Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

* Luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 33.

- HS mở SGK trang 122, 125 đọc thầm bài.

- HS đọc cho nhau nghe theo nhóm đôi, nêu cách đọc. GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc bài chậm, ngọng, đọc sai l/n; ch/ tr.

- Các nhóm HS tự trả lời câu hỏi SGK trang 122, 125.

- GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi SGK ở từng bài tập đọc.

+ Vì sao Cóc phải lên kiện Trời? Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống?

+ Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên? Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi như thế nào?

+ Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen?

+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào? Về mùa hè rừng cọ có gì thú vị?

+ Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời? Em có thích gọi lá cọ là "mặt trời xanh" không? Vì sao?

- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.

- GV tổ chức cho HS bắt thăm phiếu, thi đọc trước lớp: cá nhân, nhóm. HS dưới lớp đặt câu hỏi cho bạn.

- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.

=> Củng cố nội dung bài, liên hệ.

 

doc 8 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Soạn: 13/4 	 Dạy: Thứ tư ngày 19 tháng 4 năm 2016
TOÁN*
Ôn: Các phép tính trong phạm vi 100 000. Giải toán có lời văn
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về các phép tính trong phạm vi 100 000; giải bài toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia số có năm chữ số với số có một chữ số; giải đúng bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II- Đồ dùng dạy học: 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 24742 +15238 42105 – 25321 
 10241 x 5 72105 : 5
- HS nêu yêu cầu, làm bài tập vào vở nháp. 
- 2 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS chữa bài. 
- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. HS nêu lại cách thực hiện các phép tính trong bài.
=> Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia số có năm chữ số với số có một chữ số.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
50321- 27248 : 4 (12369 + 8256) : 3 21425 +10417 x 5 
- HS nêu yêu cầu, HS làm bài tập vào vở. 3HS lên bảng làm bài. GV cùng HS chữa bài.
– HS nêu cách tính giá trị các dạng biểu thức đã học.
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: Trong vườn trồng 135 cây gồm xoài và nhãn, số cây xoài trồng thành 7 hàng, số cây nhãn ít hơn số cây xoài 5 hàng, mỗi hàng có số cây bằng nhau. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu cây?
- HS đọc đề bài, HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, GV nhận xét số vở, chữa bài.
+ Tìm số hàng trồng nhãn: 7 – 5 = 2
+ Tìm tổng số hàng xoài và hàng nhãn: 7 + 2 = 9
+ Tìm số cây trong mỗi hàng: 135 : 9
+ Tìm số cây xoài, số cây nhãn.
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 4: Chu vi của một sân vận động hình chữ nhật là 500m. Chiều dài của sân là 50m. Tính cạnh ngắn của sân đó.
- HS đọc đề bài, 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp. GV cùng HS chữa bài.
- HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.
- HS dựa vào cách tính chu vi hình chữ nhật và các dữ kiện của bài toán, tính và nêu cách tính chu vi hình chữ nhật ra nháp.
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến chu vi hình chữ nhật.
3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật, liên hệ. 
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
 TIẾNG VIỆT*
Ôn các bài tập đọc đã học trong tuần. Viết về bảo vệ môi trường
I.Mục đích yêu cầu:
- Củng cố nội dung, bài tập đọc đã học trong tuần 33 “ Cóc kiện trời; Mặt trời xanh của tôi”; Ôn cách viết về bảo vệ môi trường.
- HS đọc đúng, trôi chảy, đọc hay các bài tập đọc, trả lời được các câu hỏi trong bài. HS viết được một đoạn văn kể lại một việc tốt em đã làm (từ 7 đến 10 câu) góp phần bảo vệ môi trường.
- Giáo dục HS yêu và bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy học: phiếu ghi tên các đoạn đọc.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2 Bài mới: 2. 1.Giới thiệu bài
 2. 2.Nội dung
* Luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 33.
- HS mở SGK trang 122, 125 đọc thầm bài.
- HS đọc cho nhau nghe theo nhóm đôi, nêu cách đọc. GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm đọc bài chậm, ngọng, đọc sai l/n; ch/ tr.
- Các nhóm HS tự trả lời câu hỏi SGK trang 122, 125.
- GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi SGK ở từng bài tập đọc.
+ Vì sao Cóc phải lên kiện Trời? Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống?
+ Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên? Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi như thế nào?
+ Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen?
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào? Về mùa hè rừng cọ có gì thú vị?
+ Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời? Em có thích gọi lá cọ là "mặt trời xanh" không? Vì sao?
- HS nêu nội dung từng bài. HS nhắc lại nội dung từng bài.
- GV tổ chức cho HS bắt thăm phiếu, thi đọc trước lớp: cá nhân, nhóm. HS dưới lớp đặt câu hỏi cho bạn.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
=> Củng cố nội dung bài, liên hệ.
* Ôn: Viết về bảo vệ môi trường.
Đề bài: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm góp phần bảo vệ môi trường.
- GV lưu ý HS: nội dung đoạn văn phải rõ ràng thể hiện được một việc mình đã làm góp phần bảo vệ môi trường.
- HS thực hành viết bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng tung khi viết đoạn văn.
- HS đọc đoạn viết trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS viết đoạn văn hay.
=> Củng cố viết đoạn văn kể lại một việc đã làm về môi trường.
3. Củng cố, dặn dò: + Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TOÁN*
Ôn: Các phép tính trong phạm vi 100 00 (tiếp)
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000; cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính cộng, trừ, nhân, chia số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số; giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán; có ý thức tự học.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng ghi (BT3,4).
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
* Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
2834 + 1647 +386 9001 – 341 10273 x 3 12464 : 4
- HS nêu yêu cầu, làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS chữa bài. HS nêu cách thực hiện các phép tính trong bài.
=> Củng cố cách đặt tính, tính cộng, trừ, nhân, chia các số có năm chữ số.
Bài 2: Tìm x:
 (35 649 + 42 783) : x = 8 (45 – 36) x x = 63117
- HS nêu yêu cầu, làm bài tập vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài.
+ HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép chia, phép nhân.
=> Củng cố cách tìm thành phần chưa biết trong phép nhân và phép chia.
* Giải toán có lời văn
Bài 3: Một cửa hàng có 3000 m vải, cửa hàng đã bán trong 4 tuần, mỗi tuần 702 m vải. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải?
- HS đọc đề bài, HS tự tóm tắt, làm bài vào vở. GV cùng HS nhận xét, chốt cách giải đúng.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải vở ta cần biết điều gì?
+ Biết một tuần bán được 702 mét vải có tìm được 4 tuần không? Làm phéptính gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
=>Củng cố giải toán bằng hai phép tính.
Bài 4: Lan có 6 hộp kẹo, Lan cho bạn 24 viên kẹo thì Lan còn lại 4 hộp nguyên. Hỏi Lan có tất cả bao nhiêu viên kẹo?
- HS đọc đề bài, 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở nháp.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết Lan có tất cả bao nhiêu viên kẹo ta cần biết điều gì?
+ Biết Lan cho bạn 2 hộp kẹo (4 – 2 = 2) đựng 24 viên kẹo, có tìm được mỗi hộp kẹo có bao nhiêu viên kẹo không? Làm phép tính gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
3.Củng cố, dặn dò:
 + HS nêu cách thực hiện nhân số có năm chữ số với số có một chữ số, liên hệ; 
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
Soạn: 18/4 	 	Dạy: Thứ năm ngày 21 tháng 4 năm 2016
TOÁN*
Luyện tập tính giá trị của biểu thức. Giải toán có lời văn
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách tính giá trị của biểu thức; cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị; cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
- HS tính đúng giá trị của biểu thức; giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị; bài toán liên quan đến chu vi, diện tích hình chữ nhật.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán; có ý thức tự học.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài:
 2. 2. Nội dung:
Bài 1: Tính giá trị biểu thức:
a) 32416 x 3 + 945 11709 x 8 – 74547
b) ( 7384 + 5468 ) x 4 8317 x ( 12 – 7 )
- HS nêu yêu cầu, làm bài tập vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS chữa bài, giải thích cách làm.
- HS nêu cách tính giá trị của các dạng biểu thức đã học.
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 2: Ba mớ rau cải có 12 cây cải. Hỏi bó 1328 cây cải thành mớ thì được bao nhiêu mớ như thế?
- HS đọc đề bài, HS làm bài tập vào vở. 1 HSlên bảng làm bài. GV theo dõi HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn biết 1328 cây cải bó được mấy mớ ta cần biết điều gì? 
+ Biết 12 cây cải bó được 3 mớ cải, có tìm được mỗi mớ bó được bao nhiêu cây cải không? Làm phép tính gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bài 3: Một miếng bìa hình chữ nhật có diện tích là 117 cm2 . Cạnh ngắn miếng bìa là 9 cm. Tính chu vi miếng bìa đó.
- HS đọc đề bài, HS làm bài trên bảng lớp, lớp làm nháp. GV theo dõi HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài.
- HS nêu các tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta cần biết điều gì?
+ Biết diện tích miếng bìa hình chữ nhật đó là 117 cm2 , cạnh ngắn là 9 cm; có tìm được cạnh dài của miếng bìa đó không? Làm như thế nào?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
- GV nhận xét bài làm của HS vào vở: Nhận xét cụ thể về đáp án, cách trình bày bài,(Nếu HS chưa giải được bài toán, yêu cầu HS lắng nghe bạn giải thích cách làm và làm lại vào vở)
=> Củng cố cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật
Bài 4: Có 7 hộp kẹo như nhau chứa tổng cộng 56 viên. Người ta lấy đi 16 viên kẹo. Hỏi còn lại bao nhiêu hộp kẹo nguyên?
- HS đọc đề bài, HS làm bài trên bảng lớp, lớp làm nháp. GV theo dõi HS làm bài.
- GV cùng HS chữa bài.
=> Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
3. Củng cố, dặn dò: + Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật? Nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TIẾNG VIỆT*
Ôn: Nhân hoá; dấu chấm, dấu hai chấm
I- Mục đích yêu cầu:
- Củng cố về nhân hoá, các cách nhân hoá. HS biết viết câu có sử dụng phép nhân hoá; Ôn tác dụng của dấu chấm, dấu hai chấm.
- HS nhận biết đúng sự vật được nhân hoá, các cách nhân hoá; viết được một câu có sử dụng phép nhân hoá; 
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập; có ý thức bảo vệ các loài vật.
II- Đồ dùng dạy học: tranh môi trường.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: Kết hợp cùng bài mới
2 Bài mới: 2. 1.Giới thiệu bài
 2. 2.Nội dung
Ôn: Nhân hoá
Bài 1: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
 Lúa và gió
Cua con hỏi mẹ Đôi mắt lim dim
Dưới ánh trăng đêm: Mẹ Cua liền đáp:
- Cô lúa đang hát - Chú Gió đi xa
Sao bỗng lặng im? Lúa buồn không hát.
a) Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hoá? Cua (con và mẹ), lúa,gió.
b) Chúng được nhân hóa bằng những cách nào? Cách gọi, cách kể tả về hành động, tình cảm của các con vật.
c) Biện pháp nhân hóa giúp ích gì cho việc miêu tả cảnh vật? Cảnh vật thêm sống động như thế giới con người.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi; đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng. GV liên hệ giáo dục HS.
=> Củng cố về phép nhân hoá, các cách nhân hoá.
Bài 2: Đọc 2 đoạn sau:
a. Trông kìa máy tuốt lúa Máy tròn quay tít
 Rung triệu vì sao Núi thóc dần cao
 Đầy sân hợp tác Máy không biết mệt
 Thóc vàng xôn xao. Cười reo rào rào.
+ Sự vật trong câu a hay b được nhân hóa bằng cách coi vật như là người? (đoạn b)
+ Sự vật trong đoạn a hay b được nhân hóa nhờ vào dùng các từ ngữ tả người để tả vật? (đoạn a)
- HS nêu yêu cầu bài, làm bài vở.
- HS phát biểu ý kiến. GV cùng HS nhhận xét, chốt đáp án đúng. GV liên hệ giáo dục HS.
=> Củng cố về phép nhân hoá, các cách nhân hoá.
Bài 3: Viết câu văn có dùng phép nhân hóa theo từng yêu cầu sau:
a. Tả mặt trời đang tỏa nắng và không khí nóng nực.
b. Tả những vì sao lúc ẩn lúc hiện trên bầu trời đêm.
- HS nêu yêu cầu, làm bài tập vào vở.
- HS đọc câu mình viết trước lớp, nêu rõ từ ngữ được nhân hoá, biện pháp nhân hoá.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS viết được câu hay. GV ghi bảng.
=> Củng cố cách viết câu có sử dụng phép nhân hoá.
* Ôn: Dấu chấm, dấu hai chấm.
Bài 3:Chọn dấu chấm hoặc dấu hai chấm để điền vào mỗi ô trống sau:
 Dũng nói với Cường
 - Cậu dạy tớ bơi nhé!
 - Được rồi. Trước khi xuống nước cậu phải làm những việc này bỏ bớt áo, chỉ mặc quần cộc, chạy nhảy một lúc cho cơ bắp quen với hoạt động
 - Được, tớ sẽ làm theo cậu 
 - HS đọc đề bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng. HS đọc lại.
=> Củng cố về vị trí của dấu chấm, dấu hai chấm trong câu.
Bài 4: Đọc đoạn văn sau:
 Long đang kể cho các bạn trong lớp nghe về diễn biến của trận đá bóng cậu đã xem chiều qua trên sân vận động thị xã. Bỗng Tùng xen vào: “Chúng mình thành lập đội bóng của lớp đi! Tớ sẽ xin làm đội trưởng.”
- HS đọc đề bài, làm bài tập vào vở. 1 HS làm bài tập trên bảng lớp.
- GV cùng HS chữa bài. HS giải thích cách điền dấu.
 + Những dấu nào được dùng để đánh dấu lời của người kể chuyện với lời của người khác được trích dẫn xen vào? (dấu hai chấm và dấu ngoặc kẹp được dùng để đánh dấu lời người kể chuyện với lời người khác được trích dẫn xen vào)
=> Củng cố về cách sử dụng dấu chấm, dấu hai chấm trong đoạn văn.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Đặt một câu có sử dụng dấu chấm, dấu hai chấm?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_33_nam_hoc_201.doc