Giáo án bài học Khối 3 Tuần 20

Giáo án bài học Khối 3 Tuần 20

Tập đọc- kể chuyện (Tiết 58-59)

Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU.

I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

A-TẬP ĐỌC:

Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.)

 _Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sỉ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. (trả lời được các CH trong SGK)

B-KỂ CHUYỆN:

HS kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý .

II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 1/Giáo viên : Bảng lớp viết đoạn văn cần hướng dẫn H/s luyện đọc.

 Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý (phần kể chuyện).

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bài học Khối 3 Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH GIẢNG TUẦN 20
Thứ
Môn
Tiết
Tên bài giảng
Giảm tải
Hai
04/01/2010
Tập đọc
58
Ở lại với chiến khu
Kể chuyện
59
Toán
96
Điểm giữa . Trung điểm của đoạn thẳng 
Ba
05/01/2010
Thể dục
39
ĐHĐN
Chính tả
39
Ở lại với chiến khu
Toán
97
Luyện tập 
Đạo đức
20
Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế 
Tư
06/01/2010
Tập đọc
60
Chú ở bên Bác Hồ 
Toán
98
So sánh các số trong phạm vi 10000
LT& câu
20
Từ ngữ về Tổ quốc . Dấu phẩy 
Thủ công 
20
Ôn tập chương II
Năm
07/01/2010
Thể dục
40
Trò chơi : Lò cò tiếp sức 
Chính tả
40
Trên đường mòn Hồ Chí Minh
Toán
99
Luyện tập 
Tập viết 
20
Ôn chữ hoa N
TNXH
39
Ôn tập : Xã hội 
Sáu
08/01/2010
Tập làm văn
20
Báo cáo hoạt động 
BT 2 bỏ 
Toán
100
Phép cộng các số trong phạm vi 10000
TNXH
40
Thực vật 
SHTT
20
Tuần 20
Ngày dạy: 04/01/2010 Tập đọc- kể chuyện (Tiết 58-59)
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU.
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
A-TẬP ĐỌC:
Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.)
 _Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sỉ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây. (trả lời được các CH trong SGK)
B-KỂ CHUYỆN:
HS kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý .
II – ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 1/Giáo viên : Bảng lớp viết đoạn văn cần hướng dẫn H/s luyện đọc.
 Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý (phần kể chuyện).
 III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/Khởi động : 2’ hát bài hát 
 2/Kiềm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
 3/Bài mới : 
TẬP ĐỌC
 1.Giới thiệu bài 
 2/Hoạt động 1 : Luyện đọc
 a/GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, xúc động .
 b/GV HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
 _Đọc từng câu (một lượt).
 _Trong khi theo dõi HS đọc, GV hướng dẫn các em đọc đúng các từ HS dễ phát âm sai .
 +Đọc từng đoạn trước lớp.
 _GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
 _HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn. 
 +Đọc từng đoạn trong nhóm
 _HS thi đua đọc nhóm .
 3/Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
 _Gọi HS đọc thầm đoạn 1, trả lời: 
 _Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì? 
 _Một HS đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm lại, trả lời:
 +Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ “ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại”? 
 +Thái độ của các bạn sau đó thế nào? 
 +Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà? 
 +Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động? 
 +Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời:
 _Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn? 
 _Một HS đọc đoạn 4. Cả lớp đọc thầm 
 _Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài .
 _GV hỏi: Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ Vệ quốc đòan nhỏ tuổi ?
 4/Hoạt động 3 : Luyện đọc lại:
Một vài HS thi đọc đoạn văn.
Một HS thi đọc cả bài.
KỂ CHUYỆN 
 *1.GV nêu nhiệm vụ: Dựa theo các câu hỏi gợi ý, HS tập kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu.
 2/Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo gợi ý.
 _Gọi Một HS đọc các câu hỏi gợi ý (đã viết trên bảng phụ).
GV mời 1 HS kể mẫu đoạn 2 (Chúng em xin ở lại) giúp HS hiểu: Mặc dù gợi ý đầu( của đoạn 2 là “Lượm nói gì:”, HS vẫn cần bắt đầu đoạn 2 bằng một câu nối tiếp lời trung đoàn trưởng ở đoạn 1.VD: Nghe trung đoàn trưởng nói vậy, các chiến sĩ nhỏ rất bất ngờ, ai nấy xúc động, không nói lên lời. Một lát sau, Lượm mới nói được, giọng rung lên: Em xin được ở lại
 _Kể theo nhóm :
 _Từng nhóm lên kể lại câu chuyện .
_Một hS kể tòan bộ câu chuyện.
 _Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất: kể tự nhiện, đủ ý, kể thành câu, giọng kể phù hợp với nội dung. GV đặc biệt khen ngợi những HS có lời kể sáng tạo.
 _Hs quan sát tranh minh họa nội dung bài đọc trong SGK, trả lời Tranh gợi cho em biết điều gì? 
 _H/s phát biểu .
 _HS theo dõi GV đọc mẫu .
 _HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
+ HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài (một lượt).
 _Cả nhóm đọc từng đoạn 
 _Các nhóm thi đua đọc và nhận xét xem nhóm nào đọc hay .
 _2 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét .
 _Lần lượt từng HS kể trước nhóm các HS cùng nhóm theo dõivà nhận xét .
 rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
_Bốn HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện.
4/ Củng cố Dặn dò : _Qua câu chuyện này, em hỉêu điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi? 
Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.Chuẩn bị : Chú ở bên Bác Hồ ------------------
Toán (Tiết 96 )
ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I. Mục đích yêu cầu :
Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước ; trung điểm của một đoạn thẳng .
BT 1,2
II.Các hoạt động dạy học:
 1/Khởi động : 2’ Hát bài hát 
 2/Kiểm tra bài cũ : _ GV nhận xét.
 3. Bài mới:
*Hoạt động 1 : Giới thiệu điểm ở giữa
 +Điểm ở giữa : A, O,B
 *Hoạt động 2 : Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng:
 _Trung điểm của đoạn thẳng :
 -Vẽ hình trong SGK. GV nhấn mạnh 2 điều kiện để điểm M là trung điểm cuả đoạn AB:
+ M là điểm ở giữa hai điểm A và B.
+ AM = MB ( độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3cm).
 *Hoạt động 3 : Thực hành:
 +Bài 1:
 _Cho HS đọc yêu cầu của bài.
+Bài 2:
 _Cho HS đọc yêu cầu của bài và tự làm vào vở
 +Bài 3:
 _Cho HS đọc yêu cầu đề bài
_1 HS lên bảng sửa bài . 
_HS nhận xét và sửa vào vở.
- HS theo dõi và nhắc lại: O là điểm ở 
giữa hai điểm A và B.
 A O B
+M là điểm ở giữa hai điểm A và B
+ AM = MB
HS thực hiện 
 4/Củng cố – Dặn dò :Nhắc lại điểm ở giữa , và trung điểm của đoạn thẳng
.-------------------------------
Ngày dạy: 05/01/2010 Thể dục ( Tiết 39)
On đội hình đội ngũ
I./ Mục tiêu:
- On tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
Chơi trò chơi “Thỏ nhảy”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II – Địa đểm, phương tiện:
	- Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
	- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, kẻ sẵn các vạch cho tập luyện 
III – Nội dung và phương pháp lên lớp:
	 1. Phần mở đầu
	- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
	- HS chạy chậm thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập
	- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
	- Trò chơi “Có chúng em” hoặc 1 trò chơi nào đó do GV và HS tự chọn
	 2. Phần cơ bản
	- On tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc
	 + Chia số HS trong lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Các tổ trưởng điều khiển tổ của mình tập, GV đi lại quan ast1 và sửa sai hoặc giúp đỡ HS thực hiện chưa tốt.
	 + Thi đua tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc. Lần lượt từng tổ thực hiện một lần và đi đều trong khoảng 15 – 20m. tổ nào tập đều, đúng, đẹp, tập hợp nhanh được biểu dương, tổ nào kém nhất sẽ phải chạy một vòng xung quanh các tổ thắng.
	* Chon tổ thực hiện tốt nhất lên biểu diễn lại các động tác vừa ôn: 1 lần.
	- Chơi trò chơi “Thỏ nhảy”
	Cho HS khởi động lại các khớp, ôn lại cách bật nhảy rồi mới chơi. Các tổ liên tục chơi thi đua với nhau, GV trự tiếp điều khiển, chú ý nhắc nhở, đề phòng không để xảy ra chấn thương cho các em.
-Sau mỗi lần chơi GV cò thể thay đổi hình thức và cách chơi khác cho thêm phần sinh động.
	 3. Phần kết thúc
	- Đi thường theo nhịp và hát
	- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét
	- GV giao bài tập về nhà: On động tác đi đều.
--------------------
Chính tả (Tiết39)
Ở LẠI CHIẾN KHU
I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 Nghe – viết đúng bài chính tả .Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
 Làm đúng các bài tập BT(2)a/b	
II-CHUẨN BỊ :
 1/Giáo viên : Bảng phụ viết nội dung BT 2b.
 2/Học sinh : VBT 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 1/Khởi động : 2’ Hát bài hát 
 2/Kiểm tra bài cũ : GV mời 1 HS đọc cho hai, bạn viết trên bảng lớp (cả lớp viết ra nháp) các từ ngữ : liên lạc, nhiều lần, nắm tình hình, ném lựu đạn, dự tiệc, tiêu diệt, chiếc cặp,
 3/Bài mới :
1/Giới thiệu bài 
 _Trong giờ chính tả này , các em sẽ viết đoạn cuối bài Ở lại với chiến khu .Sau đó làm bài tập phân biệt phụ âm đầu s với X ,phân biệt vần uôt/ uôc.
 2/Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết
 a)Hướng dẫn HS chuẩn bị
 _GV đọc diễn cảm đoạn chính tả. 
 _GV hỏi: Lời bài hát trong đoạn văn nói lên điều gì? 
 _Giúp HS nhận xét cách trình bày: 
 _Lời bài hát trong đoạn văn viết như thế nào?
 +Hướng dẫn viết từ khó :
 _HS tự viết vào vở nháp những tiếng các em dễ viết sai. 
 B/Hoạt động 2 : GV đọc cho HS viết.
 _GV đọc cả câu cho HS nghe ,
 _GV đọc từng cụm CV cho HS viết .
 _GV đọc lại cả câu cho HS dò .
 c/Chấm, chữa bài.
 _GV nêu các từ khó lên bảng 
 _GV chấm bài .
 _GV nhận xét bài viết của các em .
 3/Hoạt động 3 :Hướng dẫn HS làm bài tập
 _HS làm BT2a giơ bảng. 
 sấm và sét; sông. 
 _HS làm bài tập 2b, 
Câu 2b: An không rau như đau không thuốc.(Rau rất quan trọng với sức khỏe con người)
Cơm tẻ là mẹ ruột.(An cơm tẻ mới chắc bụng. Có thể ăn mãi cơm tẻ, khó ăn mãi được cơm nếp.)
Cả gió thì tắt đuốc. (Cả gió (gió to, gió lớn) thì đuốc tắt. Y nói thái độ gay gắt quá sẽ hỏng việc.)
Thẳng như ruột ngựa.( Tính tình ngay thẳng,có sao nói vậy, không giấu giếm, kiêng nể.)
 _HS nghe giới thiệu .
 _1 HS đọc lại . 
 _Tinh thần quyết tâm chiến đấu không sợ hi sinh, gian khổ của các chiến sĩ Vệ quốc quân. 
 _Được đặt sau dấu hai chấm , xuống dòng, trong dấu ngoặc kép. Chữ đầu từng dòng thơ viết hoa, viết cách lề vở 2 ô li.) 
 _bào tồn, bay lượn, bùng lên, rực rỡ,
 _HS nghe GV đọc .
 _HS viết vào vở .
 _HS dò lại bài .
 _HS sửa bài . 
_HS làm bài tập 2a trên bảng con 
_HS làm BT 2b đọc thầm yêu cầu của bài, viết vần cần điền vào vở
_HS làm bài tập 2b tại chỗ
 _Mời 2 HS lên bảng thi điền vần đúng, nhanh – chỉ viết từ ngữ có tiếng cần điền vần.
4/CỦNG CỐ DẶN DÒ : GV nhận xét tiết học, nhắc những HS viết chính tả còn mắc lỗi, về nhà viết lại một dòng mỗi từ ngữ viết sai để ghi nhớ
-------------------------
Toán (Tiết 97 )
LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu :
Biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
BT1, 2 
II.Các hoạt động dạy học:
 1/Khởi động : 2’ Hát bài hát .
2/Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra b ... ễn Trỗi và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 2/Học sinh : _Vở TV, bảng con, phấn
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1/Khởi động : 2’ Hát bài hát 
 2/Kiểm tra bài cũ : _ Thu vở của một số HS để chấm bài về nhà Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu của tiết trước : 
 3/Bài mới :
 1.Giới thiệu bài:
 2/Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chữ hoa :
Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
_ Yêu cầu HS viết chữ Ng viết hoa 
_ GV yêu cầu HS viết lại chữ viết hoa Ng và các chữ V , T vào bảng con 
3) Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)
 aGiới thiệu từ ứng dụng 
_ Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng 
_ Hỏi : Em biết gì về anh Nguyễn Văn Trỗi 
_Giới thiệu:Nguyễn Văn Trỗi (1940 –1964 ) là anh hùng liệt sĩ thời chống Mĩ , quê ở huyện Điện Bàn , tỉnh Quảng Nam . b)Quan sát và nhận xét 
_ Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? 
_ Khoảng cách giữa các chữ bằng chữ nào ?
 c)Viết bảng 
_ Yêu cầu HS viết từ ứng dụng Nguyễn Văn Trỗi . GV chỉnh lỗi chữ cho HS . 
4 .Hướng dẫn HS viết câu ứng dụng 
a)Giới thiệu câu ứng dụng 
_ Gọi HS đọc câu ứng dụng 
_ Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? 
 c)Viết bảng 
_ Yêu cầu HS viết từ : Nhiễu , Người . GV chỉnh sửa lỗi cho HS 
 5/Hoạt động 2 : Hướng dẫnh học sinh viết vào vở
 _ Có các chữ N , V , T 
 _3HS viết bảng , HS cả lớp viết vào bảng con 
_ 3 HS lên bảng viết , cả lớp viết vào bảng con 
_ 1 HS đọc : Nguyễn Văn Trỗi 
_Nguyễn Văn Trỗi là 1 anh hùng liệt sĩ 
 _ Chữ N, g , y ,V, T cao 2 li rưỡi , chữ r cao 1 li rưỡi , các chữ còn lại cao 1li
_ Bằng 1 con chữ o 
_ 3 HS lên bảng viết .HS dưới lớp viết vào vở nháp 
_ 3 HS đọc 
 Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng 
_ HS viết 
 4/Củng cố Dặn dò: GV nhận xét về tiết học., chữ viết của HS .Chuẫn bị : ôn lại các chữ cái 
----------------------------
Tự nhiên xã hội ( Tiết 39 )
ÔN TẬP
I/Mục đích yêu cầu : 
Kể tên các kiến thức đã học về xã hội 
Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ , trườnghọc và cuộc sống xung quanh .
II/Chuẩn bị:
 1/ Giáo viên : _ Các câu hỏi để các em tham gia trò chơi .
III/Hoạt động lên lớp: 
1/Khởi động: 2’ hát bài hát
2/ Kiểm tra bài cũ : Nêu được vai trò của nước sạch đối với sức khoẻ
3/Bài mới: 
+Phương án 2 : Chơi trò chơi chuyển hộp 
 _GV soạn một hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung chủ đề xã hội . Mỗicâu hỏi được viết vào một tờ giấy nhỏ gấp tư và để trong một hộp giấy nhỏ .
 * CÂU HỎI :
 _Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình 3 thế hệ? 
 _Thế nào là họ nội , thế nào là họ ngoại ?
 _Nói được những thiệt hại do cháy gây ra?
 _Kể tên một số cơquan hành chánh ?
 _Kể tên một số hoạt động nông nghiệp ?
 _Kể tên một số hoạt động nông nghiệp ? 
 _Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị ? 
 _Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người ?
 _Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người ?
 _Nêu được vai trò của nước sạch đối với sức khoẻ?
 _ HS vừa hát vừa chuyển tay nhau hộp giấy nói trên . Khi bài hát dừng lại , hộp giấy ở trong tay người nào thì người đó phải nhặt một câu hỏi bất kì trong hộp để trả lời . Câu hỏi đã được trả lời sẽ bỏ ra ngoài . Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết câu hỏi 
4 Củng cố Dặn dò: +Nhận xét tiết học ,xem lại các bài chương Xã hội + Chuẩn bị: Thực vật .
Ngày dạy: 08/01/2010 Tập làm văn (Tiết 20)
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Bước đầu biết báo cáo về họat động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đọc đã học (BT1); viết lại một phần nội dung báo cáo trên ( về học tập , hoặc về lao động ) theo mẫu (BT2)
II-CHUẨN BỊ :
 1/Giáo viên : Mẫu báo cáo (BT2) . Để khoảng trống điền nội dung, 
 2/Học sinh : VBT
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
 1/Khởi động : 2’ Hát bài hát 
 2/Kiểm tra bài cũ : Hai HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ung
 3/Bài mới :
 1.Giới thiệu bài
2/Hoạt động 1:Hướng dẫn HS làm bài tập
 a)Bài tập 1 :HS đọc yêu cầu của bài .
 +GV nhắc HS:
+ Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục: 1.Học tập; 2 Lao động. Trước khi đi vào các nội dung cụ thể, cần nói lời mở đầu: “Thưa các bạn”
+ Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình (không bắt chước máy móc các nội dung trong bài tập đọc. VD: nếu tổ không nhổ cỏ bồn hoa trong sân trường thì không kể việc này.)
+ Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
Các tổ làm việc theo các bước sau:
 b)Hoạt động 2 : Bai tập 2.
-HS đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo.
-GV phát bản phô tô mẫu báo cáo cho từng HS, giải thích:
+ Báo cáo này có phần quốc hiệu (CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM) và tiêu ngữ (Độc lập – tự do – hạnh phúc).
_GV nhắc HS: điền vào mẫu báo cáo nội dung thật ngắn gọn, rõ ràng.
_Cả lớp và GV nhận xét. 
_GV chấm điểm một số báo cáo khác.
3/Củng cố:GV nhận xét tiết học, khen những H/s làm tốt bài thực hành.
 _Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”, hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua.
 _Cả lớp đọc thầm lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”.
+ Các thành viên trao đỗi, thống nhất kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng. Mỗi HS tự ghi nhanh ý chính của cuộc trao đổi.
 _Lần lượt từng HS đóng vai tổ trưởng _Một vài HS đóng vai tổ trưởng thi trình bày báo cáo trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin.
+ Có địa điểm, thời gian viết (VD: Tà Thiết, ngày 28 tháng 2 năm 2004).
+ Tên báo cáo; báo cáo của tổ, lớp, trường nào.
+ Người nhận báo cáo (Kính gởi cô giáo (thầy giáo) lớp)
+ Dòng quốc hiệu (Cộng hòa) viết lùi vào 3 ô (viết chữ in hoa như SGK).
Dòng tiêu ngữ (Độc lập )viết lùi vào 4ô. Sau đó để trống 1 dòng.
+ Dòng ghi tên địa điểm, thời gian : viết 1 dòng. Sau đó để trống 1 dòng.
+Dòng tên báo cáo (Báo cáo hoạt động) viết lùi vào 2 ô. Chữ đầu dòng tiếp theo cũng lùi vào 2 ô. Sau đó để trống 1 dòng.
+ Dòng kính gởi viết lùi vào 2 ô. Sau đó để trống 1 dòng.
Một số HS đọc báo cáo.
4/Dặn dò : Bài nhà : Dặn những HS chưa hoàn thành BT2 về nhà viết tiếp; cả lớp ghi nhớ mẫu và cách viết báo cáo. Chuẩn bị : Nói về trí thức . Nghe kể : Nâng niu từng hạt giống 
------------------------------------------
Toán (Tiết 100)
PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10000
I. Mục đích yêu cầu :
Biết cộng các số trong phạm vi 10 000( bao gồm đặt tính rồi tính đúng).
Biết giải bài toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạm vi 10 000 )
BT 1,2a,3,4
II.Các hoạt động dạy học:
 1/Khởi động : 2’ Hát bài hát 
2/Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra bài tập . 
3/ Bài mới : 
*Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tự thực hiện phép cộng 
 3526 + 2759 = 
 _GV nêu phép cộng 3526 + 2759 = ?
 _GV gợi ý để HS tập nêu quy tắc cộng các số có đến bốn chữ số. 
 *Hoạt động 2 : Thực hành:
 +Bài 1:
- Cho HS đọc đề bài và tự làm vào vở
 _GV nhận xét.
 +Bài 2:
_Cho HS đọc yêu cầu của bài và tự làm bài.
-GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Gv nhận xét.
 +Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc đề toán 
-1 HS tóm tắt bài toán bằng lời rồi giải.
- GV nhận xét, HS sửa vào vở.
 +Bài 4:
 +Yêu cầu HS xác định trung điểm của các cạnh hình chữ nhật ABCD và tô màu vào vào hình tứ giác MNPQ.
-GV nhận xét.
1 HS lên bảng sửa bài
 _HS nêu cách đặt tính và tính
- Vài HS nêu lại cách tính và tự viết tổng của phép cộng:
3526 + 2759 = 6285
- Tính
- 1 HS làm bài bảng, HS cả lớp làm vào vở và sửa bài.
 4268 3845 6690 7331
+3917 + 2625 +1034 + 759
 8185 6470 7724 8090
-Đặt tính rồi tính.
- 1 HS làm bài bảng, cả lớp làm vào vở và sửa bài.
 6823 4648 9182 
+2459 + 637 + 618
 9282 5285 9800 
Bài 3
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
Tóm tắt
Thôn Đông: 2573 người ? người
Thôn Đoài: 2719 người
Giải
Số người cả hai thôn có là:
 2573 + 2719 = 5292(người)
 Đáp số:5292 người.
- HS làm vào vở và nêu bài làm của mình. 
 P 
4/Củng cố Dặn dò: : Nhận xét tiết học -Về nhà tập làm các bài cộng các số có bốn chữ số.
Chuẩn bị bài sau: luyện tập 
----------------------------------------
Tự nhiên xã hội ( Tiết 40)
THỰC VẬT
I/Mục đích yêu cầu : 
Biết được cây đều rễ, thân ,lá ,hoa , quả .
Nhận ra sự đa dạngvà phong phú của thực vật . 
Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được rễ, thân ,lá ,hoa , quả của một ssó cây .
 II/Chuẩn bị:
 1/ Giáo viên : _ Các hình trong SGK trang 76 , 77
III/Hoạt động lên lớp: 
 1/Khởi động: 2’ hát bài hát
 2/ Kiểm tra bài cũ : 
 3/Bài mới:
*Hoạt động 1 : Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên 
_ HS : Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên 
*Cách tiến hành 
 +Bước 1 : Tổ chức , hướng dẫn 
_ GV chia nhóm , giao nhiệm vụ phân khu vực quan sát cho từng nhóm , hướng dẫn HS cách quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công 
+Bước 2 : Làm việc theo nhóm ngoài thiên nhiên 
+Bước 3 : Làm việc cả lớp 
_ Hình 1 : Cây khế 
_ Hình 2 : Cây vạn tuế ( trồng trong chậu đặt trên bờ tường ) , cây trắc bách diệp ( cây cao nhất ở giữa hình )
_ Hình 3 : Cây kơ- nia , cây cau 
_ Hình 4 : Cây lúa ở ruộng bặc thang , cây tre
_ Hình 5 : Cây hoa hồng 
_ Hình 6 : Cây súng 
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân 
Biết vẽ và tô màu một số cây 
_ GV có thể yêu cầu một số HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình 
_HS chia nhóm
 _HS nêu nhiệm vụ quan sát .
 _Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự .
 _HS các nhóm báo cáo kết quả 
 _HS nhắc lại ghi nhớ .
 _HS quan sát các cây có trong hình 
 _HS quan sát và thực hành 
 -HS giới thiệu tranh của mình .
4 Củng cố Dặn dò: : +Nhận xét tiết học .Quan sát các loại cây .
 + Chuẩn bị: Thân cây
---------------------------
SHTT(tiết 20)
I.Mục đích yêu cầu:
GV nêu một số nội quy của tiết SH
GV đưa ra nội dung sinh hoạt tuần tới chủ điểm : ........................................................
HD trò chơi cho HS
 II.Chuẩn bi:
 Sổ theo dõi 4 tổ ;KH của GV
III.Hoạt động lên lớp
 GV phổ biến HD học sinh SH; 
Các tổ lần lượt báo cáo 
GV đưa ra kế hoạch trong tuần tới ; nêu một số qui định của lớp.
Tác phong , vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Tập vở đầy đủ , học bài làm bài đầy đủ khi đến lớp.
 Lễ phép thầy cô và người lớn.
Xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn 
Không nói chuyện trong giờ học .......
Xây dựng đôi bạn học tập 
 GV nhận xét chung

Tài liệu đính kèm:

  • docT20.doc