Giáo án bài học Tuần 12 Khối 3

Giáo án bài học Tuần 12 Khối 3

Tiết 2+3: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

NẮNG PHƯƠNG NAM

I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc.

KT

- Hiểu nội dung câu chuyện : Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Bắc – Nam qua sáng kiến ở các bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho các bạn nhỏ miền Bắc.

KN

 - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Giáo dục HS biết cảm nhận được tình cảm đẹp giữa các miền với nhau.

 

doc 466 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học Tuần 12 Khối 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009.
Tiết 2+3:	 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NẮNG PHƯƠNG NAM
I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
KT
- Hiểu nội dung câu chuyện : Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Bắc – Nam qua sáng kiến ở các bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho các bạn nhỏ miền Bắc.
KN
	- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
TĐ
- Giáo dục HS biết cảm nhận được tình cảm đẹp giữa các miền với nhau.
B. Kể Chuyện.
Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo ý tóm tắt.
 II/ Chuẩn bị
	- Tranh minh họa bài học trong SGK.
	- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III/ Phương pháp- Hình thức tổ chức
PP: làm mẫu, luyện tập thực hành, kiểm tra đánh giá
HT: cá nhân
IV/ Các hoạt động:
Hoạt động của GV
ĐL
Hoạt động của HS
Bài cũ 
- GV gọi 2 em lên đọc bài Vẽ quê hương
 2. Phát triển các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
-	GV đọc mẫu bài văn.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
·	GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
-	GV mời HS đọc từng câu.
-	GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
-	GV mời HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
-	Chú ý cách đọc các câu:
 Nè, / sắp nhỏ kia, / đi đâu vậy? (Nhấn giọng ở những từ in đậm).
 Vui / nhưng sao mà / lạnh dễ sợ luôn.
-	GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV yêu cầu 1 HS đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi:
+ Truyện có những bạn nhỏ nào?
- GV mời 1 HS đọc thầm đoạn 1
+ Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào?
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
 + Nghe đọc thư Vân, các bạn mong ước gì?
- HS đọc thầm đoạn 3 và thảo luận theo nhóm đôi.
+ Phương nghĩ ra sáng kiến gì?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi:
+ Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân?
- GV chốt lại: Vì cành mai chở nắng phương nam đến cho Vân. Cành mai ở ngoài Bắc không có nên rất quí..
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- GV chia HS ra thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm 4 HS.
- GV yêu cầu HS đọc truyện theo phân vai từng nhân vật
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- GV mở bảng phụ đã viết phần gợi ý.
- GV mời 1 HS nhìn phần gợi ý, nhớ nội dung kể mẫu đoạn 1.
a)	Đi chợ tết.
b) Đoạn 2: Bức thư.
c) Đoạn 3: Món quà.
- GV yêu cầu từng cặp HS kể chuyện
- Ba HS tiếp nối nhau kể ba đoạn của câu chuyện.
- Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, công bố bạn nào kể hay.
5. Tổng kềt – dặn dò
	- Về luyện đọc lại câu chuyện.
- Nhận xét bài học.
 (5’)
(75')
(22')
(13')
(15')
(23')
(2’)
Học sinh đọc thầm theo GV.
HS xem tranh minh họa.
HS đọc từng câu.
HS đọc từng đoạn trước lớp.
3 HS đọc 3 đoạn trong bài.
HS đọc lại các câu này.
HS giải thích các từ khó trong bài. 
HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Một HS đọc cả bài
Cả lớp đọc thầm.
Uyên , Huê, Phương cùng một số bạn ở TP. HCM..
HS đọc thầm đoạn 1.
Uyên cùng các bạn đi chợ hoa, vào ngày 28 Tết.
Gửi cho Vân được ít nắng phương nam.
HS đọc thầm đoạn 3:
Gửi tặng Vân ngoài Bắc một cành mai.
HS thảo luận nhóm đôi.
Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
HS nhận xét.
Mỗi nhóm thi đọc truyện theo phân vai.
HS nhận xét.
HS nhìn vào phần gợi ý kể đoạn 1.
HS nhìn phần gợi ý kể đoạn 2.
HS nhìn vào phần gợi ý kể đoạn 3.
Từng cặp HS kể từng đoạn của câu chuyện. 
Ba HS thi kể chuyện.
Một HS kể toàn bộ lại câu chuyện.
HS nhận xét.
Tiết 4	 TOÁN.
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu
KT, KN
- Đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với một số có một chữ số.
- Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đi một số lần. BT1(cột1,3,4),2,3,4,5
TĐ
	- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	Bảng phụ, phấn màu.
III/ Phương pháp - Hình thức tổ chức
PP: Luyện tập thực hành, khiểm tra đánh giá..
HTTC: Cá nhân
IV/ Các hoạt động:
Hoạt động của GV
ĐL
Hoạt động của HS
 1. Bài cũ: 
 - GV gọi 2HS lên bảng sửa bài 2, 4.
 - GV nhận xét, cho điểm.
2. Phát triển các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Làm bài 1.
Bài 1.
- GVmời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- GV kẻ bảng nội dung bài tập 1 trên bảng.
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào VBT.
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- GV chốt lại.
Bài 2:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV hỏi:
 + Muốn tìm x ta làm thế nào?
 - GV yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở. 
Hai HS lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét, chốt lại
* Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.
- Bài 3:
GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. 
GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
Mộ HS lên bảng làm bài.
GV nhận xét, chốt lại
- Bài 4:
GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. 
GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
Bài toán hỏi gì?
Muốn tính số lít dầu còn lại ta phải làm sao?
- GV yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở.
- Một HS lên bảng làm bài.
GV nhận xét, chốt lại
* Hoạt động 3: Làm bài 5.
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS đoạc bài mẫu và cho biết cách làm của bài toán.
- GV chia lớp thành 2 nhóm. Cho các thi làm bài.
Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
 5. Tổng kết – dặn dò. 
Nhận xét tiết học.
(5')
(35')
12
15
7
(1')
HS đọc yêu cầu đề bài.
Hai HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở
HS cả lớp nhận xét bài của bạn.
HS chữa bài đúng vào vở
HS đọc yêu cầu của bài.
Ta lấy thương nhân với số chia. HS làm bài vào vở
 Hai HS lên sửa bài.
HS chữa bài vào vở.
HS đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp làm bài vào vở
Một HS lên bảng làm.
Cả lớp nhận xét bài của bạn.
 đọc yêu cầu đề bài.
HS thảo luận nhóm đôi.
Tính số lít dầu còn lại.
Ta phải biết lúc đầu có bao nhiêu lít.
HS cả lớp làm bài vào vở
Một HS lên bảng làm bài.
HS sửa bài vào vở
HS đọc yêu cầu đề bài.
HS trả lời.
Hai nhóm thi đua làm bài.
HS nhận xét.
Tiết 1. ANH VĂN
Tiết 2: 	 BUỔI CHIỀU
	 TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu
	- Tiếp tục thực hành nhân số có ba chữ số với một số có một chữ số.
	- Aùp dụng phép nhân số có ba chữ số cới số có một chữ số để giải bài toán có liên quan.
- Củng cố bài toán về gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần.
- Củng cố về tìm số bị chia.
- Thực hành tính bài toán một cách chính xác.
II. Hoạt động dạy học: (35')
1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (28')
Bài 1: HS nêu cách làm sau đó tự làm vào vở.
Bài 2: 1 HS nêu quy tắc tìm số bị chia và làm vào vở, ba HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét.
Bài 3: 1 HS đọc đề, lớp tự giải vao vở, 1 học sinh giải trên bảng
Bài 4: 2 HS đọc đề, GV nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh giải:
	- Trước tiên ta phải tìm gì?
	- Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu lít dầu ta làm phép tính gì?
	- HS giải vào vở, 1 HS giải vào bảng phụ,lớp nhận xét.
Bài 5: GV cho 3 tổ chơi trò chơi.
2. GV chấm bài, nhận xét, sửa sai (7')
Tiết 3:	 LUYỆN ĐỌC
NẮNG PHƯƠNG NAM
I/ Mục tiêu:
- Đọc đúng từ ngữ , câu trong bài. Đọc trôi chảy bài đọc.
- Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc; phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật.
II. Hoạt động dạy học: (33')
1. Đọc trước lớp: (20')
- Nối tiếp mỗi HS đọc một câu.
- HS nối tiếp đọc đoạn, GV nêu câu hỏi tương ứng với đoạn đọc để HS trả lời.
2. Đọc phân vai: (13')
- GV chia nhóm, HS tự phân vai thi đọc toàn truyện trước lớp.
- Lớp và GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2009.
Tiết 1: 	TOÁN.
SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ
I/ Mục tiêu:
KT,KN
- Biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
TĐ
- Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	- Phấn màu, bảng phụ .
III/ Phương pháp – Hình thức tổ chức
PP: Làm mẫu, hỏi đáp, giảng giải, luyện tập thực hành.
HTTC: Cá nhân
IV/ Các hoạt động:
Hoạt động của GV
ĐL
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 
- Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 3
Một em sửa bài 4
2. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- GV nêu bài toán.
- GV yêu cầu mỗi HS lấy một sợi dây dài 6cm quy định hai đầu A, B. Căng dây trên thước, lấy đoạn thẳng bằng 2cm tính đầu A. Cắt đoạn dây AB thành các đoạn nhỏ dài 2m, thấy cắt đựơc 3 đoạn. Vậy 6cm gấp 3 lần so với 2cm.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm phép tính số đoạn dây dài 2cm cắt được từ đoạn dây dài 6cm.
- GV: Số đoạn dây cắt ra được cũng chính là số lần mà đoạn thẳng AB (dài 6m) gấp đoạn thẳng CD (dài 2cm). Vậy muốn tính xem đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD ta làm như thế nào?
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài giải:
=> Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia số bé.
* Hoạt động 2: Làm bài 1.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- GV yêu cầu HS quan sát hình a) và nêu số hình tròn màu xanh, số hình tròn màu trắng có trong hình này.
- Muốn biết số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng ta làm như thế nào?
- Vậy  ... -------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm
Toán.
Tiết 59: Bảng chia 8 .
/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Lập bảng chia 8 dựa vào bảng nhân 8.
- Thực hành chia cho 8.
- Aùp dụng bảng chia 8 để giải bài toán.
b) Kỹ năng: Rèn HS tính các phép tính nhân chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 3.
Một HS đọc bảng nhân 8.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thành lập bảng chia 8.
- Mục tiêu: Giúp cho các em bước đầu lập được bảng chia 8 dựa trên bảng nhân 8.
- GV gắn một tấm bìa có 8 hình tròn lên bảng và hỏi: Vậy 8 lấy một lần được mấy?
- Haỹ viết phép tính tương ứng với “ 8 được lấy 1 lần bằng 8”?
- Trên tất cả các tấm bìa có 8 chấm tròn, biết mỗi tấm có 8 chấm tròn . Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
- Hãy nêu phép tính để tím số tấm bìa.
- GV viết lên bảng 8 : 8 = 1 và yêu cầu HS đọc phép lại phép chia .
- GV viết lên bảng phép nhân: 8 x 2 = 16 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
- GV gắn lên bảng hai tấm bìa và nêu bài toán “ Mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?”.
- Trên tất cả các tấm bìa có 16 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa?
-Hãy lập phép tính . 
- Vậy 16 : 8 = mấy?
- GV viết lên bảng phép tính : 16 : 6 = 2.
- Tương tự HS tìm các phép chia còn lại
- GV yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc bảng chia 8. HS tự học thuộc bảng chia 8
- Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách tính nhẩm đúng, chính xác.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu cầu HS tự làm.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài của nhau.
- GV nhận xét.
Bài 2: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- GV yêu cầu HS tự làm bài. Bốn bạn lên bảng giải.
- GV hỏi: Khi đã biết 8 x 5 = 40, có thể nghi ngay kết quả của 40 : 8 và 40 : 5 không? Vì sao?
- GV nhận xét, chốt lại. 
* Hoạt động 3: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết giải toán có lời văn.
 Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài:
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
+ Bài toán cho biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và giải bài toán.
- Một em lên bảng giải.
- GV chốt lại:
 Mỗi mảnh vải có số mét dài là:
 32: 8 = 4 (mét vải)
 Đáp số : 4 mét vải.
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tự làm bài. Một em lên bảng giải.
- GV chốt lại:
 Số mét vải cắt đựơc là:
 32: 8 = 4 (mảnh)
 Đáp số : 4 mảnh.
* Hoạt động 4: 
- GV chia HS thành 2 nhóm. Cho các em chơi trò “ Ai tính nhanh”
Bài toán: Đặt rồi tính:
3 x 2 x 8 2 x 2 x 8 4 x 2 x 8 
- GV nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HS quan sát hoạt động của GV và trả lời: 8 lấy một lần được 8.
Phép tính: 8 x 1 = 8.
Có 1 tấm bìa.
Phép tính: 8 : 8= 1.
HS đọc phép chia.
Có 16 chấm tròn.
Có 2 tấm bìa.
Phép tính : 16 : 8 = 2
Bằng 2.
HS đọc lại.
HS tìm các phép chia.
HS đọc bảng chia 8 và học thuộc lòng.
HS thi đua học thuộc lòng.
PP: Luyện tập, thực hành.
HS đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh tự giải.
12 HS nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp.
HS nhận xét.
HS đọc yêu cầu đề bài.
HS làm bài.
4 HS lên bảng làm.
Chúng ta có thể ghi ngay, vì lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
HS nhận xét bài làm của bạn.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HS đọc yêu cầu đề bài.
HS thảo luận nhóm đôi.
Có 32 m vải được cắt thành 8 mảnh bằng nhau..
Mỗi mảnh vài dài bao nhiêu mét?.
HS tự làm bài.
Một HS lên bảng làm.
HS nhận xét.
HS sửa vào VBT .
HS đọc đề bài.
HS tự giải. Một em lên bảng làm.
HS nhận xét.
HS chữa bài vào vở.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Đại diện hai bạn lên tham gia.
HS nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.
Học thuộc bảng chia 8.
Làm bài 3, 4.
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 
Toán.
Tiết 60: Luyện tập.
/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Củng cố về phép chia trong bảng chia 8.
- Tìm một phần tám của một số.
- Aùp dụng để giải toán có lời văn bằng một phép tính chia.
b) Kỹ năng: Rèn HS tính các phép tính chia chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu .
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Bảng chia 8.
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 3.
Ba em đọc bảng chia 8.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
 * Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
 -Mục tiêu Giúp HS làm các phép chia trong bảng chia 8 đúng.
Cho học sinh mở vở bài tập: 
Bài 1: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
+ Phần a).
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần a)
GV hỏi: Khi đã biết 8 x 6 = 48, có thể ghi ngay kết quả của 48 : 8 được không? Vì sao?
- Yêu cầu 4 HS lên bảng làm
 - Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
 + Phần b).
- Yêu cầu 12 HS tiếp nối đọc kết quả phần 1b).
- Sau đó yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- GV nhận xét, chốt lại
Bài 2:
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm.
- GV mời 8 HS lên bảng làm.
- GV chốt lại:
* Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Củng cố cách giải toán có lời văn, biết tìm 1/8 của một số.
Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Người đó có bao nhiêu con thỏ?
+ Sau khi bán đi 10 con thỏ thì còn lại bao nhiêu con thỏ?
+ Người đó làm gì với số thỏ còn lại?
+ Hãy tính xem mỗi chuồng có bao nhiêu con thỏ?
- GV yêu cầu HS làm vào VBT. Một HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại.
 Số nhóm chia đựợc là:
 35 : 7 = 5 (nhóm).
 Đáp số : 5 nhóm.
Bài 4:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài:
- Hình a) có tất cả bao nhiêu ô vuông ?
- Muốn tìm một phần tám số ô vuông có trong hình a) ta phải làm thế nào?
- Hướng dẫn HS tô màu (đánh dấu) vào 2 ô vuông trong hình a).
- GV yêu cầu HS làm phần b) vào VBT.
- GV chốt lại.
Một phần tám số ô vuông trong hình a) là:
 16 : 8 = 2 (ô vuông)
Một phần tám số ô vuông trong hình b) là:
 24 : 8 = 3 (ô vuông). 
* Hoạt động 3: Làm bài 5.
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại phép chia 8.
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV chia lớp thành 2 nhóm. Cho các em chơi trò : “Tiếp sức”. 
Yêu cầu: Thực hiện nhanh, chính xác.
 24 : 8 ; 64 : 8 ; 48 : 8 ; 72 : 8 ; 40 : 8 ; 16 : 8.
- GV nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Luyện tập, thực hành.
HS đọc yêu cầu đề bài..
Có thể ghi ngay được vì lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
Bốn HS lên làm phần a).
Cả lớp làm bài.
HS nối tiếp nhau đọc kết quả phần b).
HS nhận xét.
HS đọc yêu cầu đề bài.
Tám HS lên bảng làm. HS cả lớp làm vào VBT.
HS nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HS đọc yêu cầu đề bài.
HS thảo luận nhóm đôi.
Có 42 con thỏ.
Con lại 42 – 10 = 32 con thỏ..
Nhóm đều vào 8 chuồng.
Mỗi chuồng có 32 : 8 = 2 con thỏ.
HS cả lớp làm vào VBT. Một HS lên bảng làm.
HS nhận xét.
HS đọc yêu cầu đề bài.
Có tất cả 16 ô vuông.
Ta lấy 16 : 8 = 2 . 
HS đánh dấu và tô màu vào hình.
HS làm phần b).
HS nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Từng nhóm tiến hành thi đua làm bài.
HS nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Làm bài 3, 4.
Chuẩn bị bài: So sánh số bé bằng mấy phần số lớn. 
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12.doc