Giáo án Các môn Khối 3 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

Giáo án Các môn Khối 3 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

Gọi HS đọc bài “Cô giáo tí hon”.

- Nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu – ghi tựa bài.

b. Hướng dẫn HS luyện đọc:

- Đọc mẫu toàn bài lần 1.

- Gọi HS đọc lại bài.

- Hướng dẫn HS đọc từng câu và luyện phát âm từ khó đọc.

- Yêu cầu hs đọc lại những từ đọc sai.

- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn và giải nghĩa từ.

- Hướng dẫn HS ngắt giọng câu văn dài.

- Hướng dẫn HS quan sát tranh kết hợp giảng từ ngữ.

- Giảng từ: “bối rối, thì thầm”.

- Y/c từng tốp 4 HS tiếp nối nhau đọc bài ( mỗi em đọc 1 đoạn).

- Y/c HS luyện đọc theo nhóm.

- Y/c 01 HS khá đọc lại cả bài.

c. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài:

- Gọi HS đọc lại bài.

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.

 + Mùa đông năm nay như thế nào?

 

docx 31 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn Khối 3 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 3
	 Thứ hai, ngày 20 tháng 9 năm 2020.
Tiết 3+4.
Tập đọc - Kể chuyện
CHIẾC ÁO LEN (2TIẾT)
I.Mục tiêu: Giúp hs.
1. Tập đọc:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó trong bài.
- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời các nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: bối rối, thì thầm.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em cần biết nhường nhịn yêu thương lẫn nhau.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK.
+KNS: Kiểm soát cảm xúc; Tự nhận thức; Giao tiếp.
 2. Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý.
- HS khá, giỏi kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Lan.
- Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Giáo viên: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Học sinh: SGK
III.Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KT bài cũ:
- Gọi HS đọc bài “Cô giáo tí hon”.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu – ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Đọc mẫu toàn bài lần 1.
- Gọi HS đọc lại bài.
- Hướng dẫn HS đọc từng câu và luyện phát âm từ khó đọc.
- Yêu cầu hs đọc lại những từ đọc sai.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn và giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn HS ngắt giọng câu văn dài.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh kết hợp giảng từ ngữ.
- Giảng từ: “bối rối, thì thầm”.
- Y/c từng tốp 4 HS tiếp nối nhau đọc bài ( mỗi em đọc 1 đoạn).
- Y/c HS luyện đọc theo nhóm.
- Y/c 01 HS khá đọc lại cả bài.
c. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài:
- Gọi HS đọc lại bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
 + Mùa đông năm nay như thế nào?
 + Hãy tìm những hình ảnh trong bài cho thấy chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi ra sao?
- Gọi HS đọc đoạn 2.
 + Vì sao Lan dỗi mẹ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3.
 + Khi biết em muốn có chiếc áo len đẹp mà mẹ lại không đủ tiền mua, Tuấn nói với mẹ điều gì?
 + Tuấn là người như thế nào?
 + Vì sao Lan ân hận?
 + Em có nhận xét gì về bạn Lan trong câu chuyện này?
 + Em nào có thể đặt cái tên khác cho câu chuyện này?
d. Hướng dẫn HS luyện đọc lại bài:
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm đọc lại toàn bài theo vai trong nhóm của mình.
- Tổ chức thi đọc trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay nhất.
- Gọi HS nêu nội dung bài.
* KỂ CHUYỆN:
a. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Gọi HS đọc lại yêu cầu của bài.
 + Kể theo lời của Lan là kể như thế nào?
- Kể mẫu đoạn 1.
 + Treo bảng phụ có ghi nội dung gợi ý và yêu cầu hs đọc lại gợi ý đoạn 1.
 + Nội dung của đoạn 1 là gì? Nội dung cần thể hiện qua mấy ý? Nêu cụ thể nội dung từng ý.
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý để kể lại đoạn 1 của câu chuyện.
b. Hướng dẫn HS thực hành kể chuyện:
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS tiếp nối nhau kể chuyện trong nhóm.
- Tổ chức thi kể chuyện trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố - Dặn dò: 
+ Theo em, câu chuyện chiếc áo len muốn khuyên ta điều gì?
+ Em thích nhất đoạn nào trong chuyện? Vì sao?
- Giáo dục, liên hệ thực tiễn.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị tốt tiết học sau.
- 03 HS đọc cá nhân và kết hợp trả lời câu hỏi SGK.
- Theo dõi SGK.
- 02 HS tiếp nhau đọc bài văn.
- Đọc từng câu theo dãy bàn.
- Luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- Tiếp nối nhau luyện đọc từng đoạn (mỗi em 1 đoạn).
- Đọc theo hướng dẫn:
Áo có dây kéo ở giữa / lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh / hoặc mưa lất phất /.
- Quan sát tranh minh họa SGK theo hướng dẫn GV.
- Lắng nghe
- Từng tốp 4 HS tiếp nối nhau đọc bài ( mỗi em đọc 1 đoạn).
- Luyện đọc theo nhóm.
- 01 HS đọc lại cả bài, lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc lại bài.
- Đọc thầm và làm việc cá nhân.
 + Mùa đông năm nay đến sớm và lạnh buốt.
 + Chiếc áo len rất đẹp, có dây kéo ở giữa, có mũ đội khi có gió lạnh hay trời lạnh.
- 01 HS đọc to.
- Tiếp nối phát biểu trước lớp.
- Đọc thầm.
 + Tuấn nói với mẹ hãy dành tiến mua áo len cho Lan, Tuấn không cần thêm áo vì Tuấn khỏe lắm nếu lạnh Tuấn sẽ mặc nhiều áo ở bên trong.
 + Tiếp nối phát biểu trước lớp.
 + Lan ân hận vì đã làm cho mẹ phải buồn.
 + Tiếp nối phát biểu ý kiến riêng của mình trước lớp.
 + Ba mẹ con. / Người anh tốt bụng,
- Mỗi HS trong nhóm nhận 1 vai và luyện đọc lại bài.
- 3 đến 4 nhóm thi đọc theo phân vai trước lớp.
- Lớp nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất, trôi chảy nhất.
- 02 HS nêu.
- Tiếp nối phát biểu trước lớp.
- HS đọc lại yêu cầu của bài.
- HS trả lời
- 02 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý.
+ Nội dung đoạn 1 nói về chiếc áo len.
+ Có 3 ý: Mùa đông năm nay rất lạnh 
- 01 HS khá kể trước lớp.
- Kể chuyện theo nhóm nhỏ, mỗi em kể một đoạn,nhóm nhận xét.
- Đại diện nhóm tham gia thi kể chuyện trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất, hay nhất.
- Tiếp nối phát biểu trước lớp.
...............................................o0o............................................
Tiết 4.
Toán
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I.Mục tiêu: Giúp hs.
- Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- HS làm được bài tập 1, 2, 3.
- HS khá giỏi làm bài tập 4.
- Rẽn kỹ năng giải toán về hình học.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Giáo viên: - Bảng phụ viết nội dung bài tập 3
III.Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KT bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập HS.
- Nhận xét chung.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn HS ôn tập:
Bài tập 1a:
 + Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta thế nào?
+ Đường gấp khúc ABCD gồm mấy đoạn thẳng?
- Yêu cầu HS tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
- Nhận xét.
Bài tập 1b:
- 01 HS đọc yêu cầu.
 + Hãy nêu cách tính chu vi của một hình?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét.
Bài tập 2:
- 01 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước rồi thực hành tính chu vi hình chữ nhật ABCD.
 + Em có nhận xét gì về độ dài của các cạnh AB và CD của hình chữ nhật ABCD?
- Nhận xét.
Bài tập 3:
- 01 HS đọc yêu cầu.
- Đính bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát hình và hướng dẫn HS đánh số thứ tự cho từng phần như hình bên.
- Nhận xét, chữa sai.
Bài tập 4: (HS khá, giỏi)
- 01 HS đọc yêu cầu.
- Giúp HS xác định yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét. 
 3. Củng cố - Dặn dò:
+ Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài, làm bài tập luyện thêm và chuẩn bị tiết học sau.
- Thực hiện theo yêu cầu GV.
- 01 HS đọc yêu cầu.
 + Tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc.
 + Đường gấp khúc ABCD gồm 3 đoạn thẳng: AB; BC; CD.
- Làm bài vào vở bài tập, 01 HS lên bảng làm bài.
Giải:
Độ dài đường gấp khúc ABCD:
34 + 12 + 40 = 86(cm)
 Đáp số: 86cm.
- Lớp nhận xét bài bạn.
- 01 HS đọc yêu cầu.
 + Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến trước lớp.
- Làm bài vào vở bài tập, tiếp nối nhau trình bày miệng kết quả trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 01 HS đọc đề bài.
- Tiếp nối nhau phát biểu và làm bài vào vở bài tập, 02 hs cùng làm bài vào phiếu trình kết quả lên bảng lớp.
Giải:
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
3 + 2 + 3 + 2 = 10(cm).
 Đáp số: 10cm.
- Tiếp nối nhau phát biểu trước lớp.
- Lớp nhận xét bài bạn.
- 01 HS đọc yêu cầu.
- Quan sát hình và lắng nghe.
- Đếm số hình vuông có trong hình vẽ và gọi tên.
- HS đếm số hình tam giác.
- 01 HS đọc yêu cầu.
- Lắng nghe.
- Làm bài vào vở bài tập, 02 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 03 HS tiếp nối nhau phát biểu trước lớp.
...............................................o0o............................................
Thứ ba, ngày 22 tháng 9 năm 2020.
Tiết 3.
Chính tả
CHIẾC ÁO LEN
I.Mục tiêu: Giúp hs.
- Nghe-viết đúng bài chính tả đoạn “ Nằm cuộn tròn  hai anh em”; trình bài đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập (2) a / b. 
- Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT 3).
- Rèn kỹ năng viết đúng, đẹp, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Giáo viên: Nội dung hai lần bài tập 3 chép sẵn vào bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KT bài cũ:
- Gọi HS lên bảng viết: nặng nhọc; khăn tay; trâm bầu;
- Nhận xét 
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài trực tiếp.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe-viết:
- Đọc mẫu đoạn văn lần 1.
- Gọi HS đọc lại bài.
 + Vì sao Lan ân hận? Lan trông trời mau sáng để làm gì?
 + Đoạn văn có mấy câu?
 + Trong đoạn văn đó những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
 + Lời Lan muốn nói với mẹ được viết như thế nào?
- Yêu cầu HS tìm từ khó viết.
- Hướng dẫn HS viết từ khó.
- Gọi HS đọc lại từ khó vừa viết.
- Đọc cho HS viết bài.
- Thu bài nhận xét.
- Nhận xét bài viết HS, chữa những lỗi sai phổ biến.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 2a:
- 01 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Tổ chức cho hs thi đua giữa hai đội.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài tập 3:
- 01 HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS điền vào bảng, sau mỗi chữ, sau mỗi chữ GV sửa chữa và cho hs đọc lại.
- Xóa cột chữ, yêu cầu HS đọc và viết lại.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 02 HS lên bảng thi đua viết các từ: cuộn tròn; trời mau sáng.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà cữa lại những lỗi viết sai và chuẩn bị tiết học sau.
- 01 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- Lớp nhận xét.
- Mở SGK theo dõi.
- 02 HS tiếp nối nhau đọc lại bài.
 + Để nói với mẹ rằng hãy mua áo cho cả hai anh em.
 + Đoạn văn có 5 câu.
 + Tiếp nối nhau phát biểu trước lớp.
+ Viết trong dấu ngoặc kép.
- Tìm từ khó viết và tiếp nối nhau nêu trước lớp.
- Viết bảng con: cuộn tròn; chăn bông; xin lỗi; xấu hổ; vờ ngủ;
- 03 HS tiếp nối nhau đọc lại những từ khó vừa viết.
- Gấp SGK viết bài.
- Trao đổi tập dùng bút chì soát lỗi.
- 01 HS đọc yêu cầu.
- Làm bài vào vở bài tập.
- Hai đội tiếp nbối nhau ghi bảng lớp: cuộn tròn, chân thật, chậm trễ,
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 01 HS đọc yêu cầu.
- Làm bài vào vở bài tập, 02 HS làm bài vào phiếu đính lên bảng lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- 02 HS thực hiện.
...............................................o0o............................................
Tiết 4.
Toán
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I.Mục tiêu: Giúp hs.
- Biết giải bài toán về nhiều hơ ... ỡ, tương phản.
+ Mặt nạ con thú có thể sử dụng trong các trò chơi dân gian, trong các lễ hội truyền thống như Tết trung thu, Tết cổ truyền...
3. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỰC HIỆN
* Mục tiêu:
+ HS tìm hiểu được cách tạo hình mặt nạ con thú.
+ HS nắm được các bước làm mặt nạ con thú.
+ HS tập trung, nắm bắt được kiến thức cần đạt trong hoạt động này.
* Tiến trình của hoạt động:
- Nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận nhóm tìm hiểu cách thực hiện tạo hình mặt nạ.
- Yêu cầu HS quan sát hình 2.2 để tìm hiểu cách làm mặt nạ.
- GV tóm tắt cách làm mặt nạ con thú:
+ Gập đôi tờ A4 hoặc kẻ trục giữa.
+ Vẽ hình mặt nạ vừa với khuôn mặt.
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Cắt hình rời ra, làm thêm dây đeo, tay cầm.
- Yêu cầu HS tham khảo hình 2.3 để có thêm ý tưởng sáng tạo về cách làm mặt nạ con thú.
* Tổ chức cho HS tiến hành tạo hình mặt nạ.
* Dặn dò:
- Nhắc nhở HS bảo quản sản phẩm đã làm được trong Tiết 1 để tiết sau hoàn thiện thêm.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho Tiết 2.
- 1, 2 HS lên bảng thi
- Mở bài học
- Thảo luận, nhận ra vẻ đẹp, hình dáng, chất liệu và sự đa dạng của mặt nạ con thú.
- Biết được tác dụng, cấu tạo của mặt nạ con thú.
- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
- Hoạt động nhóm
- Tìm ra hình dáng đặc điểm mặt nạ của mỗi con thú như thế nào.
- Thấy được sự đối xứng trong mặt lạ
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Thấy được các chất liệu khác nhau để làm lên mặt lạ con thú.
- Ghi nhớ
- Thảo luận, tìm hiểu cách tạo hình mặt nạ con thú.
- Nắm được các bước làm mặt nạ con thú.
- Tập trung, ghi nhớ kiến thức của hoạt động.
- Thảo luận nhóm, báo cáo
- Quan sát, tiếp thu bài
- Quan sát
- Để vẽ hình các bộ phận 2 bên cho cân
- Vừa phải
- Rực rỡ, nổi bật
- Làm dây đeo, tay cầm cho mặt nạ..
- Quan sát, học tập
- Thực hiện
	.....................................................o0o............................................
Tiết 4.
Đạo đức
GIỮ LỜI HỨA (T1)
I.Mục tiêu: Giúp hs.
1. Kiến thức: Giúp Học sinh hiểu
+ Giữ lời hứa là nhớ và thực hiện đúng những điều ta đã nói, đã hứa với người khác.
+ Giữ lời hứa với mọi người chính là tôn trọng mọi người và bản thân mình. Nếu ta hứa mà không giữ lời hứa sẽ làm mất niềm tin của mọi người và làm lỡ việc của người khác.
2. Thái độ:
+ Tôn trọng, đồng tình với những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người không biết giữ lời hứa.
3. Hành vi:
+ Giữ lời hứa với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
+ Biết xin lỗi khi thất hứa và không tái phạm.
II. Đồ dùng dạy – học:
+ Câu chuyện “Chiếc vòng bạc – trích trong tập Bác Hồ – Người Việt Nam đẹp nhất”.
+ 4 bộ thẻ xanh đỏ.
III.Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thảo luận truyện “ Chiếc vòng bạc”.
Mục tiêu: HS hiểu thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
Cách tiến hành:
+ Giới thiệu: “Bài trước cô và các em đã thấy được tình yêu bao la của Bác Hồđối với thiếu nhi và sự kính trọng của thiếu nhi đối với bác. Hôm nay, qua câu chuyện :Chiếc vòng bạc”, các em sẽ còn thấy những tính cách đáng kính khác của Bác, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta”.
+ Giáo viên kể chuyện “Chiếc vòng bạc”.
+ Yêu cầu 1à 2 học sinh kể hoặc đọc lại.
+Chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu thảo luận theo các câu hỏi sau:
1. Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau hai năm đi xa. Việc làm đó thể hiện điều gì?
2. Em bé và mọi người cảm thấy như thế nào trước việc làm của Bác?
3. Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên?
+ Yêu cầu học sinh đại diện của các nhóm phát biểu ý kiến thảo luận của nhóm mình.
Hỏi cả lớp:
1. Thế nào là giữ lời hứa?
2. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh đánh giá, nhận xét như thế nào?
+ Nhận xét, tổng hợp các ý kiến của học sinh và đưa ra kết luận:
“Tuy bận nhiều công việc, dù qua thời gian dài nhưng Bác Hồ vẫn không quên lời hứa với em bé. Việc làm đó của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục”.
Họat động 2: Nhận xét tình huống.
+ Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu giao việc và yêu cầu thảo luận theo nội dung của phiếu. “Theo em việc làm của các bạn trong mỗi tình huống sau là đúng hay sai? Vì sao?
1. Minh hẹn 8 giờ tối sẽ sang giúp Nam học bài, khi Minh chuẩn bị đi thì trên tivi chiếu phim hoạt hình rất hay. Minh ngồi lại xem hết phim rồi mới sang nhà nam làm Nam phải đợi đến 8 giờ rưỡi.
2. Thanh muợn vở của bạn về chép bài và hứa ngày mai sẽ mang trả, sáng hôm sau vì vội đi học nên Thanh đã quên vở của bạn ở nhà.
3. Lan hẹn sang nhà bạn để làm bài thủ công nhưng Lan bị đau bụng. Lan gọi điện thoại đến nhà bạn, nói rõ lý do và xin lỗi ban.
4. Linh hứa rủ các bạn đến nhà mình chơi vào sáng ngày chủ nhật, sáng hôm đó, anh họ của Linh đến chơi và rủ Linh đi công viên. Linh quên mất lời hứa của mình với các bạn. Các bạn đến nhà nhưng không gặp Linh.
+ Nhận xét, kết luận về các câu trả lời của các nhóm
Hỏi cả lớp
1. Giữ lời hứa thể hiện điều gì?
2. Khi không thực hiện được lời hứa, ta cần phải làm gì?
Kết luận: cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa thể hiện sự tự trọng và tôn trong người khác. Khi vì một lý do nào đó mà không thực hiện được lời hứa, cần phải nói rõ lý do và xin lỗi họ càng sớm càng tốt.
Hoạt động 3: Tự liên hệ bản thân.
Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của bản thân.
Cách tiến hành:
+ Y.cầu hs liên hệ bản thân theo định hướng:
- Em đã hứa với ai, điều gì?
- Kết quả của lời hứa đó như thế nào?
- Thái độ của người đó ra sao?
- Em nghĩ gì về việc làm của mình?
+ Yêu cầu h.sinh khác nhận xét về việc làm của các bạn, đúng hay chưa đúng, tại sao?
+ Nhận xét, tuyên dương những em đã biết giữ đúng lời hứa, nhắc nhỡ những em còn chưa biết giữ đúng lời hứa.
Hướng dẫn thực hành ở nhà:
 Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện nói về việc giữ lời hứa.
Hoạt động 4:Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học
+ Học sinh chú ý lắng nghe.
+ 1à2 học sinh đọc lại truyện.
+ Lớp chia thành 6 nhóm, cử nhóm trưởng và tiến hành thảo luận.
Câu trả lời đúng.
1. Khi gặp lại em bé sau hai năm đi xa, Bác vẫn nhớ và trao cho em chiếc vòng bạc. Việc làm đó thể hiện bác là người giữ đúng lời hứa
2. Em bé và mọi người rất xuác động trước việc làm đó của Bác.
3. Qua câu chuyện, em rút ra bài học là: Cần luôn luôn giữ đúng lời hứa với mọi người.
+ Đại diện nhóm trả lời, với hai câu 1&2, nếu các đội trả lời sau có câu trả lời giống đội trước thì không cần nhắc nhiều.
+ 2à3 học sinh trả lời.
1. Giữ lời hứa là thực hiện đúng những điều mà mình đã nói với người khác.
2. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng, yêu quí, tin cậy.
+ 1à2 học sinh nhắc lại phần kết luận.
+ Lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử nhóm trưởng và tiến hành thảo luận tình huống theo phiếu được giao.
+ Đại diện các nhóm trả lời.
1. Hành động của minh là sai. Minh hẹn sang nhà Nam thì cần phải sang đúng giờ để Nam không phải đợi, mất thời gian.
2. Thanh làm như thế là không đúng, bạn của Thanh sẽ không có vở để chép bài. Việc làm của Thanh đã ảnh hưởng đến việc học tập của bạn.
3. Lan làm thế là đúng, biết mình không thể làm được, Lan đã chủ động gọi điện, xin lỗi và báo cho bạn để bạn không phải đợi chờ, mất thời gian.
4. Linh làm thế là không đúng bởi vì khi các bạn đến chơi không gặp Linh, các bạn có thể bực mình vì như vậy là nhỡ công, nhỡ việc và mất thời gian vô ích.
+ 4à5 học sinh trả lời.
1. Giữ lời hứa thể hiện sự lịch sự, tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
2. Khi không thực hiện được lời hứa, cần xin lỗi và báo sớm cho người đó.
+ 1 học sinh nhắc lại.
+ 3à4 học sinh tự liên hệ bản thân và kể lại câu chuyện, việc làm của mình.
+ Học sinh nhận xét việc làm, hành động của bạn.
.....................................................o0o............................................
Tiết 4.
Sinh hoạt tập thể
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 3
I.Mục tiêu: Giúp hs.
1. Học Giáo dục kĩ năng sống bài 2: Hạnh phúc là yêu thương.
Giúp hs.
- Tổ chức khởi động tiết học qua trò chơi “Gia đình yêu thương”
- Hướng dẫn và động viên HS hợp tác với bạn để tham gia tình huống trong tranh.
- Tạo cơ hội để HS thể hiện tình yêu dành cho bố mẹ của các em.
- Dẫn dắt để HS tham gia trải nghiệm “Hình dung về một ngày bình an”
- Khuyến khích HS tham gia thể hiện và rèn luyện kỹ năng: Lắng nghe, biểu cảm, chia sẻ, thuyết trình và hợp tác.
- HS nắm được yêu, khuyết điểm của mình trong tuần 3.
- Biết khắc phục và phấn đấu trong tuần tới.
- Lập được kế hoạch hoạt động tuần 4.
- GDHS có ý thức học tập ở lớp cũng như ở nhà và biết tự quản trong giờ học.
- Sinh hoạt theo chủ điểm: Mái trường thân yêu.
II. Đồ dùng dạy – học:
-Sổ theo dõi của tổ, lớp, giáo viên.
-Bảng phụ ghi kế hoạch tuần; 
III.Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1: Dạy Kĩ năng sống: Bài 1. Hạnh phúc của em
HĐ2:Những người quan tâm và yêu thương em trong gia đình
HĐ3: Mình cùng hát
 2: Nhận xét các hoạt động trong tuần 3
- GV cho các tổ nhận xét, đánh giá trong tuần qua.
-GV mời nhóm trưởng lên nhận xét về học tập, nề nếp, vệ sinh của các bạn trong nhóm.
- Gv nhận xét đánh giá bổ sung một về ưu điểm và tồn tại để tuần sau đạt kết quả tốt hơn.
3: Triển khai kế hoạch tuần 4
- Yêu cầu HS thảo luận nhanh về nội dung sinh hoạt tuần tới.
- Cho HS trình bày
- GV ghi lên bảng kế hoạch tuần 4.
+ Tiếp tục thi đua học tập tốt duy trì tốt sỹ số và chất lượng học tập
+ Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt. 
+ Tiếp tục giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Gọi HS nhắc lại kế hoạch tuần tới
4. Sinh hoạt chủ điểm
- Bình chọn nhóm thể hiện chủ điểm hay nhất .
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm thể hiện tốt.
* Nhận xét tiết sinh hoạt tập thể tuần 3. Nhắc các em thực hiện tốt kế hoạch tuần 4 và xây dựng kế hoạch luyện tập các tiết mục văn nghệ cho tuần tiếp theo.
- HS thảo luận trong tổ, nhận xét về học tập, nề nếp, vệ sinh của các bạn trong nhóm.
- HS nhận xét, bình xét bạn được tuyên dương, phê bình trong tổ.
- HS các tổ thảo luận xây dựng kế hoạch.
- HS nêu
- Hs lắng nghe và thực hiện.
- HS nhắc lại kế hoạch tuần tới
- Bình chọn
- Lắng nghe
...............................................o0o............................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_khoi_3_tuan_3_nam_hoc_2020_2021.docx