Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 10 - Thứ 5

Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 10 - Thứ 5

 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh

- Ôn 4 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu học sinh thực hiện được động tác cơ bản đúng

- Chơi trò chơi:Chạy tiếp sức.Yêu cầu HS biết cách chơi và chơi tương đối chủ động .

II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm : Sân trường; 1 còi .

 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc 6 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1145Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 10 - Thứ 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10	Thứ Năm, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Thể dục
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Ôn 4 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu học sinh thực hiện được động tác cơ bản đúng
- Chơi trò chơi:Chạy tiếp sức.Yêu cầu HS biết cách chơi và chơi tương đối chủ động .
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
Địa điểm : Sân trường; 1 còi . 
 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
Thành vòng tròn,đi thường..bước Thôi
Trò chơi:Đứng ngồi theo lệnh
Kiểm tra bài cũ: 4 hs
Nhận xét
 II/ CƠ BẢN:
 a.Ôn 4 động tác TD:Vươn thở,tay,chân,lườn.
Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp
 Nhận xét
Lần 1:Giáo viên hướng dẫn HS luyện tập
 Nhận xét
Lần 2-3:Các tổ tổ chức luyện tập
 Nhận xét
d.Trò chơi:Chạy tiếp sức
GV hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
Đi thường..bước
Đứng lạiđứng
HS vừa đi vừa hát
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
- Về nhà tập luyện 4 động tác thể dục đã học
5phút
 25phút
15 phút
 3-5 lần
 10phút
 5 phút 
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình tập luyện
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 X 
Tuần : 10	Thứ Năm
Tiết : 	Lớp 3
Tuần : 10	Thứ Năm
Tiết : 	Lớp 3
Tập viết
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa G ( Gi )
Viết tên riêng : Ông Gióng bằng chữ cỡ nhỏ.
Viết câu ứng dụng : Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương bằng chữ cỡ nhỏ.
Kĩ năng : 
Viết đúng chữ viết hoa G, viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.
Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV: chữ mẫu G, Ô, T, tên riêng : Ông Gióng và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV KT bài viết ở nhà của HS và chấm điểm một số bài.
Gọi HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã viết ở bài trước.
Cho học sinh viết vào bảng con : Gò Công, G
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh viết chữ viết hoa G, viết tên riêng, câu ứng dụng
Luyện viết chữ hoa
GV cho HS quan sát tên riêng và câu ứng dụng.
Giáo viên hỏi:
+ Nêu các chữ hoa ?
GV gắn chữ G trên bảng cho HS QS và nhận xét.
+ Chữ G được viết mấy nét ?
+ Chữ G hoa gồm những nét nào?
GV chỉ vào chữ Gi hoa và nói : chữ G được viết liền với i thành chữ Gi như sau : từ điểm đặt bút giữa dòng li thứ 3 viết nét cong trên độ rộng một đơn vị chữ, tiếp đó viết nét cong trái nối liền lên đến đường li thứ 2, rê bút viết nét khuyết dưới. Điểm dừng bút nằm giữa dòng li thứ 1. từ G nối sang I tạo thành chữ Gi
Giáo viên viết chữ Ô, T hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát
Giáo viên lần lượt viết từng chữ hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, kết hợp lưu ý về cách viết. Giáo viên cho HS viết vào bảng con từng chữ hoa :
Chữ Gi hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ Ô, T hoa cỡ nhỏ : 2 lần 
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng : Ông Gióng
Giáo viên giới thiệu : theo một truyện cổ, Ông Gióng quê ở làng Gióng là người sống vào thời vua Hùng, đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn tên riêng cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Những chữ nào viết hai li rưỡi ?
+ Chữ nào viết một li ?
+ Chữ nào viết 4 li ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ. 
Giáo viên cho HS viết vào bảng con
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV cho học sinh đọc câu ứng dụng : 
Gió đưa cành trúc la đà 
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Giáo viên : câu ca dao tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta 
Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn câu tục ngữ cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con. 
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2 : HD HS viết vào vở Tập viết ( 16’ )
Mục tiêu : học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa G, viết tên riêng, câu ứng dụng đúng, đẹp
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ Gi : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ Ô, T : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Ông Gióng : 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu tục ngữ : 2 lần
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Hát
Học sinh nhắc lại 
Học sinh viết bảng con
Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải 
Các chữ hoa là : G, Ô, T, V, X
HS quan sát và nhận xét.
3 nét.
Nét cong trên và nét cong trái nối liền nhau và nét khuyết dưới.
Cá nhân
Học sinh quan sát và nhận xét.
Ô, g
o, n
G
Cá nhân 
Học sinh theo dõi
Học sinh viết bảng con
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
Câu ca dao có chữ được viết hoa là G, T, V, X 
Học sinh viết bảng con
Phương pháp : Luyện tập, thực hành 
Học sinh nhắc
HS viết vở
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
Khuyến khích học sinh Học thuộc lòng câu tục ngữ.
Chuẩn bị : bài : ôn chữ hoa G ( tiếp theo ). 
Tuần : 10	Thứ Năm
Tiết : 	Lớp 3
Tự nhiên xã hội 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS có khả năng : 
Giải thích thế nào là họ nội, họ ngoại.
Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình 
Kĩ năng : HS biết xưng hô đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt họ nội hay họ ngoại .
Ứng xử đúng với những người họ hàng của mình, không phân biệt họ nội hay họ ngoại.
Thái độ : Học sinh có tình cảm yêu quý, quan tâm giúp đỡ những người họ hàng thân thích, không phân biệt bên nội cũng như bên ngoại.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : Tranh vẽ trong SGK, giấy bút và một tờ giấy khổ lớn
Học sinh : SGK, ảnh họ hàng nội ngoại.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ : ( 4’ ) Các thế hệ trong một gia đìønh 
Giáo viên gọi học sinh lên nói về gia đình của mình
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : ( 1’)
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK ( 18’ )
Mục tiêu : giải thích được những người thuộc họ nội là những ai, những người thuộc họ ngoại là những ai.
Cách tiến hành :
Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình 1 trang 40 ở SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi :
+ Hương cho các bạn xem ảnh của những ai ?
+ Quang cho các bạn xem ảnh của những ai ?
+ Ông bà ngoại của Hương đã sinh ra ai trong ảnh ?
+ Ông bà nộïi của Quang đã sinh ra ai trong ảnh ?
Yêu cầu các nhóm trình bày
Giáo viên hỏi tiếp học sinh :
+ Những người thuộc họ nội gồm những ai ?
+ Những người thuộc họ ngoại gồm những ai ?
GV kết luận:
Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội .
Ông bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại.
Hoạt động 2: kể về họ nội và họ ngoại (15’ )
Mục tiêu : Học sinh biết giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình
Cách tiến hành :
Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm nói về họ nội và họ ngoại của mình bằng cách dán ảnh họ hàng của mình lên tờ giấy to rồi giới thiệu với các bạn. 
Giáo viên cho các nhóm trình bày kết quả họp nhóm.
Giáo viên giúp học sinh hiểu : mỗi người, ngoài bố, mẹ và anh, chị, em ruột của mình, còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội, họ ngoại.
Hoạt động 3 : đóng vai (15’ )
Mục tiêu : Học sinh biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình
Cách tiến hành :
Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai một trong các tình huống sau : 
+ Em hoặc anh của bố đến chơi nhà khi bố mẹ đi vắng.
+ Em hoặc anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng
+ Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ đến thăm.
Yêu cầu các nhóm lần lượt thể hiện phần đóng vai của nhóm mình.
Kết luận : ông bà nội, ông bà ngoại và các cô, dì, chú, bác cùng với các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình. 
Hát
Học sinh kể
Phương pháp : thảo luận, giảng giải 
HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi. HS tiến hành thảo luận nhóm và ghi lại kết quả ra giấy.
Hương cho các bạn xem ảnh của ông bà ngoại, mẹ và bác ruột Hương.
Quang cho các bạn xem ảnh của ông bà nộïi, bố và cô ruột Quang.
Ông bà ngoại của Hương đã sinh ra mẹ Hương và bác ruột Hương.
Ông bà nộïi của Quang đã sinh ra bố Quang và cô ruột Quang
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Những người thuộc họ nội gồm : ông bà nộïi, bố, cô, chú, 
Những người thuộc họ ngoại gồm : ông bà ngoại, mẹ, dì, cậu, 
Phương pháp : giảng giải, thảo luận.
HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng hướng dẫn các bạn dán ảnh họ hàng của mình lên tờ giấy to rồi giới thiệu với các bạn trong lớp.
Cả nhóm nói với nhau về cách xưng hô của mình đối với anh, chị, em của bố và của mẹ cùng với các con của họ theo phong tục của địa phương.
Từng nhóm treo tranh của mình lên bảng. Một vài học sinh trong nhóm lên giới thiệu với cả lớp về những người họ hàng của mình và nói rõ cách xưng hô.
Phương pháp : giảng giải, thảo luận, đóng vai.
HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận và đóng vai tình huống
Các nhóm lần lượt thể hiện phần đóng vai của nhóm mình
Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Thực hiện tốt điều vừa học. GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 17 : Thực hành : Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 5 tuan 10.doc