Bài 1 : ĐI BỘ AN TOÀN
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh nhận biết được những nơi đi bộ an toàn
- Giúp học sinh có thể tự đi bộ một mình an toàn khi tham gia giao thông
II. CHUẨN BỊ : -Tranh to tình huống – Một vài ảnh chụp đường có vỉa hè và đường không có vỉa hè - Một vài tranh ảnh phù hợp với tình hình giao thông địa phương
III.Các hoạt động dạy học. (20 phút)
A. AN TOÀN GIAO THÔNG (TUẦN 7) Bài 1 : ĐI BỘ AN TOÀN MỤC TIÊU: - Giúp học sinh nhận biết được những nơi đi bộ an toàn - Giúp học sinh có thể tự đi bộ một mình an toàn khi tham gia giao thông II. CHUẨN BỊ : -Tranh to tình huống – Một vài ảnh chụp đường có vỉa hè và đường không có vỉa hè - Một vài tranh ảnh phù hợp với tình hình giao thông địa phương III.Các hoạt động dạy học. (20 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giới thiệu bài : GV : - Các em thường đi bộ ở đâu? Ghi bảng nhưng nơi HS thường đi bộ. Kết luận : (SGV/ 1) Hoạt động 1 : Bước 1 : Xem tranh – GV cho HS xem tranh tình huống Bước 2 : Thảo luận tình huống – GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm N1-N2- Trong bức tranh, Bi và Bống đang đi bộ ở đâu? Nơi đó có an toàn không? N3-N4:Bạn nào trong tranh đang đi bộ ở nơi không an toàn? Tại sao? KL : Bi và Bống đang đi bộ trên hè phố. Nơi đó rất an toàn.Có 2 bạn đi bộ dưới lòng đường là không an toàn vì dễ bị va chạm với xe cộ đang chạy trên đường Hoạt động 2 :Tìm hiểu về những nơi đi bộ an toàn -GV: Theo các em, đi bộ ở những nơi nào thì mới bảo đảm an toàn? KL: Hãy đi bộ trên hè phố(vỉa hè) hoặc đi sát lề đường bên phải theo chiều đi của mình (ở những nơi không có vỉa hèø) vì đây là nơi an toàn nhất cho người đi bộ. - Không nên dàn hàng ngang, túm năm, túm ba dưới lòng đường làm cản trở giao thông và dễ gây ra tai nạn cho mình và cho người khác -HS trả lời - HS quan sát tranh - HS thảo luận theo nhóm Đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm khác bổ sung - HS trả lời theo ý mình - HS lắng nghe. III/Củng cố, dặn dò : Mỗi khi đi bộ trên đường, tại sao các em phải đi trên vỉa hè? - Thực hiện các điều đã học và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. AN TOÀN GIAO THÔNG ( 20 PHÚT) (TUẦN 8) Bài 2 : QUA ĐƯỜNG AN TOÀN MỤC TIÊU - Giúp HS nhận biết cách qua đường an toàn tại cầu vượt, hầm, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và những nơi không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ - Nhận biết những hành vi không an toàn khi qua đường, có thể dẫn tới tai nạn giao thông II. CHUẨN BỊ - Tranh tình huống - Một vài bức ảnh chụp cầu vượt, hầm qua đường, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường III.Các hoạt động dạy học. Bài cũ : Đi bộ an toàn -Mỗi khi đi bộ trên đường, tại sao các em phải đi trên vỉa hè? Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giới thiệu bài : -GV cho HS quan sát 3 bức ảnh chụp cầu vượt, hầm, vạch kẻ đường danh cho người đi bộ, hỏi: Những hình ảnh này chỉ cho các em thấy điều gì? - Đã bao giờ các em qua đường bằng cầu vượt, hầm hoặc vạch kẻ đường dành cho người đi bộ chưa? Qua đường ở những nơi đó có an toàn không? KL: Đó là cầu vượt, hầm, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường để bảo đảm an toàn. Hoạt động 1: Cho HS xem tranh tình huống, thảo luận: - Trong bức tranh, bạn nào qua đường không an toàn? GV kết luận : 2 bạn nhỏ chạy qua đường bên ngoài vạch kẻ đường dành cho người đi bộ là không an toàn Hoạt động 2 : GV hỏi: -Theo các em, qua đường ở đâu là an toàn nhất? - Những hành vi nào gây mất an toàn khi qua đường? GV kết luận: Khi đi bộ qua đường phải đi trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ hoặc qua bằng cầu vượt, hầm vượt để được an toàn. Khi qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, vẫn cần phải quan sát bên phải, bên trái khi nào không có xe cộ lưu thông mới đi qua - Không đột ngột chạy qua đường- Không vượt qua dải phân cách-Không nói chuyện hoặc đùa nghịch khi qua đường - HS quan sát, trả lời - HS lắng nghe - HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác bổ sung - HS thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác bổ sung III/Củng cố, dặn dò : Khi qua đường, các em cần phải thực hiện như thế nào? Thực hiện những điều đã học và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. AN TOÀN GIAO THÔNG ( 20 PHÚT) (TUẦN 9) Bài 3 : QUA ĐƯỜNG AN TOÀN TẠI NƠI ĐƯỜNG GIAO NHAU I.MỤC TIÊU - Giúp HS có thể qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau II. CHUẨN BỊ - Tranh tình huống III.Các hoạt động dạy học. Bài cũ : Qua đường an toàn - Những hành vi nào gây mất an toàn khi qua đường? Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giới thiệu bài : Tai nạn giao thông có thể xảy ra do người đi bộ qua đường không chú ý quan sát. Vì vậy, việc chú ý quan sát khi qua đường sẽ là rất cần thiết, đặc biệt là ở những nơi giao nhau không có đèn tín hiệu giao thông -Hoạt động 1: Cho HS xem tranh tình huống, thảo luận: - 2 nơi đường giao nhau trong tarnh có điểm gì khác nhau? GV kết luận: Trong tranh có 2 đường giao nhau khác nhau. Đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông và đường giao nhau khôngcó đèn tín hiệu giao thông -Hoạt động 2 : Tìm hiểu các bước qua đường an toàn Câu hỏi 1 : Đèn tín hiệu dành cho người đi bộ có mấy màu và ý nghĩa của màu đèn? Câu hỏi 2 : Qua đường giao nhau không có tín hiệu đèn giao thông như thế nào để bảo đảm an toàn? GV giải thích : 1)Tín hiệu đèn dành cho người đi bộ có hình người với 2 màu xanh, đỏ: - Tín hiệu màu đỏ với hình người đang đứng : Cấm người đi bộ sang đường. Chúng ta phải đứng lại và chờ đèn xanh. - Tín hiệu đèn màu xanh với hình người đang bước đi : Cho phép người đi bộ qua đường 2) Qua đường tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ. Chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn dành cho người đi bộ và thực hiện qua đường theo các bước sau: - Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường nếu không có hè phố - Chờ đèn tín hiệu dành cho người đi bộ chuyển sang màu xanh -Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có chiếc xe nào đang đến gần. - Đi qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, giơ cao tay để các xe nhận biết và luôn tập trung quan sát an toàn để tránh các xe đi cắt ngang 3) Qua đường tại nơi đường giao nhau không có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ - Những nơi giao nhau không có đèn tín hiệu dành cho người đi bộ thường có những xe cắt ngang, nên các em cần quan sát rất cẩn thận và qua đường thận trọng tại những nơi này, Các em qua đường theo các bước sau: - Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường -Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn an toàn - Đi qua đường phải luôn tập trung quan sát, giơ cao tay để các xe nhận biết - Để bảo đảm an toàn, tốt nhất các em qua đường cùng với người lớn Hoạt động 3 : Cho HS xem 4 tranh, thảo luận nhóm 2- Kết quả: Xếp theo thứ tự A/ Đèn dành cho người đi bộ màu đỏ.Đứng lại chờ đèn xanh C/Đèn xanh dành cho người đi bộ bật sáng D/-Quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa để kiểm tra an toàn B/ Qua đường và giơ cao tay để các xe khác biết - HS lắng nghe - HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác bổ sung - HS lắng nghe - HS nhắc lại - HS nhắc lại - HS thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày đáp án III/Củng cố, dặn dò : Từ nhà đến trường , các em có phải đi qua nơi đường giao nhau nào không? Em làm thế nào khi đi qua những nơi đó? Thực hiện những điều đã học và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện/ AN TOÀN GIAO THÔNG ( 20 PHÚT) (TUẦN 10) Bài 4 : NGUY HIỂM KHI CHƠI ĐÙA Ở NHỮNG NƠI KHÔNG AN TOÀN I.MỤC TIÊU - Giúp các em thấy được những nguy hiểm có thể xảy ra khi chơi đùa ở những nơi không an toàn như đường phố, hè phố, cổng trường hay đường sắt v.v.. II. CHUẨN BỊ – Tranh to tình huống - 1 số ảnh chụp nhưng nơi các em có thể chơi đùa như công viên, sân chơi và những nơi các em không nên chơi đùa III.Các hoạt động dạy học. A.Bài cũ : Đèn tín hiệu dành cho người đi bộ có mấy màu và ý nghĩa của màu đèn? B.Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giới thiệu bài : - Các em thường chơi đùa ở đâu? GV : Khi chơi với bạn bè, đôi khi do mải vui nên các em không để ý mình đang chơi ở những nơi nguy hiểm như đường phố, hè phố, cổng trường, đường sắt v.v.. Chơi ở những nơi đó có thể xảy ra tạn nạn giao thông. -Hoạt động 1: Cho HS xem tranh tình huống, thảo luận: - Trong tranh, các bạn đang chơi đùa ở những nơi đâu? - Những bạn nào đang gặp nguy hiểm? - Đế tránh nguy hiểm, các bạn nên chơi ở đâu? GV kết luận : - Các bạn nữ đang chơi nhảy dây trong sân chơi, đây là nơi an toàn cho các em chơi đùa - Các bạn nam đang đá bóng trên đường.Các bạn nam đang gặp nguy hiểm, có thể xe chạy trên đường đâm phải -Để tránh nguy hiểm, các bạn nên chơi ở những nơi dành cho em nhỏ chơi như công viên, sân chơi v.v.. -Hoạt động 2 : Tìm hiểu về sự nguy hiểm khi chơi đùa ở những nơi không an toàn . GV giải thích : 1) Chơi đùa trên đường phố : Các em mải chơi nên không quan sát được xe chạy trên đường - Người lái xe khó đoán được hướng di chuyển của các em nên khó tránh kịp và có thể va chạm với các em, gây tai nạn giao thông.-> các em có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác đang đi trên đường. 2)Chơi đùa ở cổng trường nơi gần đường phố : -Khi bắt đầu giờ học hoặc tan học, cổng trường là nơi tập trung nhiều người (phụ huynh, HS và những người khác) vì vậy đây là nơ ... I.MỤC TIÊU -HS học được cách phỏng đốn những nguy hiểm cĩ thể xảy ra và tạo thĩi quen để phịng tránh II. CHUẨN BỊ – Tranh to bài học- Một số tranh ảnh minh họa III.Các hoạt động dạy học. A.Bài cũ : Những nơi tầm nhỉn bị che khuất nguy hiểm như thế nào? B.Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giới thiệu bài : (GATGT/GV) -Hoạt động 1: Xem tranh và tìm ra những điều gì nguy hiểm có thể xảy ra với các bạn trong tranh * Điều gì có thể xảy ra với với các bạn nhỏ trong tranh? -GV giải thích thêm và nhấn mạnh các tình huống có thể xảy ra nguy hiểm -Hoạt động 2: Dự đoán và phòng tránh những nguy hiểm có thể xảy ra trên đường - GV giải thích cho các em các trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra trên đường ( Sách ATGT/GV trang 21-22) Hoạt động 3: Xem tranh để tìm hiểu - Cho HS xem tranh để tìm hiểu thêm về các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường - GV kiểm tra, nhận xét và bổ sung thêm câu trả lời của HS Kết luận bài học : - Các tình huống nguy hiểm luôn có thể xảy ra trên đường. Các em cần tạo thói quen quan sát và dự đoán trước những tình huống bất ngờ có thể xảy ra để phòng tránh kịp thời. - HS trả lời - HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác bổ sung - HS lắng nghe - HS xem tranh thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm trả lời - HS lắng nghe - HS nhắc lại III/Củng cố, dặn dò : Em hãy thử dự đoán một vài trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra cho em khi tham gia giao thông trên đường? Thực hiện những điều đã học và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện/ AN TOÀN GIAO THÔNG ( 20 PHÚT) (TUẦN 16) Bài 10: NHỚ ĐỘI MŨ BẢO HIỂM NHÉ I.MỤC TIÊU -HS luôn nhớ đội mũ bảo hiểm đúng qui cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp II. CHUẨN BỊ – Tranh to bài học- Một mũ bảo hiểm của người lớn, 3 mũ dành cho trẻ em đạt tiêu chuẩn chất lượng III.Các hoạt động dạy học. A.Bài cũ : Em hãy thử dự đoán một vài trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra cho em khi tham gia giao thông trên đường? B.Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giới thiệu bài : (GATGT/GV) Tầm quan trọng của việc đội mũ BH -Hoạt động 1: Cho HS xem tranh- Thảo luận nhĩm Câu hỏi 1 : Các em hãy nhìn vào tranh minh họa và chỉ ra ai phải đội mũ bảo hiểm để bảo đảm an toàn. GV kết luận : Tất cả mọi người ngồi trên xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm -Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác dụng của mũ bảo hiểm và cách đội mũ BH để bảo đảm an toàn 1/ Các em có biết tác dụng của mũ bảo hiểm là gì không? 2/ Các em có biết đội mũ bảo hiểm đúng cách không? GV kết luận: 1/ Tác dụng của mũ bảo hiểm : Mũ bảo hiểm nhằm bảo vệ phần đầu của người đội trong trường hợp không may xảy ra tai nạn khi ngồi trên xe máy, xe đạp. 2/ Đội mũ bảo hiểm đúng cách ( làm mẫu cho HS) - Nhắc bố mẹ chọn cho mình chiếc mủ BH đạt chuẩn chất lượng, vừa cỡ đầu - Đội mũ bảo hiểm ngay ngắn, cài quai mũ chắc chắn để khi có tai nạn xảy ra, mũ không rơi ra. Không nên cài quai mũ quá chặt hoặc quá lỏng. Khi cài xong các em đưa hai ngón tay vào dưới cằm, nếu cho 2 ngón tay vào được giữa quai và cằm là được. Hoạt động 3: Thực hành đội mũ bảo hiểm - Gọi 3 học sinh lên thực hành đội mũ bảo hiểm - Nhận xét về cách đội của các em Kết luận bài học : Để bảo vệ vùng đầu, giảm nguy cơ chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn, các em hãy đội mũ bảo hiểm và cài quai mũ đúng cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp - Hãy nhắc nhở bố mẹ, người thân trong gia đình và bạn bè cùng đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe để bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông - HS trả lời - HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác bổ sung - HS lắng nghe HS thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm báo cáo Các nhóm khác bổ sung - HS lắng nghe - HS nhắc lại - 3 học sinh lên thực hành đội mũ bảo hiểm - HS lắng nghe III/Củng cố, dặn dò : Tại sao chúng ta phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp, xe máy khi tham gia giao thông? Thực hiện những điều đã học và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện/ AN TOÀN GIAO THÔNG ( 20 PHÚT) (TUẦN 17) Bài 11: NGỒI AN TOÀN TRÊN XE MÁY, XE ĐẠP I.MỤC TIÊU -HS nhận biết được cách ngồi an toàn trên xe máy, xe đạp - HS nhận biết được sự nguy hiểm của những tư thế ngồi không an toàn trên xe máy, xe đạp II. CHUẨN BỊ – Tranh to bài học- Chuẩn bị 1 xe đạp để thực hành III.Các hoạt động dạy học. A.Bài cũ : Tại sao chúng ta phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp, xe máy khi tham gia giao thông? B.Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giới thiệu bài : (SATGT/GV) -Hoạt động 1: Cho HS xem tranh- Thảo luận nhĩm 1/ Các bạn nhỏ trong tranh đang có những hành động gì khi ngồi trên xe máy, xe đạp? Bạn nào ngồi đúng tư thế? GV kết luận theo từng tranh ( SGV /ATGT/ 26) -Hoạt động 2: Tìm hiểu các ngồi an toàn trên xe máy, xe đạp và những hành động không nên làm khi đi xe máy, xe đạp HS thảo luận nhóm các câu hỏi: 1/- Các em biết ngồi đúng tư thế trên xe đạp, xe máy là ngồi như thế nào không? 2./ Các em biết những tư thế ngồi như thế nào là không an toàn trên xe máy, xe đạp? GV bổ sung và kết luận: 1/Cách ngồi an toàn trên xe máy, xe đạp: - Ngồi thẳng lưng, ôm eo người lái xe, hai đùi khép nhẹ, hai bàn chân đặt lên thanh để chân phía sau - Ngồi ổn định trên xe, không quay ngang, quay ngửa làm mất thăng bằng xe và làm người lái mất tập trung - Luôn đội mũ bảo hiểm. 2/Những việc không nên làm khi ngồi trên xe máy, xe đạp: - Đứng lên thanh để chân- Đứng hay ngồi phía trước người lái xe.- Chơi đùa hay quấy rầy người lái xe – Ngồi quay lưng lại với người lái xe. - Hoạt động 3: Thực hành : Cho học sinh thực hành ngồi trên xe và hướng dẫn các tư thế ngồi an toàn GV kết luận : ( Sách ATGT/GV/ 27 - HS trả lời - HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác bổ sung - HS lắng nghe HS thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm báo cáo Các nhóm khác bổ sung - HS lắng nghe - HS nhắc lại - HS lắng nghe - 3 học sinh lên thực hành III/Củng cố, dặn dò : Khi tham gia giao thông bằng xe đạp, xe máy các em phải ngồi như thế nào? Những hành động nào không nên làm khi ngồi trên xe đạp, xe máy ? Thực hiện những điều đã học và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện/ AN TOÀN GIAO THÔNG ( 20 PHÚT) (TUẦN 18) Bài 12: NGỒI AN TOÀN TRONG XE Ô TÔ VÀ TRÊN THUYỀN I.MỤC TIÊU -HS nhận biết được những việc nên làm và không nên làm khi ngồi trong ô tô và khi ngồi trên thuyền II. CHUẨN BỊ – Tranh to bài học- III.Các hoạt động dạy học. A.Bài cũ : Khi tham gia giao thông bằng xe đạp, xe máy các em phải ngồi như thế nào? B.Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giới thiệu bài : (SATGT/GV) -Hoạt động 1: Xem tranh tình huống và thảo luận nhóm - Các bạn, em bé trong tranh đang làm gì trong ô tô? Theo em bạn nào ngồi an toàn? GV bổ sung và kết luận theo tranh ( Sách ATGTGV/29) -Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc các em nên và không nên làm khi ngồi trong xe ô tô. - Qua các bức tranh chúng ta vừa tìm hiểu ở trên, các em có biết chúng ta nên làm gì khi ngồi trong xe ô tô không? - Những việc gì chúng ta không nên làm gì khi ngồi trong xe ô tô? - GV ghi tóm tắt ý HS trả lời trên bảng. GV kết luận : 1/ Những việc nên làm khi ngồi trong xe ô tô. - Ngồi yên trong xe- Nếu có dây an toàn phải thắt dây an toàn- Lên xuống xe theo sự chỉ dẫn của người lớn 2/ Những việc không nên làm khi ngồi trong xe ô tô. -Không chơi đùa trong xe – Không thò đầu hoặc tay ra ngoài cửa xe – Không đùa nghịch, la hét làm ảnh hường đến người lái xe - Không tự ý lên xuống xe khi không có sự hướng dẫn của người lớn- Ngồi trên ghế xe, không ngồi lên đồ vật trong xe - Hoạt động 3: Cho HS xem tranh số 5- thảo luận - Trong bức tranh này,bạn nào ngồi an toàn trên thuyền, bạn nào không an toàn? Vì sao? GV bổ sung và kết luận theo tranh Hoạt động 4 : Qua tranh số 5 các em có biết chúng ta nên làm gì khi ngồi trên thuyền không? Những việc gì không nên làm? GV bổ sung và kết luận : 1/ Những việc nên làm khi ngồi trên thuyền: - Mặc áo phao – Ngồi ổn định ngay ngắn- Lên xuống thuyền cần có người lớn hướng dẫn- 2/ Những việc không nên làm khi ngồi trên thuyền : - Không đứng lên hoặc nhoài tay, người ra ngoài thuyền- Đùa nghịch trên thuyền – Tự chèo thuyền. GV kết luận chung : Để bảo đảm an toàn khi đi ô tô, các em luôn nhớ thắt dây an toàn, ngồi đúng tư thế và lên xuống theo sự hướng dẫn của người lớn. Khi đi trên tàu, thuyền phải mặc áo phao và ngồi ổn định, tuyệt đối không đùa nghịch hay tự ý chèo thuyền. - HS trả lời - HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác bổ sung - HS lắng nghe HS thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm báo cáo Các nhóm khác bổ sung - HS lắng nghe - HS nhắc lại - HS lắng nghe HS thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm báo cáo Các nhóm khác bổ sung - HS lắng nghe - HS đọc ghi nhớ III/Củng cố, dặn dò : Khi ngồi trong ô tô và khi ngồi trên thuyền, các em phải tuân theo những điều gì để được an toàn ? Thực hiện những điều đã học và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện/
Tài liệu đính kèm: