I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Nghe viết chính xác một đoạn trong truyện “Trận bóng dưới lòng đường”
- Tiếp tục luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn ch/ tr, iên/ iêng.
- LT điền đúng kiểu chữ viết thường và kiểu chữ viết hoa của 29 chữ cái trong bảng
- Thuộc lòng tên 29 chữ cái trong bảng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài:
Tuần 7 Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2009 Chính tả LT: Phân biệt ch/ tr; iên/ iêng. Bảng chữ I.Mục đích, yêu cầu: - Nghe viết chính xác một đoạn trong truyện “Trận bóng dưới lòng đường” - Tiếp tục luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn ch/ tr, iên/ iêng. - LT điền đúng kiểu chữ viết thường và kiểu chữ viết hoa của 29 chữ cái trong bảng - Thuộc lòng tên 29 chữ cái trong bảng. II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. HD nghe viết: HD chuẩn bị: GV đọc đoạn văn cần viết chính tả ( Đoạn từ Trận đấu ...đến ...tán loạn) 2,3 HS đọc lại ? Đoạn văn có mấy câu? Những chữ nào được viết hoa? HS tự tìm và viết vào vở nháp các tiếng khó HD viết: GV đọc cho hs viết vào vở Buổi 2 Chấm, chữa: + GV chấm 1 số bài, nhận xét chung 3. HD làm bài tập: BT 1: Tìm mỗi loại 8 tiếng và ghi vào đúng cột: Tiếng có phụ âm đầu ch Tiếng có phụ âm đầu tr Tiếng có vần iên Tiếng có vần iêng - 1 hs đọc yêu cầu Cho hs tự làm vào vở 4 HS lên thi làm bài Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn làm nhanh nhất, đúng nhất GV chốt HS chữa bài ( nếu sai ) BT2: Viết bảng chữ cái theo đúng thứ tự a, b, c... 1 hs đọc yêu cầu Cả lớp làm vở 2 hs lên bảng điền Cả lớp nhận xét, GV chốt Nhiều hs nhìn bảng đọc 2, 3 hs đọc thuộc lòng 29 chữ cái theo thứ tự 4. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học HTL 29 chữ cái theo thứ tự ********************************************* Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Giúp học sinh ôn tập, củng cố việc học thuộc bảng nhân 7. - Rèn kỹ năng vận dụng bảng nhân 7 vào làm tính và giải toán. Ii. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra: - Gọi 2 học sinh học thuộc bảng nhân 7. - Giáo viên nhận xét, cho điểm 2. Luyện tập: Giáo viên tổ chức cho học sinh tự làm các bài tập trong vở luyện Bài 1: - Cho học sinh tự làm bài tập và điền kết quả vào chỗ chấm. - Gọi một số học sinh nêu miệng kết quả. - Giáo viên nhận xét, chữa bài. Bài 2: - Cho học sinh tự nhẩm tính kết quả rồi điền vào chỗ trống. - Gọi 2 học sinh nêu miệng kết quả bài làm. - Cho học sinh nêu nhận xét về các cột tính. - Giáo viên nhận xét,chữa bài. Bài 3: - Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. - Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài. - Giáo viên nhận xét, cho điểm. Bài 4: - Gọi 2 học sinh nêu yêu cầu. - Yêu cầu học sinh làm bài. Giáo viên lưu ý học sinh vẽ bằng chì. 3. Củng cố, tổng kết: - Gọi 2 học sinh đọc bảng nhân 7. - Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học. ********************************************************************** Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2009 Hoạt động tập thể Vệ sinh môi trường I. Mục tiêu - Học sinh biết làm một số việc để giữ vệ sinh môi trường như: vệ sinh lớp học, làm cỏ và chăm sóc bồn hoa. - Học sinh hiểu được vì sao cần phải giữ vệ sinh môi trường. - Học sinh có ý thức giữ vệ sinh môi trường. Ii. Các hoạt động dạy – học 1. Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh vệ sinh lớp học và làm cỏ chăm sóc bồn hoa. - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm. - Giáo viên phân công nhiệm vụ cho từng nhóm. Nhóm 1: Vệ sinh lớp học. Nhóm 2: Làm cỏ bồn hoa. Nhóm 3: Tưới nước cho bồn hoa. - ở từng nhóm, học sinh cử 1 bạn làm nhóm trưởng. - Bạn nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm lao động. - Học sinh lao động theo nhóm. - Giáo viên đến từng nhóm quan sát, giúp đỡ học sinh. 2. Hoạt động 2: Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả lao động của từng nhóm - Khi học sinh làm xong, giáo viên đến từng nhóm nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm. - Giáo viên tuyên dương những nhóm làm tốt. - GV tập trung cả lớp - Giáo viên hỏi học sinh: Vì sao cần phải giữ vệ sinh môi trường ? + Gọi 1 số học sinh trả lời. + Giáo viên nhận xét, bổ sung. - Giáo viên hỏi: Hàng ngày em có thể làm gì để giữ vệ sinh môi trường ? + Giáo viên gọi một số học sinh trả lời. + Giáo viên nhận xét, bổ sung. - Giáo viên tuyên dương, nêu gương những học sinh có ý thức giữ vệ sinh ********************************************************************** Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2009 Toán Luyện tập I. Mục tiêu Giúp học sinh ôn tập và củng cố về cách thực hiện, gấp một số lên nhiều lần và nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số. Ii. Các hoạt động dạy - học 1. Luyện tập : Giáo viên tổ chức cho học sinh tự làm các bài tập trong vở luyện và hướng dẫn học sinh chữa bài. Bài 1: - Gọi 2 học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài và nêu cách làm. - Giáo viên chữa bài. Bài 2: - Cho học sinh tự làm bài. - Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài và nêu cách làm. - Giáo viên nhận xét, chữa bài. Bài 3: - Cho học sinh tự đọc đề bài, làm bài. - Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài. - Giáo viên nhận xét, cho điểm. 2. Củng cố, tổng kết: - Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào ? (2 học sinh trả lời). - Nhận xét, đánh giá tiết học. ***************************************** Luyện từ và câu Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái Luyện tập: So sánh I. Mục đích, yêu cầu: - Ôn tập về từ chỉ hoạt, động trạng thái: tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong tranh, trong bài văn. - LT về so sánh: + Luyện tập tìm hình ảnh so sánh trong đoạn thơ + Luyện tập đặt câu có hình ảnh so sánh II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi các câu thơ trong Vở LT Tiếng Việt 3, tập 1 trang 47; 48 II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. HD làm bài tập: I. Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái: * BT 1: Hãy tìm 5 từ chỉ hoạt động của những người trong bức tranh trang 53 ( Sách Tiếng Việt 3, tập 1) - HS đọc và nêu yêu cầu - Cả lớp làm bài vào vở Buổi 2 - GV gọi 1 số HS trình bày bài làm - Tổ chức nhận xét, sửa sai - Chữa bài vào vở * BT 2: Hãy đặt câu với mỗi từ tìm được trong bài tập 1 - HS đọc và nêu yêu cầu - Cả lớp làm bài vào vở Buổi 2 - GV gọi 5 HS làm bài - Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai - Chữa bài vào vở * BT 3: Hãy tìm và liệt kê những từ chỉ trạng thái tình cảm trong bài Nhớ lại buổi đầu đi học - Tiến hành tương tự bài tập 1 * BT 4: Hãy đặt câu với 5 từ tìm được trong bài tập 3 - Tiến hành tương tự bài tập 2 II. Luyện tập: So sánh * BT 1: Tìm hình ảnh so sánh trong các câu sau:( GV treo bảng phụ đã ghi sẵn các câu thơ) - HS đọc yêu cầu và các câu thơ - Cả lớp làm bài vào vở Buổi 2 - GV gọi 1 số HS trình bày bài làm - Tổ chức nhận xét, sửa sai - Chữa bài vào vở * BT 2: Hãy đặt 5 câu có các hình ảnh so sánh: - HS tự làm bài - Nhiều HS đọc bài làm - Cả lớp nhận xét, bổ sung - GV chấm, nhận xét chung 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. *********************************************************************** Thứ bảy ngày 10 tháng 10 năm 2009 Âm nhạc ôn bài hát: gà gáy I. Mục tiêu - Học sinh thuộc bài hát Gà gáy, biết thể hiện bài hát với tình cảm vui tươi. - Tập hát kết hợp vận động phụ hoạ. Ii. đồ dùng dạy học Đàn, băng nhạc, các nhạc cụ gõ. Ii. Các hoạt động dạy - học 1. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Gà gáy 2 4 - Giáo viên cho học sinh nghe băng bài hát Gà gáy. - Giáo viên cho học sinh hát với sắc thái vui tươi, vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp VD: Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi ! x x x x 2. Hoạt động 2: Tập vận động phụ hoạ và biểu diễn bài hát. - Giáo viên hướng dẫn học sinh hát và vận động. Động tác 1: Gà gáy sáng (phụ hoạ cho câu 1, 2): Đưa 2 tay lên miệng thành hình loa, đầu ngẩng cao, chân nhún nhịp nhàng. Động tác 2: Đi lên nương (phụ hoạ cho câu 3, 4): Đưa 2 tay lên cao rồi thả dần xuống, chân nhún nhịp nhàng. Giáo viên chọn 2 nhóm học sinh biểu diễn trước lớp, vừa hát vừa vận động phụ hoạ. ********************************************* Tập làm văn LT: NGHe kể. Tập tổ chức cuộc họp I.Mục đích, yêu cầu: - Tiếp tục rèn kỹ năng nghe và nói: Kể lại được câu chuyện Lừa và ngựa và Trận bóng dưới lòng đường. - Tiếp tục LT tổ chức một cuộc họp tổ theo đúng trình tự. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép sẵn các gợi ý kể chuyện và tập tổ chức cuộc họp. II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. HD làm bài tập: A. Tập kể lại câu chuyện đã nghe I. Kể lại câu chuyện Lừa và ngựa - 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý - Cả lớp đọc thầm, chuẩn bị nội dung ra vở nháp - Hoạt động nhóm: Từng bạn kể , nhóm nhận xét - Hoạt động lớp: + Đại diện các nhóm thi kể + Cả lớp nhận xét, bình chọn II. Kể lại câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường - Tiến hành tương tự như trên. B. Chuẩn bị nội dung cuộc họp I. Luyện nói 1. Đề bài: Hãy chuẩn bị nội dung cuộc họp tổ bàn về việc học tập của tổ em HS đọc đề bài và các gợi ý ? Nội dung họp bàn về vấn đề gì? 1 HS nhắc lại trình tự tổ chức cuộc họp 2. Từng cá nhân chuẩn bị, ghi tóm tắt ý kiến ra vở nháp 3. Họp tổ thảo luận nội dung trên II. Luyện viết: Hãy viết lại nội dung em đã chuẩn bị trong một đoạn văn ngắn - Cả lớp viết bài vào vở - Gv theo dõi giúp đỡ HS yếu - Nhiều HS đọc đoạn viết - Lớp nhận xét - GV thu vở về chấm 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học ******************************************* Ban giám hiệu kí duyệt
Tài liệu đính kèm: