Giáo án các môn lớp 3 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Hoàng Cao Tâm - Tuần 7

Giáo án các môn lớp 3 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Hoàng Cao Tâm - Tuần 7

I. MỤC TIÊU

A - Tập đọc

1. Đọc thành tiếng

· Bước đầu biết đọc phận biệt lời của nhân vật .

2. Đọc hiểu

· Hiểu được ý nghĩa : Hiểu lời khuyên của từng câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.

B - Kể chuyện

· Kể lại được một đoạn của câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

· Tranh minh họa các đoạn truyện ( phóng to nếu có thể)

· Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc 38 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1089Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Hoàng Cao Tâm - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
Bước đầu biết đọc phận biệt lời của nhân vật .
2. Đọc hiểu
Hiểu được ý nghĩa : Hiểu lời khuyên của từng câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.
B - Kể chuyện
Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh họa các đoạn truyện ( phóng to nếu có thể)
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TẬP ĐỌC
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (5’)
Hai, ba hs đọc bài Nhớ lại buổi đầu đi học và trả lời các câu hỏi1 và 2 trong SGK.
GV nhận xét, cho điểm.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- Theo các em, chúng ta có nênchơi đá bóng dưới lòng đường không? Vì sao 
- Không chơi đá bóng dưới lòng đường vì lòng đường là để dành cho xe cộ đi lại, nếu chơi bóng sẽ rất nguy hiểm, vi phạm luật giao thông.
- Vậy mà có một nhóm bạn của chúng ta lại không để ý đến điều ấy, các bạn đã chơi bóng dưới lòng đường. Chuyện gì đã xảy ra hôm đó? Chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường. Đây là bài học mở đầu chủ điểm Cộng đồng, chủ điểm nói về quan hệ giữa con người với xã hội.
Hoạt động 1 : Luyện đọc (31’)
a) Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng hơi nhanh. Chú ý thể hiện diễn biến nội dung câu chuyên
- Theo dõi GV đọc mẫu
+ Đoạn 1, 2 : miêu tả trận đấu bóng, giọng dồn dập, nhanh
+ Đoạn 3 : miêu tả hậu quả của trò chơi khọng đúng chỗ, giọng chậm
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. 
- Mỗi HS đọc 1 lần, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. 
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: 
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV: 
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt)
- Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc câu: 
Bỗng/ cậu thấy cái lưng còng của ông cụ giống lưng ông nội đến thế. // Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lông, / vừa mếu máo: // 
- Ông ơi  // cụ ơi !// Cháu xin lỗi cụ. //
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. 
- Thực hiện yêu cầu của GV. 
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. 
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lược từng em đọc một đoạn trong nhóm. 
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. 
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối. 
- Yêu cầu HS các tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh bài tập đọc. 
- Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn, 3 tổ đọc từ đầu đến hết bài. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (7’) 
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. 
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK. 
- Các bạn nhỏ đang chơi bóng ở đâu? 
- Các bạn nhỏ chơi bóng dưới lòng đường. 
- Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ?
- Vì bạn Long mải đá bóng suýt nữa tông phải xem máy. May mà bác đi xe dừng lại kịp. Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán loạn. 
- Mặc dù Long suýt tông phải xe máy, thế nhưng chỉ được một lúc, bọn trẻ hết sợ lại hò nhau xuống lòng đường đá bóng và đã gây ra hậu quả đáng tiếc. Chúng ra cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 để biết chuyện gì xảy ra. 
- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. 
- Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn ? 
- Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, quả bóng đập và đầu một cụ già đang đi đường làm cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵn xuống. Một bác đứng tuổi đã cụ già dậy, quát lũ trẻ, chúng hoảng sợ bỏ chạy hết. 
- Khi gây ra tai nạn, bọn trẻ chạy hết, chỉ có Quang còn nán lại. Hãy đọc đoạn 3 của truyện và tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra. 
- 1 HS đọc bài trước lớp, cả lớp đọc thầm. HS suy nghĩ và trả lời: 
Quang nấp sau một gốc cây và lén nhìn sang. Cậu sợ tái cả người. Nhìn cái lưng còng của ông cụ cậu thấy nó sao mà giống cái lưng của ông nội đến thế. Cậu vừa chạy theo chiếc xích lô vừa mếu máo xin lỗi ông cụ. 
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì. 
- HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em: Không được đá bóng dưới lòng đường./ Lòng đường không phải là chổ để các em đá bóng./ Đá bóng dười lòng đường rất nguy hiểm vì dễ gây tai nạn chi minh và người khác./ 
Kết luận : Câu chuyện nhắc các em phải thực hiện đúng luật giao thông 
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’)
Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện
- GV hoặc HS đọc tốt đọc mẫu đoạn 1 hoặc đoạn 3 của bài. 
- Theo dõi bài đọc mẫu. 
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối trong nhóm. 
- 3 HS tạo thành 1 nhóm, mỗi em đọc 1 đoạn trong bài
- Tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc bài tiếp nối. 
- Tuyên dương nhóm đọc tốt. 
KỂ CHUYỆN
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 5 : Xác đinh yêu cầu (2’)
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 55, SGK.
- Kể lại một đoạn của câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường theo lời một nhận vật. 
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Các nhận vật của truyện là: Quang, Vũ, Long, bác đi xem máy, bác đứng tuổi , cụ già, bác đạp xích lô. 
- Đoạn 1 có những nhân vật nào tham gia câu chuyện ? 
- Đoạn 1 có 3 nhận vật là Quang, Vũ, Long và bác đi xe máy. 
- Vậy nếu chọn kể đoạn 1, em sẽ đóng vai một trong 3 nhân vật trên để kể. 
- GV hỏi tương tự với đoạn 2 và đoạn 3 để HS xác định được nhận vật mà mình sẽ đóng vai để kể.
- Đoạn 2 có 5 nhận vật là Quang, Vũ, Long, bác đứng tuổi và cụ già. 
- Đoạn 3 có 4 nhận vật là Quang, cụ già, bác đứng tuổi, bác đạp xích lô. 
- Khi đóng vai nhân vật trong truyện kể, em phải chú ý điều gì trong cách xưng hô ? 
- Phải chọn xưng hô là tôi (hoặc mình, em) và giữ cách xưng hô ấy từ đầu đến cuối câu chuyện, không được thay đổi. 
Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện (19’)
Kể mẫu. 
- Gọi 3 HS khá kể chuyện trước lớp, mỗi HS kể một đoạn truyện. 
- 3 HS kể, sau mỗi lần có bạn kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
Kể theo nhóm 
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 2 HS, yêu cầu mỗi em chọn một đoạn truyện và kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
- Lần lượt từng HS kể trong nhóm của mình, các bạn trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sữa lỗi cho nhau. 
Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện. 
- 2 đến 3 HS thi kể 1 đoạn trong truyện. 
- Tuyên dương HS kể tốt. 
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện đúng, hay nhất. 
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- Hỏi : Khi đọc câu chuyện này, có bạn nói Quang thật là hư. Em có đồng tình với ý kiến của bạn đó không ? Vì sao ?
- HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em. 
- GV hướng dẫn để HS nhận thấy rằng Quang và các bạn có lỗi là đá bóng dưới lòng đường và làm cụ già bị thương nhưng em đã biết ân hận. Quang là cậu bé giàu tình cảm, khi nhìn cái lưng của ông cụ, em nghĩ đến cái lưng của ông nội mình và mếu máo xin lỗi ông cụ. 
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 
 Ví dụ về kể chuyện : 
+ Đoạn 1: Kể theo lời của Long
Đó là trận bóng cuối cùng dưới lòng đường của tôi và các bạn. Lúc đầu, trận bóng diễn ra thật gay cấn. Tôi, Vũ, Quang cùng một đội. Quang cướp được bóng, chuyền cho Vũ. Lúc ấy, tôi đang ở bên cách trái và hầu như trống các cầu thủ đối phương. Vũ chuyền bóng cho tôi, chỉ đợi có vậy, tôi dốc nhanh bóng về phía khung thành đối phương. Bỗng “kít .. ít” tôi ngẩng đầu lên đã thấy mình đứng trước đầu một chiếc xe máy. Bác lái xe nổi nóng quát lớn cả bọn chúng tôi bỏ chạy tán loạn. 
+ Đoạn 2 : Kể theo lời của Quang
Chỉ được một lát sau, chúng tôi đã hết sợ. Trận đấu bóng lại tiếp tục. Khi ấy chỉ còn cách khung thành năm mét, tôi quyết định chơi bóng bổng. Tôi co chân, sút rất mạnh. Quả bóng vút lên nhưng lại đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già. Cụ lảo đảo ôm lấy đầu và ngã khuỵn xuống. Một bác đứng tuổi ở gần đấy vội đỡ cụ dậy. Bác quát to làm chúng tôi hoảng sợ bỏ chạy. 
TOÁN
Tiết 31 BẢNG NHÂN 7
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
-Vận dụng phép chia hết trong giải toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các tấm bìa có 7 chấm tròn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS lên bảng làm bài 1, 2, 3/38.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn thành lập bảng nhân
- Gắn 1 tấm bìa có 7 chấm tròn lên bảng và hỏi : Có mấy hình tròn ?
- Quan sát hoạt động của GV
- 7 hình tròn
- 7 hình tròn được lấy mấy lần ? 
- 7 hình tròn được lấy 1 lần
- 7 được lấy mấy lần ?
- 7 được lấy 1 lần
- 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân : 7 x 1 = 7 (GV ghi lên bảng)
- HS đọc phép nhân
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi : Có hai tấm bìa, mỗi tấm có 7 hình tròn, vậy 7 hình tròn được lấy mấy lần
- Quan sát thao tác của GV và trả lờ ... eo dõi và nhận xét.
- Làm việc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi kể, cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- Anh thanh niên là đàn ông khoẻ mạnh mà không biết nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ.
- Anh thanh niên ích kỉ không muốn nhường chỗ cho các cụ già và phụ nữ nhưng lại giả vờ lịch sự là mình không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
- Anh thanh niên thật vô tình vì không biết nhường chỗ cho các cụ già và phụ nữ,
Không nỡ nhìn
 Trên một chuyến xe buýt đông người, có anh thanh niên đang ngồi cứ lấy hai tay ôm mặt. Một cụ già ngồi bên thấy thế liền hỏi:
 - Cháu nhức đầu à? Có cần xoa dầu không?
 Anh thanh niên nói nhỏ:
 - Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
Theo Tiếng cười tuổi học trò.
2.3. Tổ chức cuộc họp tổ
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 2.
- Hỏi: Nội dung của cuộc họp tổ là gì?
- Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường.
- GV nêu lại những điều cần chú ý khi tiến hành cuộc họp.
2.4. Tiến hành họp tổ
- Giao cho mỗi tổ 1 trong các nội dung mà SGK đã gợi ý, yêu cầu các tổ tiến hành họp tổ. (Chú ý HS đã làm chủ toạ của những lần trước không làm lại.)
- Theo dõi và giúp đỡ HS từng tổ.
2.5. Thi tổ chức cuộc họp
- 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp. GV làm giám khảo.
- Kết luận và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS nêu lại trình tự diễn biến của cuộc họp.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm.
- HS nêu các nội dung mà SGK gợi ý.
- HS nêu như đã giới thiệu ở giờ tập đọc Cuộc họp của chữ viết.
- Các tổ HS tiến hành họp theo hướng dẫn.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét cuộc họp của từng tổ.
TOÁN
Tiết 35 BẢNG CHIA 7
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu thuộc bảng chia 7. 
- Vận dụng được phép chia 7 trong giải bài toán có lời văn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các tấm bìa, mối tấm bìa có 7 chấm tròn
III.ÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi 2 HS đọc thuộc bảng nhân 7
- HS lên bảng làm bài 1, 2, 3 /42 
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Lập bảng chia 7 
- Gắn lên bảng 1 tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi : Lấy 1 tấm bìa có 7 chấm tròn . Vậy 7 được lấy 1 lần được mấy ? 
- Được 7
- Hãy viết phép tính tương ứng ? 
- 7 x 1 = 7
- Trên tất cả các tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa ? 
- 1 tấm bìa
- Hãy nêu phép tính để tìm số bìa ? 
 - 7 : 7 = 1
- Vậy 7 chia 7 được mấy ? 
- Được1
- GV viết lên bảng 7 : 7 = 1
- Gắn lên bảng 2 tấm bìa và nêu mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Hai tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn ? 
 - 14 chấm tròn
- Hãy lập phép tínhđể tìm số chấm tròn có trong cả hai tấm bìa ? 
- 7 x 2 = 14
- Tại sao em lại lập được phép tính này ? 
- Trên tất cả các tấm bìa có 14 chấm tròn biết mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa ? 
- 2 tấm bìa
- Hãy lập phép tính để tìm số tấm bìa ? 
- 14 : 7 = 2
- Vậy 14 chia 7 được mấy lần ? 
- 14 : 7 = 2
- Viết lên bảng phép tính 14 : 7 = 2
- Tiến hành tương tự với 1 vài phép tính còn lại
- HS quan sát và trả lời
- Y/c HS tự học lòng thuộc bảng chia 7
- HS học thuộc lòng bảng chia 7
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1 - Bài tập y/c chúng ta làm gì ? 
- Tính nhẩm
- Y/c HS suy nghỉ, tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau 
- HS làm vào vở, sau đó gọi HS nối tiếp nhau đọc phép tính 
- Nhận xét bài của HS
Bài 2- 1 HS nêu y/c của bài
- Y/c HS tự làm bài
- 4 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở 
- Y/c HS nhận xét bài của bạn 
- Khi đã biết 7 x 5 = 35, có thể ghi ngay kết quả 35 : 7 và 35 : 5 được không, vì sao ? 
- Có thể ghi ngay 35 : 7 = 5 và 35 : 5 = 7 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia
- Y/c HS giải tương tự với các trường hợp còn lại
- Nhận xét, chữa bài 
Bài 3- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Y/c HS suy nghĩ và giải toán 
- HS giải vào vở, 1 HS lên bảng giải
 Giải : 
Mỗi hàng có số HS là : 
 56 : 7 = 8 (HS)
 Đáp số : 8 HS
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS 
Bài 4- Gọi 1 HS đọc đề bài 
- Y/c HS tự giải vào vở
- 1 HS lên bảng, HS cả lớp làm vở
- Nhận xét, chữa bài 
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Về nhà làm bài 1, 2, 3/43
- Nhận xét tiết học
THỂ DỤC
TẬP HỢP HÀNG NGANG - ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP
ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI
TRÒ CHƠI “ĐỨNG NGỒI THEO LỆNH”
I. MỤC TIÊU:
-Biết cách hợp hàng ngang, dĩng thẳng hàng ngang , dĩng thẳng hàng ngang.
-Bước đầu biết cách đi chuyển hướng phải, trái.
-Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
	Phân tích, hướng dẫn tập luyện.
III.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: 1 cịi, chuẩn bị sân cho đi vượt chướng ngại vật.
2.Học sinh:Vệ sinh sân tập sạch sẻ.
VI.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
NỘI DUNG
LƯỢNG
VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tập luyện
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát
- Giậm chân tại chỗ theo nhịp
-Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ 
- Kiểm tra bài cũ
6–10 phút
* * * * *
* * * * *
* * * * *
* * * * *
Δ
 2.Phần cơ bản
Học di chuyển hướng phải trái.
+ Giáo viên nêu tên, làm mẫu và giải thích động tác, học sinh làm theo lúc đầu đi chậm sau đó tốc độ tăng dần.
+ Giáo viên cho học sinh đi theo hướng thẳng trước rồi mới chuyển hướng, lúc đầu đi chậm, sau đó đi nhanh dần khi chuyển hướng.
+ Giáo viên nhắc học sinh đặc bàn chân cho đúng hướng.
- Trò chơi: “Đứng ngồi theo lệnh”
18-22 phút
 3.Phần kết thúc:
-GV cho học sinh thả lỏng.
-GV cùng học sinh hệ thống nội dung bài học
-GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
-GV giao bài tập về nhà cho học sinh 
4-6 phút
* * * * *
* * * * *
* * * * *
* * * * *
Δ
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THẦN KINH
(tiếp theo).
I/ MỤC TIÊU:
	- Biết được vai trò của não trong việc điều hành mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Hình trong SGK trang 30, 31.
	* HS: SGK, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
1.Bài cũ: Hoạt động thần kinh. (5’) 
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Phản xạ là gì? Nêu một vài ví dụ vài những phản xạ thường gặp trong đời sống.
- Gv nhận xét.
2.Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’)
	Giới thiệu bài – ghi tựa: 
3.. Phát triển các hoạt động. (22’)
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK. (10’)
- Mục tiêu: Phân tích được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
. Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 30 SGK. Và trả lời câu hỏi:
+ Khi bất ngờ giẫm phải đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào? Hoạt động này do não hay do tuỷ sống trực tiếp điều khiển?
+ Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu? Việc làm đó có tác dụng gì?
+ Theo bạn , não hya tủy sống đã điều khiển mọi hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định và không vứt đinh ra đường?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
=> Khi bất ngờ giẫm phải đinh, chân ta co lại. Hoạt động này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển. Sau khi rút đinh ra khỏi dép, nam vứt đinh vao thùng rác. Hoạt động này do não điều khiển.
* Hoạt động 2: Thảo luận.	(12’)
- Mục tiêu: Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs đọc ví dụ hình 2 trang 31 SGK.
- Sau đó Hs suy nghĩ ra một ví dụ khác và tập phân tích ví dụ mới do mình nghĩ ra để thấy rõ vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp các cơ quan khác nhau cùng hoạt động trong một lúc.
Bước 2: Làm việc theo cặp.
- Hai Hs quay mặt lại với nhau lần lượt nói về kết quả làm việc cá nhân, góp ý để cùng hoàn thiện những ví dụ của nhóm mình.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi một số Hs xung phong trình bày trước lớp .
- Gv đặt thêm câu hỏi:
+ Theo em, bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học?
+ Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì?
- Gv chốt lại.
=> Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ.
PP: Thảo luận nhóm.
HT: nhóm
Hs quan sát hình.
Hs thảo luận nhóm.
Các nhóm lên trình bày kết quả.
Nhóm khác bổ sung.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT: nhóm đôi
Hs mỗi em suy nghĩ một ví dụ và phân tích.
Hs làm việc theo cặp.
Hs xung phong trình bày kết quả thảo luận.
Hs nhận xét.
4 .Tổng kềt – dặn dò. (2’)
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh thần kinh.
Nhận xét bài học.
sinh ho¹t líp TuÇn 07
I/Mơc tiªu:
Giĩp h/s biÕt nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ t×nh h×nh thùc hiƯn nỊ nÕp tuÇn 07
N¾m b¾t kÕ ho¹ch tuÇn 8.
II/C¸c HD chđ yÕu: 
H§1: NhËn xÐt ®¸nh gi¸ nỊ nÕp tuÇn 07
TC cho líp tr­ëng nhËn xÐt ®¸nh gi¸ viƯc thùc hiƯn nỊ nÕp tuÇn 07
GV nhËn xÐt chung: 
§i häc : ®Çy ®đ, ®ĩng giê. - XÕp hµng: cßn chËm, ån
Sinh ho¹t 15': nghiªm tĩc . - TDGG: cßn lén xén, ch­a ®Ịu
VS líp: s¹ch sÏ. - VS chuyªn:cßn chËm , ch­a s¹ch
Lµm bµi: ch­a ®©ú ®đ. - ý thøc b¶o vƯ cđa c«ng: tèt
Mét sè em ch­a tham gia quyªn gãp tđ s¸ch dïng chung.
*TC xÕp lo¹i thi ®ua tuÇn 07
H§2: KÕ ho¹ch tuÇn 08
Thùc hiƯn kÕ ho¹ch cđa nhµ tr­êng triĨn khai.

Tài liệu đính kèm:

  • docKE HOACH BAI HOC LOP 3BTUAN 7.doc