Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

*Kể lại câu chuyện đã học trong tuần

- HS nêu câu chuyện đã học trong tuần 3.

- GV treo bảng phụ nêu yêu cầu:

+ Kể lại 1 đoạn của câu chuyện theo lời của Lan

+ Kể toàn bộ câu chuyện theo lời của Lan hoặc nhân vật mà em thích.

+ Trong bài có những nhân vật nào? Khi kể chuyện cần lưu ý điều gì?

- HS thi kể trước lớp, GV cùng HS nhận xét chung về cách diễn đạt, cử chỉ, điệu bộ

- GV cùng HS đặt câu hỏi, nhận xét, bình chọn, tuyên dương.

+ Qua bài câu chuyện trên em rút ra được bài học gì? GV liên hệ giáo dục HS.

* Ôn: So sánh

Bài 1: Tìm sự vật được so sánh trong những đoạn thơ sau và khoanh tròn vào từ dùng để so sánh đó?

a. Quạt nan như lá

 Chớp chớp lay lay

 Quạt nan rất mỏng

 Quạt gió rất dày.

b. Cánh diều no gió

 Tiếng nó chơi vơi

 Diều là hạt cau

 Phơi trên nong trời

- HS nêu yêu cầu bài, thảo luận, làm bài theo nhóm đôi.

- Đại diện 2 nhóm lên bảng làm bài (Gạch chân dưới tên hai sự vật được so sánh, khoanh tròn vào từ dùng để so sánh).

- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.

+ Nêu điểm giống nhau giữa hai sự vật được so sánh em vừa tìm được?

=> Củng cố về nhận biết sự vật được so sánh; từ dùng để so sánh.

 

doc 7 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án buổi chiều Toán, Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Soạn: 12/9 	 Dạy: Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2015
TOÁN*
Thực hành xem đồng hồ. Ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ từ số 1 đến số 12; giải toán.
- HS xem được đồng hồ khi kim phút chỉ từ số đến số 12 , xác định được vị trí của kim giờ và kim phút ở một thời điểm xác định; giải được các bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác trong thực hành toán; có ý thức tiết kiệm thời gian.
II- Đồ dùng dạy học: Mô hình đồng hồ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Nêu tên gọi các thành phần của các phép tính cộng, trừ. Cho ví dụ.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài:Ghi đầu bài
	2.2 Nội dung
* Thực hành xem đồng hồ.
Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- GV đưa bảng phụ có vẽ các mặt đồng hồ chỉ: 3 giờ, 8 giờ 15 phút; 9 giờ 30 phút; 10 giờ 5 phút; 1 giờ 20 phút; 1 giờ 40 phút.)
- HS nêu yêu cầu bài, thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm HS.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, giải thích (ở đồng hồ cuối, GV yêu cầu HS đọc giờ theo 2 cách: giờ hơn và giờ kém) GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
- HS thực hành trên mô hình đồng hồ.
+ Kim ngắn chỉ giờ hay phút?
+ Khi nào đọc giờ hơn? Khi nào đọc giờ kém?
=> Củng cố cách xem giờ khi kim phút chỉ từ số 1 đến số 12.
Bài 2: Viết theo mẫu: 
Lúc 6 giờ 15 phút, kim giờ chỉ quá số 6 một chút, kim phút chỉ vào số 3.
Lúc 11 giờ 30 phút, .
Lúc 4 giờ 45 phút, ...
Lúc 2 giờ 15 phút, ...
Lúc 19 giờ 40 phút, .....
Lúc 21 giờ 20 phút, .
- HS nêu yêu cầu bài. GV đưa mô hình đồng hồ chỉ 6 giờ 15 phút, yêu cầu HS đọc giờ trên đồng hồ, nêu vị trí của kim giờ và kim phút.
- HS làm các phần còn lại vào vở. HS nối tiếp nhau lên bảng làm bài, thực hành trên mô hình đồng hồ.
- GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng, liên hệ HS có ý thức tiết kiệm thời gian và sắp xếp công việc phù hợp.
+ Nếu kim phút không chỉ ở vị trí số 12 thì kim giờ có chỉ đúng vào các số 1, 2, 3 hay không?
=> Củng cố cách xác định vị trí kim giờ và kim phút trên mặt đồng hồ vào thời điểm xác định.
*Ôn: Giải toán có lời văn
Bài 3: Thùng thứ nhất đựng 135 lít dầu. Thùng thứ hai đựng ít hơn thùng thứ nhất 47 lít dầu. Hỏi:
a/ Thùng thứ hai đựng bao nhiêu lít dầu?
b/ Cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu?
- HS đọc đề bài, làm bài vào vở. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài lúng túng.
- 1 HS lên bảng làm bài, giải thích cách làm. GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
=> Củng cố cách giải bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị.
Bài 4: Tìm một số, biết rằng gấp số liền trước của số đó lên 5 lần thì được 40.
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán. 
- 1 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
- GV hướng dẫn HS còn lúng túng:
+ Tìm số liền trước của số cần tìm bằng cách nào?
+ Số liền trước của số cần tìm kém số cần tìm bao nhiêu đơn vị?
=> Củng cố giải toán có lời văn.
3. Củng cố, dặn dò
+ Kim phút đi từ một số đến số tiếp theo hết mấy phút?
+ Trong thực tế em thấy có những loại đồng hồ nào? Số giờ chỉ trên mỗi loại đồng hồ ở cùng một thời điểm có giống nhau không?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Kể lại câu chuyện đã học tuần 3. Ôn: So sánh, dấu chấm
I.Mục đích yêu cầu
- Ôn bài kể chuyện đã học trong tuần 3; củng cố về so sánh, dấu chấm.
- HS kể lại được một đoạn của câu chuyện theo lời nhân vật Lan hoặc kể toàn bài; tìm đúng những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, nhận biết được các từ chỉ sự so sánh.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập, tự biết yêu quý đôi bàn tay. Bước đầu có phương pháp tự học.
II. Đồ dùng dạy học: phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Nêu các bài tập đọc đã học trong tuần 3? Em hãy đọc một đoạn yêu thích trong một bài tập đọc đã học?
- GV cùng HS nêu câu hỏi, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
*Kể lại câu chuyện đã học trong tuần
- HS nêu câu chuyện đã học trong tuần 3.
- GV treo bảng phụ nêu yêu cầu:
+ Kể lại 1 đoạn của câu chuyện theo lời của Lan
+ Kể toàn bộ câu chuyện theo lời của Lan hoặc nhân vật mà em thích.
+ Trong bài có những nhân vật nào? Khi kể chuyện cần lưu ý điều gì?
- HS thi kể trước lớp, GV cùng HS nhận xét chung về cách diễn đạt, cử chỉ, điệu bộ
- GV cùng HS đặt câu hỏi, nhận xét, bình chọn, tuyên dương.
+ Qua bài câu chuyện trên em rút ra được bài học gì? GV liên hệ giáo dục HS.
* Ôn: So sánh
Bài 1: Tìm sự vật được so sánh trong những đoạn thơ sau và khoanh tròn vào từ dùng để so sánh đó?
Quạt nan như lá 
 Chớp chớp lay lay 
 Quạt nan rất mỏng
 Quạt gió rất dày.
Cánh diều no gió
 Tiếng nó chơi vơi
 Diều là hạt cau
 Phơi trên nong trời
- HS nêu yêu cầu bài, thảo luận, làm bài theo nhóm đôi.
- Đại diện 2 nhóm lên bảng làm bài (Gạch chân dưới tên hai sự vật được so sánh, khoanh tròn vào từ dùng để so sánh). 
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
+ Nêu điểm giống nhau giữa hai sự vật được so sánh em vừa tìm được?
=> Củng cố về nhận biết sự vật được so sánh; từ dùng để so sánh.
Bài 2: Gạch dưới từ chỉ sự so sánh trong các câu sau:
a. Đôi mắt cô ấy tròn đen như hai hạt nhãn.
b. Tiếng hót của chim hoạ mi thánh thót như tiếng đàn.
c. Mặt trời là chiếc mâm đỏ khổng lồ.
- HS đọc yêu cầu, làm miệng.
- GV nhận xét, chốt đáp án.
+ Đặt câu có hình ảnh so sánh trong đó có dùng từ để so sánh?
+ Người ta thường dùng những từ nào để chỉ sự so sánh?
* Ôn: Dấu chấm
 Bài 3: Điền dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau và viết hoa chữ cái đầu câu:
	Xin chào các bạn! Tôi là “Chú Cừu thông minh” luôn tập thể dục vào mỗi buổi sáng trong bộ phim hoạt hình của Mĩ tôi là một cậu bé hiếu động, tinh nghịch tôi rất vui vì đã đem lại cho các bạn nhỏ tiếng cười sảng khoái sau những giờ học căng thẳng
- HS đọc yêu cầu, đoạn văn, làm bài vào phiếu học tập.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng, liên hệ giáo dục.
+ Nêu tác dụng của dấu chấm trong đoạn văn trên? (Dùng để ghi vào chỗ kết thúc câu)
=> Củng cố tác dụng của dấu chấm.
3. Củng cố- dặn dò: 
+ Đặt một câu có sử dụng hình ảnh so sánh và nêu từ chỉ sự so sánh trong câu đó?
- GV liên hệ, nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Soạn: 13/9 	 Dạy: Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2015
TOÁN*
Luyện tập về bảng nhân 6
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về bảng nhân 6, giải bài toán có lời văn về phép nhân.
- HS thuộc bảng nhân 6; vận dụng vào việc thực hiện dãy tính có phép nhân và phép chia; giải đúng bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS yêu thích học toán.
II- Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 2)
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng bảng nhân 6.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài:Ghi đầu bài
	2.2 Nội dung
Bài 1: Bài 1: Tính nhẩm:
6 x 1 = 6 x 9 = 6 x 4 = 0 x 6 = 
6 x 2 = 6 x 8 = 6 x 5 = 6 x 0 = 
6 x 3 = 6 x 7 = 6 x 4 = 6 x 10 = 
-1 HS đọc phép tính, HS dưới lớp làm miệng (thi đua nhẩm nhanh kết quả). 1HS ghi nhanh kết quả bảng lớp. HS đọc cá nhân, đồng thanh các phép nhân vừa nhẩm kết quả.
+ 1 nhân với một số được kết quả như thế nào?
+ 0 nhân với một số được kết quả như thế nào?
=> Củng cố về bảng nhân 6.
Bài 2: Tính 
 a/ 6x 8 + 107	c/ 30 :5 x 4
	b/ 5x 8 – 32	d/ 6 x 7 + 30
- HS nêu yêu cầu bài, làm phiếu học tập, 4HS làm bảng lớp, nêu cách làm từng phần.
- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án.
=> Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: Người ta cắm 6 lọ hoa, mỗi lọ cắm 7 bông hoa. Hỏi có tất cả bao nhiêu bông hoa?
- HS đọc đề bài, tóm tắt, phân tích bài toán. 
- HS làm vào vở, bảng lớp. GV theo dõi, hướng dẫn HS còn lúng túng làm bài.
+ Mỗi lọ có bao nhiêu bông hoa?
+ Muốn biết 6 lọ có tất cả bao nhiêu bông hoa ta làm thế nào?
- GV chấm một số vở, chữa bài.
=> Củng cố cách giải bài toán có lời văn về phép nhân.
Bài 4: Hà có 30 bông hoa. Nếu Hà cho Hội 4 bông thì hai bạn có số bông hoa bằng nhau. Hỏi:
a/ Hà có hơn Hội bao nhiêu bông hoa?
b/ Hội có bao nhiêu bông hoa?
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán. 
- 1 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt đáp án.
=> Củng cố giải toán có lời văn.
3. Củng cố, dặn dò
+ HS đọc thuộc lòng bảng nhân 6.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TIẾNG VIỆT*
Ôn bài tập đọc, kể chuyện đã học trong tuần
I.Mục đích yêu cầu
- Ôn các bài tập đọc đã học trong tuần 4: “Người mẹ?”, “Ông ngoại”; câu chuyện đã học trong tuần.
- HS đọc rõ ràng, trôi chảy, đọc phân biệt lời nhân vật, trả lời được các câu hỏi trong bài; có kĩ năng kể chuyện.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập, biết tự nhận lỗi và sửa lỗi. Bước đầu có phương pháp tự học.
II. Đồ dùng dạy học: phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III.Các hoạt đông dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: Nêu các bài tập đọc đã học trong tuần 4? Em hãy đọc một đoạn yêu thích trong một bài tập đọc đã học?
- GV cùng HS nêu câu hỏi, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1:Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
	2.2:Nội dung:
*Luyện đọc các bài tập đọc tuần 4
- HS nêu các bài tập đọc đã học trong tuần 4.
- 2 HS đọc lại 2 bài tập đọc đã học, nêu cách đọc. (giọng đọc; ngắt, nghỉ hơi)
- GV chia nhóm (3 nhóm), HS luyện đọc đoạn, bài theo nhóm; trả lời câu hỏi về nội dung bài, nêu nội dung bài. 
+ Nhóm 1: Đọc toàn bài và trả lời câu hỏi bài Người mẹ.
+ Nhóm 2: Đọc bài Ông ngoại và trả lời câu hỏi
+ Nhóm 3: Chọn đọc hay 2 đoạn bất kì và trả lời câu hỏi.
- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp, HS đặt câu hỏi cho các nhóm, nhận xét.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
+ Qua bài văn trên em rút ra được bài học gì? GV liên hệ giáo dục HS.
* Kể lại câu chuyện đã học trong tuần
- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện:
+ Kể lại 1 đoạn của câu chuyện.
+ Kể toàn bộ câu chuyện.
- HS thi kể trước lớp, GV cùng HS nhận xét chung về cách diễn đạt, cử chỉ, điệu bộ
- GV cùng HS đặt câu hỏi, nhận xét, bình chọn, tuyên dương.
3. Củng cố- dặn dò: 
+ Nêu nội dung các bài tập đọc vừa ôn? Nêu ý nghĩa câu chuyện đã học?
- GV liên hệ, nhận xét giờ học, dặn dò HS.
TOÁN*
Luyện tập về bảng nhân, bảng chia
I. Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố về các bảng nhân, bảng chia đã học; cách thực hiện dãy tính có phép nhân và phép chia; giải toán có lời văn.
- HS thuộc các bảng nhân, bảng chia đã học; vận dụng vào việc thực hiện dãy tính có phép nhân, phép chia; giải đúng bài toán có lời văn về phép chia, lập số.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác trong thực hành toán; phát triển tư duy.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng bảng nhân 6.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài:Ghi đầu bài
 2.2:Nội dung
Bài 1: Tính nhẩm:
 a) 2 x 9 = 5 x 8 = 6 x 8 =
 18 : 2 = 40 : 5 = 48 : 6 = 
 18 : 9 = 40 : 9 = 48 : 8 = 
 b) 300 x 2 = 400 x 2 = 500 x 1 =
 600 : 2 = 800 : 2 = 500 : 1 =
- HS nêu yêu cầu bài, 1HS nêu phép tính, 1HS nêu miệng kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. HS nêu cách nhân, chia nhẩm một số phép tính trong bài.
=> Củng cố về các bảng nhân, bảng chia đã học; nhân, chia nhẩm số tròn trăm với một số.
Bài 2: Tính
 6 x 7 - 20 76 - 64: 6 45: 5 + 27 
- HS nêu yêu cầu bài, nêu cách thực hiện dãy tính trong bài.
- HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài, nêu cách làm từng phần.
- GV cùng HS chữa bài. 
=> Củng cố cách thực hiện dãy tính khi có phép nhân và phép chia.
Bài 3: Lớp 3C có 24 học sinh xếp đều vào 3 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu học sinh?
- HS đọc đề bài, tóm tắt, phân tich bài toán.
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét một số vở, chữa bài.
+ Xếp đều vào 3 hàng là xếp như thế nào? 
+ Làm phép tính gì để tìm số học sinh ở mỗi hàng?
=> Củng cố cách giải bài toán có lời văn về phép chia.
Bài 4: a/Trong mỗi dãy số: từ 241 đến 255, từ 241 đến 256, từ 242 đến 256, từ 242 đến 257 có bao nhiêu số, có bao nhiêu số chẵn, có bao nhiêu số lẻ?
b/ Có thể rút ra nhận xét gì về dãy số tự nhiên có số các số hạng bằng nhau (xét số đầu tiên là lẻ hay chẵn và số cuối cùng là lẻ hay chẵn?
- HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm đôi, nêu cách làm.
- GV hướng dẫn HS làm bài, chốt đáp án đúng.
=> Củng cố bài toán về số chẵn, số lẻ.
3. Củng cố- dặn dò: 
+ Nêu các bảng nhân, bảng chia đã học? Đọc thuộc lòng một bảng nhân, bảng chia?
- GV liên hệ, nhận xét giờ học, dặn dò HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_chieu_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_4_nam_hoc_2015.doc