Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS đọc bài: cô giáo tí hon

CH: Nêu ý nghĩa bài: “Cô giáo tí hon”

-> Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:

- Truyện chiếc áo len mở đầu chủ điểm sẽ cho các em biết về tình cảm mẹ con, anh em dưới một mái nhà.

- GVcho HS quan sát tranh chủ điểm và bài học.

- GV hướng dẫn cách đọc bài

- Giọng tình cảm, nhẹ nhàng. Giọng Lan nũng nịu, giọng Tuấn thì thào nhưng mạnh mẽ, thuyết phục. Giọng mẹ: Lúc bối rối, khi cảm động, âu yếm

- YC đọc nối tiếp 1 câu cho đến hết bài

- GV viết tiếng khó lên bảng: Lạnh buốt, phụng phịu, bối rối.

- YC HS đọc ĐT

- Nhận xét sửa sai cho HS

GV: Bài này chia làm mấy đoạn?

- GV gọi đọc nối tiếp đoạn

- Khi HS đọc nhắc nhớ nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp

=> Câu khó: Cái áo của Hoà / đắt bằng tiền cả hai cái áo / của anh em con đấy//

 

docx 39 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi sáng Các môn Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2020
Buổi sáng:
Chào cờ
Tập trung toàn trường
_________________________________________
Tập đọc – Kể chuyện
Tiết 7 + 8: Chiếc áo len
I. MỤC TIÊU:	
 1. Kiến thức: Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
 + HS đọc, hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau.
 + Trả lời được các câu hỏi trong SGK(Câu 1, 2, 3, 4)
 2. Kĩ năng: Hiểu ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4).
 - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng các từ: lạnh buốt, lất phất, phụng phịu. Phân biệt lời nhân vật lời người dẫn chuyện.
 - KC: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo các gợi ý. Có khả năng tập chung theo dõi bạn kể, biết nx, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
 +Hs năng khiếu kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Lan.
 - Giáo dục Hs anh em biết thương yêu nhau, nhường nhịn nhau.
 - Rèn KNS cho hs: Rèn kĩ năng tự nhận thức, KN làm chủ bản thân, KN giao tiếp ứng xử có văn hóa.
 3. Thái độ: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý.
 * GDKNS:
 - Kiểm soát cảm xúc.
 - Tự nhận thức.
 - Giao tiếp: ứng xử văn hóa.
II. CHUẨN BỊ: 
 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc.
 - HS: Bảng phụ viết gợi ý từng đoạn câu chuyện.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài: cô giáo tí hon
CH: Nêu ý nghĩa bài: “Cô giáo tí hon”
-> Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
- Truyện chiếc áo len mở đầu chủ điểm sẽ cho các em biết về tình cảm mẹ con, anh em dưới một mái nhà.
- GVcho HS quan sát tranh chủ điểm và bài học.
- GV hướng dẫn cách đọc bài
- Giọng tình cảm, nhẹ nhàng. Giọng Lan nũng nịu, giọng Tuấn thì thào nhưng mạnh mẽ, thuyết phục. Giọng mẹ: Lúc bối rối, khi cảm động, âu yếm
- YC đọc nối tiếp 1 câu cho đến hết bài 
- GV viết tiếng khó lên bảng: Lạnh buốt, phụng phịu, bối rối..
- YC HS đọc ĐT
- Nhận xét sửa sai cho HS
GV: Bài này chia làm mấy đoạn?
- GV gọi đọc nối tiếp đoạn
- Khi HS đọc nhắc nhớ nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp
=> Câu khó: Cái áo của Hoà / đắt bằng tiền cả hai cái áo / của anh em con đấy//
- Cho HS đọc lại từng đoạn, nhắc lại
nghĩa những từ khó trong bài:
 + Bối rối
 + Thì thào
- Y/C HS đọc trong nhóm
- Cho các nhóm đọc nối tiếp
- GV nhận xét
- GVgọi 1 HS tiếp thu nhanh đọc bài
- YC HS đọc thầm đoạn 1
CH: Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi ntn?
CH: Lan nói với mẹ ra sao?
- YC HS đọc thầm đoạn 2
CH: Vì sao Lan dỗi mẹ?
- YC HS đọc thầm đoạn 3
- Anh Tuấn đã nói với mẹ những gì?
- YC HS đọc thầm đoạn 3
Vì sao Lan ân hận?
- GV cho HS nêu ý nghĩa của bài?
- GV ghi bảng ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau 
- Y/C Hs đặt tên khác cho bài
- GV chia nhóm 4 cho Hs đọc phân vai trong nhóm
- Gọi các nhóm đọc thi
- GVnhận xét
Kể chuyện: 20p
- GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý SGK, kể từng đoạn câu chuyện “Chiếc áo len” theo lời kể của Lan
a, Giúp HS nắm nhiệm vụ:
GV nêu:
+ Kể theo gợi ý: Gợi ý là điểm tựa để nhớ các ý trong truyện
+ Kể theo lời kể của Lan: Kể theo nhập vai, người kể đóng vai Lan phải xưng tôi, mình hoặc em
b, Kể đoạn 1: Chiếc áo đẹp
- GV mở bảng phụ viết sẵn gợi ý
- Cho HS kể nhóm 2
- Cho HS kể trước lớp.
c. Hướng dẫn kể đoạn 2, 3, 4 tương tự
- Nếu HS này không kể được thì GV gọi HS khác kể lại đoạn đó
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
CH: Câu chuỵên giúp em hiểu ra điều gì?
- GV chốt lại
- Nhận xét giờ dạy. 
- Dặn bài sau
- 2 HS đọc bài “Cô giáo tí hon” và trả lời câu hỏi: 
...một trò chơi có ích, yêu mến thầy cô giáo.
- Nhận xét bạn đọc bài và TL câu hỏi
- Chú ý.
-HS quan sát tranh
- Chú ý
- HS đọc nối tiếp mỗi HS 1 câu. Câu của nhân vật 1 em đọc liền
- Lớp đọc nối tiếp 1 lần
- HS đọc ĐT
....bài này chia làm 4 đoạn.
- 4 HS đọc nối tiếp 
- HS đọc từng đoạn và ngắt nghỉ đúng chỗ, đúng ngữ điệu của câu văn.
- Luyện đọc (Cá nhân,nhóm)
- Kết hợp nhắc lại nghĩa của một số từ tương ứng của từng đoạn
...lúng túng, không biết làm thế nào
...nói rất nhỏ
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- 4 nhóm đọc ĐT nối tiếp
- Nhận xét
- 1 HS tiếp thu nhanh đọc toàn bài
- Đọc thầm đoạn 1, trả lời:
...áo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm.
....em muốn có áo len như của bạn Hoà
- HS đọc thầm đoạn 2
...vì mẹ nói rằng không thể mua áo đắt tiền như vậy.
- Lớp đọc thầm đoạn 3 và TL câu hỏi: Mẹ hãy dành hết tiền mua áo cho em Lan. Con không cần thêm áo vì con khoẻ lắm. Nếu lạnh, con sẽ mặc thêm những áo cũ bên trong
- HS theo dõi
- HS phát biểu. VD:
+ Vì Lan đã làm mẹ buồn
+ Vì Lan thấy mình ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh
+ Vì cảm động trước tấm lòng yêu thương của mẹ và sự nhường nhịn độ lượng của anh
...anh em biết nhường nhịn, yêu thương, quan tâm đến nhau.
- HS nhắc lại
- HS đọc thầm bài, đặt tên khác cho bài:
+ Mẹ và 2 con
+ Tấm lòng của người anh
+ Cô bé ngoan...
- HS nhóm 4 tự phân vai: Ngừơi dẫn chuyện, Tuấn, Lan, Mẹ để đọc theo vai
- Các nhóm thi đọc theo vai
- Nhận xét nhóm bạn đọc: Giọng phù hợp với lời thoại chưa?
- Bình xét nhóm đọc hay nhất: đọc đúng, thể hiện tình cảm nhân vật rõ nét
- 1 HS đọc đề bài và gợi ý
- Lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- 1 HS đọc 3 gợi ý của đoạn 1
- Lớp đọc thầm
- Gọi 1 HS nhìn gợi ý kể đoạn 1.VD:
 Mùa đông năm nay đến sớm. Gío lạnh buốt. Mấy hôm nay, mình thấy bạn Hoà ở lớp mặc chiếc áo thật đẹp, màu vàng, mặc ấm ơi là ấm. Đêm hôm ấy, mình nói với mẹ: “Mẹ mua cho con chiếc áo như bạn Hoà”
- Từng cặp HS tập kể nhóm 2
- HS kể trước lớp
- HS tập kể đoạn 2, 3, 4
- HS tập kể theo gợi ý các đoạn
- HS kể tiếp nối theo 4 đoạn
- Lớp nhận xét bạn kể tốt nhất hoặc bạn có tiến bộ.
- HS phát biểu. VD:
 + Giận dỗi mẹ như Lan là không nên
 + Biết nhận ra lỗi và sửa lỗi
- Lắng nghe
_________________________________________________
Buổi chiều:
Đạo đức
Tiết 3: Giữ lời hứa
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết: Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
- Hs biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
2. Kĩ năng: HS năng khiếu: Nêu được thế nào là giữ lời hứa. Hiểu được ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
3. Thái độ: GDHS có thái độ tôn trọng lời hứa, và thực hiện tốt lời hứa với người khác. 
* GDKNS: Rèn KN tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa. KN thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình. KN đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.
II. CHUẨN BỊ:
	 - Vở BTĐĐ. 
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Bài cũ :
- Em đã thực hiện những điều nào trong năm điều Bác Hồ dạy?
- Điều nào em thực hiện chưa tốt? Vì sao?
- GV nx, đánh giá.
 2. Bài mới:
a. Khởi động:
- GV giới thiệu bài
b.HĐ1: Thảo luận truyện Chiếc vòng bạc:
* Mục tiêu: HS biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
* Cách tiến hành
- GV kể chuyện ( vừa kể vừa minh họa = tranh)
- GV cho hs thảo luận cả lớp
+ Bác Hồ đã làm gì khi gặp em bé sau 2 năm đi xa?
+ Em bé và mọi người cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?
+ Việc làm của Bác thể hiện điều gì?
+ Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì?
+ Thế nào là giữ lời hứa? 
+ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá ntn?
* GDKNS: Rèn KN tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa. 
* Gv kết luận : SGV ( 31)
3. HĐ2: Xử lí tình huống:
* Mục tiêu: Hs biết vì sao cần phải giữ lời hứa và cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác.
* Cách tiến hành
- Gv chia lớp thành 2 nhóm giao nhiệm vụ cho 2 nhóm, mỗi nhóm xử lí 1 trong 2 tình huống (BT2 trong VBT ĐĐ trang 6)
- GV yc Hs thảo luận cả lớp
+ Em có đồng tình 
+ Theo em Tiến sẽ nghĩ gì . . . . . 
+ Hằng sẽ nghĩ gì . . . . 
+ Cần làm gì khi không thể thực . . . ( SGV trang 32)
* GDKNS: Rèn KN thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình. KN đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.
- Gv kết luận: SGV(32) 
4.HĐ3 : Tự liên hệ: 
* MT: Hs biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của bản thân.
* CTH: GV đưa các câu hỏi yc hs liên hệ:
+ Thời gian qua em có hứa với ai điều gì không?
+ Em có thực hiện được điều đã hứa không? Vì sao?
+ Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được 
( hay không thực hiện được) điều đã hứa?
- Gv nx, khen những Hs đã biết giữ lời hứa và nhắc nhở Hs áp dụng vào cuộc sống.
* Rút ra kết luận chung và ghi lên bảng như sgk 
5. Củng cố, dặn dò :
- Thực hiện giữ lời hứa với bạn bè và mọi người
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Sưu tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong lớp, trong trường.
- 3 HS trả lời. lớp nx
- Học sinh nhắc lại đề bài.
- 1- 2 Hs lên kể lại hoặc đọc lại truyện Chiếc vòng bạc
- HS thảo luận.
- Hs suy nghĩ trả lời cá nhân
- Lớp nx chung
- Các nhóm thảo luận 
- Các nhóm cử đại diện trình bày
- Hs suy nghĩ trả lời cá nhân
- Hs tự liên hệ, khuyến kích nhiều hs trả lời
- Hs đọc phần ghi nhớ
- HS áp dụng vào cuộc sống
- Hs chuẩn bị bài sau.
 *****************************************************************
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020
Buổi sáng:
Toán
Tiết 11: Ôn tập về hình học
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
 2. Kĩ năng: Ôn luyện một số biểu tượng về hình học.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
II.CHUẨN BỊ:	
 - GV: thước kẻ, vẽ sẵn hình BT 4.
 - HS: SGK, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động:
- Trò chơi: Gọi tên các hình
GV vẽ lên bảng các hình học đã học, cho HS thi đua gọi tên, nêu đặc điểm các hình.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng
- HS tham gia chơi
- Lắng nghe
2. Thực hành:
* Cách tiến hành: 
Bài 1: (Làm cá nhân - Cặp - Lớp)
Câu hỏi chốt:
+ So sánh độ dài đường gấp khúc ABCD và chu vi hình tam giác MNP?
+ Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?
+ Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào? 
Bài 2: (Làm cá nhân - Cặp - Lớp)
- Cho HS nêu đặc điểm của HCN
Bài 3: Làm cá nhân - Cặp - Lớp
- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trước lớp
 a) Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
 Đáp số: 86  ... LỚP:
A. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gv nx chung bài viết đơn của giờ trước
B . Bài mới:
 1. GT bài: 
 2. Hướng dẫn làm bài tập : 
 * Bài 1: GV giúp hs nắm yc bài
 - Gv giúp hs nắm vững y/c: kể về gia đình mình cho người bạn mới( mới đến lớp, mới quen) chỉ cần nói 5- 7 câu giới thiệu về gia đình của em.
VD: gia đình em có những ai, tính tình như thế nào, làm công việc gì?
 - GV HDHS hoạt động nhóm đôi
- Các nhóm cử đại diện lên thi kể
- GV nx chung, củng cố cách kể chuyện 
* Bài 2: GV giúp hs nắm yc bài
- YC hs nêu trình tự của đơn
- YC hs nêu miệng trước lớp 1 lần
- HDHS điền tiếp vào đơn để hoàn thành đơn
- Gv nx, chấm 1 số bài.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Y/c hs ghi nhớ một mẫu đơn, những hs 
nào viết chưa được về sửa lại.
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
- Hs nghe rút kinh nghiệm
* Hs đọc yc: Hãy kể về gia đình em . . .. 
- Hs kể về gia đình theo nhóm đôi
 - Đại diện mỗi nhóm thi kể:
VD: nhà tớ chỉ có 4 người : bố mẹ tớ, tớ và cu Thắng 5 tuổi. Bố mẹ tớ hiền lắm, bố tớ làm ruộng, bố chẳng lúc nào ngơi tay. Mẹ tớ cũng làm ruộng, những lúc nhàn rỗi mẹ khâu và vá quần áo. Gia đình tớ lúc nào cũng vui vẻ.
 - Cả lớp và gv nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất: kể đúng yêu cầu của bài, lưu loát chân thật.
* Hs đọc yc bài: Dựa theo mẫu . . .
- 1 hs đọc mẫu đơn, sau đó nói về trình tự của mẫu đơn:
 + Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn.
 + Tên của đơn.
 + Tên của người nhận đơn.
 + Họ, tên người viết đơn, người viết là hs lớp nào? 
 + Lí do viết đơn
 + Lí do nghỉ học
 + Lời hứa của người viết đơn
 + ý kiến và chữ ký của gia đình hs.
- 2 hs làm miệng bài tập (lí do nghỉ học cần điền đúng sự thật).
 - Hs diền tiếp để hoàn thành đơn vào VBT( chú ý phần lí do nghỉ học không được giống nhau)
- 1 vài hs nêu trước lớp
- Lớp nx theo các tiêu chí ghi bảng phụ
- Hs viết chậm tiến GV HDHS đó viết tiếp vào giờ ôn sau
- Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau. 
_________________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Bài 1: ATGT: Đi bộ an toàn 
I.MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: - HS nhận biết được khi đi bộ ngoài đường. Đi đúng làn đường quy định.
 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đi lại ngoài đường khi tham gia giao thông.
 3. Thái độ: - Giúp HS yêu thích, hiểu biết khi tham gia giao thông.
II. CHUẨN BỊ:
 GV: SGK.
 HS: SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Giới thiệu bài
- Các em thường đi bộ ở đâu?
- GV giới thiệu
2.Bài mới: 
Xem tranh và tìm ra những những bạn đi bộ an toàn và những bạn đi bộ không an toàn.
* Bước 1: GV cho HS xem tranh tình huống
- GVYC hs thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi:
+ Trong bức tranh, Bi và Bống đang đi bộ ở đâu? Nơi đó có an toàn không?
+ Bạn nào trong tranh đang đi bộ ở nơi không an toàn?
- GV bổ sung và chốt ND
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự những nơi đi bộ an toàn.
* Bước 1: hoạt động lớp
+ Theo các em, đi bộ ở những nơi nào thì mới đảm bảo an toàn?
* Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh:
- Hãy đi bộ trên hè phố, vỉa hè, hoặc đi sát lề đường bên phải theo chiều đi của mình.....
- GV mở rộng: liên hệ với việc đi bộ của người dân địa phương . . . . 
 b. Hoạt động 3: Làm phần góc vui học
* Bước 1: Mô tả tranh và yc đối với hs 
- 4 bức tranh mô tả các tình huống giao thông, trong đó có bạn đi bộ an toàn, có bạn đi bộ không an toàn
+ Hãy cho biết bức tranh nào có bạn đi bộ an toàn?
* Bước 2: Hs qs tranh và tìm hiểu
* Bước 3: GV kiểm tra, nx, giải thích các câu trả lời của hs
- Tranh 1 và 2 các bạn đi bộ an toàn
- Tranh 1 và 2 các bạn đi bộ không an toàn
* Mở rộng: GVYC hs liên hệ việc tham gia giao thông của các bạn trong lớp
c.Hoạt động 4: Chốt kiến thức tiết học.
- GV yêu cầu 2 HS đọc ND trong phần bài học.
- GV YC HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- GV nhấn mạnh: Luôn chú ý qs tránh các phương tiện giao thông ngay cả khi đi bộ ở những khu vực an toàn
3. Củng cố, dặn dò: 
Giao bài tập về nhà .
- HS cùng bố, mẹ đi bộ trên đường và chỉ ra những nơi an toàn cho các em đi bộ
- GV nhận xét giờ học.
- Hs nêu
- Hs xem tranh
- Bi và Bống đang đi bộ ở trên vỉa hè, nơi đó rất an toàn.
- Có hai bạn đi bộ dưới lòng đường là không an toàn vì dễ bị va chạm với những chiếc xe với những chiếc xe đang chạy trên đường
- Các nhóm cử đại diện trả lời
- Nhiều em trả lời theo suy nghĩ cá nhân
- Hs nghe, rút ra bài học cho mình
- Hs liên hệ với tình hình giao thông ở địa phương mình
- Hs qs tranh 1, 2, 3, 4 
- Hs thảo luận nhóm và ghi lại câu trả lời
- Đại diện các nhóm trả lời
- Lớp nx chung
- Hs liên hệ cá nhân với việc thực hiện đi bộ khi tham gia giao thông
- Nhiều hs đọc phần bài học
- Nhiều hs đọc phần ghi nhớ
- Hs lắng nghe
- Hs áp dụng vào cuộc sống, gắn liền với đời sống của mình 
________________________________________________
Buổi chiều:
Luyện viết
Bài 1: Ôn chữ hoa A
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: - Viết chữ hoa A đúng mẫu; viết đúng, đều nét từ ứng dụng, câu ứng dụng trong bài.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết chữ đúng, đều, đẹp.
3. Thái độ: - Giáo dục HS tính cẩn thận, kiên trì. 
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Mẫu chữ hoa A cỡ nhỏ.( Chữ đứng, nét đều)
 - Bảng phụ ghi câu ứng dụng.
HS: Bảng con, vở luyện viết.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
A. Kiểm tra :
- KT sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ hoa A:
* Hướng dẫn viết chữ A cỡ nhỏ.
- GV giới thiệu mẫu chữ A hoa cỡ nhỏ
+ Chữ A cỡ nhỏ cao, rộng như thế nào?
+ Chữ A được viết bởi mấy nét?
- GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết
( Lưu ý điểm đặt bút, điểm dừng bút.)
- GV sửa sai cho HS.
3. HD viết từ, câu ứng dụng:
- GV đính chữ mẫu lên bảng - giới thiệu
- Hd viết nối nét giữa chữ A với các chữ khác 
- GV viết mẫu.
- GV sửa sai.
- GV giới thiệu câu ứng dụng 
- HD cách viết, cách trình bày 
- GV nhận xét, sửa sai.
4. Hd viết vở:
- GV nêu yêu cầu viết.
- HD tư thế ngồi viết.
5. Chấm, nhận xét bài viết:
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa B
- HS chuẩn bị bảng con, phấn, vở 
luyện viết.
- HS quan sát.
- HS nêu
- HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS viết bảng con chữ hoa A.
- HS đọc: Ăn vóc học hay
- HS nhận xét.
- HS viết bảng con.
- HS chậm tiến đọc câu ứng dụng
- 1- 2 HS nêu ND câu ứng dụng
- HS chuẩn bị vở
- HS viết bài.
 ______________________________________________________
Toán (T)
Ôn tập về hình học, giải toán.
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: - Củng cố về nhận diện các hình đã học, tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
2. Kĩ năng: - Thực hành làm 1 số bài tập ứng dụng và giải toán có lời văn dạng tìm chu vi các hình.
3. Thái độ: - HS yêu thích môn Toán, chăm học.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ ghi bài tập, phấn màu
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
A. Bài cũ: 
- Gv Yc Hs đọc bảng nhân, chia đã học.
- GV nx, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn HS luyện tập:
* Bài 1: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD sau
 B
 32 cm
 40 cm D
A C 20 cm
- Gv tổ chức cho hs làm bảng lớp, bảng con
- Gv cùng lớp nhận xét, củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.
* Bài 2: Tính chu vi tam giác biết số đo lần lượt là: 35 cm, 2dm 4cm, 15cm
- Cho học sinh tự làm, 2 HS thi đua làm bài 
- Gv kl, củng cố cách tính chu vi hình tam giác.
* Bài 3: Một hình vuông có chu vi là 3dm 6 cm. Tính độ dài mỗi cạnh ?
- GV gọi hs tóm tắt, nêu dạng toán
- GV HDHS nhận diện: HV có 4 cạnh = nhau biết chu vi tìm 1 cạnh ta làm ntn?
- GV chữa bài, củng cố dạng toán
* Bài 4: Minh có 32 quyển truyện tranh, Bình có 40 quyển truyện tranh. Hỏi Bình có nhiều hơn Minh bao nhiêu quyển truyện tranh?
- Gv yc hs tóm tắt, nêu dạng toán
- GV chấm, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học, dặn Hs xem lại bài.
- 1 vài hs đọc, lớp nx
- Lớp nx
* Hs đọc đề bài
- 1 Hs lên bảng làm, lớp làm nháp.
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
40 + 32 + 20 = 92 (cm)
 Đáp số: 92 cm
- Lớp nx 
* Hs đọc đề bài, tóm tắt đề, phân tích đề
- Hs tiếp thu nhanh nêu cách đổi 2dm 4cm
- 2 HS lên thi làm bài xem ai làm nhanh, đúng
- Lớp nx
* Hs đọc yc: 1HS đọc đề bài
- 1Hs tiếp thu nhanh nêu tóm tắt, dạng toán
- Lớp phân tích đề: Hình vuông có 4 cạnh = nhau, tìm 1 cạnh ta lấy CV chia cho 4.
- 1 hs làm vở, lớp làm vở
Bài giải
Đổi 3dm = 30 cm
Mỗi cạnh dài số xăng - ti – mét
là:
36 : 4 = 9 (cm)
 Đáp số: 9 cm
- Lớp nx
* Hs đọc yc: 1HS đọc đề bài
- Hs phân tích đề bài, nêu dạng toán
- 1 hs làm bảng lớp, lớp làm vào vở
- Lớp nx
__________________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm nề nếp tuần 3. Phương hướng tuần 4.
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
- Kiểm điểm các nền nếp trong tuần: Những việc đã thực hiện được, những việc chưa thực hiện được, khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm, đề ra những phương hướng phấn đấu cho tuần sau.
2. Kĩ năng :
- Rèn cho HS thói quen, nề nếp tốt: Đi học đúng giờ, thói quen ra vào lớp, tập thể dục, xếp hàng...
3. Thái độ :
- Bồi dưỡng tình cảm, thói quen tốt cho HS.
II. CHUẨN BỊ :Nội dung sinh hoạt
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Kiểm điểm tuần 2:
- Lớp trưởng nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần.
- Tổ trường các tổ nhận xét về nề nếp của tổ mình : Truy bài, tập thể dục, xếp hàng, đi học đúng giờ...
- GV Nhận xét, bổ sung: Đưa ra những ưu, nhược điểm, những điểm cần phát huy và những điểm cần khắc phục.
* Ưu điểm :
......
...
* Tuyên dương học sinh:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
2. Phương hướng tuần 4 :
- Khắc phục những mặt còn tồn tại, phát huy những ưu điểm đã đạt được.
- Thực hiện đúng nội quy, quy định của nhà trường.
- Thực hiện tốt An toàn giao thông.
- Giúp đỡ nhau trong học tập theo nhóm "Đôi bạn cùng tiến”.
Ngày  tháng...... năm 2020.
BGH kí duyệt.
..................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_buoi_sang_cac_mon_lop_3_tuan_3_nam_hoc_2020_2021.docx