Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 10 - Thứ 4

Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 10 - Thứ 4

I/ Mục tiêu :

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : kính yêu, thả diều, kể chuyện, ngày nghỉ, .,

- Bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc, thích hợp với từng kiểu câu ( câu kể, câu hỏi, câu cảm ).

- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi.

- Bước đầu có hiểu biết về thư và cách viết thư.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa bài : tình cảm gắn bó với quê hương, quý mến bà của người cháu.

II/ Chuẩn bị :GV : 1 phong bì thư và bức thư của học sinh trong trường gửi người thân.

HS : SGK.

 

doc 6 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1310Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 10 - Thứ 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10	 Thứ Tư, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Mĩ thuật
( Giáo viên chuyên dạy )
Tuần : 10	Thứ tư
Tiết : 	 Lớp 3
Tập đọc
I/ Mục tiêu :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : kính yêu, thả diều, kể chuyện, ngày nghỉ, ..., 
Bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc, thích hợp với từng kiểu câu ( câu kể, câu hỏi, câu cảm ). 
Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi.
Bước đầu có hiểu biết về thư và cách viết thư.
Hiểu nội dung và ý nghĩa bài : tình cảm gắn bó với quê hương, quý mến bà của người cháu..
II/ Chuẩn bị :GV : 1 phong bì thư và bức thư của học sinh trong trường gửi người thân.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Giọng quê hương ( 4’ )
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. 
Nắm được nghĩa của các từ mới.
GV đọc mẫu toàn bài
GV đọc mẫu với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV cho HS đọc nối tiếp câu 
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng phần : bức thư chia thành 3 phần.
Phần 1 : Mở đầu thư : Hải Phòng  cháu nhớ bà lắm
Phần 2 : Nội dung chính : Dạo này  dưới ánh trăng
Phần 3 : Kết thúc : còn lại
Giáo viên cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.
Giáo viên gọi từng tổ, nhóm đọc.
Cho cả lớp đọc lại đoạn 1, 2, 3
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của bức thư. 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Đức viết thư cho ai ? 
+ Dòng đầu bức thư, bạn ghi thế nào?
Giáo viên : đó chính là quy ước khi viết thư, mở đầu thư người viết bao giờ cũng viết địa điểm và ngày gửi thư.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Đức hỏi thăm bà điều gì ? 
Giáo viên : sức khoẻ là điều cần quan tâm nhất đối với người già, Đức hỏi thăm đến sức khoẻ của bà một cách rất ân cần, chu đáo, điều đó cho thấy bạn rất quan tâm và yêu quý bà.
Khi viết thư cho bạn bè, người thân, chúng ta cần chú ý đến việc hỏi thăm sức khoẻ, tình hình học tập, công tác của họ.
+ Đức kể với bà những gì ?
Khi viết thư cho bạn bè, người thân sau khi hỏi thăm tình hình của họ, chúng ta cần thông báo tình hình của gia đình và bản thân mình cho người đó biết.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
+ Đoạn cuối bức thư cho thấy tình cảm của Đức đối với bà như thế nào ? 
Giáo viên giới thiệu cho cả lớp xem một bức thư của 1 học sinh gửi cho người thân
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 8’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc, thích hợp với từng kiểu câu ( câu kể, câu hỏi, câu cảm )
GV chọn đọc mẫu và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn. GV uốn nắn cách đọc cho học sinh. 
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hát
Học sinh đọc bài
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1– 2 lượt bài.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài 
Cá nhân 
Mỗi tổ đọc tiếp nối
Đồng thanh
Phương pháp : diễn giải, đàm thoại
Học sinh đọc thầm.
Đức viết thư cho bà của Đức ở quê.
Dòng đầu bức thư, bạn ghi rõ nơi và ngày gửi thư : Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003
Đức hỏi thăm sức khoẻ của bà : Bà có khỏe không ạ ?
Đức kể với bà tình hình gia đình và bản thân : được lên lớp 3, được tám điểm 10, được đi chơi với bố mẹ vào những ngày nghỉ, kỉ niệm năm ngoái về quê : được đi thả diều trên đê cùng anh Tuấn, được nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng
Đức rất kính trọng và yêu quý bà : hứa với bà sẽ học giỏi, chăm ngoan để bà vui, chúc bà mạnh khoẻ, sống lâu, mong chóng đến hè để được về quê thăm bà.
Học sinh xem và nhận xét cách viết của học sinh đó
Phương pháp : Thực hành, thi đua 
Học sinh lắng nghe 
HS đọc bài theo sự hướng dẫn của GV 
Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức 
Lớp nhận xét.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Về nhà tiếp tục luyện đọc bức thư.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Đất quý. Đất yêu.
Tuần : 10	Thứ tư
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh củng cố về : 
Nhân chia trong phạm vi bảng tính đã học.
Quan hệ của một số đơn vị đo độ dài thông dụng
Giải toán dạng “ Gấp một số lên nhiều lần” và “ Tìm một phần mấy của một số”
Kĩ năng: học sinh thực hiện giải các bài tập Nhân chia, Quan hệ của một số đơn vị đo độ dài, Giải toán dạng “ Gấp một số lên nhiều lần” và “ Tìm một phần mấy của một số” nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Thực hành đo độ dài ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Luyện tập chung ( 1’ )
Luyện tập : ( 33’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh củng cố về nhân chia trong phạm vi bảng tính đã học, quan hệ của một số đơn vị đo độ dài thông dụng, giải toán dạng “ Gấp một số lên nhiều lần” và “ Tìm một phần mấy của một số”
Bài 1 : tính nhẩm
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét 
Bài 2 : đặt tính rồi tính 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính của phép nhân và phép chia.
Giáo viên cho lớp nhận xét 
Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên viết bài mẫu : 6m 5dm =  dm
Giáo viên : muốn đổi 6m 5dm thành dm ta thực hiện như sau :
+ 6m bằng bao nhiêu dm ?
Giáo viên : vậy 6m 5dm = 60dm + 5 dm = 65 dm
Giáo viên chốt : vậy khi muốn đổi số đo có hai đơn vị thành số đo có một đơn vị nào đó ta đổi từng thành phần của số đo có hai đơn vị ra đơn vị cần đổi, sau đó cộng các thành phần đã được đổi với nhau.
Cho HS làm bài và sửa bài
GV Nhận xét 
Bài 4 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 5 : vẽ đoạn thẳng MN có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng AB.
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Hát
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
HS đọc 
HS làm bài
Cá nhân 
Lớp nhận xét 
HS đọc 
HS làm bài
Cá nhân 
Học sinh nhắc lại
Lớp nhận xét
HS đọc 
6m bằng 60 dm 
HS làm bài
Học sinh đọc
Một quầy hàng buổi sáng bán được 12 kg đường, buổi chiều bán được số đường gấp 4 lần buổi sáng.
Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki – lô – gam đường ?
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
Học sinh đọc
HS làm bài
Cá nhân 
Lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Chuẩn bị : Kiểm tra.
Làm tiếp các bài còn lại
GV nhận xét tiết học.
Tuần : 10	Thứ tư
Tiết : 	 Lớp 3
Luyện từ và câu
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: Tiếp tục làm quen với phép so sánh ( so sánh âm thanh với âm thanh )
Tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn.
Kĩ năng : sử dụng dấu chấm trong một đoạn câu đúng, chính xác .
Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết sẵn bài tập 2, ô chữ ở BT1 .
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Ôn tập giữa học kì 1 
Giáo viên cho học sinh làm lại bài tập 1, 2
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Nhận xét bài cũ 
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên : trong giờ luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về các hình ảnh so sánh trong văn học. Sau đó, sẽ luyện tập về sử dụng dấu chấm trong một đoạn văn
Ghi bảng.
Hoạt động 1: so sánh 
Mục tiêu : giúp học sinh tiếp tục làm quen với phép so sánh ( so sánh âm thanh với âm thanh ) ( 17’ )
Bài tập 1
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu 
Giáo viên hỏi : 
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?
+ Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?
Giáo viên treo tranh minh họa rừng cọ ( nếu có) và giảng : Lá cọ to, xòe rộng, khi mưa rơi vào rừng cọ, đập vào lá cọ tạo nên âm thanh rất to và vàng
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Bài tập 2
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu 
Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài, gọi 3 HS lên bảng gạch chân dưới các âm thanh được so sánh với nhau : gạch 1 gạch dưới âm thanh 1, gạch 2 gạch dưới âm thanh 2
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS
Gọi học sinh đọc bài làm : 
Tiếng suối như tiếng đàn cầm
Tiếng suối như tiếng hát
Tiếng chim như tiếng xóc những rổ tiền đồng
Cho lớp nhận xét đúng / sai, kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài tập 3: 
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu 
Hướng dẫn : Mỗi câu phải diễn đạt ý trọn vẹn, muốn điền dấu chấm đúng chỗ, các con cần đọc đoạn văn nhiều lần và chú ý những chỗ ngắt giọng tự nhiên vì đó là vị trí của các dấu câu. Trước khi đặt dấu chấm phải đọc lại câu văn một lần nữa xem đã diễn đạt ý đầy đủ hay chưa
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi học sinh đọc bài làm của bạn : 
Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm
Hát
Học sinh sửa bài
Phương pháp : thi đua, động não 
Đọc đoạn thơ sau và viết tiếp câu trả lời ở dưới : 
Suy nghĩ và trả lời theo tinh thần xung phong: Tiếng mưa trong rừng cọ như tiếng thác, như tiếng gió
Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất mạnh và rất vang
Nghe giảng, sau đó làm bài 1 vào vở bài tập
Ghi vào chỗ trống trong bảng các từ ngữ chỉ những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây : 
3 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập
Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của GV nếu sai 
Học sinh thi đua sửa bài 
Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả 
Học sinh làm bài 
Bạn nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ : Quê hương. Ôn mẫu câu: Ai làm gì? 

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 4 tuan 10.doc