* Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài, HS theo dõi.
+ Luyện đọc câu.
- HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa. HS luyện đọc từ khó: loạt đạn; nứa tép; leo lên; hàng rào; quả quyết, (HS đọc ngọng, đọc sai).
- HS luyện đọc câu khó (BP): “- Vượt rào, bắt sống nó!” “- Chỉ những thằng hèn mới chui. - Về thôi !.”.(HS đọc, nêu cách ngắt nghỉ hơi, GV nhận xét cách ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng ).
+ Luyện đọc đoạn: (chia đoạn)
- Lần 1: 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp.
- Lần 2: HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ (nứa tép; ô quả trám; thủ lĩnh; hoa mười giờ; nghiêm giọng; ) HS đặt câu với từ “thủ lĩnh”. GV chỉnh sửa cách dùng từ, đặt câu.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
- Các nhóm thi đọc. GV gọi 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- 1HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi SGK (5 câu hỏi SGK). GV tiểu kết chốt ý đoạn:
=> Ý1: Các cậu học trò chơi trò đánh trận giả ở vườn trường.
TUẦN 5 Soạn: 17/9 Dạy: Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2015 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN Người lính dũng cảm (2 tiết) I. Mục đích yêu cầu: - HS đọc đúng toàn bài. Hiểu nội dung bài: “Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm”. Biết kể từng đoạn câu chuyện dựa vào trí nhớ và các tranh minh hoạ. - HS đọc rõ ràng, đúng tốc độ, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phận biệt lời người kể và lời các nhân vật. Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai; nhận xét đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn. - HS mạnh dạn nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài, tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1 1. Bài cũ: HS chọn đọc một đoạn bài: “Ông ngoại” và trả lời câu hỏi dưới lớp. - GV nhận xét, tuyên dương. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: 2.2: Nội dung: * Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài, HS theo dõi. + Luyện đọc câu. - HS đọc từng câu nối tiếp đến hết bài. GV theo dõi, chỉnh sửa. HS luyện đọc từ khó: loạt đạn; nứa tép; leo lên; hàng rào; quả quyết,(HS đọc ngọng, đọc sai). - HS luyện đọc câu khó (BP): “- Vượt rào, bắt sống nó!” “- Chỉ những thằng hèn mới chui. - Về thôi !...”.(HS đọc, nêu cách ngắt nghỉ hơi, GV nhận xét cách ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng). + Luyện đọc đoạn: (chia đoạn) - Lần 1: 4HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trước lớp. - Lần 2: HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ (nứa tép; ô quả trám; thủ lĩnh; hoa mười giờ; nghiêm giọng;) HS đặt câu với từ “thủ lĩnh”. GV chỉnh sửa cách dùng từ, đặt câu. - HS đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 4). GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng. - Các nhóm thi đọc. GV gọi 2 nhóm thi đọc trước lớp. GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. - 1HS đọc toàn bài. * Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm từng đoạn, trả lời các câu hỏi SGK (5 câu hỏi SGK). GV tiểu kết chốt ý đoạn: => Ý1: Các cậu học trò chơi trò đánh trận giả ở vườn trường. => Ý2: Hàng rào bị đổ làm giập vườn hoa. => Ý3: Điều mong muốn của thầy giáo. => Ý4: Sự dũng cảm của chú lính nhỏ. - HS đọc thầm cả bài thảo luận và trả lời câu hỏi: + Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe thầy giáo hỏi? Tại sao lại coi chú lính nhỏ là người lính dũng cảm nhất? (HS trả lời) - Nội dung bài nói lên điều gì? HS trả lời , GV tiểu kết chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), một số HS nhắc lại. - Tranh vẽ thể hiện nội dung đoạn nào trong bài? GV liên hệ, giáo dục. + Giáo dục HS: Ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh. Tiết 2 * Luyện đọc lại: - GV đọc lại đoạn 1 và 4, hướng dẫn HS đọc. HS thi đọc đoạn 1 và 4. - HS đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, chú lính nhỏ, viên tướng nhỏ, thầy giáo), HS nhận vai theo nhóm 4, luyện đọc trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay. * Hướng dẫn HS kể chuyện: - HS đọc yêu cầu bài trong SGK, GV nhấn mạnh yêu cầu dựa vào tranh kể lại câu chuyện. HS quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh. - HS làm việc theo nhóm 4, GV theo dõi, giúp đỡ. - 2 nhóm thi kể truyện trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay. - 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện, tuyên dương HS có lời kể sáng tạo. + Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì cho bản thân? (HS nêu), GV chốt ý nghĩa chuyện. (HS nhắc lại; GV liên hệ giáo dục). 3. Củng cố, dặn dò: + Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì? Em học tập việc làm của nhân vật nào trong truyện? - GV nhận xét giờ học, dặn dò. TOÁN Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ) I. Mục tiêu bài dạy: - HS biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). - Rèn kĩ năng thực hiện tính và đặt tính phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ, giải toán và tìm số bị chia chưa biết. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: HS lấy ví dụ phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ), đặt tính và thực hiện tính vào bảng con. + Muốn nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào? 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: GV giới tranh, ghi đầu bài 2.2: Nội dung: * Giới thiệu nhân số có hai chữ số với số có một chữ số. - HS tự lấy ví dụ về phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số và thực hiện tính. - HS lên bảng đặt tính rồi thực hiện phép tính, HS dưới lớp làm bảng con, nêu kết quả, cách thực hiện phép nhân. - GV cùng HS nhận xét về cách đặt tính và cách thực hiện phép nhân, gọi HS nhắc lại nhiều lần. + Phép tính này có nhớ từ hàng nào sang hàng nào? HS nêu. - GV ghi tiếp phép nhân 46 x 6 = ? yêu cầu HS tự làm và nêu cách làm. => Củng cố cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ. * Luyện tập. Bài 1: HS làm bảng con, bảng lớp. HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính, nêu lại. + Muốn nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào? => Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số. Bài 2: HS đọc bài toán, nêu yêu cầu bài. - 1HS lên bảng tóm tắt, làm bảng lớp, lớp làm bài vào vở. GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án. => Củng cố giải toán có liên quan đến phép nhân. Bài 3: 2HS làm bảng, lớp làm vở, GV theo dõi, nhận xét cách làm, trình bày, đáp án. (Nếu HS làm bài chưa đúng, GV yêu cầu HS làm lại) - HS nêu tên gọi thành phần của phép tính, nêu cách tìm số bị chia chưa biết. + Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta làm như thế nào? => Củng cố cách tìm số bị chia chưa biết. 3. Củng cố, dặn dò: + Muốn nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào? Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta làm như thế nào? - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. ĐẠO ĐỨC Tự làm lấy việc của mình (tiết 1) I. Mục tiêu bài dạy: - HS biết một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy, ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hàng ngày. - HS tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, và sinh hoạt ở trường, ở nhà. - HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình. II. Đồ dùng dạy học: GV: Một số tranh ảnh về công việc phù hợp với lứa tuổi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Bài cũ: Vì sao phải giữ lời hứa? Cho ví dụ về việc giữ lời hứa? - GV nhận xét HS trả lời và nhận xét, tuyên dương. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Nội dung * Hoạt động 1: Động não Mục tiêu: HS biết được một số việc có thể tự làm phù hợp với lứa tuổi. +) Cách tiến hành - GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, ghi lại những việc làm trong học tập, sinh hoạt, hoạt động ở nhà, ở trường mà các em có thể tự làm được vào bảng nhóm - Đại diện các nhóm trình bày, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương => Kết luận: Có rất nhiều công việc mà các em có thể tự làm lấy được. Chẳng hạn: tự học, tự làm bài tập, rửa mặt, đánh răng, làm sạch, đẹp trường, lớp *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình. +) Cách tiến hành: GV nêu tình huống, yêu cầu các nhóm đọc tình huống trên bảng phụ và nêu cách giải quyết của mình và đóng vai: Trong giờ luyện tập toán có một bài tập Thành loay hoay mãi chưa làm được. Thấy vậy, Minh đưa bài làm của mình cho bạn chép. Nếu là Thành em sẽ làm gì? Nếu là bạn của Thành em sẽ khuyên bạn như thế nào? - HS thảo luận và tập đóng vai. - Đại diện nhóm lên đóng vai. + Em có đồng tình vơí cách ứng xử của nhóm vừa trình bày không? Theo em có cách nào giải quyết khác? => GV kết luận: Trong cuộc sống ai cũng có công việc của mình, và mỗi người cần phải làm lấy việc của mình. *Hoạt động 3: Xử lí tình huống Mục tiêu: HS bước đầu hình thành kĩ năng giải quyết tình huống có liên quan đến tự làm lấy việc của mình. +) Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - GV nêu tình huống: Hùng đang viết báo tường chuẩn bị cho kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thì Hà đến chơi. Hà bảo Hùng: “Tớ khá môn Tiếng Việt hơn cậu để tớ viết hộ, còn cậu giỏi Toán hơn thì giải giúp tớ các bài tập”. + Em có suy nghĩ gì về lời đề nghị của Hà? Nếu em là Hùng em sẽ làm gì? Vì sao? - HS nêu cách giải quyết, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. => Kết luận, liên hệ: Đề nghị của Hà không đúng, cả hai cần làm lấy việc của mình. Cố gắng tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em mau tiến bộ. 3. Củng cố, dặn dò: + Vì sao cần phải tự làm lấy việc của mình? - GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau. THỦ CÔNG Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (tiết 1) I. Mục tiêu bài dạy - Học sinh biết gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. - HS gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kĩ thuật, các cánh của ngôi sao tương đối đều, hình dán tương đối phẳng, cân đối. - GD HS tính chăm chỉ khéo léo, hứng thú với giờ học gấp hình, yêu lao động. II. Đồ dùng dạy học: GV: Mẫu ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn, giấy thủ công, kéo, hồ dán; tranh quy trình gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. HS: Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2.2: Nội dung * Quan sát, nhận xét - GV giới thiệu mẫu cờ đỏ sao vàng, HS quan sát mẫu. - GV nêu câu hỏi: + Lá cờ hình gì? Màu sắc như thế nào? Ngôi sao có đặc điểm gì nổi bật? Ngôi sao được dán ở vị trí nào của lá cờ? - HS nêu tóm tắt đặc điểm của lá cờ đỏ sao vàng: lá cờ hình chữ nhật, màu đỏ. Ngôi sao có màu vàng, có năm cánh bằng nhau, ngôi sao được dán ở chính giữa lá cờ. + Trong thực tế, lá cờ đỏ sao vàng được treo khi nào hoặc dùng khi nào? => Kết luận: Lá cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước ta. Trong thực tế, chiều rộng của lá cờ bằng 2/3 chiều dài lá cờ (nếu chia chiều dài của lá cờ thành 3 phần bằng nhau thì chiều rộng của lá cờ bằng 2 phần). Lá cờ đở sao vàng thường được treo hoặc cắm ở những nơi trang trọng như quảng trường, sân trường, phòng hội họp * Hướng dẫn thao tác mẫu - GV thao tác mẫu, GV làm mẫu 1 lần từ đầu đến khi hoàn thành sản phẩm HS quan sát. - GV hướng dẫn lần 2 vừa làm mẫu vừa hướng dẫn theo tranh quy trình. Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh. Bước 2: Cắt ngôi sao vàng năm cánh. ... nêu + Nội dung bài nói lên điều gì? HS trả lời, GV tiểu kết chốt nội dung bài (như phần kiến thức đã nêu), HS nhắc lại. - Tranh vẽ thể hiện nội dung đoạn nào trong bài? - GV liên hệ GD: Giúp đỡ người thân làm công việc nhà và chăm chỉ làm việc phù hợp với lứa tuổi. Tiết 2 * Luyện đọc lại: - GV đọc lại đoạn 3 và 4, hướng dẫn HS đọc. HS thi đọc đoạn 3 và 4. - GV hướng dẫn HS đọc truyện theo vai (nhân vật “tôi” với lời người mẹ), HS nhận vai đọc, luyện đọc trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc trước lớp, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay. * Hướng dẫn HS kể chuyện: - HS đọc yêu cầu bài trong SGK, GV nhấn mạnh yêu cầu của đề bài (sắp xếp các tranh theo đúng trình tự câu chuyện) + HS quan sát 4 tranh SGK, nêu nội dung từng tranh, HS thảo luận theo cặp, nêu trình tự tranh đã sắp xếp. + 4HS nối tiếp kể 4 đoạn theo tranh, GV cùng HS nhận xét. - HS thi kể trước lớp, nhận xét, bình chọn bạn kể hay. => Sau mỗi lần kể GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá: về nội dung, diễn đạt, giọng kể. Tuyên dương HS kể sáng tạo. + Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? (HS nêu; GV nhận xét tiểu kết ý nghĩa câu chuyện) HS nhắc lại. 3. Củng cố, dặn dò: + Em học tập được gì ở bạn Cô - li – a? Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ? - GV nhận xét giờ học, dặn dò. ĐẠO ĐỨC Tự làm lấy việc của mình (tiết 2) I. Mục tiêu bài dạy: - Củng cố hành vi biết tự làm lấy việc của mình - HS tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, và sinh hoạt ở trường, ở nhà. - HS có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình. II. Đồ dùng dạy học: GV: Một số tranh ảnh về công việc phù hợp với lứa tuổi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Bài cũ: Vì sao phải giữ lời hứa? Cho ví dụ về việc giữ lời hứa? - GV nhận xét HS trả lời và nhận xét, tuyên dương. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài 2.2 Nội dung * Hoạt động 1: Liên hệ thực tế Mục tiêu: HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm +) Cách tiến hành: + Các em đã tự làm lấy công việc gì của mình? + Các em đã thực hiện công việc ấy như thế nào? + Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc? HS trình bày trước lớp, khen ngợi những em đã biết tự làm lấy việc của mình và khuyến khích những HS khác noi theo bạn. => Kết luận: Mỗi người phải biết tự làm công việc của mình và giúp đỡ người khác lúc khó khăn. *Hoạt động 2: Đóng vai Mục tiêu: HS thực hiện một số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi +) Cách tiến hành: - GV giao cho một nửa số nhóm thảo luận tình huống 1, một nửa thảo luận tình huống 2, sau đó thể hiện qua trò chơi sắm vai - Tình huống 1: ở nhà, Hạnh được phân công quét nhà, nhưng hôm nay Hạnh cảm thấy ngại nên nhờ mẹ làm hộ. Nếu em có mặt ở đó, em sẽ khuyên bạn thế nào? - Tình huống 2: Hôm nay, đến phiên Xuân trực nhật lớp. Tú bảo: nếu cậu cho tớ mượn chiếc ô tô đồ chơi thì tớ sẽ làm trực nhật thay cho. Bạn Xuân nên ứng xử như thế nào khi đó? - Các nhóm HS thảo luận, đại diện các nhóm lên trình bày, GV cùng HS nhận xét, tuyên dương. => GV kết luận: Trong cuộc sống ai cũng có công việc của mình, và mỗi người cần phải làm lấy việc của mình. *Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến + Mục tiêu: HS biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan điểm có liên quan đến vấn đề tự làm lấy việc của mình. +) Cách tiến hành: - GV đưa ra các ý kiến, quan điểm có liên quan tới vấn đề tự làm lấy việc của mình. - Sau mỗi ý kiến, HS suy nghĩ và giơ thẻ màu để bày tỏ thái độ tán thành/không tán thành/ phân vân. - Sau mỗi ý kiến, HS giải thích lí do, GV nhận xét chung, tuyên dương. => Kết luận: Trong học tập, lao động, sinh hoạt ở nhà, ở trường, các em cần tự làm lấy các công việc của mình. Như vậy các em mới mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. 3. Củng cố, dặn dò: + Vì sao cần phải tự làm lấy việc của mình? - GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau. TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu bài dạy: - Củng cố tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải các bài toán có lời văn. - HS có kĩ năng giải toán về tìm một trong các phần bằng nhau của một số. - Giáo dục HS chăm chỉ học toán. II. Đồ dùng dạy học: các hình minh hoạ (BT4) III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào? Cho ví dụ? 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài 2.2: Nội dung: Bài 1: 2HS làm bảng, lớp làm bảng con. - HS nêu cách làm. GV cùng HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng. + Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số, ta làm thế nào? => Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Bài 2: HS đọc bài. 1HS làm bảng, lớp làm vở. - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài, cách giải bài toán, câu trả lời, phép tính, đáp số. GV nhận xét một số bài: đáp án, cách trình bày bài, Nếu HS làm bài chưa đúng, GV yêu cầu HS nêu lại cách làm và sửa lại. + Bài toán thuộc dạng toán nào? => Củng cố giải toán có liên quan đến tìm một phần mấy của một số. Bài 4: GV treo bảng phụ chép sẵn bài, HS đọc bài, nêu yêu cầu bài. HS quan sát hình minh hoạ, thảo luận cặp. GV hướng dẫn các nhóm còn lúng túng: + Mỗi hình chữ nhật được chia thành mấy ô vuông bằng nhau? + Tô số ô vuông là tô bao nhiêu ô vuông? Đã tô màu vào số ô vuông hình nào? - HS nêu câu trả lời, giải thích cách làm. - HS trả lời: Ở hình 1 và hình 3 đã tô màu vào một phần mấy số ô vuông? (HS nêu câu trả lời, giải thích cách làm) => Củng cố cách nhận biết . Bài 3: HS đọc bài, 1HS làm bảng, lớp làm nháp. - GV cùng HS nhận xét, HS giải thích cách làm. + Bài toán thuộc dạng toán gì? => Củng cố giải toán có liên quan đến tìm một phần mấy của một số 3. Củng cố, dặn dò: + Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số, ta làm thế nào? - GV nhận xét giờ học, dặn dò. THỦ CÔNG Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (tiết 2) I. Mục tiêu bài dạy - Củng cố cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. - HS gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kĩ thuật, các cánh của ngôi sao tương đối đều, hình dán tương đối phẳng, cân đối. - GD HS tính chăm chỉ khéo léo, hứng thú với giờ học gấp hình, yêu lao động. II. Đồ dùng dạy học: GV: Mẫu ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn, giấy thủ công, kéo, hồ dán; tranh quy trình gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. HS: Giấy thủ công, kéo thủ công, hồ dán, bút màu. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2. Bài mới: 2.1: Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2.2: Nội dung * Thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng - HS nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (GV treo tranh quy trình lên bảng). Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh. Bước 2: Cắt ngôi sao vàng năm cánh. Bước 3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy hình chữ nhật màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng. - GV gợi ý cho HS cách dán lá cờ vào vở và cách trang trí cho đẹp. - HS thực hành cá nhân, GV theo dõi chung, giúp đỡ HS. - GV nhắc nhở HS cách cầm và sử dụng kéo, thu gon giấy vụn vứt vào thùng rác. * Trưng bày sản phẩm. - GV treo bảng phụ các yêu cầu của sản phẩm: + Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau và cân đối. + Dán được ngôi sao năm cánh lên tờ giấy hình chữ nhật màu đỏ thành lá cờ đỏ sao vàng. Hình dán tương đối phẳng, cân đối. - HS trưng bày sản phẩm lên bàn, GV cùng HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày. - GV nhắc nhở HS thu gọn giấy vụn vứt vào thùng rác, liên hệ ý thức giữ vệ sinh môi trường. 3.Củng cố dặn dò + Nêu các bước gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng? - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS thu dọn sản phẩm và vệ sinh lớp học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu I. Mục tiêu bài dạy: - HS biết giữ gìn, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu. - HS kể được một số bệnh thường gặp, cách phòng tránh các bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu. - Giáo dục GD HS ý thức học tập tốt, giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. II. Đồ dùng dạy học: tranh cơ quan bài tiết nước tiểu. III. Các hoạt động dạy học chñ yÕu: 1. Bài cũ: + Chỉ trên tranh vẽ các cơ quan bài tiết nước tiểu? + Kể tên các cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng?, HS trả lời, nhận xét. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Nội dung: * Hoạt động 1: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. MT: Nêu ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. - HS thảo luận theo cặp. + Tác dụng một số bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu? Nếu các cơ quan bài tiết đó bị hỏng hoặc nhiễm trùng sẽ dẫn đến điều gì? + Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu? GV theo dõi, giúp đỡ. - Đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận, HS nhận xét, bổ sung. => Kết luận: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng. * Hoạt động 2: Cách phòng tránh. MT: Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu. - HS thảo luận cặp quan sát tranh 2, 3, 4, 5 trang 25 SGK. + Các bạn trong hình đang làm gì? Việc làm đó có ích lợi gì đối với việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu? - Đại diện một số cặp trình bày, nhận xét, bổ sung. + Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu? + Tại sao hằng ngày chúng ta phải uống đủ nước? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung: Tắm rửa thường xuyên, hằng ngày thay quần áo, đặc biệt quần áo lót, uống đủ nước tránh bệnh sỏi thận, ... + Em đã làm gì gì để giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu? HS trả lời, liên hệ, giáo dục. => Kết luận: Chúng ta cần thường xuyện tắm rửa, thay quần áo lót, uống đủ nước, không nhịn tiểu. 3. Cñng cè, dÆn dß: + Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?, liên hệ. - GV nhận xét giờ học, dặn dò.
Tài liệu đính kèm: