Giáo án các môn học Lớp 3 - Tuần 21

Giáo án các môn học Lớp 3 - Tuần 21

a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.

 -HS quan sát tranh.

b.Luyện đọc từng câu: Dãy 1 và dãy 2.

 -Bài có 19 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau cho đến hết bài. Em nào đọc câu đầu đọc luôn đề bài; Ai đọc câu gặp lời nhân vật thì đọc hết lời đó luôn.

 Luyện đọc từ khó: mỉm cười, nhàn rỗi,.

HS đọc cá nhân - đồng thanh

 -Nếu HS phát âm sai từ nào GV chỉnh sửa kịp thời.

c.Luyện đọc đoạn:

 -Bài có 5 đoạn , GV gọi 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn. Cả lớp theo dõi bạn đọc.

 -GV hướng dẫn HS cách đọc:

 -Cần đọc giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc.

 -HS thảo luận theo nhóm 2, tìm cách ngắt nhịp của các câu sau.

 

doc 25 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học Lớp 3 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ 2 ngày tháng năm 2009.
Tập đọc - Kể chuyện: ÔNG TỔ NGHỀ THÊU.
Tiết: 1 & 2	Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức cũ. 
PP: Thực hành, Hỏi-Đáp.
ĐD: SGK
 -2 HS đọc bài “Trên đường mòn Hồ Chí Minh” và trả lời câu hỏi:
	+Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ?
 -Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc. GV ghi điểm.
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
 Luyện đọc:
MT: + Đọc đúng: trìu mến, gian khổ, trở về.
- Ngắt hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cum từ.
+Đọc đúng câu kể, câu hỏi.
+Biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời người chỉ huy và các chiến sĩ.
+Hiều nghĩa các từ ở phần chú giải
PP: Hỏi đáp, thảo luận.
ĐD: -Tranh vẽ minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
 -Bảng phụ viết sẵn các câu văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
 -Một sản phẩm thêu đẹp, 1 bức ảnh chụp cái lọng.
 Trong các tuần 21, 22 các em sẽ học chủ điểm “Sáng tạo” với những bài học ca ngợi trí thức lao động, óc sáng tạo của con người; về trí thức và các hoạt động của trí thức. Bài đọc mở đầu chủ điểm giải thích nguồn gốc nghề thêu của nước ta.GV ghi tên bài lên bảng.
a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.
 -HS quan sát tranh.
b.Luyện đọc từng câu: Dãy 1 và dãy 2.
 -Bài có 19 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau cho đến hết bài. Em nào đọc câu đầu đọc luôn đề bài; Ai đọc câu gặp lời nhân vật thì đọc hết lời đó luôn.
	Luyện đọc từ khó: mỉm cười, nhàn rỗi,...
HS đọc cá nhân - đồng thanh
 -Nếu HS phát âm sai từ nào GV chỉnh sửa kịp thời.
c.Luyện đọc đoạn:
 -Bài có 5 đoạn , GV gọi 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn. Cả lớp theo dõi bạn đọc.
 -GV hướng dẫn HS cách đọc: 
 -Cần đọc giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc.
 -HS thảo luận theo nhóm 2, tìm cách ngắt nhịp của các câu sau.
VD: 	Bụng đói / mà không có cơm ăn, / Trần Quốc Khái lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức tượng, rồi mỉm cười.// 
 -HS hiểu nghĩa các từ: 
Đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự Phần chú giải
 -HS tập đặt câu với từ nhập tâm, bình an vô sự.
VD: Chim én bay vào bờ là báo hiệu cho những người đi biển trở về bình an vô sự.
d.Luyện đọc đoạn trong nhóm: Nhóm 3.
 -Các nhóm thi đọc: 3 nhóm.
 -Các nhóm còn lại nhận xét; GV ghi điểm.
Hoạt động 2: (14/) 
Tìm hiểu bài:
MT: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo ; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc, và dạy lại cho dân ta.
PP: Thảo luận, hỏi đáp.
ĐD: SGK, tranh
 -Gọi một HS đọc lại toàn bài, Cả lớp đọc thầm từng đoạn và suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
	+Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học nhe thế nào?
	+Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử sứ thần Việt Nam?
	+Trần Quốc Khái đã làm thế nào :
 a, Để sống. b, Để không bỏ phí thời gian.
 c, Để xuống đất bình yên vô sự.
 -Cả lớp đọc thầm toàn bài, trao đổi theo nhóm 2 để TLCH: +Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
 -HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
GV chốt:* Như phần mục tiêu
Hoạt động 3: (17/)
 Luyện đọc lại
MT: Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật
PP: Học nhóm
ĐD: SGK
 -GV đọc mẫu đoạn 3 của bài.
 -Lớp chia nhóm để luyện đọc: Nhóm 3. 
 -Thi đọc đoạn 3: 4 em.
 -Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
 -GV động viên, ghi điểm.
Hoạt động 4: (20/)
Kể chuyện:
MT: Dựa vào câu hỏi gợi ý Hs kể lại được câu chuyện tự nhiên, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
PP: Học nhóm, thuyết trình.
ĐD: Tranh vẽ ở SGK
a.GV nêu nhiệm vụ: Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Ông tổ nghề thêu. Sau đó, tập kể một đoạn của câu chuỵên.
b.HS kể:
	+Một HS đọc đề bài và mẫu. Cả lớp đọc thầm theo.
 -HS tập đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung: theo nhóm 4.
 -Thi kể giữa các nhóm: 3 nhóm.
	+Kể lại một đoạn của câu chuyện:
 -Mỗi HS chọn 1 đoạn để kể.
 -5 HS nối tiếp nhau kể 5 đoạn.
 -Cả lớp và GV nhận xét, chọn bạn kể hay nhất, bạn kể có tiến bộ. GV ghi điểm.
Hoạt động 5: (3/) 
Tổng kết:
 -Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì? HS trả lời.
 -GV nhận xét tiết học.
 -Khen những em biết kể bằng lời của mình.
 -GV giao nhiệm vụ:
	+Về nhà luyện kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
	+Chuẩn bị bài sau: Bàn tay cô giáo.
 Toán: LUYỆN TẬP
Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học
PP: Thực hành, hỏi đáp
ĐD: Bảng con, phấn
-GV chấm, kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp.
 -Chấm 5-6 bài, nhận xét, ghi điểm.
 -Cả lớp đặt tính và tính:	2491 + 4573 = ?
 -Gọi 1 em lên bảng thực hiện. GV nhận xét.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (30/)
Luyện tập - Thực hành
MT: Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn tròn trăm có đến 4 chữ số.
PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình, động não
ĐD: Vở toán
GV ghi đề bài lên bảng.
 -GV viết bảng phép tính:	 4000 + 3000 = ?
H: Bạn nào có thể nhẩm được 4000 + 3000?
 HS: báo cáo kết quả và nêu cách nhẩm đúng.
*Tương tự như trên, HS làm miệng các bài còn lại.
 -GV yêu cầu HS làm bài 2, 3, 4 / 103 vào SGK vào vở ô li.
 -HS làm bài, GV theo dõi, quan sát, động viên các em làm.
Bài 3: HS tự đặt tính rồi tính. HS nêu cách thực hiện 1 phép tính cộng cụ thể.
Bài 4: HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng rồi làm bài. Chẳng hạn:
	432l
Buổi sáng
Buổi chiều	ý ?l	
HS cần đọc kĩ đề bài toán và xác định:
 -Bài toán cho biết gì ?
	+Buổi sáng bán 432l.
	+Buổi chiều bán gấp đôi buổi sáng .
 -Bài toán hỏi gì ?
	+Số lít dầu cả 2 buổi bán được?
 -Muốn tìm số lít dầu cả 2 buổi bán được ta phải làm gì?
	HS suy nghĩ và làm vào vở.
 -HS làm xong, GV chấm, nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 2: 
Tổng kết (4/)
MT: Củng cố các kiến thức đã học.
PP: Trò chơi
ĐD: Phiếu học tập.
HS nêu cách cộng 2 số mà mỗi số có 4 chữ số: 3 em.
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em làm bài tốt.
 -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 15 vào VBT.
 -Chuẩn bị bài sau: Phép trừ các số trong phạm vi 10 000.
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP BÀI TUẦN 20.
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (4/)
MT: Ôn kiến thức đã học
PP: Thực hành, Hỏi-Đáp.
ĐD: SGK
-Một số HS nối tếp đọc và làm bài tập 2 và 3 vở bài tập
-GV nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
MT:+Tiếp tục mở rộng vốn từ về chủ điểm tổ quốc và tìm hiẻu các vị anh hùng dân tộccó công lao to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
PP: Hỏi đáp, thực hành
ĐD: Bảng phụ viết sẵn các BT.
 GV ghi tên bài lên bảng. 
 -Vài HS đọc lại.
Bài 1: Điền tiếp các từ chỉ những người trực tiếp tham gia đánh giặc để bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ lịch sử của nước ta:
Tướng, lính, bộ đội...
-HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở.
- Gọi vài em lên bảng làm ở bảng phụ, lớp nhận xét
-GV chốt kết quả đúng.
Bài 2: Khoanh tròn vào những chữ cái trước tên những đội quân đã sang xâm lược nước tavà bị quân ta đánh bại:
a) quân Nam Hán. b)Quân Nguyên c) quân Minh
d) quân Thanh e) quân Đức g) quân Pháp
h) quân Anh i) quân Mĩ k) quân Nhật.
HS làm, GV quan sát giúp đỡ.
-HS đọc cả bài, GV nhận xét.
Hoạt động 2: (15/)
MT: Luyện tập cho HS cách đặt dấu phẩyđể ngăn cách cá bộ phận chỉ thời gian.
 PP: Thảo luận, hỏi đáp
ĐD: SGK
Bài 3: Những dấu phẩy trong đoạn văn sau có dùng để ngăn cách bộ phận chính của câu (bộ phận trả lời câu hỏi ai( hoặc cái gì?, con gì?và làm gì?( hoặc là gì, thế nào)? Không?
Trong một trận đánh, quân giặc đã bắt được một em bé chừng mười tuổitay cầm lựu đạn . Trước những đòn đánh đập giã man của giặc, em bé chỉ im lặng . Khi bạn giặc dẫn em đến trưqớc đám đông yêu cầu em chỉ mặt người chỉ huy, em cương quyết không chỉ mặt ai . Sau nhiều lần bị tra tấn em bé đã anh dũng hy sinh.
HS thảo luận nhóm 2 để làm bài tập.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3: (5/)
 Củng cố, dặn dò:
-Nêu nội dung của bài? HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học. 
Luyện toán:	LUYỆN TẬP.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ. 
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn.
- HS làm vào bảng con.
a) 2345 + 1234 b) 3421 + 1032
- GV gọi 2 HS lên bảng thức hiện và nhắc lại cách làm
Lớp nhận , GV ghi điểm.
 2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
Luyện tập-Thực hành: 
MT: Củng cố về phép cộng các số có bốn chữ số.
PP: Thực hành, động não.
ĐD: Vở toán 
-GV nêu mục tiêu bài học. Ghi đề bài lên bảng.
-HS làm bài 1, 2, 3, 4 VBT
Bài 1: GV gọi HS làm miệng, dãy 1 và dãy 2 nối tiếp nhau nêu kết quả.
Bài 3: HS đặt tính, GV lưu ý HS các hàng đơn vị phải đặt thẳng cột với nhau.
-GV theo dõi giúp đỡ những em còn chậm.
* Lưu ý bài 3: 
Hỏi: + Muốn biết cả hai đội hái được bao nhiêu ki-lô-gam cam ta phải đi tìm cái gì?
+ Đội hai hái nhiều gấp đôi đội 1, vậy muốn biết đội 2 hái được bao nhiêu ki-lô-gam cam ta làm thế nào?
+ Bài toán này giải bằng mấy phép tính?
- HS làm bài vào vở GV theo dõi giúp đỡ.
-GV chấm 12 bài và chữa nếu HS làm sai.
Hoạt động 2: 
GV ra thêm bài tập (10/)
MT: Bôi dưỡng HS giỏi
PP: Động não, thực hành.
ĐD: Vở, giấy nháp.
Nếu em nào làm xong thì làm thêm các bài tập sau:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a) 8790 + 4321 b) 4532 + 5426 
 c) 324 + 1732 d) 4987 + 3564
Bài 2: 
Tấm vải thứ nhất dài 548m tấm vải thứ hai bằng 1
 2
tấm vải thứ nhất. Hỏi cả hai tấm vải dài bao nhiêu mét vải?
Bài 3:
Điền dấu ( = ) thích hợp vào ô trống:
a) 32 - 14 : 2  47 x 5 + 65 x 5
b) ( 347 - 78) x 6  6 x 345 - 78 x 6
c) 125 x 8 x 9  9 x 125 x 8
- Gọi một số em lên chữa bài có nhiều em sai
GV chốt lại kết quả đúng.
Hoạt động 3: (4/)
Tổng kết:
-GV nhận xét tiết học.
-Giao nhiệm vụ: về nhà chuẩn bị bài sau.
 Toán: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10000.
 Tiết Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học.
 -GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp.
 -Chấm một số bài, nhận xét, ghi điểm.
 -Chữa bài nào HS hay làm sai.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (13/)
Tìm hiểu ví dụ
MT: Biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10000.
PP: Thực hành, quan sát, thuyết trình.
ĐD: Bảng phụ
GV ghi đề ... ành, đàm thoại, quan sát.
ĐD: VBT
Bài tập 2:
 -HS nghe kể chuyện: Nâng niu từng hạt giống.
 -Cả lớp đọc nội dung của bài và các gợi ý. Quan sát ảnh ông Lương Định Của.
 -GV kể chuyện: 2 lần và hỏi :
	+Viện nghiên cứu nhận được quà gì? (Mười hạt giống quý).
	+Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả 10 hạt thóc giống?
	+Ông Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa?
 -HS tập kể.
*GV hỏi:Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của?
(Ông Lương Định Của rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống. Ông đã nâng niu từng hạt lúa, ủ chúng trong người, bảo vệ chúng, cứu chúng khỏi rét vì giá rét.)
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em chăm học.
 -GV giao nhiệm vụ: +Về nhà xem lại bài học.
	+Chuẩn bị bài sau: Nói, viết về một người lao động trí óc.
Luyện toán:	LUYỆN TẬP.
Tiết:	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thê
Bài mới:
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
Thực hành 
MT: Củng cố về phép trừ qua giải toán có lời văn bằng phép trừ.
Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
PP: Thực hành, động não.
ĐD: Vở BT, thước.
 -Cả lớp cùng làm bảng con bài 1/ 16 ở VBT.
 -GV theo dõi, hướng dẫn các em làm đúng: áp dụng quy tắc để tính.
 -GV yêu cầu HS làm bài 2, 3, 4 /16 ở VBT. 
 -HS làm bài các nhân, GV theo dõi, hướng dẫn các em làm.
Bài 2: HS đặt tính rồi tính. Đối với các em còn chậm cần nêu cách tính.
Bài 3: HS cần đọc kĩ đề bài toán và xác định:
 -Bài toán cho biết gì?
	 -Bài toán hỏi gì?
	+Số kg đường cửa hàng còn lại?
 -Muốn tìm số kg đường cửa hàng còn lại ta cần phải làm gì?
HS tự suy nghĩ rồi giải.
 Bài 4: -HS đo độ dài của cạnh AB.
 -HS đo độ dài của cạnh AC.
 -Xác định trung điểm P của cạnh AB.
 -Xác định trung điểm Q của cạnh AC.
 -HS làm xong, cứ 2 em ngồi cùng bàn đổi vở cho nhau, nhận xét về bài làm của bạn. GV chấm một số bài, nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 2: (11/)
Bài tập 
MT: củng cố cho HS về tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán bằng hai phép tính.
+ Bồi dưỡng HS giỏi 
+ Giúp đỡ HS yếu
PP: Thực hành.
ĐD: Bài tập.
Bước 1: GV ghi bảng BT.
Bài 1: Tìm x.
a.x + 345 = 3547 b. x - 65 = 5123
c. 35 + x = 549 d. 9823 - x = 570
Bài 2: Một thư viện có 780 quyển truyện thiếu nhi. Thư viện đã chuyển đi 1/5 số quyển truyện đã có. Hỏi thư viện còn lại bao nhiêu quyển truyện?
Bài 3: Tìm x.
x + 8 + 25 = 81
72 -x : 4 = 16
-HS làm vở 
-GV quan sát giúp đỡ.
Bước 2: GV chấm một số em và nhận xét.và chữa bài
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà chữa lại các bài sai.
 Thứ 6 ngày tháng năm 2009
Toán: THÁNG - NĂM.
Tiết: Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học
 -GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp.
 -Chấm 5-6 bài, nhận xét, ghi điểm.
 -Chữa bài (nếu HS làm sai).
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (13/)
Tìm hiểu ví dụ
Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng. 
MT: Làm quen với đơn vị đo thời gian.
Thàng năm. Biết được một năm có mười hai tháng.
+ Biết tên gọi các tháng trong một năm.
+ Biết số ngày trong từng tháng.
+ Biết xem lịch.
PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình
ĐD: -Tờ lịch năm 2006. Bảng phụ
GV ghi đề bài lên bảng.
+Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm.
 -GV treo tờ lịch năm 2008, giới thiệu: “Đây là tờ lịch năm 2008. Lịch ghi các tháng trong năm 2008; ghi các ngày trong từng tháng”.
 -HS quan sát tờ lịch và TLCH:
	+Một năm có bao nhiêu tháng?
	+Nêu các tháng.
 -HS nhắc lại.
Lưu ý: “Tháng Một” là “Tháng Giêng”, “tháng Mười hai” là “tháng Chạp”.
	+Giới thiệu số ngày trong từng tháng:
 -HS quan sát phần lịch tháng 1 và TLCH: Tháng 1 có bao nhiêu ngày?
 -HS trả lời, GV ghi bảng: Tháng 1 có 31 ngày.
 -Cứ tiếp tục như vậy cho đến tháng 12.
Lưu ý : Tháng 2 có 28 ngày nhưng có năm lại có 29 ngày (Năm ấy được gọi là năm nhuận). HS nhắc lại các ngày trong từng tháng.
*GV hướng dẫn thêm cho HS cách đếm ngày của mỗi tháng thông qua việc nắm bàn tay phải (hoặc tay trái). 
Hoạt động 2: Thực hành (18/)
MT: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
Phương pháp: Thực hành, động não
ĐD: Vở toán, thước
 -Cả lớp cùng làm miệng bài 1.
 -2 HS đọc yêu cầu bài, cả lớp lắng nghe bạn đọc.
 -GV theo dõi, hướng dẫn các em làm đúng, hỏi thêm:
	+Tháng 2 năm nay có bao nhiêu ngày?
	+Tháng 4 năm nay có bao nhiêu ngày?...
	 -HS làm bài 2 / 108 vào SGK vào vở ô li.
GV hướng dẫn HS tìm thứ của một ngày trong tháng là:
	+Tìm ô có ghi số 19 trong tờ lịch, từ ô này dóng thẳng đến cột thứ của tờ lịch thì thấy rơi vào ô ghi Thứ sáu, 
*tương tự với những câu trả lời sau.
 -HS nào làm xong, GV chấm ngay tại chỗ, nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 3: 
Tổng kết (3/)
MT: Củng cố các kiến thức đã học
 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em phát biểu tốt.
 -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2 / 19 vào VBT.
Thể dục:	BÀI 42: ÔN NHẢY DÂY - TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Hoạt động1: (5/)
Phần khởi động:
MT: HS khởi động các khớp
PP: Thực hành, quan sát
ĐD: Còi
 -GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học: 1 phút.
 -HS khởi động kĩ các khớp cẳng tay, cổ tay, cánh tay, gối, hông: 2 phút.
 -Chạy chậm thành một hàng xung quanh sân trường: 2 phút.
* Chơi trò chơi ”Có chúng em“: 1 phút.
Hoạt động 2: (25/)
Phần cơ bản:
MT: Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân
Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức
PP: Thực hành, trò chơi
ĐD: -Địa điểm: Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, dây nhảy và kẻ sân cho trò chơi.
a,Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: 10 phút. 
 -HS mô phỏng và tập các động tác so dây, trao dây, quay dây, sau đó tập chụm hai chân bật nhảy không có dây, rồi có dây.
 -HS tập theo từng tổ; GV theo dõi, giúp đỡ, sửa chữa động tác chưa đúng cho HS, Động viên kịp thời. Xem kết quả bạn nào nhảy được nhiều lần nhất.
b,Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức“: 5 phút.
 -GV chia lớp thành 5 đội, nhắc lại cách chơi.
 -HS chơi, GV theo dõi.
 -Đội nào thực hiện nhanh nhất, ít lần phạm quy, đội đó thắng và được cả lớp biểu dương. Đội nào thua sẽ nắm tay nhau đứng thành vòng tròn, vừa nhảy vòng tròn vừa hát câu :”Học - tập - đội - bạn. Chúng - ta - cùng - nhau - học - tập - đội - bạn”.
Hoạt động 3: (5/)
Phần kết thúc:
 -Đi thường theo nhịp: 2 phút.
 -GV cùng HS hệ thống và nhận xét giờ học: 2 phút.
 -Giao nhiệm vụ về nhà:
	+Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
An toàn giao thông: 	BÀI 4: KĨ NĂNG ĐI BỘ 
VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN (T.1).
Tiết 	Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: (10/)
Đi bộ an toàn trên đường.
MT: Kiểm tra nhận thức của HS về đi bộ an toàn.
+ HS biết xử lý tình huống khi gặp trở ngại trên đường.
PP: Thuyết trình, thảo luận nhóm
ĐD: Tranh, ảnh minh hoạ
*Bước 1: GV kiểm tra HS : Để đi bộ an toàn em phải đi trên đường nào và đi như thế nào?
- HS thảo luận nhóm 4 để trả lời
- Đại diện một số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
GV chốt: + Đi trên vỉa hè.
+ Đi với người lớn và nắm tay người lớn.
+ Phải chú ý quan sát trên đường đi.
*Bước 2: - GV nêu tình huống: Nếu vỉa hè có nhiều vật cản hoặc không có vỉa hè, em sẽ đi như thế nào?
HS trả lời 3 - 4 em GV nhận xét chốt ý đúng.
Hoạt động 2: (15/)
Qua đường an toàn
MT: HS biết cách đi chọn nơi và thời điểm qua đường an toàn.
+ HS nắm được những điểm và những nơi cần tránh khi qua đường.
PP: Thảo luận quan sát
ĐD: tranh ảnh, chuyện về ATGT, hồ dán.
GV chia lớp thành 6 nhóm giao nhiệm vụ:
-HS dựa vào các tranh vẽ SGK thảo luận những nơi qua đường không an toàn.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt ý đúng:
+ Không qua đường ở giữa đoạn đường nơi cónhiều xe cộ đi lại.
+ Kkhông qua đường chéo ngã tư, ngã năm.
+Không qua đường ở gần xe buýt hoặc xe ôtô đang đỗ, hoặc ngay sau khi vừa xuống xe.
+ Kkhông qua đường trên đường phân cách , đường có giải phân cách.
+ Không qua đường ở nơi đường dốc, ở sát đầu cầu, đường có khúc quanh co hoặc vật cản che tầm nhìn của xe đang tới.
Hoạt động 4: (5/)
Củng cố dăn dò
Hỏi: Để đi học an toàn hàng ngày em phải đi như thế nào?
-GV nhận xét tiết học, về nhà thực hiện tốt những điều đã học
 Thủ công:	 ĐAN NONG MỐT (T2).
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ : (5/)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (25/) HS thực hành đan nong mốt.
MT: 
PP: Làm mẫu, giảng giải, động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: -Mẫu đan nong mốt bằng bìa, các nan ngang và nan dọc khác màu nhau.
 -Tranh quy trình đan nong mốt.
 -Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau.
 -Bìa, giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.
-GV gọi HS thao tác các bước đan nong mốt đã hướng dẫn.
 -HS trả lời: 2 em, cả lớp lắng nghe và nhận xét.
 -HS quan sát tranh quy trình và nêu lại các bước đan nong mốt. 
	+Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
	+Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa.
	+Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
GV tổ chức cho các em thực hành.
 -HS thực hành đan nong mốt.
 -GV đi đến từng bàn quan sát, uốn nắn cho những em gấp chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
 -HS trưng bày sản phẩm đan nong mốt. 
 -Cả lớp cùng GV quan sát, nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng.
 -GV đánh giá kết quả thực hành của HS.
Bước 1:Ôn lại Quy trình gấp
-
-HS trả lời: 3 em, cả lớp lắng nghe và nhận xét.
-HS quan sát tranh quy trình và nêu lại các bước gấp, cắt, dán 
	+Bước 1:
	+Bước 2: 
	+Bước 3: 
Bước 2: GV tổ chức cho các em thực hành.
-HS thực hành gấp, cắt, dán 
-GV đi đến từng bàn quan sát, uốn nắn cho những em gấp chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
-HS trưng bày sản phẩm. 
-Cả lớp cùng GV quan sát, nhận xét các sản phẩm thực hành được trưng bày trên bảng.
-GV đánh giá kết quả thực hành của HS.
Hoạt động 2: (5/)
 Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Tuyên dương những em chuẩn bị bài tốt. Hoàn thành sản phẩm đẹp, đúng.
 -GV giao nhiệm vụ:
	+Về nhà tiếp tục chuẩn bị Giấy nháp, giấy thủ công.
 	+Bút màu, kéo thủ công để tiết sau học bài gấp . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_21.doc