Giáo án bài học Khối 3 - Tuần 1 và 2

Giáo án bài học Khối 3 - Tuần 1 và 2

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

Tiết CT 1-1 : Cậu bé thông minh

I. Mục tiêu:

A – Tập đọc:

-Đọc đúng rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minhvà tài trí của cậu bé,(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B – Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.

II. Các kĩ năng sống

- Tư duy sáng tạo.

- Ra quyết định

- Giải quyết vấn đề

 

doc 47 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học Khối 3 - Tuần 1 và 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Tiết CT 1-1 : Cậu bé thông minh
I. Mục tiêu:
A – Tập đọc:
-Đọc đúng rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minhvà tài trí của cậu bé,(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B – Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.
II. Các kĩ năng sống 
- Tư duy sáng tạo. 
- Ra quyết định 
- Giải quyết vấn đề
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
- Trình bày ý kiến cá nhân
- Đặt câu hỏi
- Thảo luận nhóm
IV. Đồ dùng:
- Tranh.
- Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
- Sách giáo khoa.
- Tranh phóng to câu chuyện.
V. Các hoạt động dạy học
A – Mở đầu: 
- GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 3 – Tập 1.
- GV giải thích nội dung từng chủ điểm..
B – Bài mới:
** HĐ 1. Giới thiệu bài.
** HĐ 2. Luyện đọc trơn
a) GV đọc toàn bài (Gợi ý cách đọc)
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu
- GV hướng dẫn các em đọc đúng.
- Đọc từng đoạn.
- Trong khi theo dõi HS đọc, GV kết hợp nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. GV nhắc nhở những em đọc chưa đúng câu từ ngữ.
** HĐ 3. Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
- HS đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
+ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
- HS đọc thầm đoạn 3.
+ Trong cuộc thử tài lần 3 cậu bé yêu cầu điều gì?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
** HĐ 4: Luyện đọc lại.
- Chia HS thành các nhóm.
- HS từng nhóm phân vai đọc.
- GV và lớp bình chọn bạn đọc hay.
Kể chuyện:
1- HS nêu nhiệm vụ.
2- HS kể từng đoạn:
- Mời 3 HS.
- GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu HS lúng túng:
+ Tranh 1: Quân lính đang làm gì?
+ Tranh 2: Trước mặt vua cậu bé đang làm gì?
+ Tranh 3: Cậu bé yêu cầu sứ giải điều gì?
- Sau mỗi lần HS kể.
5. Củng cố, dặn dò 
- GV động viên khen ngợi những ưu điểm. 
- Khuyến khích HS về nhà kể lại.
** Rút kinh nghiệm: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________ 
Toán
Tiết CT 1: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
A/ Mục tiêu 
Biết cách đọc,cách viết, so sánh các số có 3 chữ số.
Làm BT 1, 2, 3, 4.
B/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ., SGK.
 C/ Các hoạt động dạy học 
1. Bài cũ:
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
- Để củng cố lại các kiến thức đã học về số tự nhiên. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Đọc viết so sánh số có 3 chữ số “
 b) Luyện tập:
Bài 1: - Giáo viên ghi sẵn bài tập lên bảng như sách giáo khoa.
- Yêu cầu 1 em lên bảng điền và đọc kết quả 
- Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài.
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 : Giáo viên nêu phép tính và ghi bảng
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện .
- Gọi hai học sinh đại diện hai nhóm lên bảng sửa bài
- Gọi học sinh khác nhận xét
+ Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3: - Ghi sẵn bài tập lên bảng như sách giáo khoa .
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng điền dấu thích hợp và giải thích cách làm . 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào phiếu học tập .
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 4 :- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài 
- Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi bạn .
-Yêu cầu học sinh nêu miệng chỉ ra số lớn nhất có trong các số và giải thích vì sao lại biết số đó là lớn nhất ?
- Gọi học sinh khác nhận xét
+ Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
 c) Củng cố - Dặn dò:
-Nêu cách đọc ,cách viết và so sánh các có 3 chữ số ?
* Nhận xét đánh giá tiết học 
– Dặn về nhà học và làm bài tập
** Rút kinh nghiệm: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________ 
Thủ công
Tiết ct 1: GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI
I/ MỤC TIÊU:
HS biết cách gấp tàu thủy có hai ống khói.
Gấp được tàu thủy có hai ống khói đúng qui trình kĩ thuật
Giáo dục HS lòng yêu thích sản phẩm do mình làm ra và yêu thích môn học này.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một cái tàu thủy đã gấp bằng giấy khổ lớn đủ để HS quan sát.
- Giấy thủ công.
- Bút chì, kéo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùg học tập của HS
2/ Bài mới:
a) Giới thiệu và ghi đề bài:
 b) Vào bài.
vHđ 1: Quan sát nhận xét:
 Mt: HS nhận xét được hình dáng, đặc điểm của tàu thủy mẫu.
- GV giới thiệu tàu thủy mẫu.
? Em có nhận xét gì về đặc điểm, hình dáng của tàu thủy? 
Þ Đây chỉ là tàu thủy đồ chơi, trong thực tế, tàu thủy được làm bằng sắt, thép và có cấu tạo phức tạp hơn.
 Tàu thủy có tác dụng: Chở hành khách, hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng đương biển...
- Gọi 1 HS mở tàu thủy mẫu ra.
 v Hđ 2: GV hướng dẫn mẫu:
? Tờ giấy gấp tàu thủy có dạng hình gì?
 Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy:
- Các em đã học gấp và cắt tờ giấy hình vuông rồi. Cả lớp hãy thực hiện gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
 Bước 2: Gấp hai đường dấu giữa:
- Gấp tờ giấy làm bốn để lấy đường dấu giữa.
 Bước 3: Gấp tàu thủy:
- Đặt tờ giấy lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. Gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông vào sao cho 4 đỉnh tiếp giáp nhau ở giữa. Các cạnh phải trùng với đường dấu.
- Lật hình vừa gấp ra phía sau tiếp tục gấp như thế.
- Lật tiếp ra sau và gấp lần nữa.
- Đẩy hai ô vuông lên phía trên: đưa ngón tay vào trong hình vuông để hất lên.
- Kéo 2 ô vuông còn lại sang 2 bên.
 Ta đã có được tàu thủy.
- Gọi 2 HS thực hiện trước lớp.
3/ Thực hành:
- Yêu cầu HS gấp tàu thủy hai ống khói.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, dánh giá một số sản phẩm của HS.
4/ Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
** Rút kinh nghiệm: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________ 
Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011
Chính tả: (Tập chép)
Tiết ct- 1: CẬU BÉ THÔNG MINH
I/ Mục tiêu: 
Chép chính xác và trình bày đúng quy định bài CT ; không mắc quá 5 lỗi trong bài
Làm đúng BT 2a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn; điền đúng 10 chữd và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng BT 3
II/ Đồ dùng dạy học: :
 - Bảng phụ đã chép sẵn bài chính tả , bảng kẻ chữ và tên chữ bài tập .
III / Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra về sự chuẩn bị các đồ dùng có liên quan đến tiết học của học sinh 
- Giáo viên nhắc lại một số điều cần chú ý khi viết chính tả , việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học Củng cố nền nếp học tập cho học sinh .
 2/.Bài mới:
* Giáo viên giới thiệu bài ghi tựa bài 
- Hướng dẫn học sinh tập chép 
- Treo bảng phụ có chép đoạn văn lên bảng .
**HĐ 1: Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị 
- Giáo viên đọc đoạn văn .
- Đoạn này được chép từ bài nào ?
- Tên bài viết ở vị trí nào ?
- Đoạn chép này có mấùy câu ?
- Cuối mỗi câu có dấu gì ? Chữ cái đầu câu viết như thế nào ?
- Hướng dẫn học sinh nhận biết bằng cách viết vào bảng con một vài tiếng khó .( nhỏ , bảo, cổ, xẻ ) miền Nam.
- Gạch chân những tiếng học sinh viết sai .
** HĐ 2: Học sinh chép bài vào vở 
- Yêu cầu học sinh chép vào vở giáo viên theo dõi uốn nắn .
** HĐ 3: Chấm chữa bài :
 - Giáo viên chấm từ 5 đến 7 bài của học sinh rồi nhận xét.
** HĐ 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập : 
+Bài 2 :- Nêu yêu cầu bài tập 2 .
-Yêu cầu học sinh làm theo dãy .
 Dãy 1 :làm bài tập 2a 
 Dãy 2 : làm bài tập2b 
-Giáo viên cùng cả lớp theo dõi nhận xét 
+Bài 3 : Điền chữ và tên chữ còn thiếu 
 - Giáo viên treo bảng phụ đã kẻ sẵn bảng chữ 
- Nêu yêu cầu bài tập. Và yêu cầu học sinh thực hiện vào vở .
- Giáo viên theo dõi sửa sai cho học sinh 
** HĐ 5: Hướng dẫn học thuộc thứ tự 10 chữ :
-Xóa hết những chữ đã viết ở cột tên chữ 
-Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng 10 tên chữ . 
3) Củng cố - Dặn dò:
- Gọi vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn dò học sinh về cách ngồi viết tư thế khi viết.
** Rút kinh nghiệm: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
Toán
Tiết ct -2: CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ ( không nhớ )
I/ Mục tiêu : 
Biết cách tính cộng trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn nhiều hơn ít hơn 
Làm các bt: 1, 2,3,4.
II / Đồ dùng dạy học:	 
- Bảng phụ
 - Bảng con, SGK.
III/ Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ :
- Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập 5 về nhà .
-Yêu cầu mỗi em làm một cột .
- Chấm tập 2 bàn tổ 1 .
- Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
 2.Bài mới: 
 ** HĐ 1: Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta củng cố về các phép tính về số tự nhiên qua bài “Cộng trừ số có 3 chữ số không nhớ “
 ** HĐ 2: Luyện tập:
-Bài 1: - Giáo viên nêu bài tập trong sách giáo khoa 
- Yêu cầu học sinh tính nhẩm điền vào chỗ chấm và đọc kết quả 
- Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài .
- Gọi học sinh khác nhận  ... m tra bài cũ:
*: Tìm các từ chỉ sự vật trong câu sau:
+ Bạn nhỏ đã làm rất nhiều việc để giúp đỡ mẹ như luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ trong vườn, quét sân và quét nhà.
* Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong đoạn thơ sau:
Trăng ơitừ đâu đến?
 Hay biển xanh diệu kì
 Trăng tròn như mắt cá
 Chẳng bao giờ chớp mi
 Trăng ơitừ đâu đến?
 Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
 Đứa nào đá lên trời
- Chữa bài – cho điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
* Tổ chức trò chơi thi tìm từ nhanh.
- Phổ biến cách chơi: Các em trong đội tiếp nối nhau lên bảng ghi từ của mình vào phần bảng của đội mình. Mỗi em chỉ ghi 1 từ, sau đó chuyền phấn cho bạn khác lên ghi.Sau 5 phút, đội nào ghi được nhiều từ đúng nhất là đội thắng cuộc.
- HS chia thành 3 đội chơi.
+ Đội 1: tìm các từ chỉ trẻ em: thiếu nhi, nhi đồng, trẻ em, trẻ nhỏ, em bé, trẻ con, cậu bé, cô bé,
+ Đội 2: tìm các từ chỉ tính nết của trẻ em: ngoan ngoãn, thơ ngây, trong sáng, thật thà, trung thực, hiền lành, lễ phép, chăm chỉ,
+ Đội 3: tìm các từ chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em: nâng niu, chiều chuộng, chăm chút, chăm bẵm, quý mến, yêu quý, nâng đỡ,
- Tổng kết, tuyên dương.
 Bài 2:
- Chữa bài.
 Bài 3:
+ Muốn đặt câu hỏi được chúng ta phải chú ý điều gì?
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà tìm thêm các từ ngữ theo chủ đề trẻ em, ôn tập mẫu câu Ai (cái gì, con gì) – là gì?
- Nhận xét tiết học.
** Rút kinh nghiệm: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________ 
Tự nhiên xã hội
Tiết ct- 4: VỆ SINH HÔ HẤP
I/Mục tiêu:
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
- (Nêu ích lợi tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi, miệng.)
KNS: - Kĩ năng tư duy phê phán: Tư duy phân tích, phê phán những việc làm gây hại cho cơ quan hô hấp.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Khuyến khích sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân khi thực hiện những việc làm có lợi cho cơ quan hô hấp.
- Kĩ năng giao tiếp: Tự tin, giao tiếp hiệu quả để thuyết phục người thân không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, nhất là nơi có trẻ em.
II/Chuẩn bị:
Các hình minh hoạ trang 8, 9 SGK.
Phiếu giao việc cho hoạt động 4.
III /Hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Tại sao phải thở bằng mũi?
+ Thở không khí trong lành có lợi ích gì?
- Nhận xét, đánh giá câu trả lời.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hoạt động 1: Lợi ích của việc tập thở sâu vào buổi sáng.
- GV hô từ: “Hít – thở – hít – thở – ”
+ Khi chúng ta thực hiện động tác thở sâu, cơ thể chúng ta nhận được lượng không khí như thế nào?
+ Tập thở vào buổi sáng có lợi ích gì? 
* Kết luận:
- Không khí vào các buổi sáng thường rất trong lành và có lợi cho sức khoẻ.
- Sau một đêm ngủ không vận động, cơ thể cần được vận động vào buổi sáng để các mạch máu lưu thông. Tập thở, hô hấp sâu vào buổi sáng có không khí trong lành giúp cơ thể thải được khí các-bô-níc ra ngoài và thu được nhiều khí ô-xi vào phổi. Vì những lí do trên, tập thở vào buổi sáng rất tốt cho cơ thể, có lợi cho sức khoẻ.
c) Hoạt động 2: Vệ sinh mũi và họng
+ Bạn HS trong tranh đang làm gì?
+ Theo em, những việc làm đó có lợi ích gì?
+ Hằng ngày, các em đã làm những gì để giữ sạch mũi và họng?
- Phát phiếu học tập cho mỗi nhóm.
* Quan sát các hình minh hoạ trang 9, SGK và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau: + Các nhân vật trong tranh đang làm gì? + Theo em, đó là việc nên hay không nên làm để bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp? Vì sao?
- GVghi nhanh các việc này lên bảng.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà học thuộc nội dung bạn cần biết; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học .
** Rút kinh nghiệm: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________ 
Thứ sáu ngày 2 tháng 9 năm 2011
Chính tả: (Nghe – viết)
Tiết ct - 4: CÔ GIÁO TÍ HON
I/ Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm đúng BT(2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II/Chuẩn bị:
4 tờ giấy khổ to, bút dạ, bút chì, thước.
III/ Hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài, cho điểm.
- 3 HS viết trên bảng lớp: nguệch ngoạc, khuỷu tay, vắng mặt, nói vắn tắt, cố gắng, gắn bó,...
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
** HĐ 1: Giới thiệu bài:
** HĐ 2 : Hướng dẫn viết chính tả: 
 Tìm hiểu về nội dung đoạn viết:
- Thầy đọc đoạn văn 1 lần.
? Tìm những hình ảnh cho thấy Bé bắt chước cô giáo?
? Hình ảnh mấy đứa em có gì ngộ nghĩnh?
 Hướng dẫn cách trình bày:
? Đoạn văn có mấy câu?
? Chữ đầu câu viết như thế nào?
? Ngoài chữ đầu câu trong bài còn chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
 Hướng dẫn viết từ khó:
 Viết chính tả:
- Thầy đọc.
 Soát lỗi:
- Thầy đọc lại bài.
 Chấm bài:
- Thu chấm 10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
** HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2:
- Phát giấy cho 4 nhóm và yêu cầu HS thi tìm từ trong 5 phút.
- Kết luận nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
** Rút kinh nghiệm: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________ 
Toán
Tiết ct – 10: LUYỆN TẬP
I/ . Môc tiªu: Gióp HS:
 - Biết tÝnh gi¸ trÞ cña biÓu thøc liªn quan ®Õn phÐp nh©n, phÐp chia.
 - VËn dông ®­îc vµo gi¶i to¸n cã lêi v¨n (cã mét phÐp nh©n).
- Lam BT 1, 2, 3
- GDHS có tính kỉ luật, cẩn thận trong tính toán.
II. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc 
 I. Kiểm tra bài cũ:	
- Làm lại BT 3 (1HS)
II. Bài dạy:
1. Giới thiệu bài. 
2. Bài mới:
** HĐ 1: GTB
** HĐ 2 : Luyện tập
Bµi 1: Yªu cÇu HS tÝnh ®­îc gi¸ trÞ cña biÓu thøc vµ tr×nh bµy theo hai b­íc.
- 3 HS lªn b¶ng, líp lµm vào bảng con
- GV ®Õn tõng bµn quan s¸t, HD thªm cho HS
- GV nhËn xÐt – söa sai
 Bµi 2: Yªu cÇu HS nhËn biÕt ®­îc sè ph©n b»ng nhau cña ®¬n vÞ.
- HS lµm miÖng vµ nªu kÕt qu¶
+ §· khoanh vµo 1 phÇn mÊy sè vÞt ë h×nh a?
+ §· khoanh vµo 1 phÇn m©ý sè vÞt ở h×nh b?
GV nhËn xÐt 
Bµi 3: Yªu cÇu gi¶i ®­îc to¸n cã lêi v¨n.
- GV h­íng dÉn HS ph©n tÝch bµi to¸n vµ gi¶i
- 1HS tãm t¾t, HS lµm vµo vë.
- GV chấm bài cho HS
- GV nhËn xÐt, söa sai cho HS 
III. Cñng cè dÆn dß
- NhËn xÐt tiÕt häc
- ChuÈn bÞ tiÕt sau.
** Rút kinh nghiệm: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________ 
Tập làm văn
Tiết ct- 2: VIẾT ĐƠN
I/Mục tiêu:
Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội (SGK tr.9)
(GV yêu cầu tất cả HS đọc kĩ bài Đơn xin vào Đội trước khi học bài TLV).
II/Chuẩn bị:
Giấy trắng kẻ ô li từng tờ rời để HS viết đơn.
III/Hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Kiểm tra vở của 3, 4 HS viết đơn xin cấp thẻ đọc sách.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn viết đơn:
 Nêu lại những nội dung chính của đơn:
- HS đọc Đơn xin vào Đội trong SGK tr.9.
? Hãy nêu lại những nội dung chính của đơn xin vào Đội?
? Trong các nội dung trên, nội dung nào cần viết theo đúng mẫu, nội dung nào không cần viết hoàn toàn theo đơn mẫu?
 Tập nói theo nội dung đơn:
- Một số HS thực hành nói trước lớp.
- nhận xét, sửa lỗi.
 Thực hành viết đơn:
- HS viết đơn vào vở.
- Một số HS đọc đơn của mình trước lớp.
- Chấm điểm một số bài, thu các bài còn lại để chấm sau.
4. Củng cố, dặn dò:
? Đơn dùng để làm gì?
- Dặn dò: HS viết lại đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học .
** Rút kinh nghiệm: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT2L2KNSTAMTHANHB.doc