Quan điểm chỉ đạo quan trọng là tư tưởng tích hợp , xem xét tự nhiên con người , xã hội trong một tập thể thống nhất . Có mỗi quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau, trong đó bao gồm cả nội dung , sức khỏe nhằm tăng tính thống nhất , có mỗi quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau , trong đó bao gồm cả nội dung sức khỏe nhằm tăng tính thiết thực , đồng thời khắc phục tình trạng trùng lặp , chồng chéo của hai môn tự nhiên và xã hội , vì sức khỏe góp phần giảm thời lượng học tập cho học sinh .
v Lựa chọn các nội dung học tập sao cho:
- Phù hợp với học sinh lớp 1 ; 2 ; 3 nhận thức về kỹ năng , thái độ .
- Gắn với kinh nghiệm và vốn sống của học sinh .
- Đáp ứng với sở thích và nguyện vọng .
- Thiết thực và quan trọng đối với học sinh .
v Xây dựng một khung chương trình mang tính mềm dẻo giúp cho giáo viên có thể lựa chọn nội dung phương pháp dạy học phù hợp với học sinh, mục tiêu môn học và điều kiện hoàn cảnh địa phương
v Các phương pháp Dạy - Học được cụ thể hóa trong sách giáo khoa , sách giáo viên và được giáo viên thể hiện thông qua dạy học trên lớp
v Xây dựng một khung chương trình được thể hiện ở chủ đề thực vật , nêu đích danh cây rau cải , cây hoa hồng , cây bạch đàn .
Câu 2: Để làm cho quan điểm chỉ đạo xây dựng chương trình trở thành hiện thực thông qua các bậc học trên lớp bạn cần làm gì ?
- Cần nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa , sách giáo viên đối chiếu với tình hình cơ sở vật chất của nhà trường , lớp học , trình độ học sinh để xây dựng kế hoạch bài học phù hợp thể hiện được tính linh hoạt sáng tạo của giao viên . Cụ thể là:
a. Thể hiện được quan điểm tích hợp trong mỗi bài học không chỉ về nội dung mà cả về phương pháp . Coi trọng cả phần cung cấp kiến thức . Rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ , hành vi ứng xử đúng cho học sinh thông qua mỗi bài học .
b. Không được thêm nội dung khó , ngược lại có thể tinh giảm một số nội dung cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp mình phụ trách , nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu chuẩn kiến thức của chương trình .
Thứ 2 ngày 18 tháng 8 năm 2008 Môn : Tự nhiên và xã hội Hoạt động I : Câu 1: Nêu quan điểm chỉ đạo xây dựng chương trình ? Quan điểm chỉ đạo quan trọng là tư tưởng tích hợp , xem xét tự nhiên con người , xã hội trong một tập thể thống nhất . Có mỗi quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau, trong đó bao gồm cả nội dung , sức khỏe nhằm tăng tính thống nhất , có mỗi quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau , trong đó bao gồm cả nội dung sức khỏe nhằm tăng tính thiết thực , đồng thời khắc phục tình trạng trùng lặp , chồng chéo của hai môn tự nhiên và xã hội , vì sức khỏe góp phần giảm thời lượng học tập cho học sinh . Lựa chọn các nội dung học tập sao cho: - Phù hợp với học sinh lớp 1 ; 2 ; 3 nhận thức về kỹ năng , thái độ . - Gắn với kinh nghiệm và vốn sống của học sinh . - Đáp ứng với sở thích và nguyện vọng . - Thiết thực và quan trọng đối với học sinh . Xây dựng một khung chương trình mang tính mềm dẻo giúp cho giáo viên có thể lựa chọn nội dung phương pháp dạy học phù hợp với học sinh, mục tiêu môn học và điều kiện hoàn cảnh địa phương Các phương pháp Dạy - Học được cụ thể hóa trong sách giáo khoa , sách giáo viên và được giáo viên thể hiện thông qua dạy học trên lớp Xây dựng một khung chương trình được thể hiện ở chủ đề thực vật , nêu đích danh cây rau cải , cây hoa hồng , cây bạch đàn ... Câu 2: Để làm cho quan điểm chỉ đạo xây dựng chương trình trở thành hiện thực thông qua các bậc học trên lớp bạn cần làm gì ? Cần nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa , sách giáo viên đối chiếu với tình hình cơ sở vật chất của nhà trường , lớp học , trình độ học sinh để xây dựng kế hoạch bài học phù hợp thể hiện được tính linh hoạt sáng tạo của giao viên . Cụ thể là: Thể hiện được quan điểm tích hợp trong mỗi bài học không chỉ về nội dung mà cả về phương pháp . Coi trọng cả phần cung cấp kiến thức . Rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ , hành vi ứng xử đúng cho học sinh thông qua mỗi bài học . Không được thêm nội dung khó , ngược lại có thể tinh giảm một số nội dung cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp mình phụ trách , nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu chuẩn kiến thức của chương trình . Tìm hiểu kỹ năng đặc điểm của địa phương , các cây , con , một số nghành nghề ở địa phương có liên quan đến nội dung học tập của chương trình . Hoạt động II : Câu 1: Nêu mục đích giáo dục sức khỏe trong môn tự nhiên xã hội: Giáo dục sức khỏe thể chất Giáo sức khỏe tinh thần và cảm xúc Giáo dục sức khỏe xã hội Giáo dục sức khỏe môi trường Trong các mục tiêu đó thì mục tiêu giáo dục sức khỏe tinh thần và cảm xúc khó thực hiện nhất . Trong giáo trình giảng dạy trên lớp vì mục tiêu về kiến thức và kỹ năng ở SGK thể hiện khá rõ , khá đầy đủ còn mục tiêu về hình thành và phát triển những thái độ hành vi cho học sinh khó nhận rõ trong từng bài học mà đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu trăn trở qua từng bài học . ở môn TN-XH lớp 1 ; 2 ; 3 mục tiêu giáo dục sức khỏe và tinh thần cảm xúc chủ yếu tập trung ở chủ đề xã hội Lớp 1: Tích hợp giáo dục sức khỏe tinh thần và cảm xúc khi dạy các nội dung về mỗi quan hệ về các thành viên trong gia đình , lớp học , cuộc sống xung quanh Lớp 2: Tích hợp giáo dục sức khỏe tinh thần và cảm xúc khi dạy các nội dung về mỗi quan hệ giữa các thành viên trong gia đình , nhà trường . Lớp 3: Tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe tinh thần và cảm xúc khi dạy các nội dung về mỗi quan hệ họ hàng , nội ngoại mỗi quan hệ trong nhà trường các nội dung cốt lõi về gia đình trường học và cuộc sống xung quanh Hoạt động III : Câu 1: Nêu mục tiêu của bài 18 ; 19 lớp 1 , bài 21 ; 22 lớp 2 , bài 27 ; 28 lớp 3 Mục tiêu của bài 18 ; 19 lớp 1: Cuộc sống xung quanh Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương Học sinh có ý thức gắn bó , yêu mến quê hương Mục tiêu của bài 21 ; 22 lớp 2 : Cuộc sống xung quanh Kể về một số nghề nghiệp và nói về những hoạt động sinh sống của người địa phương Mục tiêu của bài 27 ; 28 lớp 3 : Tỉnh , thành phố nơi bạn đang sống . Kể về một số cơ quan hành chính , văn hóa , giáo dục , y tế của tỉnh , thành phố . Cần có ý thức gắn bó yêu mến quê hương . Câu 2: Trong những mục tiêu đó thì mục tiêu nào khó thực hiện ? Vì sao ? Trong hai mục tiêu đó thì mục tiêu thứ 2 khó thực hiện vì : Qua việc khai thác kênh hình , kênh chữ SGK và việc giáo viên tổ chức hoạt động 1 ; 2 ở SGK thì chỉ mới thực hiện được mục tiêu thứ nhất còn mục tiêu giáo dục sức khỏe về tinh thần và cảm xúc đó là việc hình thành và xây dưng cho học sinh có thái độ hành vi “ có ý thức gắn bó yêu mến quê hương” thì rất khó thực hiện . Hoạt động iV: Câu 1 : Tổ chức chuyên môn trao đổi và trả lời ý a ; b : a. - Lớp 1 : Bài 4 ,7 , 8 , 9 , 14 , 18 , 19 ,20 . - Lớp 2 : Bài 4 , 7 , 8 ,11 , 12 , 20 . - Lớp 3 : Bài 4 , 9 , 29 , 33 , 37 . Sách giáo khoa môn TN và XH lớp 1, 2 , 3 được viết theo phương án mở , do đó có một số bài giáo viên có thể điều chỉnh về nội dung và phương pháp dạy học để phù hợp với thực tế địa phương và trình độ nhận thức của học sinh . Lớp 1 : - Bài 4 : Bảo vệ mắt và tai - Bài 8 : Ăn uống hàng ngày - Bài 9 : Hoạt động và nghỉ ngơi - Bài 14 : An toàn khi ở nhà - Bài 18-19 : Cuộc sống xung quanh - Bài 20 : An toàn trên đường đi học Lớp 2 : - Bài 4 : Làm gì để cơ và xương phát triển tốt - Bài 7 : Ăn uống đầy đủ - Bài 8 : Ăn uống sạch sẽ - Bài 11 : Gia đình - Bài 12 : Đồ dùng trong gia đình - Bài 20 : An toàn khi đi trên đường Lớp 3 : - Bài 4 : Phòng bệnh đường hô hấp - Bài 9 : Phòng bệnh tim mạch - Bài 29 : Các hoạt động thông tin liên lạc - Bài 33 : An toàn khi đi xe đạp - Bài 37 : Vệ sinh môi trường Đạc biệt những nội dung nào trong SGK quá khó đối với học sinh vùng kho khăn , giáo viên căn cứ vào yêu cầu của bài học và nhận thức của học sinh có thể giảm bớt nội dung , không đưa vào chương trình để đánh giá học sinh . ---------------------------------------------------------------------------------------- Thứ 2 ngày 1 tháng 9 năm 2008 Môn : khoa học lớp 4,5 Câu 1: Tại sao ở bể nuôi cá ta phải dùng máy bơm không khí cá mới sống được ? Còn ở ngoài ao , hồ , ta không cần bơm không khí cá vẫn sống bình thường ? Trả lời : ở bể nuôi cá cảnh , ta phải dùng máy bơm không khí cá mới sống được vì ở bể nuôi cá thì dung tích nhỏ , diện tích tiêp xúc của mặt bể nước với không khí nhỏ , mặt khác O xy trong nước ít vì thế phải bơm không khí vào mới đủ O xy để cá có thể hô hấp và sống được . Ao , hồ , sông , suối có dung tích lớn lại có nhiều thực vật sống trong nước nên lượng O xy tan trong nước tương đối nhiều vì vậy cá sống bình thường . Câu 2 : Làm thí nghiệm giải thích hiện tượng : Tại sao có gió ? Trả lời : Dụng cụ thí nghiệm : Hộp đối lưu 2 ống thủy tinh A , B 1 mẫu nến 3 mẫu hương Làm thí nghiệm : Đốt mẫu nến cháy dưới ống A , một lát sau ta thấy khói nến bay lên theo ống A . Tiếp theo ta đặt 3 mẫu hương cháy đã tắt lửa nhưng vẫn còn bốc khói vào dưới ống B . Hỏi : Phần nào của hộp có không khí nóng ? Tại sao ? Phần nào của hộp có không khí lạnh ? Quan sát hướng bay của khói , khói bay ra qua ống nào ? Quan sát thí nghiệm ta thấy khói bay từ hướng ống B sang ống A và ra ngoài ống A , vì không khí ở ống A có ngọn nến đang cháy thì nóng lên , nhẹ đi và bay lên cao . Không khí ở ống B không có nến cháy thì lạnh , nặng hơn và đi xuống từ ống B sang ống A . Từ đó cho thấy không khí luôn chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng , sự chuyển động của không khí sinh ra gió . Ban ngày khi ánh nắng mặt trời chiếu xuống , phần đất liền hấp thụ nhiệt nhanh hơn , mặt đất nóng nhanh hơn nước ở biển , không khí ở ngoai biển lạnh hơn chuyển động vào đất liền ( gió thổi vào đất liền) , còn ban đêm , lục địa nguội nhanh hơn nước biển , nên không khí ở đất liền lạnh hơn chuyển động ra biển ( gió thổi ra biển ) . Câu 3 : Làm thí nghiệm giải thích hiện tượng : Tại sao mắt ta lại nhìn thấy mọi vật? Tại sao bạn nhỏ lại nhìn thấy quyển sách ? Trả lời : Làm thí nghiệm : Khi đèn chiếu sáng nhiều phía trong của hộp qua khe hở ta không thấy gì cả , bật bóng sáng đèn lên , bỏ tấm kính mờ chắn khe hở của hộp ta vẫn không thấy rõ vật ở trong hộp , cất tấm kính mờ , lắp tấm kính trong vào khe hở , khi nhìn vào đáy hộp ta thấy rõ số 100 . ta nhìn thấy số 100 vì ánh đèn pin chiếu thẳng số 100 và ánh sáng từ số 100 truyền vào mắt ta nên thấy được . Như vậy ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt . Bạn nhỏ nhìn thấy quyển sách vì ánh sáng của đèn bàn chiếu thẳng vào quyển sách và ánh sáng từ quyển sách truyền vào mắt bạn nhỏ nên bạn nhỏ thấy được . Câu 4 : Tại sao khi gõ tay xuống bàn , ta thấy tiếng gõ : Khi ta gõ tay xuống bàn làm mặt bàn chuyển động , không khí xung quanh cũng rung động , rung động này được lan truyền trong không khí , khi đó lan truyền tới tai ta làm màng nhĩ rung động nhờ đó ta nghe được âm thanh này . Thứ 2 ngày 15 tháng 9 năm 2008 Môn : toán Hoạt động i: Tìm hiểu về dạy giải toán ở tiểu học Câu 1 : Trình độ chuẩn kiến thức , kỹ năng việc giải toán ở các lớp 1 ; 2 ; 3 và 4 ; 5 theo QĐ 16 – 2006 QĐBGD-ĐT xác định một số phương án giải toán ở tiểu học . Cấu trúc chương trình , nội dung phương pháp dạy học : Giả toán ở tiểu học và giải toán có lời văn , sử dụng các công cụ đánh giá để phân loại học sinh về kết quả học tập Câu 2: Lập sơ đồ nêu một số mỗi quan hệ giải toán : Trong chương trình toán tiểu học , nội dung dạy toán có lời văn được xây dựng như một mạch kiến thức xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5 , mạch kiến thức đó có đặc điểm chung của cả chương trình nhưng cũng có đặc điểm riêng từng lớp . Lớp 1; 2; 3 các bài tập liên quan đến 4 phép tính (+ - x : ) Lớp 4 tiếp tục kế thừa chương trình 1 ; 2; 3 nhưng cao hơn . Có nhiều bước giải toán về số tự nhiên . Phân số hoặc số đo các đại lượng ở lớp 4. Lớp 5 số lượng các bài tập kế thừa L4 nhưng mức độ cao hơn , nội dung liên quan đến tỷ số , số phần trăm , chuyển động đều , nội dung hình học Câu 3 : Nội dung cụ thể 4 bước giải toán và cho ví dụ minh họa : Bước 1 : Tìm hiểu kỹ đề bài Bước 2 : Lập kế hoạch giải toán Bước 3 : Thực hiện kế hoạch giải Bước 4 : Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải Ví dụ : Một người trồng được 280 cây cam và cây chanh . Trong đó , số cây cam b ... i riêng giáo dục phổ thông nói chung là đúng . Vì trọng tâm và cốt lõi của việc dạy học tiếng việt lớp 1 là dạy đọc , viết và 12 năm học thì các em đều sử dụng công cụ này để tư duy , giao tiếp , để học tập tiếng việt . Mà thứ dụng cụ này các em chỉ bắt đầu được học từ lớp 1 , và phải đọc đúng chuẩn . Nếu vấn đề đọc , viết không giải quyết được dứt điểm và thành công từ lớp 1 thì mọi mục tiêu cho con đường học hành ở phổ thông xem như thất bại đến 90 % . Ví dụ : Về những yếu tố của học sinh như : Khi dạy âm nhạc học sinh thường đọc sai âm L . Nếu giáo viên lớp 1 không kịp thời uốn nắn sửa sai thì học sinh sẽ đọc sai âm đó . Mục tiêu , nội dung từng phần môn tiếng việt lớp 1 : Phân môn học vần gồm 2 tiết : Tiết 1 : Dạy học tiếng có âm vần mới *Dạy âm vần mới : Mục tiêu : - Học sinh nhận biết được cấu tạo của chữ ghi âm , ghi vần . - Phát âm chuẩn các âm , vần mới qua mẫu phát âm chuẩn của giáo viên . *Dạy tiếng khóa : Dạy tiếng khóa là dạy tiếng có chứa âm vần mới . Mục tiêu của dạy tiếng khóa là để học sinh phát âm đúng tiếng , phân tích được các yếu tố : âm đâu , vần , thanh , tạo thành tiếng . *Dạy từ khóa : Dạy từ khóa là làm cho học sinh có kỹ năng đọc trơn từ đơn , từ phức . Bước đầu nắm được nghĩa của từ , một số từ có nghĩa thực . *Dạy từ ứng dụng : Dạy từ ứng dụng là giúp học sinh củng cố và phát triển kỹ năng đọc các từ ngữ chứa âm , vần mới . Bước đầu nắm được nghĩa của từ ngữ được đọc . Tiết 2 : Dạy tiếng việt và kỹ năng đọc Luyện đọc : Học sinh đọc trơn được câu khóa , bài khóa là đoạn văn xuôi và văn vần ngắn , bước đầu nắm được nội dung thông báo của câu có độ dài khoảng 10 tiếng . Dạy kỹ năng viết : Học sinh biết được các chữ cái ghi âm đang học , viets được các chữ chứa vần và ghi tiếng bằng con chữ viết thường theo mẫu chữ trong trường tiểu học , có thói quen ngồi viết , cầm bút viết hợp vệ sinh đúng quy định . Luyện nói : Mục tiêu : Là phát triển lời nói tự nhiên cho học sinh , tranh vẽ trong SGK chỉ là điểm dựa cho chủ đề , học sinh có thể dựa vào gợi ý để nói lời nói tự nhiên bằng ngôn ngữ của đời sống và vốn sống của trẻ thơ chứ không nhất thiết phải khai thác hết nội dung tranh hay nói thành bài văn hoàn chỉnh . Phần luyện tập tổng hợp Phân môn tập đọc : Củng cố kỹ năng đọc tiếng , củng cố vững chắc thêm về kỹ năng đọc , phân tích vần khó , tiếng khó để giúp học sinh đọc , viết chính xác các tiếng khó . Phát triển vốn từ cho học sinh Phân môn tập viết : Nhằm củng cố thêm kỹ năng viết thường , cỡ vừa và làm quen với chữ hoa . Tiếp tục rèn tư thế ngồi viết , thao tác cầm bút , viết chuẩn mực , hợp vệ sinh cho học sinh . Củng cố các kỹ năng kết nối con chữ . Rèn kỹ năng viết đúng chính tả ., kỹ năng trình bày đoạn văn , đoạn thơ . Những nội dung yêu cầu dạy học môn tiếng việt đã đề cập trong bài tập này là hợp lí . Các biện pháp dạy học cụ thể đối với từng phần , từng phân môn . Phần học vần : Dạy âm vần mới : Giới thiệu âm vần sẽ học Dạy phát âm Dạy học sinh nhận biết chữ ghi âm , nhận diện cấu trúc vào vần Dạy tiếng khóa : Dạy đánh vần đọc trơn tiếng , đánh vần theo yếu tố đọc tiếng Dạy phân tích tiếng theo 3 yếu tố ( âm , vần , thanh ) Dạy ghép tiếng khóa Dạy từ khóa : Dạy học sinh nắm nghĩa từ khóa Dạy đọc từ ứng dụng : Dạy học sinh nắm đúng một số từ ứng dụng. Dạy phát triển kỹ năng đọc Dạy luyện các kỹ năng viết : + Luyện đọc : Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc đồng thanh ( cá nhân , nhóm ) Tìm và đọc lại các tiếng có chứa âm vần đang học Dạy kỹ năng viết Luyện viết đúng Luyện viết vào vở + Luyện nói : Khai thác nội dung của tranh Tổ chức học sinh luyện nói theo nhóm Tập nói trước lớp Phần luyện tổng hợp : Phân môn tập đọc : Đọc mẫu - Đọc đồng thanh theo mẫu Luyện đọc tiếng khó có 2 cách : + Sau khi kết thúc đọc đồng thanh + Kết hợp với hình thức đọc cá nhân Luyện đọc đồng thanh theo nhóm , tổ , bàn Luyện đọc cá nhân ( tiếp sức hoặc nhóm ngẫu nhiên ) Luyện đọc kết hợp tìm hiểu ý của đoạn văn Phân môn tập viết : Viết mẫu Luyện viết bảng con , viết vở Chấm , chữa bài Cũng cố dặn dò Phân môn chính tả : Đọc đoạn văn cần viết Viết từ ngữ khó viết Viết chính tả vào vở Chấm , chữa bài Củng cố dặn dò Bài 2 : Phân tích một bài trong SGK và SGV – Môn tập đọc Bài : Dế mèn bênh vực kẻ yếu – TĐ 4 Trả lời : Điểm mới trong mục tiêu Củng cố phát triển kỹ năng đọc trơn , đọc thầm , biết đọc hiểu , đọc diễn cảm Nắm và vận dụng được một số khái niệm như cốt truyện nhân vật , tính cách Mở rộng vốn từ hiểu biết về tự nhiên , xã hội , con người để hình thành nhân cách con người mới Về nội dung : Củng cố và nâng cao kỹ năng đọc Nhận biết đề bài , cấu trúc bài Biết tóm tắt bài , làm quen với thao tác đọc lướt để nắm ý Phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật . Về cấu trúc : Sau khi luyện đọc đúng , chú trọng khâu đọc thầm , đọc lướt để học sinh tìm hiểu nội dung. Phần đọc diễn cảm : Luyện đọc nhóm - Đọc cá nhân – Thi đọc giữa các nhóm . giúp học sinh tự sửa sai cho nhau trong nhóm , sửa các đoạn đọc trước lớp , thi đua nhau đọc trong nhóm , đọc hay . Điểm mới về SGK : SGK trình bày các nội dung mang tính thực hành nhiều , khái niệm chặt chẽ và hệ thống cao . Nội dung trong SGK cung cấp từ nhiều nguồn và nhiều dạng , chữ viết , hình vẽ ( kênh hình , kênh chữ ) khác nhau . SGK sử dụng rất hạn chế các thuật ngữ khoa học , phức tạp , các bài học gắn liền với chủ điểm , tranh minh họa trong bài học phù hợp với nội dung mỗi bài tập đọc đều có tranh minh họa . Từ mới ở phần chú giải thường là từ kết trong bài giúp học sinh để nắm được nội dung đoạn , bài . Tuy nhiên , hệ thống câu hỏi một số bài chưa phù hợp . Về Sách giáo viên ( SGV ) gồm có 3 phần : Mục tiêu Đồ dùng dạy học Hoạt động dạy học chủ yếu . Cấu trúc này phản ánh sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tổ chức các hoạt động học tập của học sinh . Giáo viên chỉ đưa ra gợi ý về cách tổ chức cho HS làm việc vì thế giáo viên có cơ hội vận dụng linh hoạt và sáng tạo những hướng dẫn nói trên vào các điều kiện dạy học cụ thể của lớp mình là nguồn cung cấp các kiến thức khoa học cơ bản . Về phương pháp Dạy - Học: Tập trung nhiều vào việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS , HS luyện đọc nhiều thông qua việc đọc nhóm . Với những câu hỏi khó giáo viên tổ chức thảo luận nhóm . Học sinh quan sát tiếp xúc với nguồn tài liệu , thông tin để tìm ra kiến thức mới . Phương pháp Dạy - Học tạo ra định hướng mới trong việc đánh giá học sinh , không chỉ đánh giá qua việc đọc , mà đọc hiểu cũng đổi mới , học sinh tự tìm hiểu nội dung văn bản . Bài 3: Phân tích ý nghĩa và tác dụng của các hoạt động 2 ; 3 ; 4 trong bài “ Dân số và sự gia tăng dân số” , lớp 5 . Trả lời : Hiện nay có nhiều phương pháp Dạy - Học để giúp giáo viên có thể lựa chọn bổ sung trong việc Dạy - Học của mình . Vì vậy , lựa chọn và sử dụng một cách đúng đắn Phương pháp Dạy - Học có ý nghĩa to lớn đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Với chất lượng và hiệu quả Dạy - Học, sự lựa chọn đó phụ thuộc vào mục tiêu nội dung bài học , không có phương pháp nào là vạn năng , vì vậy cần phối hợp một cách khéo léo và hợp lí các phương pháp Dạy - Học khác nhau . Trong bài “ Dân số và sự gia tăng dân số” , lớp 5 hoạt động 2 ; 3 ;4 giáo viên đã tổ chức nhiều hoạt động học tập , trong đó có sử dụng nhiều phương pháp dạy học như thông báo , quan sát biểu đồ , đàm thoại và thảo luận ở lớp .Giáo viên đã tổ chức để học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập đa dạng , tạo điều kiện phát huy tính tích cực quan hệ hợp tác giữa giáo viên và học sinh thông qua đàm thoại và thảo luận . Nhờ đó học sinh chiếm lĩnh nội dung học tập không chỉ dựa trên vốn hiểu biết của bản thân và của các bạn . Những hoạt động dạy học của giáo viên , không chỉ dừng lại ở việc đọc , điều kiện để học sinh lĩnh hội tri thức mà cồn có tác dụng hình thành cho các em những thói quen , ý thức tự học . Thông qua các hoạt động học tập này mà giáo viên đã tạo điều kiện cho học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức cao như quan sát biểu đồ để biết được dân số nước ta đông và gia tăng nhanh . Dạy - Học phát huy tính tích cực của học sinh là phù hợp với bản chất hoạt động nhận thức , vì chỉ phát huy được tính tích cực của học sinh mới có thể phát huy tính độc lập , sáng tạo , hình thành cho các em tính tự học , tự bổ sung kiến thức học tập . Phát huy tính tích cực học tập của học sinh hiệu quả hơn khi học sinh được hợp tác và chia sẻ với bạn đọc . Bài 4 : Phân tích và đánh giá kế hoạch dạy học theo nhóm . Trả lời : Dạy - Học theo nhóm là hoạt động tích cực đem lại cho HS cơ hội bổ dụng kiến thức và kỹ năng của các em được lĩnh hội và rèn luyện , cho phép các em đạt được những ý tưởng , những khám phá của mình . HS có cơ hội mở rộng suy nghĩ và thực hành tư duy , giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua việc hoạt động theo nhóm . Các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình em không làm được , tạo điều kiện để các em học hỏi lẫn nhau . Để hoạt động nhóm có hiệu quả cần đảm bảo các yêu cầu sau : Giáo viên cần phải lập kế hoạch Dạy - Học cụ thể cho tiết học theo nhóm . Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng Dạy - Học Bố trí sắp xếp bàn ghế phù hợp . Xác định thời gian cụ thể . Nhận xét bổ sung các nhóm . Giáo viên phải tổng kết những gì đã học thông qua hoạt động Bài dạy thực hành : Kể chuyện đã nghe , đã đọc ( lớp 4 ) Mục tiêu : Kể lại bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình , truyện thơ : “Nàng tiên ốc” . - Thể hiện lời kể tự nhiên , phù hợp lời kể với điệu bộ nét mặt , biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung truyện . - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Con người cần yêu thương giúp đỡ lẫn nhau . Lý do chọn bài này : Là có thể tổ chức cho học sinh hoạt động học tập theo nhóm ( từ nhóm nhỏ đến nhóm lớn , từ dễ đến khó ) . Cũng như bài này có thể tổ chức hoạt động đóng vai thể hiện lại câu chuyện và phát triển kỹ năng giao tiếp một cách tự nhiên hơn , tạo điều kiện cho các em học hỏi , hỗ trợ lẫn nhau , góp ý bổ sung cho nhau . Việc chia nhóm : Khi yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm , đôi khi nhiệm vụ của các em chỉ kể cho nhau nghe đúng đoạn , phần của câu chuyện . Qua đó các em góp ý bổ sung cho nhau .
Tài liệu đính kèm: