Giáo án bài học Tuần 6 Lớp 3

Giáo án bài học Tuần 6 Lớp 3

Tiết 2 + 3

Tập đọc - kể chuyện

 Tiết 16 + 17 : Bài tập làm văn

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

A. Tập đọc:

* Mục tiêu chung:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các từ, cụm từ dễ phát âm sai

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật" tôi " và lời người mẹ.

- Hiểu ý nghĩa: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.( trả lời được các câu hỏi SGK).

- Giáo dục HS suy nghĩ kỹ trước khi nói.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bài học Tuần 6 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 
Thứ hai ngày 27 thỏng 9 năm 2010
Tiết 1 
Chào cờ
 Chào cờ + Múa hát tập thể
____________________________________________________
Tiết 2 + 3 
Tập đọc - kể chuyện
 Tiết 16 + 17 : Bài tập làm văn
i. mục đích yêu cầu
A. Tập đọc:
* Mục tiêu chung: 
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các từ, cụm từ dễ phát âm sai 
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật" tôi " và lời người mẹ.
- Hiểu ý nghĩa: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.( trả lời được các câu hỏi SGK).
- Giáo dục HS suy nghĩ kỹ trước khi nói.
* Mục tiêu riêng: Em Hoàng
- Đọc đúng 1- 2 cụm từ trong bài, nhắc lại câu trả lời theo bạn.
B. Kể chuyện:
 * Mục tiêu chung: 
- Biết sắp xếp các tranh( SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
* Mục tiêu riêng: Em Hoàng
- Dựa vào tranh minh hoạ, quan sát nêu được vài chi tiết trong tranh.Nhắc lại được đúng thứ tự của tranh.
ii. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Tranh trong sách giáo khoa. 
- Đoạn hướng dẫn luyện đọc.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
iii. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức 
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 học sinh đọc đoạn 1, 2 bài Cuộc họp của chữ viết và trả lời hỏi: Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
- Nhật xét- cho điểm.
3. Bài mới.
Tiết 1
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài : Bằng tranh SGK
2. Luyện đọc:
a) Giáo viên đọc toàn bài, hướng dẫn học sinh đọc ngắt nghỉ một số câu trên bảng phụ
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và giải nghĩa từ
* Đọc từng câu 
- Học sinh tiếp sức đọc từng câu
- Sửa phát âm
* Đọc đoạn trước lớp 
- Bài chia làm mấy đoạn ?
- Cho học sinh đoạn đoạn trước lớp 
- Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài : ngắn ngủi, khăn mùi soa 
(đưa vật chiếc khăn mùi soa), viết lia lịa (thực hiện cho HS quan sát)
* Đọc đoạn trong nhóm
- Nhận xét, đánh giá.
3. Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1
- Cho học sinh đọc thành tiếng 1
CH : Nhân vật xưng tôi trong truyện này tên là gì ?
* Đoạn 2
- Cho học sinh đọc thành tiếng 2
CH : Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào? 
CH : Vì sao Cô - li- a thấy khó viết bài văn? 
- Nhận xét, đánh giá.
* Đoạn 3
- Cho học sinh đọc thành tiếng đoạn 3.
CH : Thấy các bạn viết nhiều Cô- li- a làm cách nào để bài viết dài ra ?
* Đoạn 4
- Cho học sinh đọcthành tiếng đoạn 4.
CH : Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô - li - a ngạc nhiên ?
CH : Vì sao sau đó, Cô - li - a vui vẻ làm theo lời mẹ ?
- Bài đọc giúp em hiểu ra nội dung gì ?
* Liên hệ: Em đã làm những việc gì đẻ giúp đỡ bố mẹ?
Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không?
Tiết 2
4. Luyện đọc lại:
- Giáo viên đọc lại mẫu đoạn 3, 4
- Lưu ý: HDHS đọc phân biệt lời nhân vật ''Tôi'' và lời người mẹ.
- Nhận xét và bình chọn.
5. Kể chuyện
a. Giáo viên nêu nhiệm vụ : Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng trình tự câu chuyện Bài tập làm văn. Sau đó kể lại một đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
b. Hướng dẫn kể chuyện
* Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng trình tự câu chuyện học sinh dựa vào tranh. 
* Kể lại một đoạn của câu chuyện dựa và tranh minh hoạ.
- Nhận xét - bình chọn.
Qua câu chuyện cho em hiểu điều gì?
Hoạt động của trò
- Theo dõi
- Học sinh phát hiện cách ngắt nghỉ.
 Nhưng/ chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủi như thế này ? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế ?
- Học sinh đọc tiếp sức từng câu
- 4 Đoạn
- 4 Học sinh đọc tiếp sức đoạn
- HS theo dõi
- Học sinh đọc nhóm đôi
- Đại diện các nhóm thi đọc
- Một học sinh đọc cả bài 
- Học sinh đọc thầm 1
- Nhân vật xưng tôi trong truyện này tên là Cô - li- a.
- Học sinh đọc thầm 2
- Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?
- Vì thỉnh thoảng Cô -li- a mới làm một vài việc lặt vặt.
- Học sinh đọc thầm đoạn 3
- Cô-li-a cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng mình mới làm.
- Học sinh đọc thầm đoạn 4
- Cô-li- a chưa bao giờ phải giặt quần áo. 
Cô - li - a vui vẻ làm theo lời mẹ vì nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bài TLV.
- Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.
- HS tự nêu.
- Học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 3 và 4
- 4 HS nối tiếp nhau thi đọc 4 đoạn văn.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh quan sát lần lượt 4 tranh đã đánh số, nêu miệng.
- HS phát biểu, cả lớp nhận xét khẳng định trình tự đúng của tranh là : 3 - 4 - 2 - 1.
- Một vài học sinh đọc yêu cầu kể chuyện.
- Từng cặp học sinh tập kể
- 3- 4 học sinh tiếp nối nhau thi kể một đoạn bất kì của câu chuyện.
- Cả lớp bình chon người kể hay nhất, hấp dẫn nhất.
Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.
Em Hoàng
- Theo dõi,
- Theo dõi.
- Đọc trơn 1 - 2 cụm từ.
- Nhắc lại.
- Tham gia vào nhóm.
- Nhắc lại
- Em đã giúp mẹ việc gì?
- Theo dõi.
- Đọc 1 cụm từ: Tôi loay hoay.
- Theo dõi.
- Nhắc lại.
- Nêu ND tranh 1 vẽ gì?
4. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài.
-Dặn HS về nhà tập kể câu chuyện cho người thân nghe.
__________________________________________________
Tiết 4 
Toán
 Tiết 26 : Luyện tập
i. Mục tiêu
* Mục tiêu chung: 
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải toán có lời văn.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
* Mục tiêu riêng em Hoàng:
-Làm được phép cộng trong phạm vi 5.
ii.đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ BT4
iii. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức 
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ 
- Làm b/l + b/c: Tìm của 8kg là.....kg.Tìm của 24l là.....l.
- Nhận xét- cho điểm
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài:
2. Thực hành:
Bài 1
- GVHD cách làm.
a) Tìm của : 12cm; 18kg ;10l.
b) Tìm của : 24m ; 30 giờ ; 54 ngày.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2
- HDHS phân tích bài toán:
+ Bài toán cho biết gì ? 
+ Yêu cầu ta tìm gì ?
 Tóm tắt 
 30 bông
 ? bông
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 4 : Đã tô màu vào số ô vuông của hình nào ?
- Hướng dẫn học sinh làm bài 
- Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động của trò
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh lên b/l + b/c:
- Tìm :
 của 12cm là 6 cm.
 của 18kg là 9kg.
 của 10l là 5l.
Tìm :
 của 24m là 4 m.
 của 30 giờ là 5 giờ.
 của 54 ngày là 9 ngày.
- Học sinh đọc bài toán
+ Vân làm được 30 bông hoa. Tặng số bông hoa đó.
- Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa.
- Học sinh làm b/l + giấy nháp
 Bài giải
Vân tặng bạn số bông hoa là :
30 : 6 = 5 ( bông )
 Đáp số : 5 bông hoa
- Học sinh QS các hình SGK nêu miệng.
+ Cả 4 hình đều cố 10 ô vuông.
+ số ô vuông của mỗi hình là: 10 : 5 = 2 (ô vuông)
+ Hình 2 và hình 4 có 2 ô vuông đã tô màu.
- Vậy đã tô vào số ô vuông của hình 2 và hình 4.
Em Hoàng
1 + 4 = 5
- 2 + 3 = 5
3 + 2 = 5
- Làm theo bạn.
4 + 1 = 5
4. Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
______________________________________________________
Tiết 5
Thể dục 
(Đ/c Hải soạn giảng)
_____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 28 thỏng 9 năm 2010
Tiết 1 Toán
 Tiết 27 : Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
i. Mục tiêu
* Mục tiêu chung 
- Biết làm tính chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp chia hết ở tất cả các lượt chia).
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải toán có lời văn.
- GDHS yêu thích môn học.
* Mục tiêu riêng em Hoàng
- Làm được phép tính trừ trong phạm vi 4.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức 
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm bảng con
 + Tìm của 24l là .......l
 - Học sinh làm : 24 : 6 = 4(l)
- Nhận xét- cho điểm.
3. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. GV hướng dẫn thực hiện phép chia
 - GV viết phép chia 96 : 3 lên bảng.
- Cho học sinh nhận xét 
- Hướng dẫn đặt tính và cách chia
+ Đặt tính : 96 3
+ Tính GV hướng dẫn HS tính : 
* 9 chia 3 được 3 viết 3. 
 3 nhân 3 bằng 9 ; 9 trừ 9 bằng 0.
* Hạ 6 ; 6 chia 3 được 2, viết 2. 
 2 nhân 3 bằng 6 ; 6 trừ 6 bằng 0.
3. Bài tập
Bài 1 : Tính
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Cho học sinh làm bài bảng lớp bảng con
-Nhận xét, sửa sai
Bài 2 : 
a) Tìm của : 69 kg ; 36 m ; 93 l.
- HDHS cách làm bài
 Nhận xét, sửa sai
Bài 3
- HDHS đọc yêu cầu và phân tích bài toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán yêu cầu tìm gì ?
 Tóm tắt
 36 quả 
 ? quả
- Nhận xét,sửasai
- HS nhận xét về phép chia : đây là phép chia số có hai chữ số (96) cho số có một chữ số (3). 
- Học sinh theo dõi và nêu miệng
 96 3
 9 32
 06
 6 
 0
- Vài học sinh nêu miệng lại cách thực hiện phép chia
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm bảng con
48 2 84 2 66 6 
4 24	8 42	 6 11 
08	04	 06 	 	 4 6 
 0	 0	 0 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh nêu miệng
 69 : 3 = 23 (kg)
 36 : 3 = 12 (m)
 93 : 3 = 31 (l )
- Học sinh đọc yêu cầu
- Mẹ hái được 36 quả cam, biếu bà số cam đó.
- Tìm số cam mẹ đã cho.
- Làm b/ l +b/ con
 Bài giải
 Mẹ biếu bà số cam là :
 36 : 3 = 12 (quả)
 Đáp số : 12 quả cam
Em Hoàng
Theo dõi
- Nhắc lại
5 -1 = 4
6 -2 = 4
4 - 1 = 3
Làm theo bạn
4. Củng cố – dặn dò 
- Hệ thống lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học
- Giao bài về nhà và chuẩn bị bài sau.
_____________________________________________________
Tiết 2
Tự nhiên xã hội (Tiết 2 buổi chiều)
(Đ/c Liờn soạn giảng)
Tiết 3 
Chính tả ( Nghe - viết)
 Tiết 11 : Bài tập làm văn
i. mục đích yêu cầu
* Mục tiêu chung:
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng bài văn xuôi.
+ Làm đúng bài tập có vần eo/ o eo( BT 2).
+ Làm đúng bài tập (3) a/ b.
- Rèn cho HS có kỹ năng viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
* Mục tiêu riêng Em Hoàng
- Nhìn chép đúng 1- 2 câu trong bài chính tả.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc cho HS viết b/ l +b/ c : cái kẻng, thổi kèn.
- Nhận xét , đánh giá
3. Bài mới 
 Hoạt động của thầy 
1. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
2. Hướng dẫn HS viết chính tả
a) HD chuẩn bị
- GV đọc nội dung tóm tắt truyện Bài tập làm văn. 
+ Tìm tên riêng trong bài chính tả ?
+ Tên riêng trong bài được viết như thế nào ?
- Luyện viết từ khó
- Nhận xét, đánh giá
b) GV đọc cho HS viết bài 
- Nhắc  ... ài HS nhắc lại cách nthực hiện
 Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm b/l + b/con:
20 5 15 5 4 15 3 15 3 
 0 0 
20 3 28 4 46 18 6 24 6 
 2	 4 	 
Viết: 20 : 3 = 6( dư 2)
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài
a) Ghi Đ vì 32 : 4 = 8
b) Ghi S vì 30 : 6 = 5 ( không có dư) hoặc trong phép chia thì số dư không thể bằng số chia được.
c) Ghi Đ vì 48 : 6 = 8 ( không dư)
d) Ghi S vì 20 : 3 = 6 (dư 2) 
- Học sinh đọc yêu cầu, nêu miệng
+ Đã khoanh vào số ô tô trong hình a
Em Hoàng
- Theo dõi
- Nhắc lại
6 + 2 = 8
5 + 3 = 8
4 + 4 = 8
7 + 1 = 8
- Nhắc lại
4. Củng cố – dặn dò 
- Nêu lại nội dung bài học
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
______________________________________________________
Tiết 2: 
Chính tả (Nghe viết)
 Tiết 12: Nhớ lại buổi đầu đi học
I. mục đích yêu cầu
* Mục tiêu chung 
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần eo/ oeo ( BT 1).
- Làm đúng BT( 3)a/b.
- Rèn cho HS có kỹ năng viết chữ đẹp, giữ vở sạch .
 * Mục tiêu riêng: Em Hoàng
- Nhìn chép đúng 2- 3 câu trong bài.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định tổ chức : Hát
2. Kiểm tra bài cũ 
- GV đọc cho HS viết b/ l + b/c : Khoẻ khoắn, lẻo khoẻo
- Nhận xét , sửa sai
3. Bài mới
 Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn HS viết chính tả
a) HD chuẩn bị
- GV đọc đoạn văn sẽ viết chính tả 
+ Chữ đầu dòng, đầu câu viết như thế nào ? 
- Luyện viết từ khó : 
+ GV đọc cho HS viết : bỡ ngỡ, quãng trời, ngập ngừng.
- Nhận xét, sửa sai
b) GV đọc cho HS viết bài 
- Nhắc nhở cách viết, tư thế ngồi 
c) Chấm chữa 
- Thu 5 bài chấm và nhận xét 
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
a) Bài tập 2: Điền vào chỗ trống eo hay oe o
- Giúp HS nắm vững YC của bài 
- Nhận xét, sửa sai
Bài tập 3a: Tìm các từ
- Cùng nghĩa với chăm chỉ.
- Trái nghĩa với gần
- (Nước) chảy rất mạnh và nhanh
- Nhận xét ,sửa sai 
Hoạt động của trò
- HS theo dõi 
- 1 HS đọc toàn bài 
- Viết lui vào một chữ, viết hoa. 
- HS viết tiếng từ khó ra bảng con : bỡ ngỡ, quãng trời, ngập ngừng.
- HS viết bài 
 HS lấy bút chì soát lỗi 
- Theo dõi GV nhận xét 
- HS đọc YC của bài
- HS làm b/ l + làm bài vào vở 
- Nhiều HS đọc kết quả : Nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt ngẽo.
- HS đọc yêu cầu, nêu miệng:
- siêng năng
- xa
- xiết
Em Hoàng
- Theo dõi
- Viết b/ con: bỡ ngỡ
- Nhìn chép
- Làm theo bạn, đọc nhà nghèo
- Nhắc lại
4. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập trong vở bài tập. 
__________________________________________________
Tiết 4 
Tập viết
 Tiết 6 : 	Ôn chữ hoa D, Đ
i. mục đích yêu cầu
* Mục tiêu chung: 
- Viết đúng chữ hoa D ( 1 dòng), Đ,H ( 1 dòng); viết đúng tên riêng Kim Đồng ( 1 dòng) và câu ứng dụng: Dao có mài mới sắc... mới khôn ( 1 lần ) bằng cỡ chữ nhỏ.
- Rèn cho HS có kỹ năng viết chữ đẹp, giữ vở sạch .
* Mục tiêu riêng Em Hoàng
- Viết tương đối đúng mẫu chữ D, Đ, H, từ và câu ứng dụng.
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Mẫu chữ D, Đ
- Tên riêng : Kim Đồng và câu ứng dụng
2. Học sinh:
- Vở tập viết, bảng.
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ
 - Gọi 2 học sinh lên bảng viết chữ Ch
 - Kiểm tra vở viết của HS
 - Nhận xét, đánh giá
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài : Nêu MĐ, YC của tiết học
2. Hướng dẫn viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa
+ Tìm chữ hoa có trong bài 
- Giáo viên viết mẫu nhắc lại quy trình viết từng chữ D, Đ, và chữ K
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con
- Nhận xét, sửa sai
b. Luyện viết từ ứng dụng
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng Kim Đồng 
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con-
- Nhận xét, sửa sai
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng
- Giúp HS hiểu từ ứng dụng : Con người phải chăm học mới khôn ngoan 
- Tập viết trên bảng con chữ : Dao 
- GV hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
- Nhận xét- sửa sai
3. Hướng dẫn viết vở
- Giáo viên nêu yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh viết vở
- Quan sát, uốn nắn, nhận xét
4. Chấm chữa
- Giáo viên thu 1 số bài chấm tại lớp
- Nhận xét- tuyên dương
Hoạt động của trò
- Học sinh tìm các chữ hoa : D, Đ, K
- Theo dõi
- Học sinh viết bảng con chữ D, Đ, K
- Học sinh đọc từ ứng dụng Kim Đồng 
- HS nói những điều mình biết về anh Kim Đồng : Anh là một trong những đội viên đầu tiên của đội thiếu niên tiền phong. Anh tên thật là : Nông Văn Dền, quê ở bản Nà Mạ, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, hi sinh năm1943, lúc đó mới 15 tuổi. 
- Học sinh viết b/ l + b/ con:
- Học sinh đọc câu tục ngữ
Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.
- Học sinh theo dõi
- Học sinh viết bảnglớp + bảng con
- Học sinh viết bài vào vở
- Thu bài
Em Hoàng
- Nhắc lại
Viết b/ con D, Đ, K
Theo dõi
Viết b/ con Kim Đồng
Viết b/ con Dao
Viết vở
5. Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét giờ học, khuyến khích học sinh học thuộc câu ứng dụng.
- Nhận xét giờ học
- Về nhà các em học bài và viết phần ở nhà vào vở
Thứ sỏu ngày 1 thỏng 10 năm 2010
Tiết 1 Đạo đức
 ( Đ/c Đạt soạn giảng)
Tiết 2 
 Toán
 Tiết 30 : Luyện tập
i. Mục tiêu
* Mục tiêu chung: 
- Xác định được phép chia hết và phép chia có dư.
- Thực hiện được phép chia hết và phép chia có dư mọt cách thành thạo.
- Vận dụng phép chia hết trong giải toán.
* Mục tiêu riêng: 
- Làm được phép tính cộng trong pham vi 9 
Ii. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ
- Cho HS làm b/ l + b/c: Đặt tính rồi tính 
 19 : 3; 46 : 5
 -Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS làm bài 
Bài1 : Tính 
- GV HDHS làm bài
- Lưu ý : Số dư phải bé hơn số chia .
- Nhận xét, sửa sai
Bài 2 : Đặt tính rồi tính 
a) 24 : 6 30 : 5 b)32 : 5 34 : 6 
- GV làm mẫu HD cách tính 
- Nhận xét , sửa sai
+ Củng cố kiến thức gì ? 
Bài 3 : Bài toán
- Cho HS đọc yêu cầu bài toán, HDHS phân tích và giải bài
+ Bài toán cho biết gì ? 
+ Bài toán yêu cầu tìm gì ? 
Tóm tắt
27 học sinh
 ? học sinh
- Nhận xét và sửa sai
Bài 4 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng .
- Trong các phép chia có dư với số chia là 3 số dư lớn nhất của các phép chia đó là : 
A . 3 C . 1
B . 2 D . 0 
- Nhận xét và sửa sai cho học sinh
Hoạt động của trò
- HS theo dõi
- HS đọc YC của bài
- HS làm bảng lớp + bảng con:
17 2 35 4 58 6 
16 8 32 8 54 9 
 1 3 4
- HS nêu YC của bài 
- HS lên bảng làm, lớp làm bảng con 
a)
24 6 30 5 
24 4 30 6 
 0 0 
b)
32 5 34 6 
30 6 30 5 
 2 4 
-1 em đọc yêu cầu bài
- HS xác định YC của bài
- Học sinh làm bài bảng lớp + vở
 Bài giải .
 Số học sinh giỏi của lớp đó là :
 27 : 3 = 9 ( học sinh) .
 Đáp số : 9 học sinh.
- Học sinh nêu miệng, giatỉ thích cách làm. 
- Yêu cầu HS xác định số chia là 3 Vậy số dư trong phép chia này phải bé hơn 3. 
 Loại phương án A, số dư lớn nhất là 2.
A . 3 C . 1
B . 2 D . 0 
Em Hoàng
8 + 1 = 9
7 + 2 = 9
6 + 3 = 9
4 + 5 = 9
- Làm bài theo bạn
- Nhắc lại.
4. Củng cố - dặn dò 
- GV hệ thống lại bài 
- Về làm bài tập, học thuộc lòng bảng nhân 7 
- Nhận xét tiết học.
	Tiết 3	Tập làm văn
 Tiết 6 : Kể lại buổi đầu đi học
i. mục đích yêu cầu
* Mục tiêu chung:
- Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học.
- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn( khoảng 5 câu)
* Mục tiêu riêng: Em Hoàng
- Kể lại đươc buổi đầu đi học được ai đưa đi, viết được 1- 2 câu vừa kể.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ:
- Gọi hs nêu miệng:
+ Để tổ chức cuộc họp, cần phải chú ý những gì ? 
- Phải xác định rõ nội dung cuộc họp và nắm được trình tự công việc trong cuộc họp.
- Nhận xét, sửa sai
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài lên bảng
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 : Kể lại buổi đầu em đi học
- GV nêu yêu cầu : Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường, có thể kể về ngày khai giảng hoặc buổi đầu cắp sách dến lớp,...
- GV : Gợi ý cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay chiều ? Thời tiết thế nào ? Ai dẫn em đến trường ? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao ? Buổi học kết thúc thế nào ? Cảm xúc của em về buổi học đó ? 
- GV theo dõi nhận xét , đánh giá
Bài tập 2 : Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn( khoảng 5 câu)
- GV nhắc các em viết giản dị , chân thật những điều vừa kể có thể viết khoảng 5 câu.
- GV mời 5 em đọc bài 
- GV nhận xét rút kinh nghiệm bình chọn bài viết tốt nhất 
Hoạt động của trò
- HS đọc phần yêu cầu SGK
- HS chú ý GV hướng dẫn 
- 1 HS khá kể mẫu 
- Lớp nhận xét 
- Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe về buổi đầu mình đi học theo gợi ý.
- HS thi kể trước lớp : 3- 4 em thi kể
- Một HS đọc YC( Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu).
- Lớp viết bài 
- HS đọc bài viết của mình trước lớp 
- Học sinh nhận xét 
Em Hoàng
- Theo dõi
- Tham gia 
vào nhóm
- Buổi đầu tiên đi học em được ai đưa đến trường
Viết được 1- 2 câu
4. Củng cố - dặn dò
- Yêu cầu những em viết chưa xong về nhà viết tiếp.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học bài và chuẩ bị bài sau
______________________________________________________________________
Tiết 5
Sinh hoạt lớp Tuần 6
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận thấy được ưu nhược điểm trong tuần, từ đó có hướng khắc phục. 
- Học sinh có nền nếp trong học tập.
II. Tiến hành sinh hoạt:
1. Nhận xét chung:
- Đa số các em ngoan, lễ phép. Đi học đều và đúng giờ, có sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Tham gia vệ sinh trường lớp và cá nhân sạch sẽ.
2. Nhận xét cụ thể:
a. Về học tập:
- Các em ngoan, có ý thức hăng hái phát biểu xây dựng bài:Bỡnh, Linh
- Song bên cạnh đó vẫn còn một số em cũn trầm
b. Về lao động vệ sinh:
- Trực nhật : Sạch sẽ
- Lao động: Tham gia vệ sinh sân trường sạch sẽ
- Vệ sinh cá nhân: Đầu, tóc, quần, áo gọn gàng sạch sẽ.
c. Tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp: HS tham gia đầy đủ, nhiệt tình.
III. Phương hướng tuần sau:
- Phát huy các ưu điểm và khắc phục nhược điểm trên.
- Có biện pháp giúp đỡ kèm cặp HS yếu và HS khuyết tật.
__________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6 - L3.doc