Bài 1: Nối tên chim với cách đặt tên loài chim đó cho phù hợp:
Chim tu hú Đặt tên theo tiếng kêu
Chim đa đa
Chim cú mèo Đặt tên theo đặc điểm hình dáng
Chim sâu
Chim vành khuyên
Chim bói cá Đặt tên theo cách kiếm ăn
Chim cuốc
- HS đọc yêu cầu bài. GV gạch chân
- HS thảo luận nhóm 4 nối tên chim với cách đặt tên loài chim đó. Gắn bài bảng lớp
- HS đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV chữa bài HS.
- HS tìm thêm tên chim theo tiếng kêu, theo đặc điểm hình dáng, theo cách kiếm ăn
=> Củng cố từ ngữ về chim chóc.
* Ôn: Đáp lời cảm ơn
Bài 2: Viết lời đáp của em trong các trường hợp sau:
a. Bạn em quên đem vở chép bài chính tả, em đưa cho bạn vở mới của mình. Bạn nói: “Cảm ơn bạn, mai mình sẽ mang trả bạn quyển vở khác.”
Em đáp: .
b. Mẹ dặn 2 chị em dọn dẹp nhà cửa. Thấy chị bận học bài, em dọn nhà cửa một mình. Chị em nói: “Cảm ơn em nhé.”
TUẦN 22 Soạn: 20/1 Dạy 2D: Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2016 TIẾNG VIỆT* Ôn: Từ ngữ về chim chóc; Đáp lời cảm ơn; Tả ngắn về loài chim I. Mục đích yêu cầu: - Củng cố từ ngữ về chim chóc; củng cố một số nghi thức lời nói: đáp lại lời cảm ơn phù hợp với tình huống giao tiếp; cách tả về một loài chim em thích. - HS tìm đúng từ ngữ về loài chim theo tiếng kêu, theo đặc điểm hình dáng, theo cách kiếm ăn về chim chóc; Đáp lại đúng lời cảm ơn phù hợp với tình huống giao tiếp; Viết 1 đoạn văn ngắn về một loài chim em thích. - Giáo dục HS biết đáp lại lời cảm ơn trong cuộc sống hàng ngày lịch sự, có văn hoá. yêu quý bảo vệ các loài chim trong thiên nhiên. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Nội dung: * Ôn: Từ ngữ về chim chóc Bài 1: Nối tên chim với cách đặt tên loài chim đó cho phù hợp: Chim tu hú Đặt tên theo tiếng kêu Chim đa đa Chim cú mèo Đặt tên theo đặc điểm hình dáng Chim sâu Chim vành khuyên Chim bói cá Đặt tên theo cách kiếm ăn Chim cuốc - HS đọc yêu cầu bài. GV gạch chân - HS thảo luận nhóm 4 nối tên chim với cách đặt tên loài chim đó. Gắn bài bảng lớp - HS đại diện nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. GV chữa bài HS. - HS tìm thêm tên chim theo tiếng kêu, theo đặc điểm hình dáng, theo cách kiếm ăn => Củng cố từ ngữ về chim chóc. * Ôn: Đáp lời cảm ơn Bài 2: Viết lời đáp của em trong các trường hợp sau: a. Bạn em quên đem vở chép bài chính tả, em đưa cho bạn vở mới của mình. Bạn nói: “Cảm ơn bạn, mai mình sẽ mang trả bạn quyển vở khác.” Em đáp: . b. Mẹ dặn 2 chị em dọn dẹp nhà cửa. Thấy chị bận học bài, em dọn nhà cửa một mình. Chị em nói: “Cảm ơn em nhé.” Em đáp: . c. Con mèo của nhà hàng xóm chạy ra đường bị lạc. Em đã bế nó về trả lại cho bác hàng xóm. Bác hàng xóm cảm ơn em. Em đáp: . - HS đọc nêu yêu cầu của bài. HS thảo luận theo cặp, đóng vai. HS trình bày trước lớp. HS nhận xét về thái độ, bổ sung. => Củng cố cách đáp lời cảm ơn phù hợp với tình huống giao tiếp. Liên hệ. * Ôn: Tả ngắn về loài chim. Bài 3: (phiếu) Con chim bói cá đang rình mồi, đậu im phắc trên cái cọc tre nhô cao khỏi mặt nước. Trông nó chỉ bằng quả muỗm non, mỏ to, đầu nhỏ, đuôi ngắn cũn. Nó có bộ lông xanh biếc cứ ngời lên lóng la lóng lánh dưới ánh nắng như một viên ngọc quý. Bỗng, nó tung mình lên cao ngất rồi lao chúi xuống nước, nhanh như một mũi tên. Mặt ao khẽ rung động, con chim vụt bay lên, miệng cặp con cá vẩy bạc óng ánh, quẫy đành đạch trong cái mỏ cứng như kìm sắt của nó. a. Tìm các câu: - Tả hình dáng của chim bói cá: - Tả hoạt động của chim bói cá: b. Viết 3 đến 5 câu tả về một loài chim em yêu thích. a. HS đọc yêu cầu bài, đọc đoạn văn, thảo luận theo cặp, hỏi - đáp trước lớp. - GV và HS nhận xét bổ sung. - HS trả lời trước lớp. GV uốn nắn, nhắc nhở HS. b. Làm vở. HS nêu cách trình bày vào vở, 1HS làm miệng trước lớp. GV khuyến khích HS chọn loài chim yêu thích, gần gũi các em để tả. - GV thu bài, nhận xét: cách dùng từ, viết câu(Nếu HS dùng từ chưa đúng, GV lưu ý hướng dẫn HS sửa sai) - 1HS đọc bài viết. => Củng cố cách viết đoạn văn ngắn tả về một loài chim có sáng tạo. Liên hệ về việc bảo vệ chim chóc, bảo vệ môi trường tự nhiên. 3. Củng cố, dặn dò: + Kể tên một số loài chim mà em biết? - GV tổng kết bài, liên hệ, nhận xét giờ học, dặn dò. Soạn: 23/1 Dạy: Thứ tư ngày 26 tháng 1 năm 2016 TIẾNG VIỆT* Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “Ở đâu ?”. Luyện nói về trí thức I- Mục đích yêu cầu: - Củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi: “Ở đâu?”, biết kể về một người trí thức. - HS tìm đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” trong câu, kể về một người trí thức. - Giáo dục HS ý thức học tập tốt, yêu lao động. II- Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập (BT1) III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Đặt câu theo mẫu “Ở đâu?” 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: 2.2: Nội dung: * Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “Ở đâu?” Bài 1: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu? a) Bên bờ sông, nơi ba người hóa thân thành tảng đá và hai loài cây lạ, dân làng dựng miếu thờ, gọi là miếu “Anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa”. b) Ở Tây Nguyên, mỗi buôn làng đều dựng một nhà làng to đẹp, chắc chắn, gọi là nhà rông. c) Ngôi trường mới của chúng tôi được xây trên khu đất rộng. - HS đọc thầm lại bài, tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”. 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm phiếu học tập. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. => Củng cố cách xác định bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” Bài 2: Dựa theo bài chính tả “Người con gái anh hùng” (Tiếng Việt lớp 3 – tập 2 trang 11), em hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Chị Sáu quê ở đâu? b.Chị Sáu thường đi đâu để nắm tình hình địch? c.Bọn địch giam cầm chị ở đâu? - HS đọc đề bài, làm bài vào vở, bảng lớp, nêu đáp án. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. - GV liên hệ tình yêu nước, sự dũng cảm và hi sinh của chị Võ Thị Sáu. => Củng cố cách trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” * Nói về người trí thức Đề bài: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em quý mến. - HS đọc đề bài, HS làm việc theo cặp kể cho nhau nghe. + Theo em, những người lao động trí óc làm những công việc gì? - GV theo dõi, hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận. (HS có thể kể rộng hơn: + Công việc ấy cần thiết, quan trọng như thế nào với mọi người? Em có thích làm công việc như người ấy không?) - 2 – 3 nhóm HS kể trước lớp (chỉ kể miệng). GV – HS nhận xét, tuyên dương. => Củng cố cách nói về trí thức. 3.Củng cố, dặn dò: + HS kể về một người lao động trí óc mà em biết?, liên hệ. - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. TOÁN* Ôn: Tháng, năm. Giải toán có lời văn I- Mục tiêu bài dạy: - Củng cố về cách xem lịch; giải bài toán bằng hai phép tính. - HS nêu được các tháng trong năm, số ngày trong tháng, giải đúng bài toán có lời văn. - Giáo dục HS chăm chỉ học toán. II- Đồ dùng dạy học: III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.Bài cũ: HS nêu tên và số ngày của các tháng trong năm. 2.Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: 2.2: Nội dung: Bài 1: Trong một năm: a. Những tháng nào có 31 ngày? b. Những tháng nào có 30 ngày? c. Năm nhuận có bao nhiêu ngày? - HS trả lời câu hỏi. HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi trước lớp. - GV – HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng. => Củng cố cách xem lịch. Bài 2: Ngày 29 tháng 5 là thứ ba thì ngày 4 tháng 6 cùng năm đó là thứ mấy? - HS nêu yêu cầu bài. HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài. - GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng. HS nêu cách tính. (Vì tháng 5 có 31 ngày nên ngày 29/5 là thứ ba thì ngày 4/6 cùng năm đó là thứ hai. => Củng cố về xác định ngày, tháng trong năm. Bài 3: Lớp 3A có 14 học sinh nữ và 18 học sinh nam. Cô giáo cử số học sinh của lớp đi thi học sinh giỏi. Hỏi lớp có bao nhiêu học sinh không được cử đi thi học sinh giỏi? - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. - HS đọc đề bài, phân tích bài toán.+ Muốn biết lớp 3C có bao nhiêu học sinh ta làm như thế nào? + Muốn biết có bao nhiêu học sinh đi thi học sinh giỏi ta làm thế nào? Có tìm được số học sinh lớp 3A không được cử đi thi? Làm phép tính gì? - GV cùng HS nhận xét, chốt bài giải đúng. => Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính. Bài 4: Năm nhuận có 366 ngày. Hỏi năm nhuận đó gồm bao nhiêu tuần và còn dư mấy ngày? - HS đọc bài toán, 1HS làm bảng, lớp làm nháp. GV – HS nhận xét. - GV cùng HS chốt đáp án: Ta có: 366 : 7 = 52 tuần (dư 2) Vậy năm nhuận gồm 52 tuần và dư 2 ngày. => Củng cố về ngày, tháng trong năm. 3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu các tháng có 31 ngày, các tháng có 30 ngày?, liên hệ. - GV nhận xét giờ học, dặn dò. TIẾNG VIỆT* Ôn: Từ ngữ về sáng tạo; Dấu phẩy. Luyện nói về người lao động trí óc I. Mục đích yêu cầu: - Củng cố vốn từ ngữ về Sáng tạo; dấu phẩy; luyện nói về trí thức. - HS phân biệt được nghĩa của các từ: trí thức, ý chí, trí tuệ; đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu. Nói thành một đoạn văn ngắn về người lao động trí óc. - Giáo dục HS ham học hỏi, sáng tạo. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập (BT1) III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới 2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài: 2. 2. Nội dung: * Ôn: Từ ngữ về Sáng tạo; Dấu phẩy. Bài 1: Khoanh tròn chữ cái trước các hoạt động lao động đòi hỏi nhiều suy nghĩ và sáng tạo: a. khám bệnh b. thiết kế mẫu nhà c. dạy học d. chế tạo máy e. lắp xe ô tô g. chăn nuôi gia súc h. may quần áo - HS nêu yêu cầu bài, thảo luận bài theo nhóm đôi vào phiếu học tập. - Đại diện nhóm phát biểu ý kiến. GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng. HS đặt câu với các từ đã cho: khám bệnh; dạy học; => Củng cố vốn từ ngữ về Sáng tạo. Bài 2: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: a. Ngoài trời mưa rả rích không ngớt. b. Đêm đêm bên bếp lửa bập bùng các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn. c. Ở Tây Nguyên suốt mùa phát rẫy trỉa lúa cho đến khi cây lúa đơm bông tiếng đàn tơ-rưng luôn vang lên rộn rã. - HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở. Đại diện một nhóm làm bài trên bảng phụ, nêu cách điền dấu. - GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng. HS đọc các câu văn sau khi đã điền đúng dấu phẩy. => Củng cố cách đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu. *Nói về người lao động trí óc Đề bài: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em quý mến. - HS đọc đề bài, làm việc theo nhóm. GV theo dõi, hướng dẫn HS kể. (HS có thể kể rộng hơn: + Công việc ấy cần thiết, quan trọng như thế nào với mọi người? Em có thích làm công việc như người ấy không?) - Đại diện 2 – 3 HS kể trước lớp. GV – HS nhận xét, tuyên dương. => Củng cố cách kể về người lao động trí óc. 3. Củng cố, dặn dò: - 1HS kể về một người lao động trí óc, liên hệ. - GV nhận xét giờ học, dặn dò. Soạn: 23/1 Dạy: Thứ năm ngày 27 tháng 1 năm 2016 TOÁN* Ôn: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số I- Mục tiêu bài dạy: - Củng cố nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số; giải bài toán có lời văn. - HS đặt tính, thực hiện nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số, giải bài toán có lời văn. - Giáo dục HS chăm chỉ học toán, có ý thức tự học. II- Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập (bài 3). III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: 1HS lên bảng, lớp làm nháp tự nêu phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: 2.2: Nội dung: Bài 1: Đặt tính rồi tính: 1145 x 5 2203 x 7 3462 x 2 1328 x 4 - HS nêu yêu cầu, làm vào vở, đổi vở để kiểm tra kết quả. 2 HS lên bảng làm bài. - GV cùng HS chữa bài. HS nêu lại cách thực hiện một số phép nhân, chia trong bài. => Củng cố cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. Bài 2: Tìm x a/ x : 5 = 2724 – 1245 c/ x : (36: 9) = 1430 b/ x : 4 = 725 + 1020 d/ x : 6 = 2475 - 1234 - HS nêu yêu cầu, làm vở, bảng lớp. - GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án, HS nêu cách làm. => Củng cố tìm thành phần chưa biết của phép tính có vận dụng phép nhân có bốn chữ số với số có một chữ số. Bài 3: Một khu công nghiệp hình chữ nhật có chiều dài 1025m, chiều rộng kém chiều dài 415m. Tính chu vi khu công nghiệp đó? - HS đọc bài, tóm tắt, làm vở, bảng lớp, nêu cách làm. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài. => Củng cố cách giải bài toán có lời văn. Bài 4: Có 3 bao đựng tổng cộng 180 kg đường., biết rằng nếu thêm vào bao thứ nhất 8 kg, bao thứ hai 7 kg thì ba bao nặng bằng nhau. Hỏi thực sự mỗi bao chứa bao nhiêu kilôgam đường? - HS đọc đề bài. HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS nhận xét, HS nêu lại cách làm. + Tính cân nặng 3 bao đường sau khi thêm vào bao thứ nhất và bao thứ hai. + Tính cân nặng bao đường thứ ba. +Tính cân nặng bao đường thứ nhất, thứ hai. - GV cùng HS chữa bài, chốt bài làm đúng. => Củng cố cách giải bài toán có lời văn. 3. Củng cố, dặn dò: + Đặt đề toán có lời văn về phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số và giải bài toán đó. - GV nhận xét giờ học, dặn dò. TIẾNG VIỆT* Ôn các bài tập đọc, kể chuyện đã học trong tuần 22 I.Mục đích yêu cầu: - Củng cố các bài tập đọc, câu chuyện đã học trong tuần 22. - HS đọc rõ ràng, trôi chảy, đọc hay các bài tập đọc trên, trả lời được các câu hỏi trong bài, nêu được nội dung bài; kể được chuyện theo hình thức phân vai. - Giáo dục HS có ý thức học tập tốt môn TV; HS ham học hỏi, sáng tạo. II.Đồ dùng dạy học: phiếu ghi tên các đoạn đọc. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới 2. Bài mới: 2. 1.Giới thiệu bài 2. 2.Nội dung: * Luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 22 - GV yêu cầu HS mở SGK trang 31, 34 đọc thầm bài. - GV chia nhóm, HS luyện đọc đoạn, bài theo nhóm; trả lời câu hỏi về đoạn, bài. + Nhóm 1 (6HS): Đọc phân vai bài Nhà bác học và bà cụ. + Nhóm 2 (6HS): Đọc toàn bài Cái cầu + Nhóm 3 (6HS): Đọc đoạn 1, 2 bài Nhà bác học và bà cụ. + Nhóm 4 (5HS): Đọc đoạn 3, 4 bài Nhà bác học và bà cụ. + Nhóm 5 (5HS): Đọc thuộc lòng bài thơ Cái cầu. - GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc bài chậm, ngọng, đọc sai l/n; ch/ tr. - Các nhóm HS tự trả lời câu hỏi SGK trang 31, 34. - GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi SGK ở từng bài tập đọc. + Hãy nói những điều em biết về Ê-đi-xơn? Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào? Vì sao bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo? + Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện? Theo em, khoa học đem lại lợi ích gì cho con người? + Người cha trong bài thơ làm nghề gì? Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì? Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao? Em thích câu thơ nào? Vì sao? - HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài. => Củng cố nội dung bài, liên hệ. * Thi đọc bài và kể chuyện. - GV nêu hình thức thi: HS bắt thăm phiếu, nêu tên đoạn, bài trong phiếu đã ghi. HS đọc bài. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. + Đối với HS đọc chậm, sai chỉ yêu cầu HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi. + Đối với HS đọc tốt HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi và nêu nội dung bài (hoặc đọc cả bài). GV cùng HS nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất lớp, tuyên dương. + Thi kể chuyện: - HS thi kể lại câu chuyện theo hình thức phân vai - Các nhóm thi kể trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương những HS kể tốt. 3. Củng cố, dặn dò: + Khoa học mang lại cho con người điều gì? - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
Tài liệu đính kèm: