Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

* Ôn từ ngữ về thời tiết.

Bài 1: (bảng phụ): Phân loại các từ ngữ chỉ thời tiết sau đây theo bảng:

Se lạnh, giá buốt, oi ả, rét cắt da cắt thịt, nóng nực, ấm trở lại, nóng như thiêu như đốt, nóng như nung, ấm dần lên, hơi lành lạnh.

Mùa xuân

 Mùa hạ

 Mùa thu

Mùa đông

- HS đọc yêu cầu bài, làm nháp. 4 HS thi đua làm bảng phụ.

- GV cùng HS chữa bài, giải thích một số từ về thời tiết của từng mùa.

- HS đặt câu có từ chỉ thời tiết. GV liên hệ giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.

=> Củng cố từ ngữ về thời tiết.

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

 Đã sang tháng mười, trời bắt đầu rét, mưa phùn rầu rầu. Thỉnh thoảng những ngọn gió lạnh buốt thổi vù vù làm cho những cành cây thưa lá đập vào nhau và reo lên khe khẽ. Trong vườn, lá cây óng ánh nước mưa, trông tươi tỉnh hẳn. Mùi hương của hoa mơ, hoa mận dìu dịu khắp vườn

 

doc 10 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Soạn: 15/1 	Dạy 2D: Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2016
TIẾNG VIỆT* 
Ôn từ ngữ về thời tiết. Đáp lời chào, lời tự giới thiệu.
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cách tìm các từ ngữ chỉ thời tiết, biết đọc và trả lời câu hỏi nói về thời tiết, đáp lời chào, lời tự giới thiệu theo tình huống giao tiếp.
- HS tìm đúng từ ngữ về thời tiết; đọc trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn, nói đúng lời đáp trong từng trường hợp cụ thể.
- Giáo dục HS yêu bốn mùa; có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên khi thăm quan, nghỉ mát.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: 1 HS đọc bài tập đọc Chuyện bốn mùa, nhắc lại các mùa trong năm.
- HS đặt câu có từ: đâm chồi?
2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Ôn từ ngữ về thời tiết.
Bài 1: (bảng phụ): Phân loại các từ ngữ chỉ thời tiết sau đây theo bảng:
Se lạnh, giá buốt, oi ả, rét cắt da cắt thịt, nóng nực, ấm trở lại, nóng như thiêu như đốt, nóng như nung, ấm dần lên, hơi lành lạnh.
Mùa xuân
.
.
.
.
Mùa hạ
.
.
.
.
Mùa thu
.
.
.
.
Mùa đông
.
.
.
.
- HS đọc yêu cầu bài, làm nháp. 4 HS thi đua làm bảng phụ. 
- GV cùng HS chữa bài, giải thích một số từ về thời tiết của từng mùa. 
- HS đặt câu có từ chỉ thời tiết. GV liên hệ giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
=> Củng cố từ ngữ về thời tiết.
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
	Đã sang tháng mười, trời bắt đầu rét, mưa phùn rầu rầu. Thỉnh thoảng những ngọn gió lạnh buốt thổi vù vù làm cho những cành cây thưa lá đập vào nhau và reo lên khe khẽ. Trong vườn, lá cây óng ánh nước mưa, trông tươi tỉnh hẳn. Mùi hương của hoa mơ, hoa mận dìu dịu khắp vườn
a. Mùa đông bắt đầu từ tháng nào?
b. Mùa đông thời tiết thế nào?
c. Mùa đông, cây cối trong vườn thế nào?
- HS đọc nêu yêu cầu bài, thảo luận theo cặp. HS hỏi đáp trước lớp.
- GV cùng HS chữa bài. HS nêu đặc điểm của mùa đông.
=> Củng cố từ ngữ về thời tiết. Liên hệ ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
* Ôn đáp lời chào, lời tự giới thiệu.
Bài 3: Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau (BP):
a/ Chào bạn. Mình là Thắng: Mình được chuyển đến học chung lớp với bạn.
b/ Chào em. Anh là Tâm, bạn của anh Lê. Cho anh hỏi có anh Lê ở nhà không em?
+ HS làm việc theo cặp, GV theo dõi, giúp đỡ.
+ Đại diện một số HS trình bày trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
+ HS viết lại lời đáp vào vở.
=> Củng cố cách đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu.
3. Củng cố, dặn dò: + Nêu đặc điểm thời tiết chính của từng mùa?
 - GV hệ thống toàn bài, GV nhận xét, dặn dò.
Soạn: 17/1 	 Dạy: Thứ tư ngày 20 tháng 1 năm 2016
TOÁN*
 Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 10 000
I.Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố so sánh các số trong phạm vi 10 000; giải bài toán bằng hai phép tính.
- Rèn kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 10 000; so sánh đúng các đại lượng cùng loại; giải đúng bài toán bằng hai phép tính.
- Giáo dục HS tiết kiệm năng lượng.
II.Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập (BT 2)
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu	
1.Bài cũ: Dãy số sau đây có bao nhiêu số hạng:
1, 6, 11, 16, 21, 101
- 1HS làm bảng, lớp làm nháp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương
2.Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Luyện tập so sánh các số có bốn chữ số.
Bài 1: Cho các số: 4973; 5102; 9128; 815; 3764; 9912
a/ Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
b/ Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
- HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu yêu cầu bài. GV cùng HS chữa bài. HS nêu cách so sánh ở hai số bất kì trong bài.
=> Củng cố cách so sánh các số có bốn chữ số.
Bài 2: Điền dấu >; <; = thích hợp vào chỗ chấm:
 3 km  3000 m 2 giờ 30 phút  120 phút
 2 km 3m  2003 cm 1800 g  2 kg
 1 kg 5 g  1500 g 9900 m  10 km
 (Tiến hành tương tự BT1) HS làm bài vào phiếu học tập. 
=> Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng cùng loại.
* Giải toán có lời văn	
Bài 3: Túi bột mì nặng 600g. Túi bột ngọt nặng bằng túi bột mì. Hỏi túi bột ngọt nặng bao nhiêu?
- HS lên bảng tóm tắt, làm bài; lớp làm vở.
- HS tự đọc đề bài, phân tích bài toán.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng. GV hướng dẫn HS:
=> Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 4: Dũng có 48 quyển sách, Minh có số sách bằng số sách của Dũng. Hỏi Dũng phải chuyển cho Minh bao nhiêu quyển sách để số sách của hai bạn bằng nhau?
- HS lên bảng, lớp làm vở, GV nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài. GV gợi ý, hướng dẫn HS làm bài.
+ Mỗi bạn có bao nhiêu quyển sách? Làm thê nào tìm được số sách của Minh?
+ Khi hai bạn có số sách bằng nhau thì mỗi bạn có bao nhiêu quyển sách?
+ Vậy Dũng phải chuyển cho Minh bao nhiêu quyển?
(Đáp án: Số sách của Minh là: 48 : 3 = 16 (quyển)
 Tổng số sách của hai bạn là: 48 + 16 = 64 (quyển)
 Nếu chia đều 64 quyển sách cho hai bạn thì mỗi bạn có số quyển sách là:
 64 : 2 = 32 (quyển)
 Để hai bạn có số sách bằng nhau thì Dũng phải chuyển cho Minh:
 48 – 12 = 16 (quyển)
	 Đáp số: 16 (quyển)
=> Củng cố giải toán bằng hai phép tính.	
3. Củng cố, dặn dò: - HS tự lấy ví dụ về các số có bốn chữ số và so sánh.
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TIẾNG VIỆT*
 Ôn: Nhân hóa. Kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng
I. Mục đích yêu cầu:
- Ôn tập biện pháp tu từ nhân hoá, củng cố nội dung, ý nghĩa câu chuyện “Chàng trai làng Phù Ủng”.
- HS tìm được các sự vật được gọi và tả như người, kể đúng câu chuyện: Chàng trai làng Phù Ủng.
- Giáo dục HS yêu thích môn học; học tập tinh thần ham học của Phạm Ngũ Lão.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập bài 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới.
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài: 
 2. 2. Nội dung:
* Ôn: Nhân hóa.
Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và tìm từ ngữ trong đoạn đó để điền vào từng chỗ trống cho phù hợp:
Con đường làng
Vừa mới đắp
Xe chở thóc
Đã hò reo
Nối đuôi nhau
Cười khúc khích.
Tên vật được tả như người
Từ ngữ tả hoạt động của vật như hoạt động của người
..............................
.........................................................
- HS nêu yêu cầu của bài, thảo luận cặp đôi tìm tên vật được tả như người và từ ngữ tả hoạt động của vật như hoạt động của người.
- GV chốt lại đáp án đúng. 
Đáp án: 
Tên vật được tả như người
Từ ngữ tả hoạt động của vật như hoạt động của người
Xe chở thóc
Hò reo, cười khúc khích
+ Tác giả đã dùng biện pháp gì để tả xe chở thóc?
=> Củng cố về nhân hóa.
Bài 2: Chép những dòng thơ nói về sự vật có hoạt động như hoạt động của người vào chỗ trống:
Em nằm trên chiếc võng
Êm như tay bố nâng
Đung đưa chiếc võng kể
Chuyện đêm bố vượt rừng.
- HS đọc bài, làm việc cá nhân, trình bày đáp án.
- GV cùng HS chữa bài.
 - Tác giả đã dùng biện pháp gì để nói về chiếc võng.
(Đáp án: Đung đưa chiếc võng kể
 Chuyện đêm bố vượt rừng.)
=> Củng cố nhân hóa.
* Kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng.
- HS kể lại câu chuyện: Chàng trai làng Phù Ủng.
+ Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì?
+ Vì sao quân lính đâm vào đùi chàng trai? Vì sao Phạm Ngũ Lão đưa chàng trai về kinh đô?
- HS kể chuyện theo nhóm đôi, GV theo dõi, giúp đỡ nhóm có HS còn lúng túng.
- HS thi kể chuyện trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay.
=> Củng cố nội dung, ý nghĩa câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng.
3. Củng cố, dặn dò: + HS kể chuyện: Chàng trai làng Phủ Ủng, liên hệ.
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TOÁN*
 Ôn: Phép cộng các số trong phạm vi 10 000
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố phép cộng các số có bốn chữ số; cách giải bài toán có lời văn.
- HS tính nhẩm, đặt tính và thực hiện tính đúng phép cộng các số có bốn chữ số, giải đúng bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích học toán; ý thức tự giác học tập.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập (BT2)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS tự lấy ví dụ về phép cộng các số có bốn chữ số và thực hiện tính vào bảng con, 2HS làm bảng lớp.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 6375 + 2416 5729 + 3760
 4283 + 3546 8218 + 1730
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài. HS nêu lại cách tính cộng ở từng phép tính.
=> Củng cố cách thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000.
Bài 2: Tính giá trị biểu thức.
 4532 + 2935 + 506 
 2 x (1308 + 3419)
- HS nêu yêu cầu bài; làm vở, bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng. HS nêu lại cách làm.
+ Muốn tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn làm như thế nào?
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: Mẹ mua về 3400g chè. Mẹ mua thêm 600g chè nữa. Hỏi mẹ mua tất cả bao nhiêu gam chè?
- HS đọc đề bài. 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở, GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS nêu cách làm bài, GV cùng HS chữa bài.
=> Củng cố cách giải bài toán có lời văn.
Bài 4: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 980m. Chiều rộng của thửa ruộng là 128m, tính chiều dài của thửa ruộng?
- 2 HS đọc đề bài, HS khác theo dõi.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài, GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
+ Muốn tìm chiều chiều của thửa ruộng ta cần biết gì?
=> Củng cố cách giải bài toán có lời văn.
 3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu cách cộng, trừ hai số có bốn chữ số? 
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
Soạn: 17/1 	 	Dạy: Thứ năm ngày 21 tháng 1 năm 2016
TOÁN*
 Ôn: Phép trừ các số trong phạm vi 10 000
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố phép trừ các số có bốn chữ số; cách giải bài toán có lời văn.
- HS đặt tính và thực hiện tính đúng phép trừ các số có bốn chữ số, giải đúng bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích học toán; ý thức tự giác học tập.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập (BT2)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS tự lấy ví dụ về phép cộng, trừ các số có bốn chữ số và thực hiện tính vào bảng con, 2HS làm bảng lớp.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 8927 - 4384 8106 - 978
 7316 - 4407 6182 - 989
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài. HS nêu lại cách tính trừ ở từng phép tính.
=> Củng cố cách thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000.
Bài 2: Tính giá trị biểu thức.
 6532 - 2929 - 1006 
 (4642 + 216) - (2021 - 21)
 (5700 + 100) - (4700 + 1000)
- HS nêu yêu cầu bài; làm vở, bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng. HS nêu lại cách làm.
+ Muốn tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn làm như thế nào?
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: Một cửa hàng có 8360 kg gạo. Buổi sáng bán 2300 kg, buổi chiều bán 3600kg. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
- HS đọc đề bài. HS nêu cách làm bài. 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở. GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng.
=> Củng cố cách giải bài toán về phép trừ.
Bài 4: Tìm hai số có tổng bằng 3580 biết rằng nếu lấy tổng cộng với số hạng thứ nhất thì bằng 4814?
- 2 HS đọc đề bài, HS khác theo dõi.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài, GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
=> Củng cố cách giải bài toán có lời văn.
 3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu cách trừ hai số có bốn chữ số? Cho ví dụ? 
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
TIẾNG VIỆT*
Ôn các bài tập đọc, kể chuyện đã học trong tuần 20
I.Mục đích yêu cầu:
- Củng cố nội dung, cách đọc bài tập đọc đã học trong tuần 20: Ở lại với chiến khu; Chú ở bên Bác Hồ; kể chuyện theo ý thích.
- HS đọc rõ ràng, trôi chảy, đọc hay các bài tập đọc trên, trả lời được các câu hỏi trong bài, nêu được nội dung bài; có kĩ năng kể chuyện.
- Giáo dục HS có ý thức học tập tốt môn TV; HS yêu quý những người đã có công với đất nước.
II.Đồ dùng dạy học: phiếu ghi tên các đoạn đọc.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới:2. 1.Giới thiệu bài
 2. 2.Nội dung:
* Luyện đọc các bài tập đọc trong tuần 20
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 13, 16 đọc thầm bài.
- HS đọc cho nhau nghe theo nhóm bốn, nêu cách đọc. GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc bài chậm, ngọng, đọc sai l/n; ch/ tr.
- Các nhóm HS tự trả lời câu hỏi SGK trang 13, 16.
- GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi SGK ở từng bài tập đọc.
+ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì? Vì sao nghe ông nói "ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại"
+ Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà? Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
+ Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài?
+ Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú? Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ ra sao?
+ Em hiểu câu nói của bạn Nga như thế nào?
+ Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi?
- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.
=> Củng cố nội dung bài, liên hệ.
* Thi đọc bài và kể chuyện.
- GV nêu hình thức thi: HS bắt thăm phiếu, nêu tên đoạn, bài trong phiếu đã ghi. HS đọc bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
+ Đối với HS đọc chậm, sai chỉ yêu cầu HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Đối với HS đọc tốt HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi và nêu nội dung bài (hoặc đọc cả bài). GV cùng HS nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất lớp, tuyên dương.
+ Thi kể chuyện:
- HS thi kể trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương những HS kể tốt.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn với những người đã hi sinh vì đất nước?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_21_nam_hoc_201.doc