Giáo án các môn khối 3 - Tuần 19

Giáo án các môn khối 3 - Tuần 19

I. Mục tiêu:

- Tiếp tục ôn luyện về cách đọc, viết số có 4 chữ số.

- Chỉ ra các hàng, viết cấu tạo số, lập số.

- Rèn kĩ năng viết cấu tạo và lập số.

II. Các hoạt động dạy và học:

- GV cho HS làm các bài tập:

Bài 1. Viết số: 7049, 6750, 3700, 1171, 7000, 8001.

- Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở.

 – Nhận xét, chữa bài.

Bài 2. Đọc số

 ( tương tự như bài 1).

Bài 3. Viết số theo mẫu:

4007 = 4000 + 7

9760, 7800, 5107, 6903.

 

doc 6 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 3 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Ngày lập kế hoạch:26,27/12/2009
Ngày thực hiện kế hoạch:
	Từ ngày28/12/2009 - 1/1/2010	
Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009
Toán
ôn tập các số có bốn chữ số
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn luyện về cách đọc, viết số có 4 chữ số.
- Chỉ ra các hàng, viết cấu tạo số, lập số.
- Rèn kĩ năng viết cấu tạo và lập số.
II. Các hoạt động dạy và học:
- GV cho HS làm các bài tập:
Bài 1. Viết số: 7049, 6750, 3700, 1171, 7000, 8001.
- Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở.
 – Nhận xét, chữa bài.
Bài 2. Đọc số
 ( tương tự như bài 1).
Bài 3. Viết số theo mẫu:
4007 = 4000 + 7
9760, 7800, 5107, 6903.
 - Y/ C bài mẫu là gì?
Bài 4. Chữ số 4 có ý nghĩa gì trong mỗi số sau:
1400, 4376, 4349, 7403, 3044, 9994.
? Chữ số 4 trong từng số thuộc hàng nào?
Bài 5. Lập số:
Cho các số 2, 1, 5, 6. Hãy lập các số có 4 chữ số khác nhau.
Yêu cầu HS lập sơ đồ cây để tìm các số có 4 chữ số.
 III. Tổng kết:
GV hệ thống những kiến thức cơ bản.
 Tiếng việt
Luyện viết chữ đẹp tuần 19
 I. Mục tiêu
 - Học sinh luyện viết đúng chữ cái O theo mẫu chữ thường và chữ in hoa và một số câu, từ ứng dụng theo kiểu chữ đứng chữ nghiêng
- Học sinh nắm được cỡ chữ ,cách viết và trình bày rõ ràng , sạch đẹp .
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ ,giữ vở .
II. Các hoạt động dạy – học 
 1, Kiểm tra bài cũ 
 Giáo viên kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của HS
 2, Bài mới 
a, Giới thiệu bài 
b, HD học sinh viết 
- GV cho HS quan sát chữ a viết thường trên bảng phụ và yêu cầu HS nêu độ cao và các nét trong mẫu chữ 
- GV viết mẫu chữ h trên bảng, HS quan sát và nhận xét cách viết sau đó viết 2 dòng chữ o, chữ ô,1 dòng chữ ơ vào vở (GV quan sát,uốn nắn )
- HD tương tự với các từ năng nổ, nhanh nhẹn (lưu ý khoảng cách các con chữ trong 1 tiếng ,các tiếng trong 1 từ ), viết mỗi từ 1 dòng 
- HD học sinh viết chữ O, chữ Ô, chữ Ơ (1 chữ/ dòng ), từ Ô Môn, Ông Gióng (mỗi từ 1 dòng)
 - HS nêu độ cao của các chữ cái hoa, cách viết hoa danh từ riêng có trong bài.
 - HS luyện viết cả bài.
- GV quan sát , uốn nắn HS viết đúng độ cao,khoảng cách 
- GV chấm một số bài và nhận xét 
 c, HD học sinh viết chữ nét nghiêng
- HD cách cầm bút ,để vở nghiêng chếch về bên trái 1 góc nhỏ 
- HS quan sát và nhận xét độ cao ,khoảng cách các chữ ,cách viết chữ nét nghiêng. 
- HS luyện viết chữ nét nghiêng 
 -GV quan sát ,uốn nắn 
3, Củng cố , dặn dò 
 - Về nhà hoàn thành nốt phần còn lại của bài
 - Nhận xét giờ học .
Thể dục
Trò chơi: thỏ nhảy
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2009
Tiếng việt : Luyện từ và câu
ôn tập : nhân hoá
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được phép nhân hoá, các cách nhân hoá.
- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào?
II. Các hoạt động dạy và học:
1. Lí thuyết: GV nêu câu hỏi – HS trả lời.
? Nhân hoá là gì? Lấy ví dụ.
2. Bài tập: Hướng dẫn HS làm bài tập ở vở Luyện tập Tiếng Việt 3.
Bài 1. HS đọc bài – làm bài.
Những sự vật được nói đến như con người là:
 X Chàng Công X Nàng Gió
Bài 2. Vì những sự vật trên được gọi như con người.
Bài 3. HS gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Khi nào?
- Buổi sớm, một con mèo chộp được một chú sẻ.
- Thứ năm vừa qua, lớp em tổ chức lao động trồng cây.
- Vào mùa lan, sáng sáng bà thường cài búp lan lên mái tóc em.
3. Củng cố, dặn dò: - GV tóm tắt nội dung.
 - Nhận xét giờ học.
tập viết
ôn tập chữ hoa N ( Tiếp theo)
 ( Soạn ở buổi 1)
	Thứ năm ngày 31 tháng 12 năm 2009
Toán
ôn luyện các số có bốn chữ số
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách đọc, cách viết số có 4 chữ số, viết được cấu tạo thập phân ngược và xuôi.
- Chỉ ra các hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị.
II. các hoạt động dạy và học:HD HS làm bài:
Bài 1. Viết số:
a) Ba nghìn không trăm linh chín.
b) 4 nghìn, 8 trăm, 9 chục.
c) 2 nghìn, 8 chục.
Bài 2. Chỉ ra chữ số 7 có ý nghĩa gì trong mỗi số sau:
7702, 2700, 1370, 1977, 8507, 7001.
Bài 3. Viết số sau thành tổng:
3798, 7902, 9870, 3780, 1070.
Bài 4. Viết số sau: 
4000 + 70 =
5000 + 900 + 10 + 1 =
7000 + 200 + 50 + 5 =
3000 + 70 =
III. Tổng kết: GV nhận xét tiết học.
Hoạt động tập thể
Giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Tiếp tục ôn luyện tìm hiểu và giữ gìn TTVH dân tộc.
- HS hiểu được một số phong tục, tập quán của một số dân tộc.
- Giáo dục HS lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
II. Các hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu chủ điểm: TTVHDT
2. Tổ chức các hoạt động:
* HĐ1: Thảo luận nhóm:
- Yêu cầu HS thảo luận những câu hỏi sau:
+ Kể cho nhau nghe những trò chơi, phong tục, lễ hội, điệu múa, món ăn... của các dân tộc mà em biết.
+ Các trò chơi mang ý nghĩa gì?
- Các nhóm trình bày, GV nhận xét, bổ sung.
? Trong các trò chơi trên trò chơi nào em đã được chơi? Kể tên.
* HĐ2: Liên hệ thực tế ( Hoạt động cả lớp, GV nêu câu hỏi, HS trả lời) :
- Nhận xét gì về những phong tục, trò chơi, lễ hội... của các dân tộc hiện nay như thế nào?
- Để giư gìn bản sắc văn hoá dân tộc, em cần phải làm gì?
III. Tổng kết, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 1 tháng 1 năm 2010
Tự nhiên xã hội
Vệ sinh môi trường
( Soạn ở buổi 1)
Tập đọc
Bộ độ về làng
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: rộn ràng, hớn hở.
- Biết đọc vắt dòng ( liền hơi) một số dòng thơ cho chọn vẹn một ý.
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: bịn rịn, đơn sơ.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tình cảm quân dân thắm thiết trong thời kì KCCP.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: 2 HS đọc bài: Báo cáo kết quả thi đua “ Noi gương chú bộ độ”. Trả lời câu hỏi.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc 
- GV đọc diễn cảm bài thơ: Giọng nhẹ nhàng, vui, ấm áp, tình cảm.
Hướng dẫn HS đọc các câu thơ nối nhẹ giữa các dòng thơ đọc liền hơi.
- Hướng dẫn đọc:
+ Giải nghĩa từ
+ Đọc từng khổ thơ trước lớp giúp HS hiểu nghĩa từ.
+ Đọc từng khổ trong nhóm.
c) Tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc bài thơ, lớp đọc thầm: Tìm những từ ngữ thể hiện không khí vui tươi của xóm nhỏ khi bộ đội về ( mái ấm nhà vui, tiếng hát câu cười...).
- Lớp đọc thầm, trả lời: + Tìm những hình ảnh nói lên tấm lòng yêu thương của dân làng đối cới bộ đội ( mẹ già bịn rịn áo nâu vui đàn con nhỏ từ xa mới về).
+Theo em vì sao nhân dân ta yêu thương bộ đội như vậy? ( Dan yêu thương bộ đội vì bộ đội chiến đấu để bảo vệ nhân dân).
+ Bài thơ giúp em hiểu điều gì? ( Bài thơ nói về tấm lòng của nhân dân với bộ đội, ca ngợi tình quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến.
d) Học thuộc lòng bài thơ:
3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học.Về nhà học thuộc bài thơ.
Thể dục
đội hình đội ngũ- trò chơi : thỏ nhảy
 ( soạn ở buổi 1)
 Sinh hoạt lớp - Bình tuần
Nhận xét công tác tuần 19
Phổ biến công việc tuần 20

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an buoi 2 lop 3 tuan 19.doc