- Luyện đọc câu :
+ HS đọc nối tiếp từng câu đến hết bài. GV theo dõi chỉnh sửa.
+ HS luyện đọc từ khó: bok Pa, lũ làng, mọc lên, giỏi lắm, làm rẫy, (Nếu HS đọc chưa đúng, GV hướng dẫn HS đọc lại)
+ GV hướng dẫn luyện đọc câu (BP): "Người Kinh,.giỏi lắm"
- Luyện đọc đoạn:
+ Lần 1: 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trước lớp.
+ Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: bok, Núp, càn quét, lũ làng, sao Rua, Mạnh hung, người Thượng,
+ HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ 2- 3 nhóm thi đọc nối tiếp bài trước lớp. GV- HS nhận xét, bình chọn nhóm / bạn đọc tốt, đọc có tiến bộ; tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn trả lời câu hỏi SGK. Sau mỗi câu hỏi, GV tiểu kết, chốt ý đoạn.
+ Đoạn 1: câu hỏi 1 SGK
=> Anh Núp được đi dự đại hội thi đua.
+ Đoạn 2: câu hỏi 2, 3 SGK
=> Thành tích của dân làng Kông Hoa.
+ Đoạn 3: câu hỏi 4 SGK
+ Qua việc làm đó, em thấy thái độ của dân làng đối với các tặng phẩm đó ra sao?
TUẦN 13 Soạn: 10/11 Dạy: Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2015 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN Người con của Tây Nguyên (2 tiết) I.Mục đích yêu cầu - HS đọc đúng toàn bài, hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp; kể được từng đoạn câu chuyện. - HS đọc rõ ràng, đúng tốc độ; ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, thể hiện thái độ, tình cảm của nhân vật qua lời đối thoại; có kĩ năng kể chuyện. - Giáo dục HS tình cảm yêu nước. II.Đồ dùng dạy học : Ảnh anh hùng Núp. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Tiết 1 1. Bài cũ: HS đọc đoạn /bài “Cảnh đẹp non sông”, trả lời câu hỏi. 2. Bài mới: 2. 1. Giới thiệu bài: 2. 2. Nội dung : * Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài, giới thiệu tác phẩm, HS theo dõi. - Luyện đọc câu : + HS đọc nối tiếp từng câu đến hết bài. GV theo dõi chỉnh sửa. + HS luyện đọc từ khó: bok Pa, lũ làng, mọc lên, giỏi lắm, làm rẫy, (Nếu HS đọc chưa đúng, GV hướng dẫn HS đọc lại) + GV hướng dẫn luyện đọc câu (BP): "Người Kinh,...giỏi lắm" - Luyện đọc đoạn: + Lần 1: 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trước lớp. + Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: bok, Núp, càn quét, lũ làng, sao Rua, Mạnh hung, người Thượng, + HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. + 2- 3 nhóm thi đọc nối tiếp bài trước lớp. GV- HS nhận xét, bình chọn nhóm / bạn đọc tốt, đọc có tiến bộ; tuyên dương. - 1 HS đọc toàn bài. * Tìm hiểu bài - HS đọc thầm từng đoạn trả lời câu hỏi SGK. Sau mỗi câu hỏi, GV tiểu kết, chốt ý đoạn. + Đoạn 1: câu hỏi 1 SGK => Anh Núp được đi dự đại hội thi đua. + Đoạn 2: câu hỏi 2, 3 SGK => Thành tích của dân làng Kông Hoa. + Đoạn 3: câu hỏi 4 SGK + Qua việc làm đó, em thấy thái độ của dân làng đối với các tặng phẩm đó ra sao? - HS nêu nội dung bài. GV nhận xét, chốt nội dung câu chuyện (như phần kiến thức đã nêu), HS nhắc lại. GV liên hệ giáo dục HS tình cảm yêu nước. Tiết 2 * Luyện đọc lại - GV đọc mẫu đoạn 3, nêu giọng đọc, cách nhấn giọng. - 1- 2 HS đọc đoạn 3 trước lớp. - 3 HS thi đọc nối tiếp bài. GV - HS nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay, tuyên dương. * Hướng dẫn HS kể chuyện. - 1 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện. - 1 HS kể mẫu đoạn 1. GV- HS nhận xét. - HS luyện kể lại câu chuyện theo nhóm 3. 3 HS nối tiếp nhau kể câu chuyện trước lớp. 1- 2 HS kể một đoạn câu chuyện (theo lời của một nhân vật). - GV- HS nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện đúng, hay; tuyên dương. GV cùng HS nhận xét, đánh giá về trình tự, nội dung câu chuyện, lời kể; khen ngợi động viên những HS kể chuyện tự nhiên, sáng tạo; kể có tiến bộ. 3.Củng cố, dặn dò : + Ở địa phương em có ai được phong tặng danh hiệu anh hùng? - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau: “Cửa Tùng” TOÁN So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn I.Mục tiêu bài dạy - HS biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. - HS so sánh được số bé bằng một phần mấy số lớn; áp dụng vào giải đúng bài toán có lời văn. - Giáo dục HS chăm chỉ, yêu thích học Toán. II.Đồ dùng dạy học: III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1.Bài cũ: 1HS làm BT3 (60). HS dưới lớp nhắc lại cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. 2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: 2.2 Nội dung: * Tìm hiểu ví dụ Bài toán 1: GV vẽ sơ đồ đoạn thẳng như SGK, nêu câu hỏi: + Đoạn thẳng AB dài mấy xăng ti mét? + Đoạn thẳng CD dài mấy xăng ti mét? + Độ dài đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần đoạn thẳng AB? - HS phát biểu ý kiến, đọc phép tính. GV- HS nhận xét. GV chốt lại, ghi bảng. HS nhắc lại: Độ dài đoạn thẳng AB gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng CD. Ta nói rằng: Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD. Bài toán 2: HS đọc đề bài, phân tích bài toán (BP). + Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con? - GV cùng HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu diễn số tuổi của con và mẹ. + Tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ? - HS làm bài vào vở nháp. 1 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng. + Muốn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm thế nào? => Củng cố cách tìm số bé bằng một phầm mấy số lớn. * Luyện tập Bài 1(61): HS nêu yêu cầu bài. GV giúp HS hiểu yêu cầu bài. - GV hướng dẫn HS làm mẫu cột 1; HS làm các phần còn lại. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. 2 HS nối tiếp nhau lên bảng làm bài. - GV- HS nhận xét, chốt đáp án đúng. - HS nhắc lại cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé; số bé bằng một phần mấy số lớn. => Củng cố về cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé; số bé bằng một phần mấy số lớn. Bài 2: HS đọc đề bài, phân tích bài toán. - HS tự làm bài tập vào vở. 1HS lên bảng làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. - GV- HS nhận xét, chốt bài giải đúng. => Củng cố cách giải bài toán về số bé bằng một phần mấy số lớn. Bài 3: HS nêu yêu cầu bài. - HS làm bài vào vào vở nháp (HS làm phần a, b; nếu HS làm xong làm cả bài). GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. (Nếu HS làm bài chưa đúng, GV hướng dẫn HS làm lại vào vở. - HS phát biểu ý kiến, giải thích. GV- HS nhận xét. GV chốt đáp án đúng. => Củng cố cách tìm số bé bằng một phần mấy số lớn. 3.Củng cố, dặn dò: + Muốn so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm như thế nào? - GV nhận xét giờ học, dặn dò. ĐẠO ĐỨC Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 2) I. Mục tiêu bài dạy: - HS biết phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường. - HS tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành nhiệm vụ được phân công. - GDHS có ý thức tự giác học tập, yêu lao động. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh liên quan nội dung bài học. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Bài cũ: + Em đã tham gia những công việc gì của trường, của lớp? 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: 2.2 Nội dung *Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu: HS được trải nghiệm qua một số ý kiến về việc lớp, việc trường. - GV đưa ra các ý kiến, quan điểm có liên quan tới vấn đề chia sẻ vui buồn cùng bạn. a. Trẻ em có quyền và bổn phận tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với lứa tuổi. b. Tham gia việc lớp, việc trường mang lại niềm vui cho em. c. Chỉ nên tham gia việc lớp, việc trường mà em thích. d. Chỉ nên tham gia các việc lớp, việc trường mà em được phân công, còn những việc khác không cần thiết. - Sau mỗi ý kiến, HS suy nghĩ và giơ thẻ màu để bày tỏ thái độ tán thành/không tán thành/ phân vân. (màu đỏ: tán thành; màu xanh: không tán thành, màu vàng: phân vân) - Sau mỗi ý kiến, HS giải thích lí do, GV nhận xét chung, tuyên dương. => Kết luận: Trong cuộc sống, bạn bè cần quan tâm, hỏi han, chúc mừng những lúc có việc vui hoặc động viên, an ủi, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. * Hoạt động 2: Đăng kí tham gia việc lớp, việc trường Mục tiêu: HS thể hiện tính tích cực, chủ động tham gia việc lớp, việc trường. - GV nêu yêu cầu: Các em suy nghĩ, ghi ra giấy nháp những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia và bỏ vào chiếc hộp chung. - HS đọc các ý kiến của các bạn. - GV sắp xếp các công việc, hướng dẫn HS thành lập các nhóm và giao cho HS thực hiện công việc đó. - Các nhóm thảo luận lập kế hoạch và phân công thực hiện, trình bày kế koachj trước lớp. => Kết luận: Cần tích cực tham gia việc lớp, việc trường và giúp đỡ nhau hoàn thành tốt các công việc đó. * Hoạt động 3: Xử lí tình huống Mục tiêu: HS bước đầu biết thể hiện tính chủ động, tích cực trong việc tham gia việc lớp, việc trường. - GV treo bảng phụ các tình huống: Tình huống 1: Lớp chuẩn bị làm báo tường, Dũng có khả năng trang trí tốt được các bạn phân công viết và trang trí đề báo nhưng Dũng nhất định từ chối vì còn bận học. Nếu em là bạn của Dũng, em sẽ làm gì? Tình huống 2: Trong lớp em có gia đình gặp khó khăn về kinh tế, nếu em là cán bộ lớp, em sẽ làm gì? Tình huống 3: Trong lớp có một bạn hay vứt rác ra lớp, là HS trong lớp, em sẽ làm gì? - GV chia nhóm, các nhóm thảo luận, đóng vai: mỗi tổ một tình huống. - Đại diện các nhóm lên đóng vai, xử lí tình huống, GV cùng HS theo dõi, nhận xét. => Kết luận chung: Tham gia việc trường việc lớp vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi học sinh. 3. Củng cố, dặn dò + Tích cực tham gia việc lớp, việc trường mang lại điều gì? - GV tổng kết toàn bài, nhận xét tiết học, dặn dò HS. THỦ CÔNG Cắt, dán chữ H, U (tiết 1) I. Mục tiêu bài dạy - HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U. - HS kẻ, cắt, dán được chữ H, U; các nét chữ tương đối phẳng và đều nhau; chữ dán tương đối phẳng. - GD HS tính chăm chỉ khéo léo, yêu lao động. II. Đồ dùng dạy học: GV: Quy trình gấp, cắt, dán chữ H, U; mẫu chữ H, U đã cắt để rời, giấy thủ công, kéo, hồ dán; thước kẻ. HS: Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút màu. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2.2: Nội dung * Quan sát, nhận xét mẫu - GV giới thiệu mẫu cắt, dán chữ H, U, HS quan sát. + Chữ H, U có đặc điểm như thế nào? (Nét chữ H rộng mấy ô, cao mấy ô? Chữ H có mấy nét?...) + Khi gấp đôi chữ H và chữ U theo chiều dọc, em có nhận xét gì về hai nửa của các chữ? - GV nhận xét, nêu đặc điểm của chữ H, U: Chữ H và chữ U đều dài 5 ô, rộng 3 ô. Chữ H gồm 3 nét: hai nét thẳng và một nét ngang, giữa 2 nét cách nhau 1 ô. Chữ U không có nét ngang ở giữa mà lượn ngang ở phía dưới. => GV nhận xét, kết luận: Nếu gấp đôi theo chiều dọc thì 2 nửa chữ trùng khít nhau (đối xứng theo trục đứng). * Hướng dẫn thao tác mẫu - GV làm mẫu 1 lần từ đầu đến khi hoàn thành sản phẩm. - GV hướng dẫn lần 2 vừa làm mẫu vừa hướng dẫn theo tranh quy trình. - Bước 1: Kẻ chữ H, U - Bước 2: Cắt chữ H, U. - Bước 3: Dán chữ H, U. - HS lên làm mẫu, cả lớp quan sát. - HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ H, U. - GV theo dõi sửa chữa uốn nắn các thao tác của học sinh. Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Củng cố dặn dò + Nêu cách cắt dán chữ H, U? - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS thu dọn sản phẩm và vệ sinh lớp học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Một số hoạt động ở trường (tiếp theo) I. Mục tiêu bài dạy: - HS biết một số hoạt động ở trường ngoài hoạt động học tập trong giờ học, biết ích lợi của một số hoạt ... hỏi SGK (4 câu hỏi SGK). Sau mỗi đoạn GV tiểu kết chốt ý đoạn: Giới thiệu anh Kim Đồng làm nhiệm vụ dẫn đường; Sự nhanh trí của Kim Đồng và ông Ké; Sự bình tĩnh và thông minh của Kim Đồng; Sự ngu dốt của kẻ thù. + Nội dung bài nói lên điều gì? (HS nêu).GV tiểu kết chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại. - Tranh vẽ thể hiện nội dung đoạn nào trong bài? - GV giáo dục, liên hệ HS yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ môi trường. Tiết 2 * Luyện đọc lại: - GV đọc đoạn 3, hướng dẫn HS đọc đoạn 3 (Giọng bọn lính hống hách, giọng Kim Đồng tự nhiên, bình thản) - HS thi đọc đoạn 3 trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay. * Hướng dẫn HS kể chuyện: - HS nêu yêu cầu SGK, HS quan sat tranh SGK, nêu nội dung từng tranh. GV nhắc lại yêu cầu bài. - GV hướng dẫn HS kể chuyện: + Dựa vào tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện. + GV gọi 1 HS kể mẫu, GV nhận xét, tuyên dương. + HS tập kể theo cặp, GV theo dõi, giúp đỡ. + Đại diện một số cặp kể chuyện trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. + 2 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp, nhận xét, tuyên dương. => Sau mỗi lần kể GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. + Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? HS trả lời, nêu ý nghĩa câu chuyện (Ca ngợi Kim Đồng một chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi rất nhanh trí, thông minh và dũng cảm khi làm nhiệm vụ) - HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. 3. Củng cố, dặn dò: + Em thấy anh Kim Đồng là một thiếu niên như thế nào? Em học tập điều gì ở anh Kim Đồng? - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu bài dạy: - Củng cố so sánh các khối lượng. Biết làm các phép tính với số đo khối lượng; sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập. - Rèn kĩ năng thực đúng các phép tính với số đo khối lượng, giải toán liên quan đến số đo khối lượng, thực hành cân một số đồ vật. - Giáo dục HS có ý thức học tập. II. Đồ dùng dạy học: cân đồng hồ (BT4) III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS làm bài 4 (66) 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: 2.2: Nội dung: Bài 1(67): HS nêu yêu cầu bài, HS nêu cách làm. 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở. GV cùng HS nhận xét, sửa sai. - GV lưu ý HS cách thực hiện phép cộng, trừ với đơn vị đo khối lượng, đổi các đơn vị đo khối lượng, so sánh. + Để điền đúng dấu vào chỗ chấm ta cần làm gì? => Củng cố so sánh các số đo khối lượng. Bài 2(67): HS đọc bài toán. GV hướng dẫn HS phân tích bài toán, cách giải bài toán: câu trả lời, phép tính, đáp số. 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở. GV cùng HS nhận xét, sửa sai. => Củng cố cách giải bằng hai phép tính liên quan đến số đo khối lượng. Bài 3(67): HS đọc bài toán, 2 HS lên bảng làm (1HS tóm tắt – 1HS giải bài toán). Lớp làm nháp, HS nêu cách giải bài toán. GV cùng HS nhận xét, sửa sai. + Để biết mỗi túi có bao nhiêu gam đường ta phải làm gì? => Củng cố giải toán bằng hai phép tính. Bài 4(67): GV cho HS quan sát cân đồng hồ, nêu tên gọi của cái cân đó và cấu tạo (cân đồng hồ được sử dụng thông dụng trong thực tế) - GV thực hành cân mẫu, HS quan sát, nhận biết. - HS thực hành cân theo nhóm, GV quan sát, theo dõi. Sau mỗi lần cân HS trả lời câu hỏi: Vật nào nhẹ hơn, vật nào nặng hơn? Vì sao em biết? => Củng cố cách sử dụng cân đồng hồ. 3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu các loại cân (cân đồng hồ, cân đĩa,) - GV đưa ra một số đồ vật cho HS tập ước lượng. - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. ĐẠO ĐỨC Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (tiết 1) I. Mục tiêu bài dạy: - HS biết phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường. - HS tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành nhiệm vụ được phân công. - GDHS có ý thức tự giác học tập, yêu lao động. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh liên quan nội dung bài học. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Bài cũ: + Em đã tham gia những công việc gì của trường, của lớp? 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: 2.2 Nội dung *Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu: HS được trải nghiệm qua một số ý kiến về việc lớp, việc trường. - GV đưa ra các ý kiến, quan điểm có liên quan tới vấn đề chia sẻ vui buồn cùng bạn. a. Trẻ em có quyền và bổn phận tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với lứa tuổi. b. Tham gia việc lớp, việc trường mang lại niềm vui cho em. c. Chỉ nên tham gia việc lớp, việc trường mà em thích. d. Chỉ nên tham gia các việc lớp, việc trường mà em được phân công, còn những việc khác không cần thiết. - Sau mỗi ý kiến, HS suy nghĩ và giơ thẻ màu để bày tỏ thái độ tán thành/không tán thành/ phân vân. (màu đỏ: tán thành; màu xanh: không tán thành, màu vàng: phân vân) - Sau mỗi ý kiến, HS giải thích lí do, GV nhận xét chung, tuyên dương. => Kết luận: Trong cuộc sống, bạn bè cần quan tâm, hỏi han, chúc mừng những lúc có việc vui hoặc động viên, an ủi, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. * Hoạt động 2: Đăng kí tham gia việc lớp, việc trường Mục tiêu: HS thể hiện tính tích cực, chủ động tham gia việc lớp, việc trường. - GV nêu yêu cầu: Các em suy nghĩ, ghi ra giấy nháp những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia và bỏ vào chiếc hộp chung. - HS đọc các ý kiến của các bạn. - GV sắp xếp các công việc, hướng dẫn HS thành lập các nhóm và giao cho HS thực hiện công việc đó. - Các nhóm thảo luận lập kế hoạch và phân công thực hiện, trình bày kế koachj trước lớp. => Kết luận: Cần tích cực tham gia việc lớp, việc trường và giúp đỡ nhau hoàn thành tốt các công việc đó. * Hoạt động 3: Xử lí tình huống Mục tiêu: HS bước đầu biết thể hiện tính chủ động, tích cực trong việc tham gia việc lớp, việc trường. - GV treo bảng phụ các tình huống: Tình huống 1: Lớp chuẩn bị làm báo tường, Dũng có khả năng trang trí tốt được các bạn phân công viết và trang trí đề báo nhưng Dũng nhất định từ chối vì còn bận học. Nếu em là bạn của Dũng, em sẽ làm gì? Tình huống 2: Trong lớp em có gia đình gặp khó khăn về kinh tế, nếu em là cán bộ lớp, em sẽ làm gì? Tình huống 3: Trong lớp có một bạn hay vứt rác ra lớp, là HS trong lớp, em sẽ làm gì? - GV chia nhóm, các nhóm thảo luận, đóng vai: mỗi tổ một tình huống. - Đại diện các nhóm lên đóng vai, xử lí tình huống, GV cùng HS theo dõi, nhận xét. => Kết luận chung: Tham gia việc trường việc lớp vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi học sinh. 3. Củng cố, dặn dò + Tích cực tham gia việc lớp, việc trường mang lại điều gì? - GV tổng kết toàn bài, nhận xét tiết học, dặn dò HS. THỦ CÔNG Cắt, dán chữ H, U (tiết 2) I. Mục tiêu bài dạy - Củng cố cách kẻ, cắt, dán chữ H, U. - HS kẻ, cắt, dán được chữ H, U; các nét chữ tương đối phẳng và đều nhau; chữ dán tương đối phẳng. - GD HS tính chăm chỉ khéo léo, yêu lao động. II. Đồ dùng dạy học: GV: Quy trình gấp, cắt, dán chữ H, U; mẫu chữ H, U đã cắt để rời, giấy thủ công, kéo, hồ dán; thước kẻ. HS: Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút màu. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2.2: Nội dung * Thực hành - GV yêu cầu lên thao tác cắt, dán chữ H, U theo các bước đã hướng dẫn ở tiết 1. - HS nêu lại các bước cắt, dán chữ H, U (GV treo tranh quy trình lên bảng). - Bước 1: Kẻ chữ H, U - Bước 2: Cắt chữ H, U. - Bước 3: Dán chữ H, U. - GV gợi ý cho HS cách dán chữ H, U vào vở và cách trang trí cho đẹp. - HS thực hành cá nhân, GV theo dõi chung, giúp đỡ HS. - GV nhắc nhở HS cách cầm và sử dụng kéo, thu gon giấy vụn vứt thùng rác. * Trưng bày sản phẩm - HS trưng bày sản phẩm lên bàn, GV cùng HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày theo tiêu chí: Các nét chữ tương đối phẳng và đều nhau, chữ dán tương đối phẳng. - Tuyên dương HS cắt, dán chữ H, U, các nét chữ thẳng và đều nhau, chữ dán phẳng. - GV nhắc nhở HS thu gọn giấy vụn vứt vào thùng rác, liên hệ ý thức giữ vệ sinh môi trường. 3. Củng cố dặn dò + Nêu cách cắt dán chữ H, U? - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS thu dọn sản phẩm và vệ sinh lớp học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống (tiết 1) I. Mục tiêu bài dạy: - HS biết một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh (thành phố). - HS kể được tên, địa điểm các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục y tế của tỉnh (thành phố). - Giáo dục HS có ý thức giữ gìn bảo vệ cảnh quan, yêu quê hương. II. Đồ dùng dạy học: ảnh chụp một số cơ quan, phiếu bài tập. III. Các hoạt động dạy học chñ yÕu: 1. Bài cũ: : + Kể tên những trò chơi có ích, những trò chơi nguy hiểm? - HS trả lời, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Nội dung: * Tìm hiểu một số cơ quan hành chính cấp tỉnh. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - HS làm việc nhóm 4, quan sát hình trong SGK trang 52, 53, 54. + Hãy nói về những gì em quan sát được? + Kể tên các cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong các hình? - GV theo dõi, giúp đỡ. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp, GV cùng HS nhận xét, bổ sung. => GV củng cố, liên hệ. * Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan. - HS làm việc nhóm đôi (5 phút), (phiếu bài tập). GV theo dõi, giúp đỡ. 1 Trụ sở UBND a Truyền phát thông tin rộng rãi đến nhân dân. 2 Bệnh viện b Nơi vui chơi giải trí. 3 Bưu điện c Trưng bày, cất giữ tư liệu lịch sử. 4 Công viên d Trao đổi thông tin liên lạc. 5 Trường học e Sản xuất các sản phẩm phục vụ con người. 6 Đài phát thanh g Nơi học tập của học sinh. 7 Viện bảo tàng h Đảm bảo, duy trì trật tự, an ninh. 8 Xí nghiệp i Khám chữa bệnh cho nhân dân. 9 Trụ sở công an k Điều khiển hoạt động của một tỉnh, thành phố. 10 Chợ l Trao đổi buôn bán, hàng hóa. - Đại diện cặp trình bày trước lớp, GV cùng HS nhận xét, bổ sung. => GV củng cố, liên hệ, giáo dục. 3. Củng cố, dặn dò: + Em hãy kể tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh? - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: