Giáo án các môn khối 3 - Tuần 1 - Trần Thị Hoài – Trường Tiểu Học Lê Ngọc Hân

Giáo án các môn khối 3 - Tuần 1 - Trần Thị Hoài – Trường Tiểu Học Lê Ngọc Hân

I. MỤC TIÊU.

1- HS biết.

- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.

- Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.

- Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.

2- HS hiểu, ghi nhớ và làm theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

3- HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

- Vở bài tập đạo đức 3.

- Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về Bác, về tình cảm giữa Bác với thiếu nhi

- Phô tô các bức ảnh dùng cho hoạt động 1, tiết 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC .

 

doc 41 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1046Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 3 - Tuần 1 - Trần Thị Hoài – Trường Tiểu Học Lê Ngọc Hân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009
ĐẠO ĐỨC
Bài 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ. (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU.
1- HS biết.
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
- Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
- Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
2- HS hiểu, ghi nhớ và làm theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
3- HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.
- Vở bài tập đạo đức 3.
- Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về Bác, về tình cảm giữa Bác với thiếu nhi
- Phô tô các bức ảnh dùng cho hoạt động 1, tiết 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC ..
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A Bài cũ.
- Kiểm tra sách vở dụng cụ của môn học.
B.Bài mới.
* Khởi động.
- Cho HS hát bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng"-Phong Nhã.
1. Giới thiệu bài – ghi đề bài:
2. Các hoạt động:
a) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4.
* Mục tiêu: HS biết được:
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
- Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
* Cách tiến hành.
- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh.
- Mời đại diện nhóm lên giới thiệu về 1 ảnh.
- GV nhận xét
- Thảo luận cả lớp.
+ Bác Hồ sinh ngày, tháng, năm nào?
+ Quê Bác ở đâu?
+ Bác còn có những tên gọi nào khác?
+ Tình cảm giữa Bác và các cháu thiếu nhi ntn?
+ Bác đã có công lao to lớn như thế nào đối với đất nước ta, dân tộc ta?
- GV kết luận: Bác Hồ tên hồi còn nhỏ là Nguyễn Sinh Cung. Bác sinh ngày 19.5.1890. nhân dân VN ai cũng kính yêu Bác.
b. Hoạt động 2: Kể chuyện các cháu vào đây với Bác
* Mục tiêu: HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
* Cách tiến hành.
- GV kể chuyện.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- Gọi đại diện nhóm báo cáo.
+ Qua câu chuyện, em thấy tình cảm giữa Bác và các cháu thiếu nhi như thế nào?
+ Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
- GV nêu kết luận chung.
c. Hoạt động 3. Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng
* Mục tiêu. Giúp HS hiểu và ghi nhớ nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
* Cách tiến hành.
- Yêu cầu mỗi HS đọc 1 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, GV ghi bảng.
- Chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm 1 số biểu hiện cụ thể của 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy.
- GV chốt lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Hướng dẫn thực hành
- Ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Sưu tầm các bài thơ, tranh ảnh, truyện về Bác và về Bác Hồ với thiếu nhi
- Sưu tầm các tấm gương cháu ngoan Bác Hồ.
-Nhận xét tiết học.
- Hs làm theo yêu cầu.
- HS hát kết hợp vỗ tay.
- 2 HS nhắc lại đầu bài.
- Các nhóm thảo luận
- Các nhóm báo cáo.
- Cả lớp trao đổi.
* Ảnh 1: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.
* Ảnh 2: Thiếu nhi đến thăm Phủ Chủ tịch.
* Ảnh 3: Bác múa hát cùng thiếu nhi.
* Ảnh 4: Tình cảm thắm thiết giữa Bác và thiếu nhi.
* Ảnh 5: Bác chia kẹo cho các cháu thiếu nhi
- 19.5.1890
- Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
-Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Ái Quốc, ,Hồ Chí Minh 
- Bác luôn quan tâm, yêu quý các cháu
- Giải phóng dân tộc, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- HS lắng nghe.
- Thảo luận theo 6 nhóm.
- Các nhóm báo cáo.
+ Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác và Bác cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
+ Cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- HS đọc theo yêu cầu.
- Các nhóm thảo luận ghi lại nội dung
- Đại diện nhóm trình bày. 
- VD: + Điều 1: Chăm lo, xây dựng và bảo vệ đất nước. Quan tâm, giúp đỡ mọi người.
+ Điều 2: Có ý thức học tập, tham gia mọi công việc trong gia đình, nhà trường, xã hội.
+ Điều 3: Thương yêu, giúp đỡ mọi người, chấp hành tốt nội quy trường, lớp, xã hội
+ Điều 4: Giữ vệ sinh nơi công cộng, không xả rác
+ Điều 5: Không khoe khoang, tự cao tự đại, nhặt của rơi trả lại người mất; bảo vệ lẽ phải, tự nhận lỗi
================================
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
CẬU BÉ THÔNG MINH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
A- Tập đọc.
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh, HS dễ phát âm
 sai: hạ lệnh, bình tĩnh, xin sữa, bật cười.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Phân biệt lời người kể và lời các nhân vật (cậu bé, nhà vua).
2- Rèn kĩ năng đọc hiểu.
- Đọc thầm nhanh hơn lớp 2.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải cuối bài.
- Hiểu nội dung ,ý nghĩa câu chuyện (ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé).
B- Kể chuyện.
1- Rèn kỹ năng nói.
- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn của truyện.
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; giọng kể phù hợp với nội dung.
2- Rèn kĩ năng nghe.
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh hoạ và truyện kể sách giáo khoa.
- Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC 	Tập đọc (1,5T)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Hoạt động của HS
A- Bài cũ: 
- Kiểm tra sách vở, dụng cụ của môn học.
B- Bài mới.
* Mở đầu: Giới thiệu 8 chủ điểm.
- Giải thích nội dung từng chủ điểm.
1. Giới thiệu bài: GV treo tranh, giới thiệu nội dung bài.
2. Luyện đọc.
* GV đọc mẫu toàn bài: đọc đúng giọng từng nhân vật: Giọng cậu bé lễ phép, bình tĩnh, tự tin. Giọng nhà vua oai nghiêm.
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
+ GV theo dõi, sửa các từ ngữ HS phát âm sai (nếu nhiều HS đọc sai 1 từ thì cho cả lớp luyện phát âm).
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ GV nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc với giọng thích hợp những câu dài, lời đối thoại:
+ Ngày xưa/có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước//Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một
 + Thằng bé này láo sao được(giọng bực tức)
+ Giải nghĩa từ: kinh đô; om sòm; trọng thưởng.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
Yêu cầu HS đọc bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đọan 1 + TLCH:
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
+ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
- Yêu cầu HS đọc thầm đọan 2 + TLCH:
+ Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài vô lý?
- Yêu cầu HS đọc thầm đọan 3 + TLCH:
+Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
+Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?
+ Câu chuyện này nói lên điều gì?
4. Luyện đọc lại.
- GV chọn đọc mẫu 1 đoạn trong bài sau đó chia HS thành nhóm.
- Tổ chức các nhóm thi đọc truyện theo vai (giọng đọc phù hợp).
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất.
 KỂ CHUYỆN 
1- GV nêu nhiệm vụ.
Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn truyện và tập kể từng đoạn của câu chuyện.
2- Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
a. GV treo 3 tranh minh hoạ của 3 đoạn.
b. Gọi 3 HS tiếp nối nhau, quan sát tranh và kể 3 đoạn của truyện.
GV đặt câu hỏi gợi ý khi HS lúng túng.
*Tranh 1: Quân lính đang làm gì?
+ Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này?
*Tranh 2: Trước mặt vua, cậu bé đã làm gì?
+ Thái độ của nhà vua như thế nào?
* Tranh 3: Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì?
+ Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao?
c. Sau mỗi HS kể, cả lớp và GV nhận xét theo yêu cầu sau
+ Về nội dung: có đủ ý, trình tự?
+ Về diễn đạt: câu, dùng từ?
+ Cách thể hiện: giọng kể có thích hợp, tự nhiên, điệu bộ, nét mặt?
* Củng cố-dặn dò (TĐ-KC)
+ Trong câu chuyện, em thích ai? Vì sao?
- GV tuyên dương cá nhân, nhóm hoạt động tốt.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Mở phần mục lục.
- Theo dõi.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu . 
- HS tiếp nối đọc 3 đoạn (2l)
+ Đọc chú giải.
- Đọc theo nhóm bàn (3 bạn).
- HS đọc đoạn 1,2
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3
+ Lệnh cho mỗi làng ,,,, biết đẻ.
+Vì gà trống không  được.
+Cậu nói một chuyện : lệnh của ngài cũng vô lý.
+sứ giả về tâu đức vua rèn chiếc kim thành con dao
+..yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi  lệnh của vua.
*Đọc thầm cả bài, thảo luận nhóm
+Ca ngợi tài trí của cậu bé.
- Chia nhóm (3 em). HS mỗi nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện, cậu bé, vua).
- HS lắng nghe.
-HS quan sát tranh, nhẩm kể chuyện.
- Từng HS kể.
-  đọc lệnh nhà vua: mỗi làng phải nộp đẻ trứng.
- . Lo sợ.
-Cậu khóc ầm ĩ và bảo: bố cậu mới đẻ em bé bị bố đuổi đi.
-giận dữ quát vì cho là cậu bé láo, dám đùa với vua.
-Về tâu với vuađể xẻ thịt chim
-Vua biết đã tìm được người tài, trọng thưởng cho cậu bé, gửi vào trường học
- HS nhận xét
- Thích cậu bé vì cậu thông minh
Thích nhà vua vì vua quý trọng người tài
- Học sinh trả lời 
==========================
TOÁN
Tiết 1: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ.
A- Mục tiêu.
Giúp HS: Ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
B- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A- Bài ...  sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
- GV giảng: Trong mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào. Ngoài ra, trong mũi còn nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi, diệt khuẩn, tạo độ ẩm, đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí khi hít vào.
* Kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ Þ nên thở bằng mũi.
b) Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ.
* Cách tiến hành.
Bước1: Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu 2 HS quan sát H3, 4, 5 trang 7/SGK và thảo luận câu hỏi:
+ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức nào thể hiện không khí có nhiều khói, bụi?
+ Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Chỉ định 1 số HS trình bày kết quả thảo luận 
- Yêu cầu cả lớp trả lời các câu hỏi:
+ Thở không khí trong lành có lợi gì?
+ Thở không khí có nhiều khói, bụi có hại gì?
* Kết luận: không khí trong lành: chứa nhiều Ô xi, ít khí Các bô níc và khói, bụi
Khí Ô xi cần cho hoạt động sống của cơ thể Þ thở không khí trong lành Þ chúng ta khoẻ mạnh.
Không khí chứa nhiều khí Các bô níc, khói bụi là không khí bị ô nhiễm Þ có hại cho sức khoẻ.
3- Củng cố - dặn dò: (kết thúc bài học)
+ Ta cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành?
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS lên bảng trả lời.
- Cả lớp nhận xét.
- Nhắc đề bài.
- HS thực hiện theo nhóm, đại diện nhóm báo cáo.
Các nhóm nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS mở sách giáo khoa.
- HS thảo luận theo bàn.
- Một số cặp trình bày kết quả thảo luận.
- Các cặp khác nhận xét.
- HS trả lời.
=============================
THỦ CÔNG
Bài 2: GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI (Tiết 1)
 I- MỤC TIÊU.
- HS biết cách gấp tàu thuỷ 2 ống khói.
- Gấp được tàu thuỷ 2 ống khói đúng quy trình kỹ thuật.
- Yêu thích gấp hình.
II- GV CHUẨN BỊ.
- Mẫu tàu thuỷ đã học gấp bằng giấy có kích thước đủ lớn cho HS quan sát.
- Tranh quy trình gấp tàu thuỷ 2 ống khói.
- Giấy nháp, giấy thủ công.
- Bút màu, kéo thủ công.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A- Bài cũ.
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
B- Bài dạy.
1- Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu bài học, ghi tên bài.
2- Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu tàu thuỷ.
- Có nhận xét gì về đặc điểm, hình dáng của tàu thuỷ mẫu.
- GV giải thích: Hình mẫu chỉ là đồ chơi được gấp gần giống như tàu thuỷ. Trong thực tế tàu thuỷ được làm bằng sắt, thép, có cấu tạo phức tạp.
+ Tàu thuỷ thật dùng để làm gì?
- GV tạo điều kiện để HS nghĩ tìm ra cách gấp tàu thuỷ trước khi HD mẫu (gọi 1 HS lên mở dần tàu thuỷ mẫu cho đến khi trở lại tờ giấy HV ban đầu).
b. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy HV.
- GV gợi ý để HS nhớ lại cách làm.
Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa HV.
- H2 hướng dẫn ta làm gì?
Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ 2 ống khói.
- H3 hướng dẫn tiếp như thế nào?
- H4 Yêu cầu ta làm gì?
- H5 hướng dẫn ta làm gì?
- Lật H5 ra mặt sau được hình 6.
- H6 có 4 ô vuông. Mỗi ô có 2 tam giác cho ngón tay trỏ vào khe giữa của 1 HV và dùng ngón cái đẩy ô vuông đó lên cũng làm như vậy với ô vuông đối diện - được hai ống khói của tàu thuỷ (H7).
- Lồng 2 ngón tay trỏ vào phía dưới 2 ô vuông còn lại để kéo sang 2 phía. Đồng thời dùng ngón tay cái và ngón giữa của 2 tay ép vào sẽ được tàu thuỷ hai ống khói (H8).
Chú ý: Trong bước 1, cần gấp và cắt HV cho đều. Sau mỗi lần gấp, miết kỹ các đường gấp cho phẳng.
* Gọi HS lên bảng thao tác lại các bước gấp tàu thuỷ 2 ống khói.
- GV sửa chữa, uốn nắn những thao tác HS thực hiện chưa đúng và nhận xét.
* Cho HS tập gấp tàu thuỷ bằng giấy.
3- Củng cố, dặn dò.
- Dặn HS về ôn lại các bước gấp tàu thuỷ
- Làm theo yêu cầu.
- HS nhắc lại đề bài.
- Quan sát mẫu.
- Tàu thuỷ có 2 ống khói giống nhau ở giữa tàu, mỗi bên thành tàu có 2 hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng.
- Chở hành khách, vận chuyển hàng hoá trên sông, biển.
-1HS thực hiện lớp theo dõi.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- Gấp tờ giấy HV làm 4 phần bằng nhau để lấy điểm 0 và 2 đường dấu gấp giữa HV. Mở tờ giấy ra (H2).
- Đặt tờ giấy HV lên. Gấp lần lượt 4 đỉnh của HV vào sao cho 4 đỉnh tiếp giáp nhau ở điểm 0 và các cạnh gấp vào phải nằm đúng đường dấu gấp giữa hình (H3).
- Lật hình vừa gấp ra mặt sau và tiếp tục gấp lần lượt 4 đỉnh HV vào điểm 0 được H4.
- Lật H4 ra sau và tiếp tục gấp lần lượt 4 của hình 4 vào điểm 0 được H5.
- HS theo dõi.
- 2 HS thực hiện.
- Cả lớp quan sát.
- Cả lớp thực hiện.
THỂ DỤC.
Bài 2: ÔN MỘT SỐ KỸ NĂNG ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ.
 Trò chơi :"Nhóm ba nhóm bảy"
 I- MỤC TIÊU .
 - Ôn tập một số kỹ năng đội hình đội ngũ đã học ở lớp 1; 2. Yêu cầu thực hiện động
 tác nhanh chóng trật tự, theo đúng đội hình tập luyện.
 - Chơi trò chơi "Nhóm ba nhóm bảy" (lớp 2) . Yêu cầu biết cách chơi và cùng tham gia 
 chơi đúng luật.
 II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.
 - Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, bảo đảm an toàn.
 - Phương tiện: Còi, sân kẻ cho trò chơi.
 III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
Nội dung và phương pháp
ĐL
Đội hình luyện tập
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu.
Nhắc HS thực hiện nội quy, chỉnh đốn trang phục và vệ sinh nơi tập luyện.
- Vừa giậm chân tại chỗ vừa đếm theo nhịp.
- Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc 40 - 50 m.
* Chơi trò chơi "Làm theo hiệu lệnh"
2. Ôn tập hợp hàng dọc, quay phải quay trái, đứng nghiêm, đứng nghỉ, dàn hàng, dồn hàng, cách chào báo cáo, xin phép ra vào lớp.
+ GV nêu tên động tác, vừa làm mẫu vừa nhắc lại động tác.
GV dùng khẩu lệnh để hô cho HS tập. HS thực hiện, GV kiểm tra, uốn nắn động tác cho HS. 
Tập lần lượt từng động tác hoặc xen kẽ.
+ Chia lớp thành nhóm nhỏ để tập cách chào, cách báo cáo xin phép ra vào lớp.
+ Thi đua biểu diễn giữa các tổ xem tổ nào nhanh, đẹp.
- Chơi trò chơi "Nhóm ba nhóm bảy"
+ GV nhắc tên trò chơi, cách chơi; HS chơi thử 1 - 3 lần.
+ Tuyên dương những em thắng cuộc. 
Em nào thực hiện sai phạt nhảy lò cò.
3. Phần kết thúc.
- Đứng vòng tròn vỗ tay và hát.
Hệ thống bài và nhận xét.
- Ôn động tác đi 2 tay chống hông (dang ngang). GV hô "Giải tán". HS đáp "khoẻ".
2-3 P
1-2 P
1P
1 P
10 P
5-6 P
6-8 P
2-3 P
*
x x x x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x
=================================
TẬP ĐỌC
ĐƠN XIN VÀO ĐỘI.
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy cả bài. Chú ý các từ: rèn luyện, có ích, xin hứa, tuân theo.
- Đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu.
- Nắm được nghĩa của các từ: điều lệ; danh dự.
- Hiểu nội dung bài.
- Bước đầu có hiểu biết về đơn từ và cách viết đơn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bản hướng dẫn luyện đọc.
- Một lá đơn xin vào đội của HS.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: 
- Gọi 3 HS đọc thuộc bài thơ "Hai bàn tay em".
+ Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
- Nhận xét, chấm điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài-ghi đề bài.
2. Luyện đọc.
a) GV đọc toàn bài (đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát).
b) Hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu.
- Hướng dẫn HS đọc từ khó (nếu HS sai)
* Đọc từng đoạn trước lớp.
Đoạn 1: Từ đầu . . . Đơn xin vào đội.
Đoạn 2: Từ kính gửi . . . Kim Đồng.
Đoạn 3: Từ sau khi . . . cho đất nước.
Đoạn 4: Còn lại.
- GV kết hợp hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi đúng câu văn dài.
Kính gửi: //Ban phụ trách Đội/Trường tiểu học Kim Đồng//
-Giải nghĩa từ:Điều lệ, danh dự 
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV theo dõi, hướng dẫn
- Yêu cầu HS đọc bài.
3. Tìm hiểu bài.
+ Đơn này là của ai gửi cho ai?
+ Nhờ đâu em biết điều đó?
+ Bạn HS viết đơn để làm gì?
+ Những câu nào trong đơn cho biết điều đó?
+ Nêu nhận xét về cách trình bày đơn?
+ Phần đầu viết gì?
+ Ba dòng cuối của đơn viết gì?
- GV giới thiệu đơn xin vào đội TNTP HCM của HS.
4. Luyện đọc lại.
- Gọi 1 HS khá đọc lại đơn.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- GV theo dõi, nhận xét.
5. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về tự tìm hiểu về tổ chức Đội TNTP HCM qua bạn bè người thân.
- HS thực hiện.
- HS nhắc lại đề bài.
- Theo dõi.
- HS đọc nối tiếp từng câu (2-3 câu).
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS khác nhận xét.
- Theo dõi.
- HS đọc chú giải.
-Đọc theo nhóm 3. Lần lượt từng HS trong nhóm đọc, các bạn nghe góp ý.
- 3 HS đọc.
- Của bạn Lưu Tường Vân gửi Ban phụ trách Đội và Ban chỉ huy Liên đội Trường tiểu học Kim Đồng.
- Nhờ nội dung đơn ghi rất rõ địa chỉ gửi đến.
Nhờ người viết đơn tự giới thiệu về mình.
- Để xin vào Đội.
- Em xin làm đơn này xin được vào Đội và xin hứa
- Tên Đội TNTP HCM ( góc trái)
- Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn (góc phải).
- Tên đơn ở chính giữa.
- Địa chỉ gửi đơn đến.
- Tên và chữ ký của người viết.
- 1 HS khá đọc đơn.
- 5 HS thi đọc đơn.
- Lớp nhận xét.
=============================

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN - 1.doc