Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

- Luyện đọc câu:

+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV nhận xét, chỉnh sửa.

+ HS luyện đọc từ khó: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng, lóe lên, nảy ra (HS đọc, GV nhận xét, chỉnh sửa)

+ GV hướng dẫn luyện đọc câu (BP): "Già đã phải .cho già không?; Thưa cụ .chở khách chứ?; Đi xe ấy.lại thật êm". HS đọc, nêu cách ngắt, nghỉ.

- Luyện đọc đoạn:

+ Lần 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp.

+ Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó trong từng đoạn nhà bác học, cười móm mém, phát minh ). HS đặt câu với từ “phát minh”.

- HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc toàn bài.

* Tìm hiểu bài

- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi.

+ Hãy nói những điều em biết về Ê-đi-xơn? Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào? Vì sao bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo? Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện? Theo em, khoa học đem lại lợi ích gì cho con người?

- Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Giới thiệu Ê-đi-xơn và phát minh của ông; Cuộc gặp gỡ giữa Ê-đi-xơn và bà cụ; Lời mời của Ê-đi-xơn với bà cụ; Lời hứa được thực hiện.

 

doc 29 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2017
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Nhà bác học và bà cụ (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung câu chuyện: “Ca ngợi nhà bác học Ê – đi – xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.”; biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch; ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Rèn kĩ năng kể chuyện. 
- Giáo dục HS lòng ham học hỏi, sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: HS đọc thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ / cả bài thơ “Bàn tay cô giáo” và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
*Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt nội dung bài.
- Luyện đọc câu:
+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV nhận xét, chỉnh sửa.
+ HS luyện đọc từ khó: Ê-đi-xơn, nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng, lóe lên, nảy ra(HS đọc, GV nhận xét, chỉnh sửa)
+ GV hướng dẫn luyện đọc câu (BP): "Già đã phải ...cho già không?; Thưa cụ ...chở khách chứ?; Đi xe ấy...lại thật êm". HS đọc, nêu cách ngắt, nghỉ.
- Luyện đọc đoạn:
+ Lần 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp. 
+ Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó trong từng đoạn nhà bác học, cười móm mém, phát minh ). HS đặt câu với từ “phát minh”.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi.
+ Hãy nói những điều em biết về Ê-đi-xơn? Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào? Vì sao bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo? Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện? Theo em, khoa học đem lại lợi ích gì cho con người?
- Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Giới thiệu Ê-đi-xơn và phát minh của ông; Cuộc gặp gỡ giữa Ê-đi-xơn và bà cụ; Lời mời của Ê-đi-xơn với bà cụ; Lời hứa được thực hiện. 
+ Qua câu chuyện này, em biết được những gì về nhà bác học Ê-đi-xơn? (HS nêu) .GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại.
- GV liên hệ giáo dục HS lòng ham học hỏi, sáng tạo. 
 Tiết 2 
*Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc bài theo vai (giọng đọc)
- 3 HS đọc mẫu bài theo vai trước lớp. GV cùng HS nhận xét.
- HS luyện đọc bài theo vai trong nhóm 3. 2- 3 nhóm thi đọc trước lớp. GV- HS bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay, tuyên dương.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS nêu yêu cầu SGK. HS phân vai, dựng lại câu chuyện trong nhóm. GV theo dõi, giúp đỡ từng nhóm HS.
- 2 – 3 nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp. GV – HS nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất, tuyên dương.
+ Em học được điều gì từ nhà bác học Ê-đi-xơn? (HS nêu). GV nhận xét, liên hệ giáo dục HS. HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò: + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? Em hãy đặt lại tên cho câu chuyện?.
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TOÁN
T106. Luyện tập 
I. Mục tiêu bài dạy : 
- Củng cố tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng; biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm, ...).
- HS nêu được số ngày trong từng tháng; xem lịch nhanh, đúng; tính được thứ, ngày trong tháng.
- Giáo dục HS quý trọng thời gian, chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy học: quyển lịch
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS nêu số ngày trong từng tháng.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung: 
Bài 1(109): HS nêu yêu cầu bài.
- HS xem lịch, trả lời các câu hỏi trong bài theo cặp, trả lời trước lớp.
- GV – HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng. GV cho HS quan sát tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2015, hỏi: Ngày 2 – 3; 8 – 3 là ngày gì? Hôm đó là thứ mấy?
- GV liên hệ GDHS ghi nhớ những ngày có ý nghĩa trong năm.
=> Củng cố cách xem lịch.
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1. GV hỏi thêm: Ngày 1 – 6, ngày 20 – 11 là ngày gì? Hôm đó là thứ mấy? (Lịch năm 2015)
=> Củng cố cách xem lịch.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở. GV hướng dẫn HS còn lúng túng cách xem lịch.
- GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng.
=> Củng cố cách tính số ngày trong tháng.
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài, phát biểu ý kiến, giải thích. GV – HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
- GV giới thiệu thêm cách nắm tay để nhớ số ngày trong mỗi tháng.
=> Củng cố cách tính thứ, ngày trong tháng.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ HS nêu những tháng có 31 ngày, những tháng có 30 ngày?, liên hệ. 
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
 TIẾNG VIỆT*
Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “Ở đâu ?”. Luyện nói về trí thức
I- Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi: “Ở đâu?”, biết kể về một người trí thức.
- HS tìm đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” trong câu, kể về một người trí thức.
- Giáo dục HS ý thức học tập tốt, yêu lao động.
II- Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập (BT1)
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: Đặt câu theo mẫu “Ở đâu?”
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: 
	 2.2: Nội dung:
* Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “Ở đâu?”
Bài 1: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?
a) Bên bờ sông, nơi ba người hóa thân thành tảng đá và hai loài cây lạ, dân làng dựng miếu thờ, gọi là miếu “Anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa”.
b) Ở Tây Nguyên, mỗi buôn làng đều dựng một nhà làng to đẹp, chắc chắn, gọi là nhà rông.
c) Ngôi trường mới của chúng tôi được xây trên khu đất rộng.
- HS đọc thầm lại bài, tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”. 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm phiếu học tập. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
=> Củng cố cách xác định bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”
Bài 2: Dựa theo bài chính tả “Người con gái anh hùng” (Tiếng Việt lớp 3 – tập 2 trang 11), em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Chị Sáu quê ở đâu?
b.Chị Sáu thường đi đâu để nắm tình hình địch?
c.Bọn địch giam cầm chị ở đâu?
- HS đọc đề bài, làm bài vào vở, bảng lớp, nêu đáp án. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- GV liên hệ tình yêu nước, sự dũng cảm và hi sinh của chị Võ Thị Sáu.
=> Củng cố cách trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”
* Nói về người trí thức
 Đề bài: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em quý mến.
- HS đọc đề bài, HS làm việc theo cặp kể cho nhau nghe. 
+ Theo em, những người lao động trí óc làm những công việc gì?
- GV theo dõi, hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận. (HS có thể kể rộng hơn: + Công việc ấy cần thiết, quan trọng như thế nào với mọi người? Em có thích làm công việc như người ấy không?)
- 2 – 3 nhóm HS kể trước lớp (chỉ kể miệng). GV – HS nhận xét, tuyên dương.
=> Củng cố cách nói về trí thức.
3.Củng cố, dặn dò: 
+ HS kể về một người lao động trí óc mà em biết?, liên hệ.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS.
Thứ ba ngày 7 tháng 2 năm 2017
TẬP ĐỌC
Cái cầu
I. Mục đích, yêu cầu :
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung bài: “Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.” Thuộc được khổ thơ em thích.
- HS đọc đúng tốc độ, rõ ràng, rành mạch; ngắt nghỉ hơi đúng khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. 
- Giáo dục HS lòng biết ơn, kính yêu cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: 
- HS dựng lại câu chuyện) trả lời câu hỏi về nội dung đoạn / bài “Nhà bác học và bà cụ”. GV – HS nhận xét. GV tuyên dương.
2. Bài mới : 2.1 Giới thiệu bài.
 2.2 Nội dung :
* Luyện đọc 
- GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt nội dung bài.
- Luyện đọc câu: HS đọc nối tiếp câu (mỗi HS đọc 2 dòng thơ) đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ HS luyện đọc từ khó: xe lửa, lâu, lá tre, lối, qua lại, (HS đọc, nêu cách đọc, GV nhận xét, chỉnh sửa)
+ GV hướng dẫn luyện đọc câu (BP): "Những cái cầu...yêu ghê; Dưới cầu,...đi xuôi"(HS đọc, nêu cách ngắt nghỉ)
- Luyện đọc đoạn:
+ Lần 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ trước lớp. 
+ Lần 2: Luyện đọc, GV cùng HS giải nghĩa từ mới trong SGK. (phô)
+ HS luyện đọc trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ 2 – 3 nhóm thi đọc nối tiếp bài theo đoạn.
+ 1 – 2 HS thi đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm từng khổ thơ, bài thơ; 
+ Người cha trong bài thơ làm nghề gì? Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì? Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao? Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?. HS trả lời, Cả lớp cùng GV nhận xét, bổ sung. GV tiểu kết, chốt ý.
- HS nêu nội dung bài. HS nhắc lại GV liên hệ giáo dục HS lòng biết ơn, kính yêu cha mẹ. HS biết thêm một loại phương tiện giao thông hiện đại (cáp treo) đưa con người ra đảo nhanh. Giáo dục HS ý thức BVMT biển, đảo.
* Học thuộc lòng bài thơ.
- HS đọc lại bài thơ. GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng khổ thơ mà mình thích, giải thích lí do mình thích khổ thơ đó.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào? Em thích nhất hình ảnh thơ nào?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. 
TOÁN
T107. Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
I. Mục tiêu bài dạy: 
- HS có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.
- HS nhận biết được tâm, đường kính, bán kính của hình tròn; dùng com pa vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán.
II. Đồ dùng dạy học: com pa (BT1)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ: HS nêu tháng có 30, 31 ngày.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Giới thiệu hình tròn, cách vẽ hình tròn
1. Giới thiệu hình tròn
- GV giới một số vật thật có dạng hình tròn (mặt đồng hồ). HS kể tên một số vật có dạng hình tròn.
A
M
B
O
- GV giới thiệu một hình tròn đã vẽ sẵn, giới thiệu: Hình tròn tâm O, bán kính OM, đường kính AB, HS nhắc lại.
- GV nêu nhận xét, HS nhắc lại (BP): Trong một hình tròn
+ Tâm O là trung điểm đường kính AB.
+ Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính.
=> Củng cố về cách gọi tên một hình tròn khi biết tâm và  ... - HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung câu chuyện: “Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chúi Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.”.
- HS đọc rõ ràng, rành mạch; ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ, kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- Giáo dục HS ngoan ngoãn, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: HS đọc bài thơ “Cái cầu” và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, giới thiệu tác giả.
- Luyện đọc câu:
+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ HS luyện đọc từ khó: nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, uống trà, nhận lời, chứng kiến, nắp lọ;....(Nếu HS đọc chưa đúng, GV hướng dẫn HS cách đọc.)
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc câu (BP): Nhưng hai chị em...cần tiền; Nhưng từ lúc...mắt hồng.
- Luyện đọc đoạn:
+ Lần 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp. 
+ Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó trong từng đoạn (ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, đại tài, ). HS đặt câu với từ tình cờ, chứng kiến.
+ HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
+ 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi.
+ Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật? Hai chị em gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào? Vì sao hai chị em không chờ chú Lý dẫn vào rạp? Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà? Theo em, chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa?
- Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Xô-phi và Mác không có tiền đi xem ảo thuật; Xô-phi và Mác giúp nhà ảo thuật mang đồ đến nhà hát; Nhà ảo thuật đến nhà Xô-phi và Mác; Những chuyện bất ngờ ở nhà Xô-phi và Mác.
- Qua câu chuyện này, em thấy Xô-phi, Mác và nhà ảo thuật là những người như thế nào? (HS nêu). GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại.
- GV liên hệ giáo dục HS ngoan ngoãn, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
 Tiết 2 
 *Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 4 (cách ngắt nghỉ, nhấn giọng)
- 2- 3 HS thi đọc đoạn 4 trước lớp. GV- HS bình chọn cá nhân đọc hay, tuyên dương.
- 4 HS đọc nối tiếp bài theo đoạn.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS nêu yêu cầu bài, quan sát, nêu nội dung từng tranh.
- HS tập kể lại câu chuyện theo nhóm 4 (HS kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của Xô-phi hoặc Mác). GV theo dõi, hướng dẫn nhóm HS kể.
- 2 – 3 nhóm HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện.
- 4 HS kể nói tiếp từng đoạn của câu chuyện theo lời của Xô-phi hoặc Mác.
=> Sau mỗi lần kể GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. Khen ngợi, động viên cho những HS có lời kể sáng tạo.
- Qua câu chuyện này em học được điều gì từ hai bạn nhỏ Xô-phi và Mác?
- GV nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện.
3.Củng cố, dặn dò: 
+ Các em học được ở Xô-phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào?, liên hệ bài.
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. 
TOÁN
Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài dạy : 
- HS biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau)
- HS đặt tính và thực hiện tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau) nhanh, đúng; vận dụng giải đúng bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập bài 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: 1HS lên bảng, lớp tự viết phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số và làm bài.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung: 
*Hướng dẫn thực hiện phép nhân 1427 x 3
- GV viết bảng phép nhân, HS đọc.
- HS tự đặt tính rồi tính vào nháp. 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét. 1 HS nêu cách đặt tính, tính. GV ghi bảng. HS nhắc lại.
+ Phép nhân này có nhớ mấy lần? 
=> Củng cố cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
* Luyện tập
Bài 1: HS làm bài vào phiếu học tập; đổi chéo phiếu để kiểm tra kết quả. 2 HS lên bảng làm bài.
- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng. HS nêu cách thực hiện một số phép nhân trong bài.
=> Củng cố cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
Bài 2: HS làm vở. GV chấm một số vở. 2 HS lên bảng làm bài.
- GV – HS nhận xét. HS nêu cách đặt tính, tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
=> Củng cố cách đặt tính, tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
Bài 3: HS đọc đề bài. 2 HS lên bảng tóm tắt, làm bài; lớp làm vở nháp. GV theo dõi, nhận xét bài làm của HS vào vở: cách trình bày, đáp ánNếu HS làm bài chưa đúng, GV hướng dẫn HS cách làm bài.
- GV – HS chữa bài.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Muốn biết 3 xe chở bao nhiêu ki-lô-gam gạo ta làm thế nào?
=> Củng cố cách giải bài toán có lời văn về phép nhân.
- GV liên hệ giáo dục HS không lãng phí cơm gạo; yêu quý người nông dân làm ra hạt gạo.
Bài 4: HS đọc đề bài, HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. GV – HS chữa bài, nêu cách tính chu vi hình vuông.
=> Củng cố cách tính chu vi hình vuông; nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu cách thực hiện nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số, liên hệ. 
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
 ĐẠO ĐỨC
Tôn trọng đám tang (tiết 1)
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết được những việc cần làm khi gặp khi gặp đám tang, bước đầu biết cảm thông với những người đau thương, mất mát người thân của người khác.
- HS nêu được những việc cần làm khi gặp khi gặp đám tang, giúp đỡ gia đình có đám tang bằng những việc làm phù hợp, cư sử đúng mực khi gặp đám tang.
- Giáo dục HS có thái độ phù hợp khi gặp đám tang, cảm thông chia buồn với người trong gia đình có đám tang.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh liên quan nội dung bài, truyện kể về nội chủ đề bài học, phiếu học tập (HĐ 2)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Bài cũ: Kết hợp bài mới.
2. Bài mới: 
 2.1 Giới thiệu bài: 
*Hoạt động 1: Kể chuyện đám tang
 Mục tiêu: HS biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang.
- GV kể chuyện “Đám tang”, HS lắng nghe thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?
+ Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe nhường đường cho đám tang?
+ Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích?
- Từng cặp HS trao đổi với nhau.
- HS lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét tổng kết các ý kiến của HS.
+ Qua câu chuyện trên, các em cần phải làm gì khi gặp đám tang? (HS TB-Y)
+ Vì sao phải tôn trọng đám tang?
- HS trả lời cá nhân, GV nhận xét bổ sung.
 => KL: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
+ Liên hệ GD: Khi gặp đám tang phải có thái độ cư sử đúng mực, cảm thông với nỗi khổ của những gia đình có người vừa bị mất.
*Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai khi gặp đám tang.
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- GV chia nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận yêu cầu của bài tập:
 Em hãy ghi vào ô chữ Đ trước việc làm đúng và chữ S trước việc làm sai khi gặp đám tang: 
a) Chạy theo xem, chỉ trỏ.
b) Nhường đường.
c) Cười đùa.
d) Ngả mũ, nón.
e) Búp còi xe xin đường.
g) Luồn lách, vượt lên trước.
- GV giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày, giải thích lí do, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.GV kết luận.
=> KL: Các việc b, d là những việc làm đúng thể hiện sự tôn trọng đám tang: các việc a, c, e, g những việc không nên làm.
- Liên hệ GDHS cần có hành vi tôn trọng đám tang.
* Hoạt động 3: Tự liên hệ
Mục tiêu: HS biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp: kể cho nhau nghe một vài hành vi mà em đã chứng kiến hoặc thực hiện khi gặp đám tang.
- HS trình bày các hành vi của mình, tuyên dương những HS có hành vi đúng khi gặp đám tang.
=> Kết luận: Chúng ta cần chú ý tôn trọng đám tang thông qua những việc làm dù là nhỏ.
- GV Liên hệ GDKNS: Có thái độ cư sử đúng mực khi gặp đám tang và khuyên những người chưa có hành vi đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ.
- GV tổng kết toàn bài, nhận xét tiết học, dặn dò HS.
CHÍNH TẢ (Tập chép) Dạy 2D
Bác sĩ Sói
I .Mục đích yêu cầu:
- HS chép đúng đoạn tóm tắt “Bác sĩ Sói”. Phân biệt l/n.
- HS viết rõ ràng, đúng tốc độ, trình bày đúng đoạn văn xuôi. Rèn cho HS đọc, viết phân biệt đúng l/n.
- Giáo dục HS luôn cảnh giác trước lời nói ngon ngọt của kẻ khác.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Bài cũ: - HS viết bảng con: nhà riêng / rằm tháng giêng; con dơi/ rơi vãi
 - 1HS tự tìm viết chữ có phụ âm r/d/gi.
2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài: 
 2.2. Nội dung:
* Hướng dẫn HS tập chép. 
- GV đọc bài viết, HS nghe, trả lời câu hỏi SGK trang 43. 
+ Nêu nội dung bài viết? 
- HS nêu từ khó trong bài chính tả; luyện viết bảng lớp, bảng con: chữa, giúp, trời giáng,
- 1 HS nêu cách trình bày bài vào vở, tư thế viết.
- GV cho HS nhìn chép bài vào vở, GV uốn nắn từng em. HS tự soát lỗi . 
- GV thu bài, nhận xét bài HS về nội dung, chữ viết, cách trình bày 
- GV liên hệ giáo dục HS phân biệt người tốt/xấu trong cuộc sống.
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a (43 - bảng phụ): 
- 1HS đọc yêu cầu. HS trả lời nối tiếp. 1HS viết bảng.
- GV và HS nhận xét, HS đọc lại đáp án, giải nghĩa từ ‘‘một nửa”. 
=> Củng cố cách phân biệt tiếng có âm đầu l/n
Bài 3a (43 - bảng phụ): 
- 1HS đọc yêu cầu, thi tìm nối tiếp tiếng bắt đầu bằng l/n, một số HS thi nói câu chứa tiếng có âm đầu l/n. 
- GV và HS nhận xét, tuyên dương. HS đọc lại bài làm. 
=> Củng cố cách tìm tiếng có âm đầu l/n.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Tìm tiếng có âm đầu l/n? Đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được?
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_sang_cac_mon_lop_3_tuan_22_nam_hoc_2015_2016_ti.doc