Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung

* Luyện đọc:

- GV đọc mẫu toàn bài, giới thiệu tác giả, HS theo dõi.

- Luyện đọc câu.

+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.

+ HS luyện đọc từ khó: sửa soạn, ngúng nguẩy, lung lay, .

- GV hướng dẫn HS đọc một số câu (BP): “Tiếng hô Vòng thứ hai ”; “Ngựa con việc nhỏ nhất” (HS đọc, nêu cách ngắt, nghỉ hơi)

+ Luyện đọc đoạn.

- Lần 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp.

- Lần 2: Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ mới trong từng đoạn (chú giải SGK - 81).

- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

- 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc toàn bài.

* Tìm hiểu bài

- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi.

 Đoạn 1:

+ Tìm những chi tiết cho thấy Ngựa Con đang chuẩn bị cho hội thi?

 Đoạn 2:

+ Ngựa Cha khuyên con điều gì?

+ Nghe cha nói vậy Ngựa Con đã phản ứng như¬ thế nào?

 

doc 29 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2015-2016 - Tiên Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Soạn: 9/3 	 	 Dạy: Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2016
TIẾNG VIỆT
Cuộc chạy đua trong rừng (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung bài: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật; biết cách kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
- HS đọc rõ ràng, đúng tốc độ, đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con; ngắt, nghỉ hơi hợp lí. Rèn kĩ năng kể chuyện.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chu đáo; yêu quý các loài muông thú.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: HS đọc đoạn, bài “Rước đèn ông sao”, trả lời câu hỏi theo đoạn, nêu nội dung bài.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm, bài qua tranh vẽ.
 2.2: Nội dung:
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, giới thiệu tác giả, HS theo dõi.
- Luyện đọc câu.
+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ HS luyện đọc từ khó: sửa soạn, ngúng nguẩy, lung lay, ...
- GV hướng dẫn HS đọc một số câu (BP): “Tiếng hô  Vòng thứ hai ”; “Ngựa con  việc nhỏ nhất” (HS đọc, nêu cách ngắt, nghỉ hơi)
+ Luyện đọc đoạn.
- Lần 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp.
- Lần 2: Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ mới trong từng đoạn (chú giải SGK - 81). 
- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi.
 Đoạn 1:
+ Tìm những chi tiết cho thấy Ngựa Con đang chuẩn bị cho hội thi?
 Đoạn 2:
+ Ngựa Cha khuyên con điều gì?
+ Nghe cha nói vậy Ngựa Con đã phản ứng như thế nào?
 Đoạn 3, 4:
- HS đọc thầm đoạn 3, 4 và trả lời:
+ Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả cao trong hội thi?
+ Ngựa Con rút ra bài học gì qua việc này? 
- Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Ngựa con mải mê soi bóng mình dưới nước; Lời khuyên con của Ngựa Cha; Mọi con vật đang chuẩn bị cuộc thi; Ngựa con phải bỏ dở cuộc thi và bị hỏng móng. 
- Nội dung bài nói lên điều gì? (HS nêu).GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại.
- GV liên hệ giáo dục HS làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo; Cuộc chạy đua trong rừng của các loài vật thật vui vẻ đáng yêu; câu chuyện giúp chúng ta thêm yêu mến các loài vật trong rừng.
 Tiết 2 
* Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 (cách ngắt nghỉ, nhấn giọng)
- HS thi đọc đoạn văn trước lớp. GV cùng HS nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay, tuyên dương.
- 4 HS đọc nối tiếp bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS nêu yêu cầu (SGK trang 67).
- GV yêu cầu HS quan sát 4 tranh SGK, HS nêu nội dung tranh (GV ghi bảng), dựa vào 4 trang SGK kể lại từng đoạn câu chuyện hay kể lại toàn bộ câu chuyện) GV nhắc nhở HS nhập vai là Ngựa Con và xưng “tôi” khi kể.
- HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm 4. GV theo dõi, hướng dẫn nhóm HS kể.
- 1 số nhóm thi kể nối tiếp câu chuyện trước lớp. HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
=> Sau mỗi lần kể GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. Khen ngợi, động viên những HS có lời kể sáng tạo.
- Qua câu chuyện này em biết được điều gì? (HS nêu). GV nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện. HS nhắc lại.
3.Củng cố, dặn dò: + Các em thấy trong rừng có nhiều loài thú không? Em cần làm gì để bảo vệ các loài vật xung quanh?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TOÁN
So sánh các số trong phạm vi 100 000
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết cách so sánh các số trong phạm vi 100 000.
- Rèn kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 100 000, tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán.
II. Đồ dùng dạy học: phiếu học tập (bài 1)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS tự lấy ví dụ 5 số có 4 chữ số và sắp xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* So sánh các số trong phạm vi 100 000.
+) So sánh hai số có số chữ số khác nhau
+ Tìm số lớn nhất có 5 chữ số? (99 999)
+ Số liền sau của số đó là số nào? (100 000)
+ Em hãy so sánh hai số đó?
Cách 1: Số 100 000 có nhiều chữ số hơn số 99 999 nên 100 000 > 99 999 hay 99 999 < 100 000
Cách 2: Khi đếm số, ta đếm 99 999 trước rồi đếm đến 100 000, số 100 000 là số liền sau số 99 999 nên số 99 999 kém số 100 000 1 đơn vị.
+) So sánh hai số có cùng số chữ số.
- HS tự lấy ví dụ hai số có 5 chữ số và so sánh hai số đó, giải thích cách làm.
- HS dựa vào cách so sánh các số trong phạm vi 10 000 và hai ví dụ trên tự nêu cách so sánh các số có năm chữ số.
- GV cùng HS nhận xét, chốt.
+ Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn. 
 Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. 
+ Nếu hai số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cũng 1 hàng từ trái sang phải.
+ Nếu hai số có các cặp chữ số ở hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, và hàng đơn vị đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
- HS lấy ví dụ các số có năm chữ số và so sánh.
=> Củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 100 000.
* Luyện tập
Bài 1(147): HS nêu yêu cầu bài. 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm phiếu học tập. GV cùng HS chữa bài, chốt kết quả đúng. HS nêu lai cách so sánh một số cặp số trong bài.
=> Củng cố cách so sánh các số có bốn (năm) chữ số với số có bốn (năm) chữ số.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài. 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. GV cùng HS chữa bài, chốt kết quả đúng. HS nêu lai cách so sánh một số cặp số trong bài.
=> Củng cố cách so sánh các số có năm chữ số.
Bài 3: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh nhất!”
- GV nêu yêu cầu, HS tìm số và viết vào bảng con. GV quan sát.
- GV cùng HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng, tuyên dương HS tìm số đúng và nhanh nhất. HS nêu cách xác định.
+ Muốn tìm số lớn nhất, bé nhất trong các số ta làm như thế nào?
=> Củng cố cách so sánh các số có năm chữ số.
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài, làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. GV nhận xét; chữa bài trên bảng lớp.
- HS nêu cách tìm và viết các số theo thứ tự?
+ Muốn sắp xếp các số theo thứ tự cho trước ta làm thế nào?
=> Củng cố cách sắp xếp các số có năm chữ số.
3. Củng cố, dặn dò: + HS nêu cách so sánh các số có năm chữ số.
+ Số có năm chữ số lớn nhất là số nào? Số chẵn lớn nhất có 5 chữ số là số nào?
+ Số lẻ nhỏ nhất có 5 chữ số là số nào?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. 
Soạn: 11/3	 Dạy: Thứ ba ngày 14 tháng 3 năm 2016
TẬP ĐỌC
Cùng vui chơi
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Các bạn HS chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn; thuộc bài thơ.
- HS đọc rõ ràng, đúng tốc độ, ngắt nhịp được ở các dòng thơ, đọc lưu loát từng khổ thơ, trả lời đúng các câu hỏi trong bài.
- Giáo dục HS yêu thích thể thao, chăm tập thể dục.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS đọc đoạn trả lời câu hỏi theo đoạn, nêu nội dung bài “Cuộc chạy đua trong rừng”.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh vẽ, ghi bảng đầu bài.
 2.2: Nội dung: 
*Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài. HS theo dõi.
- Luyện đọc câu kết hợp đọc từ khó, dễ lẫn:
+ HS đọc nối tiếp câu đến hết bài. (mỗi HS đọc một dòng thơ) GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ Luyện đọc từ khó: đẹp lắm, nắng vàng, bóng lá, ra sân, bay lên, lộn xuống,  
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc câu (BP): "Quả cầu giấy...quanh quanh."
- Luyện đọc đoạn.
+ Lần 1: 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ trước lớp. 
+ Lần 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: Quả cầu giấy, ...
- HS luyện đọc theo nhóm (nhóm 4). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- Thi đọc giữa các nhóm trước lớp.
- 1 – 2 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm bài; trả lời câu hỏi (trang 85). Cả lớp cùng GV nhận xét, bổ sung. GV tiểu kết, chốt ý: 
+ Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh? Bài thơ tả các bạn HS chơi đá cầu trong giờ ra chơi.
+ Học sinh chơi vui và khéo léo như thế nào? Trò chơi rất vui mắt: quả cầu giấy màu xanh, bay lên rồi bay xuống đi từng vòng từ chân bạn này sang chân bạn kia. HS vừa chơi vừa cười, hát. Các bạn chơi rất khéo léo: nhìn rất tinh, đá rất dẻo, cố gắng để quả cầu luôn bay trên sân, không bị rơi xuống đất.
+Vì sao nói “ Chơi vui học càng vui’? Nói “Chơi vui học càng vui” vì: chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn.
- HS nêu nội dung bài, GV chốt lại. HS nhắc lại. 
- GV liên hệ giáo dục HS cần chăm chỉ tập luyện thể thao. 
* Học thuộc lòng bài thơ
- HS đọc lại bài thơ.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng; HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS đọc đúng, HS đọc có nhiều tiến bộ.
3. Củng cố, dặn dò: Giờ ra chơi em thường chơi những trò chơi gì? Em có thích trò chơi đó không? Vì sao?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
TOÁN
Luyện tập
I- Mục tiêu bài dạy:
- Củng cố đọc và biết thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ số, biết cách so sánh các số có năm chữ số; cách làm tính với các số trong phạm vi 10 000 (tính viết và tính nhẩm).
- HS có kĩ năng đọc, viết thứ tự các số có năm chữ số trong dãy số; so sánh các số; đặt tính, tính nhẩm phép tính với các số có bốn chữ số.
- Giáo dục HS chăm chỉ học toán.
II-Đồ dùng dạy học: 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng, lớp làm nháp tự nghĩ hai số có năm chữ số, so sánh hai số đó, nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài, 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở. 
- GV cùng HS chữa bài, chốt lời giải đúng. HS nêu quy luật của từng dãy số trong bài.
=> Củng cố cách điền số còn thiếu trong dãy số.
Bài 2: 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp. GV cùng HS chữa bài, chốt đáp án đúng. HS giải thích cách so sánh hai số.
=> Củng cố cách điền dấu so sánh.
Bài 3: HS nhẩm nháp. HS nối tiếp nêu kết quả. HS nghe, nhận xét. GV ghi bảng kết quả đúng. HS nhắc lại cách nhẩm một số phép tính và biểu thức trong  ...  Mỗi khổ thơ có mấy dòng thơ? Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+ Có những dấu câu nào?
+ Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- HS đọc thầm, tìm từ khó viết; luyện viết bảng con, bảng lớp: lộn, dẻo chân, rơi, khoẻ,........ GV nhận xét, chỉnh sửa, HS đọc lại.
- GV đọc bài chính tả, HS nghe - viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn HS viết chậm và hay sai lỗi.
- GV đọc lại bài chính tả; HS đổi chéo vở, soát lỗi.
- GV nhận xét, tuyên dương HS viết chữ đúng, đẹp, tuyên dương.
* Luyện tập.
Bài 2a: HS suy nghĩ, 1 HS lên bảng, lớp làm nháp.
- HS phát biểu ý kiến. GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
- HS đọc lại các từ vừa tìm được. HS đặt câu với một số từ.
=> Củng cố cách phân biệt l / n.
3. Củng cố, dặn dò: + Em hãy kể các trò chơi mình thích, trong giờ ra chơi em thường chơi trò chơi gì? 
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
SINH HOẠT TẬP THỂ
Sinh hoạt sao + Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu bài dạy 
- HS sinh hoạt sao nhi đồng với chủ điểm “Yêu quý bà mẹ và cô”. Thông qua buổi sinh hoạt ” HS biết ơn bà, mẹ và cô chăm chỉ học tập. Nắm được ưu, khuyết điểm của mình, của bạn trong tuần 28, nắm được nhiệm vụ phương hướng tuần 29.
- HS sinh hoạt Sao theo đúng các bước và theo đúng chủ điểm, biết tự nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động trong tuần, biết thực hiện theo nhiệm vụ, phương hướng đề ra.
- HS có ý thức trở thành con ngoan, trò giỏi.	
II. Nội dung sinh hoạt:
*A Sinh hoạt sao: Chủ điểm “Yêu quý bà mẹ và cô”. 
- GV cho HS sinh hoạt theo các bước sau:
1. Ổn định tổ chức: Hát bài sao nhi đồng của các em bài “Nhanh bước nhanh nhi đồng”
2. Kiểm tra thi đua: khen, nhắc nhở
3. Thực hiện chủ điểm: Yêu quý bà mẹ và cô.
3.1. Giới thiệu chủ điểm: 
3.2. HS sinh hoạt theo chủ điểm: Yêu quý bà mẹ và cô
- Tham gia những bài hát ca ngợi bà, mẹ và cô. Thi đua học có nhiều điểm mười 
+ HS hát cá nhân, nhóm ca ngợi bà, mẹ và cô. 
+ Tuyên dương cá nhân hát đúng giai điệu, biểu diễn tự nhiên.
+ Tuyên dương HS có nhiều thành tích.
3.3. HS hát bài mẹ của em ở trường. Liên hệ giáo dục.
	3.4. Nhận xét, dặn dò.
4. Phụ trách sao công bố kế hoạch tuần tới theo bên Đội đề ra.
5. Nhắc lại lời ghi nhớ của Nhi đồng:
Vâng lời Bác Hồ dạy
Em xin hứa sẵn sàng
 Là con ngoan trò giỏi
 Cháu Bác Hồ kính yêu.
- Các nhóm lên tổng kết kết quả làm việc nhóm của mình.
- Bình chọn sao xuất sắc có tiết mục hay đạt chất lượng cao. 
- GV cùng lớp tuyên dương. 
B.Sinh hoạt lớp
1. Nhận xét đánh giá tuần 28:
+ Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- Lần lượt các tổ trưởng báo cáo các thi đua của tổ mình trong tuần. Xếp loại hạnh kiểm các bạn trong tổ theo tuần.
- ý kiến của các cá nhân, HS.
- Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung.
- GV thống nhất ý kiến HS. Tuyên dương cá nhân, tổ có thành tích trong tuần.
+ Ưu điểm: 
+ Hạn chế:
2. Công tác tuần 29:
- Tiếp tục duy trì sĩ số, thực hiện nề nếp theo quy định, đi học đúng giờ.
- HS rèn chữ viết đúng đẹp, đủ đồ dùng học tập, không ăn quà trong trường, vệ sinh đúng nơi quy định, chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn, lễ phép vâng lời thầy cô. 
- Thi đua học tốt chào mừng ngày 26/3.
- HS ăn bán trú, ngủ trưa gấp chăn gối gọn gàng, sạch sẽ; trong khi ăn không được nói chuyện; thực hiện ăn sạch, uống sạch, chống lãng phí.
- Bảo vệ giữ gìn bàn ghế, cơ sở vật chất của trường.
3. Lớp sinh hoạt văn nghệ chủ điểm: Em yêu mẹ, bà và cô.
CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
Cây dừa
I- Mục đích, yêu cầu
- HS nghe viết đúng bài “Cây dừa”, viết 8 dòng thơ đầu. Làm được các bài tập 2a, 3 trang 89.
- HS trình bày đúng thể thơ lục bát. Rèn cho HS đọc, viết phân biệt đúng có âm đầu s/x.
- HS có ý thức viết chữ cẩn thận, chăm học.
II- Đồ dùng dạy học: 
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: HS tự tìm viết chữ có phụ âm đầu là l/n. GV và HS chữa bài.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Hướng dẫn HS nghe viết. 
- GV đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi nhớ từ khó. 
+ Các bộ phận của cây dừa được so sánh với những gì?
+ Cây dừa gắn bó với thiên nhiên ra sao?
- HS tìm, HS viết chữ khó bảng lớp, bảng con: xanh tỏa, dang tay, gọi trăng, nằm, hoa nở, chiếc lược,,
- HS nêu các hiện tượng chính tả có trong bài.
- HSK nêu cách trình đoạn văn, tư thế viết. 
- GV đọc cho HS viết, HS nghe viết đủ, đúng đẹp. GV uốn nắn từng em 
- GV đọc lại toàn bài, HS soát lỗi.
- GV chấm chữa bài, nhận xét bài HS về từng mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày. 
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
 Bài 2a (89 - bảng phụ): 
- 1HS đọc yêu cầu. HS trả lời nối tiếp. HS viết bảng. 
- GV và HS nhận xét về chính tả, HS đọc lại lời giải. 
=> Củng cố cách tìm và phân biệt tiếng có âm đầu s/x để chỉ các loài cây khác nhau.
Bài 3 (89 - bảng phụ): 
- 1HS đọc yêu cầu. HS thi trả lời nối tiếp. 1 – 2 HS viết bảng. 
- GV và HS nhận xét về chính tả, HS đọc lại lời giải. 
=> Củng cố cách viết hoa tên riêng chỉ địa danh.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x?
- GV hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
TUẦN 29
Soạn: 16/3 	 	 Dạy: Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2016
TIẾNG VIỆT
Buổi học thể dục (2 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS đọc đúng toàn bài, hiểu nội dung, câu chuyện: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền. Biết đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến; biết cách kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật.
- HS đọc rõ ràng, đúng tốc độ, đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến; ngắt, nghỉ hơi hợp lí. Rèn kĩ năng kể chuyện.
- Giáo dục HS quyết tâm vượt khó.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Bài cũ: HS đọc đoạn, bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”, trả lời câu hỏi theo đoạn, nêu nội dung bài.
2. Bài mới: 2. 1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm, bài qua tranh vẽ.
 2. 2: Nội dung:
* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài. HS theo dõi.
- Luyện đọc câu.
+ HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa.
+ HS luyện đọc từ khó: Đê - rốt - xi; Cô - rét - ti; Xtác - đi; Ga – rô - nê; Nen - li, khuyến khích, khuỷ tay ...
+ GV hướng dẫn luyện đọc câu cảm, câu cầu khiến: “Cố lên! Cố lên!”; “Hoan hô! Cố tí nữa thôi!”; “Giỏi lắm! Thôi, con xuốn đi!”
- Luyện đọc đoạn.
+ Lần 1: 3 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
+ Lần 2: Luyện đọc, GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ mới trong từng đoạn (chú giải SGK - 90). 
+ HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3). GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời.
+ Các bạn trong lớp thực hiện bài thể dục như thế nào? Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục?
+ Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen-li? Tìm thêm một tên thích hợp cho câu chuyện?. Sau mỗi đoạn GV tiểu kết, chốt ý đoạn: Giới thiệu về buổi học thể dục và việc tập luyện của các HS trong lớp; Nen – li xin được tập và sự cố gắng tập luyện của Nen - li; Nen – li cố gắng hết sức và chiến thắng rạng rỡ của em. 
- Nội dung bài nói lên điều gì? (HS nêu).GV chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại.
- GV liên hệ bài.
 Tiết 2 
* Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 (cách ngắt nghỉ, nhấn giọng)
- HS thi đọc đoạn văn trước lớp. GV cùng HS nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay, tuyên dương.
- 3 HS đọc nối tiếp bài.
* Hướng dẫn HS kể chuyện:
- HS nêu yêu cầu (SGK trang 90).
- HS chọn kể lai câu chuyện theo lời một nhân vật. (có thể kể theo lời Nen – li, thầy giáo, Đê - rốt – xi, Cô – rét – ti, )
- 1 – 2 HS kể mẫu trước lớp. GV cùng HS nhận xét , bổ sung.
- GV chia nhóm; HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm 3. GV theo dõi, hướng dẫn nhóm HS kể.
- 1 số nhóm thi kể nối tiếp câu chuyện trước lớp. HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
=> Sau mỗi lần kể GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. Khen ngợi, động viên những HS có lời kể sáng tạo.
+ Qua câu chuyện này em biết được điều gì? (HS nêu). GV nhận xét, nêu ý nghĩa câu chuyện. HS nhắc lại.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Nêu nội dung bài? Em hãy tìm thêm một tên thích hợp đặt cho câu chuyện?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò. 
TOÁN
Diện tích hình chữ nhật
I. Mục tiêu bài dạy:
- HS biết quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết hai cạnh của nó.
- HS vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng – ti – mét vuông.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác trong thực hành Toán.
II. Đồ dùng dạy học: miếng bìa, con tem, nhãn vở có kích thước 3 x 4.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: 28 cm + 24 cm=
100 cm - 27 cm =
125 cm: 5 =
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài:
 2.2: Nội dung:
* Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
- GV yêu cầu HS quan sát hình chữ nhật như SGK (sử dụng bảng phụ)
 + Đếm số ô vuông trong hình. (12 ô vuông)
 + Nêu diện tích của mỗi ô vuông. (1 cm )
 + Tính diện tích của hình chữ nhật ABCD. (12 cm )
- HS đọc số đo chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật ABCD.
- GV giới thiệu cách tính diện tích hình chữ nhật (như trong SGK). HS phát biểu thành quy tắc. GV nhận xét, ghi bảng. HS nhắc lại.
- GV giới thiệu một số vật dụng trong thực tế có diện tích 12 cm cho HS quan sát.
=> Củng cố lại cách tính diện tích hìmh chữ nhật.
* Luyện tập:
Bài 1: HS đọc bài, tự làm vào vở nháp. 2 HS lên bảng làm bài. GV cùng HS chữa bài, chốt bài giải đúng.
- GV hướng dẫn HS làm miệng cột 1. 
+ Nêu cách tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật?
=> Củng cố cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
Bài 2: HS đọc đề bài. 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. GV nhận xét một số vở, chữa bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
+ Miếng bìa có dạng hình gì? Chiều dài, chiều rộng?
+ Muốn tính diện tích miếng bìa ta làm như thế nào?
=> Củng cố cách giải bài toánvề diện tích hình chữ nhật.
Bài 3: HS đọc đề bài, làm bài vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra kết quả. 2 HS lên bảng làm bài. 
- GV cùng HS chữa bài. GV lưu ý cho HS đổi chiều dài, chiều rộng về cùng đơn vị đo trước khi tính diện tích (ở câu b)
=> Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật.
3. Củng cố, dặn dò: + Muốn tính diện hình chữ nhật, ta làm như thế nào?
 - GV nhận xét giờ học, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_buoi_sang_cac_mon_lop_3_tuan_28_nam_hoc_2015_2016_ti.doc