang đến và tránh kịp thời.
* Hoạt động 3: Góc vui học
B 1: Cho HS xem tranh để tìm hiểu.
 4 bức tranh mô tả những nơi an toàn và không an toàn để chơi đùa.
 + Các em xem tranh và cho biết bức tranh nào về khu vực an toàn cho các em chơi đùa.
B 2: GV nhận xét.
B 3: GV nhấn mạnh và giải thích: 
 - Nơi có thể vui chơi: Công viên (tranh 2).
 - Những nơi không nên vui chơi: Trên lòng đường (tranh 1), khu vực gần đường sắt (tranh 3) và bãi đỗ xe ô tô (tranh 4).
* Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò.
B1. Ghi nhớ: SGK trang 8.
B2. Dặn dò: 
 - Các em hãy vui chơi ở những nơi an toàn, như sân chơi, công viên...
- Không vui chơi ở những nơi nguy hiểm, như lòng đường, hè phố hay gần đường sắt...
* Hoạt động 5: Bài tập về nhà.
Các em liệt kê những nơi an toàn để vui chơi tại nơi em ở để chia sẻ với cả lớp ở tiết học tiếp theo.
HS kể
- HS quan sát.
- HSTL.
-HS lắng nghe.
- Quan sát tranh, lắng nghe.
Thảo luận theo nhóm, XĐ các bạn chơi ở những nơi nguy hiểm và tìm những nơi an toàn để chơi .
- Lắng nghe
- HSQS tranh
- Lắng nghe
-HS trả lời.
- Lắng nghe.
-HS đọc ghi nhớ SGK.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_an_toan_giao_thong_3_bai_2_di_bo_qua_duong_an_toan.doc