Giáo án các môn lớp 3 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 8

Giáo án các môn lớp 3 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 8

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.

- Biết xác định 1/7của một hình đơn giản.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DH CHỦ YẾU:

 

doc 27 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1352Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 8
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2007
toán
 luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.
- Biết xác định 1/7của một hình đơn giản.
III. Các hoạt động DH chủ yếu:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
HĐ 1: Củng cố bảng chia 7
- Gọi 2 HS đọc bảng chia 7.
- 2 HS đọc bảng chia 7.
- GV nhận xét – ghi điểm.
- HS khác nhận xét.
HĐ 2: HD luyện tập:
- Y/C HS làm bài tập 1, 2, 3, 4.
- HS nêu Y/C và làm bài.
Bài 1:Tính nhẩm.
 1a. Nêu cách tính nhẩm?
- 1 HS nêu YC.Cả lớp tự làm và chữa bài.
+ Dựa vào các phép nhân trên để tính nhẩm.
1b. Dựa vào đâu để tính được kết quả?
A,7x8= 7x9= 7x6= 7x7=
 56:7= 63:7= 42:7= 49:7=
B, 70:7= 28:7= 30:6= 18:2=
 63:7= 42:6= 35:5= 27:3=
 14:7= 42:7= 35:7= 56:7=
+ Dựa vào các bảng chia đã học.
Bài 2:Tính. HS nêu đề bài
- Một HS nêu.
+ Nêu cách đặt tính và thực hiện phép chia?
+ HS tự nêu.Cả lớp tự làm và chữa bài.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
+ Thuộc dạng toán chia thành các nhóm. Cả lớp tự làm và chữa bài.
Bài giải
 Số nhóm chia được là:
 35 : 7 = 5 ( nhóm )
Đáp số: 5 nhóm.
Bài 4: Bài toán yêu cầu điều gì?
+ Tìm 1/7 số mèo trong mỗi hình.
+ Nêu cách tìm 1/7 số mèo trong mỗi hình.
+ Ta lấy số mèo trong mỗi hình chia cho 7.
HĐ 3:HD hoàn thiện bài: 
- Nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe
- Dặn HS làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Tập đọc - Kể chuyện:
 các em nhỏ và cụ già 
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
A. Tập đọc:
+ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ: đám trẻ, ríu rít, xe buýt, lộ rõ.
- Đọc đúng các kiểu câu: Câu hỏi, câu kể.
- Biết đọc giọng phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
+ Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: sếu, u sầu, nghẹn ngào.
- Hiểu được: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Có như vậy mới làm cho mọi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn. 
B. Kể chuyện:
- Rèn kỹ năng nói: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện( HS khá, giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ ).
- Rèn kỹ năng nghe:
+ Chăm chú theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ bài đọc và kể chuyện. ( Trong SGK )
III. Các hoạt động cơ bản. 
A.Tập đọc:
HĐ của Gv.
HĐ của trò.
1. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc bài: Bận 
- 2 HS đọc bài.
- Vì sao mọi người bận nhưng lại rất vui?
Vì làm những công việc có ích.
- Nhận xét – ghi điểm.
- HS khác nhận.
2. Bài mới: GTB
 HĐ1: HD luyện đọc đúng:
a. Giáo viên đọc toàn bài. Nêu giọng đọc toàn bài.
- HS đọc thầm theo thầy.
b. HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Cho HS đọc từng câu.
- HS đọc nối tiếp theo từng câu.
+ HD sửa lỗi phát âm còn sai.
+ HS luyện đọc các từ: đám trẻ, ríu rít, xe buýt, lộ rõ. 
- Y/C HS đọc từng đoạn trước lớp.
- HS đọc nối tiếp theo từng đoạn.
+ Hướng dẫn HS ngắt nghỉ tốt các dấu câu.
+ HS luyện đọc các câu kể, câu hỏi.
+HD giải nghĩa từ: U sầu, nghẹn ngào, sếu.
+Đưa tranh giúp HS hiểu từ: Sếu. 
+ HS quan sát tranh.
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm:
 - H đọc theo từng cặp, mỗi HS đọc.
- Yêu cầu HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc cả bài.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Y/C HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi sau:
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1, 2.
+ Các bạn nhỏ đi đâu? 
+ Đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ.
+ Gặp chuyện gì trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?
+ Gặp cụ già ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
+ Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
+ Băn khoăn, trao đổi với nhau, bạn đoán cụ bị ốm, bạn đoán cụ mất gì đó, cả lớp đến nơi thăm cụ.
+ Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
+ Vì là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu, muốn giúp đỡ ông cụ. 
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm đoạn 3, 4, 5.
+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn? 
+ Cụ bà ốm nặng nằm trong bệnh viện khó mà qua khỏi
 + Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông thấy lòng nhẹ hơn?
+ Ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ. 
+ Chọn tên khác cho chuyện theo gợi ý sau:
+ HS tự nêu.
a. Những đứa trẻ tốt bụng.
b. Chia sẻ.
c. Cảm ơn cháu.
+ Vì sao em chọn như vậy?
+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
+ Cần phải quan tâm, chia sẻ vui, buồn cùng người khác.
HĐ3: Luyện đọc lại: 
- Cho HS đọc nối tiếp cả bài.
- 5 HS đọc nối tiếp.
- Gv tổ chức cho HS đọc phân vai.
- 6 HS thi đọc phân vai.
- Gv nhận xét - tuyên dương.
- HS bình chọn bạn đọc hay.
B. Kể chuyện (18’)
* Nêu nhiệm vụ: GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện.
- 1 HS nêu lại Y/C.
B.Kể chuyện
HĐ4: HD HS kể chuyện:
- GV kể mẫu. Gọi 1 HS kể mẫu 1 đoạn.
- Một HS kể mẫu một đoạn theo lời một bạn nhỏ trong chuyện. 
- HD HS cách kể chuyện. 
- Từng cặp HS tập kể.
- HS thi kể trước lớp ( kể từng đoạn câu chuyện.) 
- 1 HS khá kể cả câu chuyện. 
Nhận xét - bình chọn người kể hay nhất.
 - HS nhận xét - tuyên dương người kể hay.
3. Củng cố – Dặn dò: 
Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2007
Toán:
giảm đi một số lần 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần. 
II. Chuẩn bị: Mô hình 8 hình vuông được sắp xếp như sách giáo khoa. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ của Gv.
HĐ của Hs.
HĐ1: Củng cố gấp một số đi nhiều lần: 
- Y/C tính: 3 lít gấp lên 4 lần được mấy?
- 1 HS lên làm. Cả lớp làm vở nháp.
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
- 2 HS trả lời.
- Nhận xét – ghi điểm.
1,HĐ1: HD HS biết cách giảm một số đi nhiều lần:
* VD1: 
- Hướng dẫn HS thao tác trên đồ dùng trực quan.
- HS lấy và sắp xếp 8 hình vuông như sách giáo khoa.
+ Hàng trên có bao nhiêu hình vuông?
+ 6 hình vuông 
+ Hàng dưới có bao nhiêu hình vuông.
+ 2 hình vuông
+ Số hình vuông hàng dưới so với số hình vuông hàng trên ntn?
+ Số hình vuông ở hàng trên giảm đi 3 lần.
+ Số HV hàng trên giảm 3 lần thì được số HV hàng nào?
+ Hàng dưới.
- HD vẽ sơ đồ:
+ Số HV hàng trên chiếm mấy phần?
+ Chiếm 3 phần.
+ Số HV hàng dưới chiếm mấy phần?
+ Chiếm 1 phần.
+ GV vẽ: 
+ HS quan sát.
- Y/C HS suy nghĩ và tính.
- Nhận xét.
- HS giải: Số HV hàng dưới là:
6 :3 = 2 (hình vuông)
Đáp số: 2 hình vuông.
VD2: Tiến hành tương tự VD1
 - Gt: Đây là dạng toán giảm đi 1 số lần.
+ Muốn giảm 1 số đi một số lần ta làm như thế nào?
- Ta lấy số đó chia cho số lần.
- Một số HS nhắc lại quy tắc trên.
HĐ2: Thực hành 
- Y/C HS làm bài tập 1, 2, 3( SGK).
- HS nêu Y/C và làm bài tập.
 Bài 1: Viết ( theo mẫu )
 +( HD HS yếu làm bài1)
+ Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm tn? 
- 1 HS nêu YC.
- Cả lớp tự làm .( khuyến khích HS yếu lên bảng chữa bài ).
+ Ta chia số đó cho số lần.
Bài 2: HD HS làm bài.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
Bài 3: + Muốn vẽ độ dài 1 đoạn thẳng đã giảm đi một số lần (một số đơn vị) ta làm tn?
2 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi 
+ Giảm một số đi nhiều lần
Cả lớp làm bài, chữa bài.
Bài giải
 Làm bằng máy hết số giờ là:
 30 : 5 = 6 ( giờ )
 Đáp số: 6 giờ
+ Ta tính độ dài đoạn thẳng bằng cách lấy độ dài đoạn thẳng đã cho chia cho số lần (trừ đi số đơn vị).
+ Muốn giảm 1số đi một số lần (một số đơn vị) tính ntn?
HĐ4: HD hoàn thiện bài: 
- Nhận xét giờ học
+ HS trả lời
- HS nêu lại qui tắc.
*******************************
tự nhiên xã hội:
vệ sinh thần kinh (tiết 1) 
I. Mục tiêu: Giúp HS sau bài học có khả năng:
- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh. 
- Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh. 
- Kể tên một số thức ăn, đồ uống ... nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.
II. Chuẩn bị: Các hình SGK trang 32, 33. VBT.
III. Các HĐ DH chủ yếu:
HĐ của Gv.
HĐ của trò.
1. Kiểm tra: 
- Tuỷ sống có vai trò gì? 
- 2 HS trả lời.
- Nhận xét- ghi điểm 
- HS khác nhận xét.
2. Bài mới: GTB 
HĐ1: HD bảo vệ cơ quan thần kinh 
- Y/C HS quan sát tranh trang 32.
- HS quan sát tranh.
+ Theo em tranh nào có lợi, tranh nào có hại?
+ Tranh có lợi: Tranh 1, 2, 4, 5, 6.
+ Tranh có hại: Tranh 3, 4, 7.
+ Vì sao tranh 7 lại vừa có lợi vừa có hại?
+ Nếu chơi ít thì có lợi, nếu chơi lâu làm căng thẳng đầu óc.
+ Tranh 7 nói lên điều gì?
+ Không nên đánh đập trẻ em vì trẻ sẽ bị đau, sợ hãi.
+ Những việc làm ntn có lợi cho cơ quan thần kinh?
+ Việc làm vừa sức, thoải mái, thư giản.
- Gv tiểu kết.
HĐ2 HD phân biệt những trạng thái tâm lí có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh 
- GV chia lớp thành 4nhóm, phát phiếu, mỗi phiếu ghi một trạng thái tâm lí: Tức giận, vuivẻ, lo lắng, sợ hải.
- HS quan sát hình 8 và thảo luận nhóm.
+ HD các nhóm làm việc.
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện diễn đạt vẻ mặt của người theo nội dung phiếu.
- Gọi các nhóm lên thể hiện.
- Mỗi nhóm cử một HS lên thể hiện nội dung phiếu của nhóm mình. 
+ Nhận xét – bổ sung: Bạn đang thể hiện trạng thái tâm lí nào? Trạng thái đó có lợi hay có hại cho cq thần kinh?
+ Nhóm khác nhận xét. 
+ HS trả lời.
+ Qua hoạt động này em thấy trạng thái tâm lí nào có lợi cho cơ quan thần kinh?
- Trạng thái tâm lí vui vẻ có lợi cho cơ quan thần kinh.
+ Những trạng thái nào có hại cho cơ quan thần kinh?
+ Lo lắng, sợ hãi, tức giận
HĐ3: Tìm hiểu một số loại thức ăn có hại đối với cơ quan thần kinh 
- Y/C HS quan sát hình 9 và làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi sau:
- 2 HS quay mặt vào nhau quan sát H9 (T33, SGK).
+ Chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh? Vì sao?
+ Cà phê, ma tuý, rượu, thuốc lá
Vì nó làm cho cơ quan thần kinh bị khích thích, mệt mỏi. 
+ Nước cam cung cấp gì cho cơ quan thần kinh? Có tác dụng gì?
+  vitamin cho cơ thể. Tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Gọi một số cặp lên trình bày.
- Một số cặp lên trình bày, người hỏi người trả lời.
+ Trong các chất gây hại những chất nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn?
+ Ma tuý.
+ Kể tên những tác hại mà ma tuý gây ra đối với sức khoẻ người nghiện? 
+ Làm tốn tiền của, sức khoẻ giảm, mắc bệnh HIV.
- Gvtiểu kết.
 3. Củng cố dặn dò: 
- Theo em làm tn để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh? 
- Thường xuyên tập thể dục, sống vui vẻ, ăn đủ chất, không dùng chất kích thích.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
***********************************
Đạo đức
Quan tâm chăm sóc ông bà, c ... c.
+ Phải tìm thành phần gì?
+ Số chia.
+ Muốn tìm x chưa biết ta làm như thế nào?
+ Ta lấy: 30 : 5 = 6.
+ Yêu cầu HS thực hiện.
+ 1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vở nháp.
+HD học sinh cách thử lại bài toán. 
+ Lấy thương nhân với số chia vừa tìm được, nếu kết quả cho khớp với số bị chia là bài toán đúng.
+ HS thử lại.
- Vậy muốn tìm số chia ta làm thế nào?
- Ta lấy SBC chia cho thương.
- 1 số HS nêu lại.
HĐ2: HD học sinh luyện tập 
- YC HS làm bài tập 1, 2, 3.
- HS nêu yêu càu và làm bài tập.
+ HD HS yếu kết hợp chấm điểm, gọi HS lên bảng.
- HD chữa bài:
Bài 1: 
+ Làm thế nào để tính nhẩm được kết quả của bài tập?
+ Dựa vào các bảng chia đã học.
Bài 2:
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Tìm x.
+ Muốn tìm số chia ta làm thế nào?
+ Ta lấy SBC chia cho thương.
Bài 3:
+ Gọi 1 HS nêu lại cách làm.
+ 1 HS nêu lại.
+ Trong phép chia hết muốn tìm thương lớn nhất của 1 số ta làm thế nào?
+ Lấy số đó chia cho 1.
+ Trong phép chia hết muốn tìm thương bé nhất của 1 số ta làm thế nào?
+ Lấy số đó chia cho chính số đó.
HĐ4: HD hoàn thiện bài. 
- Nhận xét giờ học.
- 1 HS nêu lại cách tìm SC.
- Dặn HS làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
*****************************
Tập viết: 
tuần 8
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố cách viết chữ hoa G thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết tên riêng và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
 II. Chuẩn bị:
- Mẫu chữ viết hoa G và từ Gò Công. 
- Tên riêng và câu ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Gv
HĐ của Hs
1. Bài cũ 
- Kiểm tra bài viết r nhà của HS 
- HS để bài lên bàn.
- Yêu cầu HS nhắc lại từ, câu ứng dụng viết tuần trước. 
- 2 HS nêu lại.
2. Bài mới: GTB 
HĐ1: Hướng dẫn HS viết trên bảng con 
* Luyện viết chữ hoa:
- Cho HS quan sát mẫu chữ G, C, K
- HS quan sát.
+ Nêu các chữ hoa có trong bài? 
+ Chữ hoa có trong bài: G, K, C.
- GV viết mẫu từng chữ và nêu quy trình viết. 
+ HS nêu các nét của chữ, đơn vị chữ, quy trình viết.
- Cho HS viết bảng con. 
- 2 HS viết bảng, Cả lớp viết bảng con G, K, C.
- Sửa lỗi cho HS.
* Luyện viết từ ứng dụng:
 - GV gắn từ ƯD lên bảng.
- HS đọc từ ứng dụng: Gò Công.
+ Giới thiệu: Gò Công là tên một thị xã thuộc tỉnh Kiên Giang.
+ HS lắng nghe.
- HD HS viết:
+ Từ ứng dụng có mấy chữ?
+ 2 chữ: Gò- Công.
+ Vì sao phải viết hoa?
+ Các chữ cách nhau bằng bao nhiêu?
+ Tên riêng.
+ Cách nhau bằng một chữ o.
- Y/C HS viết bảng con.
- 1 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con từ: Gò Công.
+ Sửa lỗi cho HS.
*HD viết câu ứng dụng:
- Đọc câu ƯD:
- HS đọc câu ƯD.
+ Giới thiệu câu ứng dụng: 
Câu tục ngữ khuyên anh em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
- Hướng dẫn viết câu ƯD:
+ Độ cao các con chữ như thế nào?
+ Các con chữ: K, H, G cao 2,5 đv, còn lại cao một đvị.
+ Khi viết các con chữ trong từng chữ phải viết như thế nào?
+ Viết liền mạch.
- Cho HS viết bảng con.
- Một HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con từ: Khôn, Gà.
- Sửa lỗi cho HS.
HĐ2: Hướng dẫn viết bài vào vở 
- Nêu yêu cầu HS, HD cách trình bày.
- HS viết bài vào vở.
+ Quan sát hướng dẫn HS viết đúng đẹp.
- Chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện viết bài ở nhà.
*********************************
Tự nhiên xã hội:
 vệ sinh thần kinh (tiết 2) 
I. mục tiêu: Giúp HS sau bài học có khả năng:
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
- Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian, ăn ngủ, hoặc học tập vui chơimột cách hợp lí.
I. Chuẩn bị: Các hình SGK trang 34, 35 
III. Các HĐ DH chủ yếu:
HĐ của Gv.
HĐ của Hs.
1. Kiểm tra: 
-Em hãy nêu một số nên làm để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh?
- 2HS trả lời.
- GV nhận xét - ghi điểm.
- HS khác nhận xét.
2. Bài mới: Giớ thiệu bài
HĐ1; Vai trò củ giấc ngủ đối với sức khoẻ 
- Y/C HS quan sát hình SGK và thảo luận theo cặp theo câu hỏi gợi ý:
- HS thảo luận theo cặp.
+ Tranh vẽ gì?
+ Theo bạn khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ?
+ Bạn đang ngủ.
+ Cơ quan thần kinh, đặc biệt là não. 
+ Có khi nào bạn ngủ ít không? Cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó?
+ Có. Mệt mỏi.
+ Ngủ nhiều ngủ sâu ta cảm thấy tn?
+ Để có được giấc ngủ tốt ta phải đảm bảo những điều kiện gì?
+ Thoải mái, khoẻ khoắn.
+ Phòng ngủ thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông, không ồn ào...
+ Mỗi ngày cần ngủ mấy tiếng? Cần đi ngủ và thức dậy khi nào?
+ Ngủ 7 – 8 tiếng. Đi ngủ từ 10 giờ, thức dậy 6 giờ sáng.
- Cho HS chơi trò chơi: “Phóng viên”
- HS chơi trò chơi.
- Nhận xét và liên hệ:
+ Hằng ngày bạn thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ?
+ Thức vào ...giờ, ngủ lúc ...giờ.
+ Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày?
- Đi học....
HĐ2: Thực hành lập thời gian biểu
- Cho HS lập TGB cá nhân: 
- HS điền vào mẫu vở bài tập.
- Y/C HS làm việc theo cặp. 
- HS trao đổi với nhau về thời gian biểu của mình, gợi ý cho nhau để hoàn thiện.
+ Gọi 1 số HS đọc TGB của mình.
+ Một số HS đọc thời gian biểu của mình trước lớp.
- Nhận xét – chốt:
+Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?
+ Để chúng ta làm việc có kế hoạch và khoa học.
+ Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì? 
+ Bảo vệ được hệ thần kinh, nâng cao chất lượng công việc.
- KL: Nêu ích lợi của việc thực hiện theo TGB.
- Một vài HS đọc mục bạn cần biết.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS chuận bị bài sau. 
************************************
Chính tả
 Tuần 8 –tiết 2
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Rèn kỹ năng viết chính tả:
- Nhớ và viết lại chính xác khổ thơ 1 và 2 của bài: Tiếng ru.
- Trình bày đúng hình thức của bài thơ viết theo thể thơ lục bát. 
2. Làm đúng bài tập tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/gi/d. (hoặc uôn/uông) theo nghĩa đã cho.
- Viết bài cẩn thận, sạch, đẹp.
II. Các hoạt động Dạy học chủ yếu:
HĐ củaGv.
HĐ của Hs.
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc cho HS viết các từ: giặt giũ, nhàn rỗi, da dẻ, rét run.
 - 2 HS viết bảng, cả lớp viết vở. nháp.
- Nhận xét – ghi điểm.
2. Bài mới: Gíơ thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ - viết 
a. HD HS chuẩn bị: 
- Đọc lần 1 khổ thơ 1, 2
- HS chú ý theo dõi và đọc lại bài thơ.
- HD HS tìm hiểu nội dung bài :
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì? 
+ Thơ lục bát. 1dòng 6 chữ, 1 dòng 8 chữ.
+ Cách trình bày khổ thơ có gì cần lưu ý? 
- Viết dòng 6 chữ cách lề 2 ô. Dòng 8 chữ viết cách lề 1 ô.
+ Dòng thơ nào có dấu chấm phẩy?
+ Dòng thứ hai.
+ Dòng thơ nào có dấu gạch nối?
+ Dòng thứ 7.
+ Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi?
+ Dòng thứ 7.
+ Dòng thơ nào có dấu chấm than?
+ Dòng thứ 8.
- HD HS viết từ khó: đồng chí, yêu nước, chăng.
- HS viết vào vở nháp.
- Giúp HS viết đúng chính tả.
- HS nhớ và tự viết bài vào vở.
+ Nhắc nhở HS tư thế ngồi. 
Theo dõi uốn nắn HS.
- Đọc lần 2.
- HS soát bài – chữa lỗi.
+ HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
c. Chấm chữa bài. Thu 10 bài chấm. 
- Nhận xét chữa lỗi HS mắc nhiều. 
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
- Y/C HS làm bài 2.
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập, cả lớp làm bài vào vở.
- HD chữa bài:
+ Gọi HS lên bảng làm.
- 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ HS khác nhận xét.
a. Rán, dễ, giao thừa.
b. Cuồn cuộn, chuồng, luống.
- Chấm chữa bài cho HS.
3. Củng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà làm bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau. 
**********************************************************************
 Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2007
Toán:
 luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép tính. Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Biết xem đồng hồ. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ của Gv.
HĐ củaHs.
HĐ1: Củng cố cách tìm số chia: 
- Y/C HS tính: 20 : x = 5 
- 1 HS lên bảng tính.
- Muốn tìm số chia ta làm tn?
- 1 HS trả lời.
- Nhận xét – ghi điểm.
- HS khác nhận xét.
HĐ2: HD luyện tập: 
- Y/C HS làm bài 1, 2, 3, 4.
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập. 
+ T chấm điểm, kết hợp gọi HS lên bảng.
+ 3 HS lên bảng chữa bài. 
+ HS khác nhận xét.
- HD chữa bài:
Bài 1: Gọi HS nêu đề bài.
- 1 HS nêu yêu cầu.
+ Nêu tên các TP trong phép tính và cách tìm các TP chưa biết.
+ 2 HS nêu.
Bài 2: + Nêu cách thực hiện phép nhân?
+ 2 HS nêu.
+ Em có nhận xét gì về thương của các phép nhân này?
+ Là số có hai chữ số.
Bài 3: Gọi HS đọc lại đề bài.
+ 1 HS đọc đề bài.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
+ Tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số.
+ Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm tn?
+ Ta lấy số đó chia cho số phần.
+ Số dầu còn lại trong thùng băng 1/3 số dầu đã có. Có nghĩa số dầu đã có giảm đi mấy lần?
+ Giảm đi 3 lần.
Bài 4: Bài tập Y/C điều gì?
+ Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
+ Vì sao em lại khoanh như vậy?
+ HS tự nêu.
HĐ3: HD hoàn thiện bài: 
- Tổng kết bài - Nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
********************************
Tập làm văn
Tuần 8
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn kỹ năng nói: HS kể về một người hàng xóm mà em yêu quý một cách tự nhiên, chân thật.
- Rèn kỹ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu) diễn đạt rõ ràng.
II. Chuẩn bị: Vở bài tập
III. Các hoạt động Dh chủ yếu:
HĐ của Gv
HĐ của Hs
1. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS kể chuyện: “Không nỡ nhìn”.
- 2 HS kể.
- Chuyện buồn cười ở chỗ nào?
- 1 HS trả lời.
- Nhận xét- ghi điểm.
2. Bài mới: Giớ thiệu bài
HĐ 1: kể về người hàng xóm: 
- Gọi HS nêu đề bài
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Treo bảng phụ: HD HS dựa vào 4 câu hỏi gợi ý để kể.
+ 2 HS đọc gợi ý kể chuyện. 
+ HS trả lời các câu hỏi trên.
 + Cho HS suy nghĩ và kể.
+ HS tự kể cho nhau nghe.
Lưu ý có thể kể thêm về tính tình, hình dáng điều gì mà em thích.
+ 1 HS khá, giỏi kể mẫu.
+ 4 HS của 4 nhóm thi kể.
- Nhận xét- tuyên dương học sinh kể tốt.
- HS khác nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết đoạn văn ngắn: 
- Nêu yêu cầu bài tập. Lưu ý HS viết giản dị, chân thật những điều vừa kể.
- 2 HS nêu Y/C của đề.
+ HS viết bài vào vở.
+ Gọi HS đọc bài.
+ 4 HS đọc bài làm của mình.
- Gv nhận xét bài viết của HS. Tuyên dương HS viết tốt nhất. 
- Chấm chữa bài cho HS – nhận xét.
+ HS khác nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
- Y/C HS bổ sung, viết lại để bài bài viết hay hơn.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 8 CKT da sua.doc